- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5084:2007 (lSO 1576:1988) về chè - xác định tro tan và tro không tan trong nước
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5609:2007 (ISO 1839:1980) về chè - lấy mẫu
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5610:2007 (lSO 9768:1994) về chè - xác định hàm lượng chất chiết trong nước
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3218:1993 về chè - xác định các chỉ tiêu cảm quan bằng phương pháp cho điểm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5615:1991 (ST SEV 6257- 88) về chè - phương pháp xác định hàm lượng tạp chất lạ do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5158:1990 về chè - phương pháp xác định dư lượng thuốc trừ metamidophos do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5084:1990 (ISO 1576-1975)
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5085:1990 (ISO 1578 - 1975)
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5087:1990 (ISO 6078-1982)
- 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5160:1990 về chè - phương pháp xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại g - BHC
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5614:1991
CHÈ
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TẠP CHẤT SẮT
Tea
Method for determination of iron content
Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 6256 - 88.
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1456 - 83 mục 2.5.
1. Bản chất phương pháp
Phương pháp này dựa vào sự tách tạp chất sắt trong chè bằng nam châm từ, sau đó cân tạp chất sắt thu được.
2. Thiết bị và vật liệu
2.1. Cân phân tích với độ chính xác của phép cân là 0,1mg;
2.2. Cân kỹ thuật với giới hạn lớn nhất là 1000g và sai lệch phép cân lớn hơn 0,1g;
2.3. Nam châm hình móng ngựa hoặc nam châm từ với lực hút không nhỏ hơn 50N;
2.4. Kính đồng hồ đường kính 50mm; giấy lọc j 9 ¸ 11cm;
2.5. Cối sứ;
2.6. Kính;
2.7. Giấy trắng; giấy can mỏng hoặc giấy thuốc lá.
3. Tiến hành phép thử
Cân mẫu từ 100¸ 250g; nếu là chè F, D thì lấy l00g.
Rải mẫu chè thành một lớp mỏng (dày không quá 1cm) trên kính. Bọc kín 2 cực của nam châm bằng giấy mỏng, sau đó đưa nam châm theo bề mặt của lớp chè sao cho toàn bộ bề mặt của lớp chè đều được nam châm đi qua.
Sau đó bỏ nam châm và dùng tay gõ nhẹ giấy có tạp chất sắt và các phần hút vào ra tờ giấy khác, rồi cẩn thận chuyển vào cối sứ.
Trộn lại mẫu chè, san đều và lặp lại các thao tác như trên đến khi hết tạp chất sắt.
3.2. Tạp chất sắt thu được dùng chày nghiền trong cối sau đó dùng nam châm hút lại để tách những tạp chất không phải là sắt ra.
Chuyển tạp chất sắt thu được lên kính đồng hồ hoặc lên giấy đã được biết trọng lượng và cân với sai số không vượt quá 0,lmg
4. Tính kết quả
4.1. Phần trăm khối lượng tạp chất sắt (X) được tính theo công thức sau:
Trong đó:
m : Khối lượng tạp chất sắt, g;
m1: Khối lượng mẫu chè dùng để phân tích, g.
4.2 Kết quả thu được tính đến con số thứ 4 sau dấu phảy.
- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5084:2007 (lSO 1576:1988) về chè - xác định tro tan và tro không tan trong nước
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5609:2007 (ISO 1839:1980) về chè - lấy mẫu
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5610:2007 (lSO 9768:1994) về chè - xác định hàm lượng chất chiết trong nước
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3218:1993 về chè - xác định các chỉ tiêu cảm quan bằng phương pháp cho điểm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5615:1991 (ST SEV 6257- 88) về chè - phương pháp xác định hàm lượng tạp chất lạ do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5158:1990 về chè - phương pháp xác định dư lượng thuốc trừ metamidophos do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5084:1990 (ISO 1576-1975)
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5085:1990 (ISO 1578 - 1975)
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5087:1990 (ISO 6078-1982)
- 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5160:1990 về chè - phương pháp xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại g - BHC