- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8321:2010 về chè – xác định dư lượng chlorpyriphos – phương pháp sắc ký khí
- 2 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 713:2006 về tiêu chuẩn chè - Phương pháp xác định dư lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật chlorpyrifos
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3218:1993 về chè - xác định các chỉ tiêu cảm quan bằng phương pháp cho điểm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5624:1991 (CAC/VOL.XIII. Ed.2. Part IV) về danh mục giới hạn tối đa cho phép dư lượng thuốc trừ dịch hại do Ủy ban khoa học Nhà nước ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5614:1991 (ST SEV 6256 - 88) về chè - phương pháp xác định hàm lượng tạp chất sắt
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5159:1990 về chè - phương pháp xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại Paration metyl do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5161:1990 về chè - phương pháp xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại dimethoat do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5085:1990 (ISO 1578 - 1975)
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5086:1990 (ISO 3103:1980)
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5160:1990
Nhóm M
CHÈ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG THUỐC TRỪ DỊCH HẠI g - BHC
Tea - Method for residue detemination of g - BHC
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định g - BHC trong sản phẩm chè bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Theo TCVN 1700 - 86
2.1 Dụng cụ theo TCVN 5158 - 90
2.2 Hoá chất
- Chuẩn g - BHC 99%;
- Clorofom TK. PT;
- n-hexan TK.PT;
- Celite 545;
- Oleum (axit sunfuric 33% SO3) TK;
- Natri sunfat khan TK. PT;
- Axeton TK.PT;
- Diphenylamin TK. PT;
- Kẽm clorua TK. PT;
- Ete dầu hoả TK. PT;
- Silicagen 60 G (sắc ký lớp mỏng);
- Tetra clorua cacbon TK. PT.
3.1 Chuẩn bị mẫu và chiết suất
Cân 50g mẫu chè đã nghiền nhỏ vào một bình nón cỡ 300ml, cho vào đó 50ml clorofom, lắc một giờ rồi lọc qua hút chân không với phễu Buchner vào một bình cầu 250ml. Bã còn lại cho thêm 25ml clorofom vào và lắc 30 phút, rồi lọc vào phễu cũ. Tráng bình và phễu với 50ml clorofom. Toàn bộ dung dịch lọc được loại nước qua một lớp natri sunfat khan sau đó cô dung dịch bằng máy chưng cất quay chân không đến còn khoảng 2 - 3ml với nhiệt độ nồi cách thuỷ dưới 40oC.
3.2 Tinh chế
Dùng một cột thuỷ tinh 400 x 20mm đã rửa sạch, sấy khô, phía dưới có khoá đóng mở. Dùng kẹp lắp lên giá cho cột thẳng đứng, khoá ở phía dưới đóng lại. Lót một lớp bông thấm nước ở dưới đáy rồi đổ vào cột 50 ml n-hexan. Sau đó cho vào một lớp natri sunfat khan khoảng 1cm, một lớp Celite 1cm, một lớp Oleum - Celite chừng 7cm, sau đó phủ lên một lớp Celite 1cm và một lớp natri sunfat khan khoảng 1cm. Gõ nhẹ cho lớp hấp phụ lắng đều, đồng thời để cho các bọt khí thoát ra. Mở khoá loại bỏ 30ml dung môi rửa cột, đến khi dung môi cách bề mặt của lớp hấp phụ 1cm thì đóng khoá lại. Hoà tan dịch chiết với 5-10ml clorofom và đổ ngay vào cột, sau đó rửa giải với 100ml n-hexan, mở khoá cho dung dịch rửa giải chảy vào một bình cầu 250ml với tốc độ chảy 4ml/phút. Dung dịch thu được đem chưng cất quay chân không còn khoảng 1-2 ml rồi chuyển sang bình nhọn, tiếp tục cô cạn đến khô. Cặn thu được để xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại bằng sắc ký lớp mỏng.
4.1 Chuẩn bị bản mỏng
Dùng 5 tấm kính 20 x 20cm, rửa sạch bằng xà phòng, tráng hai lần bằng nước cất, đặt lên giá cho khô. Cân 30g Silicagen 60g cho vào một bình nón cỡ 300ml, thêm 70ml nước cất, lắc đều hai phút rồi đổ vào dụng cụ tráng lớp mỏng đã điều chỉnh đủ để tráng lên 5 miếng kính 20x20cm. Sau khi tráng xong, đặt các bản mỏng ở vị trí thật thăng bằng ở nhiệt độ phòng cho đến khi thật khô mới cho vào tủ sấy. Khi tủ sấy đạt đến 110oC thì sấy tiếp một giờ ở nhiệt độ đó. Xếp bản mỏng vào giá đặt trong bình hút ẩm để bảo quản và dùng dần.
4.2 Chuẩn bị các dung dịch
4.2.1 Dung dịch chuẩn
Cân 20mg với độ chính xác 0,0002g chất chuẩn g - BHC vào một bình định mức 20ml, hoà tan bằng một ít axeton, lắc nhẹ cho chuẩn tan rồi định mức đến vạch, đậy nút kín, lắc đều, bảo quản trong tủ lạnh, giá trị sử dụng một tháng.
4.2.2 Dung dịch khai triển sắc ký
Dùng ete dầu hoả: tetra clorua cácbon với tỷ lệ 1:1, cho vào bình sắc ký và đậy kín nắp bình để bão hoà.
4.2.3 Dung dịch phát hiện
A: Dung dịch 20% dephenilamin trong axeton
B: Dung dịch 10% kẽm clorua trong axeton
Trước khi phun đem trộn 1 thể tích A với thể tích B. Dung dịch này chỉ pha khi sử dụng, không được để sang ngày hôm sau.
4.3 Tiến hành sắc ký
Lấy một bản mỏng đã chuẩn bị sẵn, cạo hai mép bên cạnh sâu vào 1mm. Dùng thước đo đánh các vị trí sẽ chấm mẫu thử và mẫu chuẩn lên lớp mỏng (các chấm cách nhau từ 2,5 - 3cm, cách mép dưới 1,5cm và cách hai mép bên từ 1,2 - 1,5cm). Một bản mỏng như vậy có thể chấm 6 - 8 chấm.
Lấy chính xác 0,5ml axeton cho vào cặn mẫu thử (mục 3.2), đậy nút kín rồi lắc đều cho tan cặn, sau đó tập trung xuống đáy bình nhọn. Dùng bơm tiêm hút dung dịch mẫu thử và chấm lên lớp mỏng ở hai vị trí đã định. Vết thứ nhất chấm 20 microlit, vết thứ hai chấm 30 microlit. Các vị trí khác chấm dung dịch chuẩn với thể tích tăng dần từ 10, 20, 30, 40 microlit. Khi chấm phải khống chế đường kính của vết không quá 3mm. Sau khi chấm xong, đặt mép dưới bản mỏng vào bình sắc ký đã pha sẵn dung dịch khai triển, đậy nắp có bôi Vaselin để đảm bảo thật kín. Khi dung môi ngấm lên còn cách mép trên khoảng 2cm thì lấy bản mỏng ra, đánh dấu tuyến dung môi rồi đặt vào tủ hết 15 phút cho bay hết dung môi.
4.4. Nhận biết
Sau khi dung môi bay hết thì dùng dung dịch phát hiện phun đều lên lớp mỏng rồi đặt bản mỏng dưới đèn tử ngoại (UV) 15 phút. Chất trừ sâu g - BHC xuất hiện vết màu xanh xám trên nền trắng.
5.1 Hiệu suất thu hồi tính bằng % (X) theo công thức:
Trong đó :
XR: lượng hoạt chất tìm thấy trong mẫu trắng đã cho thêm hoạt chất;
Xo: Lượng hoạt chất tìm thấy trong mẫu trắng;
XA: Lượng hoạt chất đưa vào mẫu trắng;
X : % thu hồi.
5.2 Xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại
Bằng cách so sánh trực tiếp độ đậm nhạt của vết giữa mẫu chuẩn và mẫu thử, ta rút ra lượng thuốc trừ dịch hại là bao nhiêu microgam/ vết, từ đó tính ra dư lượng thuốc trừ dịch hại trong sản phẩm.
Bình thường nếu các vết của mẫu thử nằm trong khoảng thang chuẩn thì ta có thể rút ra được kết quả ngay.
Song có trường hợp vết nhỏ nhất của mẫu thử có giá trị lớn hơn vết lớn nhất của mẫu chuẩn thì phải ước lượng để rút bớt lượng mẫu thử khi làm sắc ký lần sau.
Cũng có trường hợp vết lớn nhất của mẫu thử có giá trị nhỏ hơn vết bé nhất của mẫu chuẩn thì phải tăng lượng mẫu thử để chấm lên lớp mỏng. Có nghĩa là ta phải tạo được các vết của mẫu thử có giá trị nằm trong khoảng giới hạn của thang chuẩn. Sau khi đã khẳng định được nồng độ của vết theo thang chuẩn thì tính kết quả theo công thức sau:
mg/kg
Trong đó:
R : Dư lượng thuốc trừ dịch hại trong sản phẩm chè (mg/kg);
XM: Lượng hoạt chất tìm thấy trên lớp mỏng tính theo microgam;
M: Số gam nông sản tương ứng với thể tích dịch chiết đã chấm lên một vết trên lớp mỏng được chọn để rút ra kết quả.
5.3 Các giá trị khác
- Trị số Rf: 0,58
- Giới hạn phát hiện: 1,5 m g
- Hiệu suất thu hồi (recovery): 90%.
- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8321:2010 về chè – xác định dư lượng chlorpyriphos – phương pháp sắc ký khí
- 2 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 713:2006 về tiêu chuẩn chè - Phương pháp xác định dư lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật chlorpyrifos
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3218:1993 về chè - xác định các chỉ tiêu cảm quan bằng phương pháp cho điểm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5624:1991 (CAC/VOL.XIII. Ed.2. Part IV) về danh mục giới hạn tối đa cho phép dư lượng thuốc trừ dịch hại do Ủy ban khoa học Nhà nước ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5614:1991 (ST SEV 6256 - 88) về chè - phương pháp xác định hàm lượng tạp chất sắt
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5159:1990 về chè - phương pháp xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại Paration metyl do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5161:1990 về chè - phương pháp xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại dimethoat do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5085:1990 (ISO 1578 - 1975)
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5086:1990 (ISO 3103:1980)