TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NIKEN
Waste water
Method for the derter mination of nikel content
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo màu xác định hàm lượng niken trong nước thải với thuốc thử dimetylglyoxim khi niken có hàm lượng từ 1 ¸ 2 mg/l và phương pháp khối lượng khi niken có hàm lượng trên 5 mg/l.
1.1. Lấu mẫu theo TCVN 4556-88
1.2. Mẫu lấy để xác định niken không được dưới 200 ml
1.3. Mẫu lấy xong không phân tích ngay phải cố định bằng cách cho vào 1000 ml nước từ 2 ¸ 5 ml axit nitric đặc. Nếu nước thử có cả xyanua không cần cố định.
Lấy 20ml mẫu nước, cho vào đón 2ml hidroperoxyt H2O2 3% và dung dịch amoniac đến khi rõ phản ứng kiềm, đun sôi hỗn hợp và sau đó lọc bỏ kết tủa. Thêm vào nước lọc 2ml dung dịch dimetylgyoxim 1,2 % và đun dung dịch đến sôi. Nếu nước chứa ít niken, dung dịch có màu vàng. Nếu niken có hàm lượng lớn hơn 2,5 mg/l có lết tủa đỏ lắng xuống.
3. Xác định niken bằng phương pháp đo màu
(phương pháp trọng tài)
3.1. Nguyên tắc
Ion Ni II trong môi trường amoniac yếu, có mặt chất oxy hóa mạnh sẽ tạo thành dimetylgyoxim một phức màu đỏ, cường độ màu tỉ lệ với nồng độ niken. Phương pháp này có thể áp dụng để xác định niken trực tiếp ở nồng độ từ 0,2 ¸ 5mg/l.
3.2. Yếu tố cản trở
Sắt, crom, đồng phải đảy ra khỏi dung dịch trước khi xác định. Tách sắt bằng cách cho vào mẫu nước 2ml H2O2 3%. Đun nóng cho sắt hidroxit kết tủa với amoniac. Lọc bỏ kết tủa.
Cromet, bicromet được khử, bằng một vài giọt etanola sau khi đã axit hóa mẫu thử bằng axit sunfuric. Crom sau đó được tách ra. Nếu chỉ có mặt crom (III) cho kết tủa ngay bằng dung dịch amoniac và lọc bỏ kết tủa.
Đồng được kết tủa bằng hydrosunfua trong nước thử, axit hóa bằng axit clohidric đến pH là 2. Lọc bỏ kết tủa và đun sôi để đuổi hidrosunfua ra khỏi dung dịch.
3.3. Dung dịch và thuốc thử
3.3.1. Dụng cụ
Quang sắc lế, kính lọc màu xanh l = 540 nm;
Cuvét bề dày 1 ¸ 5cm hay xi lanh Netle, dung tích 100 ml.
Bình định mức 100ml.
3.3.2. Thuốc thử
Dung dịch nước brom bão hòa;
Amoniac đậm đặc, tinh khiết;
Dung dịch dimetylgyoxim 1,2%; hòa tan 1,2 g dimetylgyoxim tinh khiết trong nước cất và pha thêm nước cất đến 1000 ml.
Dung dịch niken chuẩn gồm:
1) dung dịch gốc: hòa tan 1g Ni kim loại tinh khiết trong 15 ml HNO3 35% thêm 5ml axit sunfuric 1 : 3 và cho bay hơi đến khi xuất hiện khói trắng của axit sunfuric. Cặn được hoà tan và thêm nước cất đến 1 lít ở 20oC.
1 ml dung dịch này chứa 1 mg niken.
2) Dung dịch làm việc
Pha loãng dung dịch trên ra 1000 lần sẽ được 1 ml chứa 0,001 mg nilen.
Dung dịch này chỉ pha ngay khi dùng đến.
3.4. Dựng đường chuẩn
Lấy một loại bình định mức dung tích 100 ml rồi dựng tham mẫu theo bảng sau:
Bình số | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Dung dịch (ml) | ||||||||
Dung dịch niken chuẩn 1ml = 0,001 mg | 0 | 2,5 | 5 | 10 | 20 | 20 | 40 | 50 |
Nước brom bão hoà | 10 ml | 10 ml | 10 ml | 10 ml | 10 ml | 10 ml | 10 ml | 10 ml |
Amoniac | 12 | 12 | 12 | 12 | 12 | 12 | 12 | 12 |
Dimetylgyoxim trong axêton 1,2% | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 |
Nước cất | 74 | 71,5 | 69 | 54 | 44 | 34 | 24 | 14 |
Đo mật độ quang trên quang sắc kế ở l = 540 nm cuvét từ 1 đến 5cm.
Từ đại lượng mật độ quang thu được ta dựng đường chuẩn và từ toạ độ mật độ quang ta suy ra nồng độ niken.
3.5. Cách xác định
Cho vào bình định mức hay xilanh Netle dung tích 100 ml 50 ml mẫu nước, cần pha loãng hay cô đặc để cho khối lượng nước đó chứa từ 0,01 đến 0,25 ng niken. Thêm 10 ml dung dịch nước brom bão hoà và lắc hỗn hợp. Sau đó thêm 2 ml dung dịch amoniac, 4ml dung dịch Dimetylgyoxim và thêm nước cất đến vạch. Làm song song một mẫu trắng.
3.6. Tính kết quả
Hàm lượng niken (x) tính bằng mg/l, theo công thức:
Trong đó:
C - nồng độ niken theo đường chuẩn, mg
V - khối lượng nước lấy để phân tích, ml;
100 - khối lượng nước thử, thuốc thử và nước cất, ml như khi xây dựng đường chuẩn.
4. Xác định niken bằng phương pháp khối lượng với kết tủa Dimetylgyoxim
4.1. Nguyên tắc
Khi niken có hàm lượng lớn hơn 3mg/l người ta dùng phương pháp khối lượng để xác định. Ion Ni (II) trong môi trường amoniac tạo với dimetylgyoxim, một lớp chất màu đỏ sáng không tan trong nước. Hợp chất màu đỏ ấy được tách, lọc và sấy khô ở 110 ¸ 120oC đến khối lượng không đổi.
4.2. Yếu tố cản trở
Sắt cản trở xác định, mẫu nước lấy để xác định niken thêm vào đó gần 2ml dung dịch hidro peoxyt 3% và đun sôi đến khi H2O2 phân huỷ hoàn toàn. Sau đó thêm axit tactric để ngăn sắt và các chất khác cùng tạo kết tủa trong môi trường amoniac.
Nếu nước chứa xyanua, lấy cho vào mẫu 5ml axit nitric và 0,5ml axit sunfuric 1 : 1 bay hơi đến khi thể hiện khói trắng (cẩn thậm làm trong tủ hót). Cặn được hoà tan trong nước, đun dung dịch pha loãng và xử lý như mô tả ở phương pháp trên.
4.3. Dụng cụ và thuốc thử
4.3.1. Dụng cụ
Chén lọc, giấy lọc không tro; tủ sấy 110 ¸ 120oC.
4.3.2. Thuốc thử
dimetylgyoxim, dung dịch 1,2%;
Amoniac dung dịch 1 : 3;
Axit tactric;
Axit clohidric dung dịch 1 : 5;
Hidro peoxyt 3%.
4.4. Các xác định
Lấy 100 ml mẫu thử thêm amoniac vào đó thể hiện rõ mùi, đun nóng đến 100oC.
Sau khi để nhiệt độ hạ xuống 50 ¸ 60oC, thêm vào đó dung dịch dimetylgyoxim đến khi ngừng tạo ra kết tủa để dung dịch trên nồi cách thuỷ độ nửa giờ. Thêm 3ml dimetylgyoxim nữa và thấy rõ hoàn toàn tủa niken. Lọc kết tủa.
Rửa kết tủa bằng nước nóng, hoà tan bằng một lượng nhỏ axit clohidric và rửa chén lọc bằng nước cất nóng. Nước lọc được tập hợp vào một cốc dung tích 100 ¸ 150 ml. Rỏ amoniac vào đến khi có mùi và thêm dimetylgyoxim ở nhiệt độ 50 – 60oC đến khi kết tủa hoàn toàn. Để yên hỗn hợp trong nửa giờ ở nhiệt độ đó. Sau đó lọc kết tủa qua chén lọc. Rửa kết tủa bằng nước nóng. Cốc chứa kết tủa được sấy ở nhiệt độ 110 ¸ 120oC trong ba giờ.
Sau khi để nguội cho vào bình hút ẩm ta được niken dimetylgyoximat. Cân chén có niken dimetylgyoximat.
4.5. Cách tính kết quả
Hàm lượng niken (x) tính bằng mg/l theo công thức:
Trong đó:
m1 - khối lượng chén có niken, mg
m2 - khối lượng chén không, mg
V - khối lượng nước lấy để phân tích;
0,2032 - hệ số tính với nilken dimetylgyoximat