- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2614:2008 (ISO 7103 : 1982) về Amoniac khan hoá lỏng sử dụng trong công nghiệp - Lấy mẫu - Lấy mẫu phòng thí nghiệm
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2617:2008 (ISO 7106:1985) về Amoniac khan hóa lỏng sử dụng trong công nghiệp - Xác định hàm lượng dầu - Phương pháp khối lượng và quang phổ hồng ngoại
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8005:2008 (ISO 7105 : 1985) về Amoniac khan hoá lỏng sử dụng trong công nghiệp - Xác định hàm lượng nước - Phương pháp Kark Fischer
- 4 Tiêu chuẩn ngành 64TCN 105:1997 về chất lượng không khí phương pháp Indophenol xác định hàm lượng Amoniac
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2615:1993 về amoniac lỏng tổng hợp - phương pháp xác định hàm lượng amoniac
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4563:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng amoniac
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 2613:1993
AMONIAC LỎNG TỔNG HỢP
YÊU CẦU KỸ THUẬT
Liquid synthetic ammonia
Technical requirement.
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật của amoniac lỏng tổng hợp, được điều chế từ khí hidro (H2) và khí nitơ ( N2) , dùng để sản xuất các loại phân đạm ure, amoni nitrat, amoni sunfat, các loại hoá chất cơ bản có nitơ và trong công nghiệp đông lạnh.
1. YÊU CẦU KỸ THUẬT.
Amoniac lỏng tổng hợp phải phù hợp với ccs yêu cầu qui định trong bảng sau:
Tên chỉ tiêu | Mức |
1. Hàm lượng amoniac lỏng, tính bằng % không được nhỏ hơn 2. Hàm lượng nước, tính bằng %, không được lớn hơn 3. Hàm lượng dầu, tính bằng mg/l, không được lớn hơn 4. Hàm lượng sắt, tính bằng mg/l, không được lớn hơn | 99,9 0,1 8,0 2,0 |
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1 Lấy mẫu theo TCVN 2614-1993
2.2 Xác định hàm lượng amoniac theo TCVN 2616-1993
2.3 Xác định hàm lượng nước theo TCVN 2616-1993
2.4 Xác định hàm lượng dầu theo TCVN 2617-1993
2.5 Xác định hàm lượng sắt theo TCVN 2618-1993
3. BAO GÓI, GHI NHÃN, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN
3.1 Amoniac lỏng được chứa trong các bình thép chịu áp lực có nắp chụp, có thể tích chứa tối đa là 140 lit.
3.2 Các bình chứa amoniac phải sơn màu vàng, mỗi bình phải có nhãn in màu đen, trên nhãn có ghi:
Tên nhà máy sản xuất
Tên sản phẩm
3.3. Khi vận chuyển và bảo quản amoniac lỏng, phải tuân theo các qui định an toàn về vật liệu nổ theo TCVN 4586-88 và bình chịu áp lực theo QPVN 2-1975.
3.4 Mỗi bình xuất xưởng đều phải có giấy chứng nhận chất lượng ghi rõ
Tên bộ chủ quản
Tên cơ sở sản xuất
Tên sản phẩm
Các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn này
Số liệu tiêu chuẩn
QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN
1. Amoniac trong điều kiện nhiệt độ bình thường ( 15 -20 0C) và áp xuất khí quyển ( 760 mm Hg) ở thể khí. Khí amoniac, nhiệt độ tự bốc cháy là 6500C, năng lượng cháy tối thiểu là 680 MJ. Khi bị bôc cháy cần dùng các thiết bị dập tắt như nước, bột và khí trơ
2. Không được dùng bình chứa oxy( O2) hoặc clo ( Cl2) để chứac amoniac lỏng hoặc dùng bình chứa amoniac lỏng để chứa các loại khí khác. Hỗn hợp khí amoniac và không khí dễ gây nổ với nồng độ từ 16 đến 25 % theo thể tích.
3. Amoniac là chất độc tác dụng lên cơ thể người sẽ gây ngạt thở hỏng màng nhầy mắt, gây đọng nước ở phổi và gây bỏng khi tác dụng lên da Khi làm việc với khí amoniac phải tuân thủ các qui chế phòng ngừa, sử dụng các phương tiện bảo vệ các nhân, mặt nạ phòng độc, áo quần bảo hộ hoặc tạp dề, găng tay và bằng ủng cao su.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2614:2008 (ISO 7103 : 1982) về Amoniac khan hoá lỏng sử dụng trong công nghiệp - Lấy mẫu - Lấy mẫu phòng thí nghiệm
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2617:2008 (ISO 7106:1985) về Amoniac khan hóa lỏng sử dụng trong công nghiệp - Xác định hàm lượng dầu - Phương pháp khối lượng và quang phổ hồng ngoại
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8005:2008 (ISO 7105 : 1985) về Amoniac khan hoá lỏng sử dụng trong công nghiệp - Xác định hàm lượng nước - Phương pháp Kark Fischer
- 4 Tiêu chuẩn ngành 64TCN 105:1997 về chất lượng không khí phương pháp Indophenol xác định hàm lượng Amoniac
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2615:1993 về amoniac lỏng tổng hợp - phương pháp xác định hàm lượng amoniac
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4563:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng amoniac