- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8048-12:2009 (ISO 3350:1975)về Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 12: Xác định độ cứng tĩnh
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4739:1989 về gỗ xẻ - khuyết tật - thuật ngữ và định nghĩa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1758:1986 về gỗ xẻ - phân hạng chất lượng theo khuyết tật
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1284:1986 về gỗ xẻ - bảng tính thể tích
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1553:1974 về gỗ - phương pháp xác định lực bám của đinh và đinh vít
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1075:1971 về gỗ xẻ - kích thước cơ bản
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1076:1971 về gỗ xẻ - tên gọi và định nghĩa
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 1464:1986
GỖ XẺ - PHƯƠNG PHÁP PHÒNG MỤC BỀ MẶT
Sawn wood - Method for Preserving ro rot on surface
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1464-74 quy định phương pháp bảo quản tạm thời bằng hóa chất để phòng mục và biến màu cho gỗ xẻ từ nhóm 4 đến nhóm 8 (bảng phân nhóm gỗ theo giá trị thương phẩm).
1. Qui định chung
1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp bảo quản tạm thời bằng thuốc LN2, khi cần có thể sử dụng các loại thuốc khác theo quy định của Bộ Lâm nghiệp. Các loại thuốc dùng để bảo quản không được ảnh hưởng đến màu sắc tự nhiên của gỗ.
1.2. Không tiến hành bảo quản đối với gỗ đã mục hoặc biến màu cũng như các loại gỗ cần được bảo quản bằng các phương pháp khác.
1.3. Gỗ sau khi xẻ phải được làm sạch mặt tấm gỗ hoặc cắt xén (nếu cần) và tiến hành bảo quản chậm nhất không quá sau hai ngày.
1.4. Khi tiến hành bảo quản, phải tuân theo các yêu cầu về bảo hộ lao động trong QPVN 16 - 79.
2. Tiến hành bảo quản
2.1. Dụng cụ và thuốc bảo quản
- Bể ngâm có kích thước phù hợp;
- Phương tiện nâng, hạ gỗ;
- Tỷ trọng kế chia vạch tới 0,5%;
- Thuốc bảo quản gỗ LN2 theo TCVN 3722-82;
- Nước sạch, không mặn, không bị nhiễm bẩn hóa chất
2.2. Tiến hành tẩm thuốc
2.2.1. Thuốc LN2 được pha bằng nước sạch ở nồng độ 5%, khi pha cần tính toán khối lượng dung dịch thuốc sao cho đủ ngập hoàn toàn lượng gỗ được tẩm.
2.2.2. Thời gian tẩm là một phút tính từ khi tất cả lượng gỗ ngập hoàn toàn.
2.2.3. Sau mỗi mẻ tẩm, phải kiểm tra nồng độ thuốc tăng tỉ trọng kế, nếu thấy nồng độ thuốc giảm quá 0,5% so với quy định, cần pha thêm thuốc. Trong trường hợp lượng ta nanh của gỗ hòa tan trong dung dịch thuốc cao gây ảnh hưởng đến màu sắc tự nhiên của gỗ, cần phải thay toàn bộ dung dịch thuốc thử.
2.2.4. Gỗ tẩm xong, chậm nhất sau hai ngày phải được hong khô (tránh mưa nắng).
3. Phương pháp kiểm tra
3.1. Kiểm tra sự có mặt của các tinh thể thuốc LN2 trên bề mặt gỗ được bảo quản.
3.2. Chuẩn bị thuốc LN2 và tiến hành kiểm tra theo TCVN 3722 - 82.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8048-12:2009 (ISO 3350:1975)về Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 12: Xác định độ cứng tĩnh
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4739:1989 về gỗ xẻ - khuyết tật - thuật ngữ và định nghĩa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1758:1986 về gỗ xẻ - phân hạng chất lượng theo khuyết tật
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1284:1986 về gỗ xẻ - bảng tính thể tích
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1553:1974 về gỗ - phương pháp xác định lực bám của đinh và đinh vít
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1075:1971 về gỗ xẻ - kích thước cơ bản
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1076:1971 về gỗ xẻ - tên gọi và định nghĩa