- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4576:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng coban
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4577:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng niken
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4578:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng mangan
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4579:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng nhôm
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4581:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng phenola
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4582:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4583:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng thuốc trừ sâu
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4564:1988 về nước thải - phương pháp xác định độ oxy hòa tan
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4580:1988
NƯỚC THẢI
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG THUỶ NGÂN
Waste water
Method for the derter mination of mercury content
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo màu xác định thủy ngân trong nước thải với thuốc thử là dithizon (có độ nhạy từ 0,5 ¸ 50 mKg.
1. Phương pháp lấy mẫu
1.1. Mẫu lấy để xác định thuỷ ngân không nhỏ hơn 1000 ml.
1.2. Mẫu lấy để xác định thuỷ ngân phải phân tích ngay, nếu không phải cố định bằng 3ml axit nitric (d = 1,42) hoặc 5ml axit clohidric cho 1000 ml nước thử đến có pH là 2. mẫu đã cố định chỉ bền trong một tuần.
2. Phương pháp xác định
2.1. nguyên tắc
Xác định bằng phương pháp so màu dựa vào sự tạo thành hợp chất màu vàng da cam của thủy ngân II (Hg2 ) với dithizon ở pHlà 1,5 ¸ 2,0. Phức thuỷ ngân dithizonat được chiết ra khỏi nước bằng cacbon tetraclorua rồi sao màu trên quang sắc lế ở bước sóng l490 nm.
2.2. Yếu tố cản trở
Đồng, bạc, vàng, paladi và bitmut hàm lượng cao sẽ cản trở xác định. Để loại bỏ ảnh hưởng cản trở của đồng và bạc, phải tách chúng ra khỏi thủy ngân và chuyển thành dạng phức chất khác: dùng trilon B để tạo phức với đồng và dùng kali sunfuxyanua để tạo phức với bạc. Những kim loại khác như vàng, platin, paladi, niken thường ít có trong nước.
Nếu trong nước có mặt các chất hữu cơ ở dạng huyền phù phải loại bỏ bằng cách vô cơ hóa. Phương pháp đó cũng dùng đối với các tạp chất hữu cơ chứa thuỷ ngân.
Cách làm vô cơ hóa:
Lấy một lượng mẫu nước chứa từ 0,005 ¸ 0,1 mg thuỷ ngân đun sôi nước đó với kali pecmanganat trong môi trường axit sunfuric. Chuyển nước vào bình, đậy nít lại thêm vào đó 1 ml axit sunfuric đặc và một vài giọt kali pemanganat cho đến khi có màu tím nhạt bền trong 15 phút. Lượng kali pemanganat thừa sẽ cản trở xác định. Làm lạnh dung dịch, thêm từng giọt dung dịch hydroxylamin sunfat hay hidrazinsunfat đến khi dung dịch mất màu hoàn toàn.
Những chất oxy hóa mạnh cản trở xác định. Nhận biết sự có mặt của chúng bằng cách thêm vào đó một vài giọt axit clohidric, vài giọt dung dịch KI 10% và vài giọt dung dịch hồ tinh bột nếu có màu xanh, thêm vào đó vài giọt hidro-xylamin sunfat hay hidrazin sunfat bão hoà.
Nếu nước có phản ứng kiềm hay phản ứng axit, trước khi xác định phải điều chỉnh pH từ 4 ¸ 5.
2.3. Dụng cụ và thuốc thử
2.3.1. Dụng cụ
Quang sắc kế với kính lọc l 490nm;
Cuvét có bề dày 1 – 2cm.
Bình chiết.
2.3.2. Thuốc thử
Dung dịch đệm axit axetic và natri axetat;
Hòa tan 57 ml axit axetic băng và 82 g natri axetat trong nước cất và thêm nước cất đến 1000 ml.
Trilon B, dung dịch 0,1 N;
Hòa tan 37,2 g trilon B trong nước cất và pha loãng đến 1000 ml.
Dithizon, dung dịch 0,01%, 0,001%;
Dung dịch thuỷ ngân gốc;
Hòa tan 0,1604 g thuỷ ngân nitrat oxy axit trong bình 1l với một lượng nhỏ nước cất . Axit hóa bằng 2 giọt axit nitric và thêm nước cất đến vạch.
1ml chứa 0,100 mg H ;
Kali sunfoxyanua 0,1N: hòa tan 9,72 g kali sunfoxyanua trong nước cất và thêm nước cất đến 1000 ml;
Amoniac 5%;
Hòa tan 200 ml amoniac đặc trong 1000ml
Clorofooc tinh khiết hay mới cất lại.
2.4. Dựng đường chuẩn
Lấy một dãy bình chiết dung tích 250ml cho dung dịch vào đó như bảng sau:
Phễu chiết (250ml) | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Dung dịch (ml) | ||||||
Dung dịch thuỷ ngân 0,01mg/ml | 0 | 0,25 | 0,5 | 1 | 1,5 | 5 |
Axit sunfuric 1:1 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 |
Trilon B 0,1N | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 |
Kali sunfoxyanua | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Dithizon 0,001% | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 |
Cho dithizon vào chiết 1 ¸ 3 lần. Gộp tất cả các lần chiết lại (khoảng 5 ¸ 10 ml). Đem đo màu trên quang sắc kế ở bước sóng 490nm và dựng đường chuẩn.
2.5. Tiến hành xác định
Lấy 100 ml mẫu nước cho vào phễu chiết, dung tích từ 150 ¸ 200ml. Thêm 5ml axit sunfuric 1:1; 5ml trilon B. Lắc đều. Thêm vào đó 0,5 ml kali sunfoxyanua, lắc lại. Dùng buret thêm chính xác 2ml dung dịch dithizon 0,001%. Lắc mạnh trong 5 phút, màu của dihizon thay đổi từ xanh đến vàng da cam. Chiết với dithizon 3 lần, phần ở dưới là thuỷ ngân dithizonat có màu vàng da cam (từ 5 ¸ 10ml). Gộp tất cả vào ống nghiệm, đậy nút rồi so màu trên quang sắc kế như với thang mẫu chuẩn.
2.6. Tính kết quả
Hàm lượng thuỷ ngân (x), tính bằng mg/l, theo công thức:
Trong đó:
C – hàm lượng thuỷ ngân theo đường chuẩn, mg;
V - thể tích mẫu nước lấy để phân tích, ml.
- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4576:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng coban
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4577:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng niken
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4578:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng mangan
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4579:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng nhôm
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4581:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng phenola
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4582:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4583:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng thuốc trừ sâu
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4564:1988 về nước thải - phương pháp xác định độ oxy hòa tan