- 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2009/BYT về về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành
- 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành
- 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2008/BTNMT về chất lượng nước ngầm do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663-1:2002 (ISO 5667-1: 1980) về chất lượng nước - lấy mẫu - phần 1: hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5991:1995 (ISO 5666-3 : 1984) về chất lượng nước - xác định thủy ngân tổng số bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa phương pháp sau khi vô cơ hóa với Brom
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11: 1992) về chất lượng nước - lấy mẫu – hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5294:1995 (ST SEV 1924-79) về chất lượng nước - quy tắc lựa chọn và đánh giá chất lượng nguồn tập trung cấp nước uống, nước sinh hoạt
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5295:1995 về chất lượng nước - yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt và nước ngầm khỏi bị nhiễm bẩn do dầu và sản phẩm dầu
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5296:1995 về chất lượng nước - quy tắc bảo vệ nước khỏi bị nhiễm bẩn khi vận chuyển dầu và các sản phẩm theo đường ống
- 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5524:1995 về chất lượng nước - yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt khỏi bị nhiễm bẩn
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5525:1995
CHẤT LƯỢNG NƯỚC YÊU CẦU CHUNG VỀ VIỆC BẢO VỆ NƯỚC NGẦM
Water quality - General requirement for protection of underground Hater
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho nước ngầm và quy định các yêu cầu chung về bảo vệ
nước ngầm khỏi bị nhiễm bẩn.
2. Yêu cầu chung
2.1. Nguồn gây nhiễm bẩn nước ngầm có thể là:
a. Nơi cất giữ và vận chuyển sản phẩm công nghiệp và chất thải sản xuất.
b. Nơi lưu động các chất thải công cộng và sinh hoạt.
c. Ruộng vườn có dùng phân bón, thuốc trừ sâu và các chất hoá học khác.
d. Các phần nước mặt khi nhiễm bẩn chảy xuống nước ngầm.
đ. Các phần bị nhiễm bẩn của tầng nước này liên hệ một cách tự nhiên hoặc nhân tạo với các tầng nước giáp liền khác.
e. Các phần thẩm thấu của nước mưa qua khí quyển đã bị nhiễm bẩn.
g. Mặt bằng xí nghiệp, các ruộng đồng thấm lọc, hố khoan và các đường hầm lò khác.
2.2. Khi tiến hành các hoạt động kinh tế phải ngăn chặn:
a. Việc làm nhiễm bẩn nước ngầm do tất cả các dạng nước thải;
b. Việc để lọt vào nước ngầm các chất làm bẩn từ chỗ cất giữ và vận chuyển sản phẩm công nghiệp, nguyên liệu và phế liệu trong đó có chất thải phóng xạ, chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt hàng ngày từ đất canh tác có bón phân và thuốc trừ sâu, từ các trại chăn nuôi;
c. Việc làm nhiễm bẩn nước mặt có liên hệ thuỷ lực với nước ngầm.
2.3. Khi tổ chức và bố trí các nơi tập trung dùng để cất giữ nguyên liệu, sản phẩm và các chất thải sản xuất công nghiệp trên các vùng có khả năng gây nhiễm bẩn nước ngầm thì:
a. Biện pháp bảo vệ nước khỏi nhiễm bẩn phải dựa trên các kết quả khảo sát địa chất, các tính toán thẩm thấu và các dự đoán về sự di chuyển của các chất bẩn trong nước ngầm, có xét đến các đặc tính của mỗi chất làm bẩn.
b. Phải đảm bảo độ không thẩm thấu của các nơi tập trung, trước khi sử dụng phải thử nghiệm độ không thẩm thấu.
c. Không cho phép xây dựng các nơi tập trung trên các vùng nguồn nước ngầm trọng điểm, đầu của côn lồi sườn tích hoặc bồi tích, hoặc nhánh sẻ mạch, trên thềm sông dưới, trên vùng nứt nẻ mạnh, đặc biệt là nếu nguồn nước nằm trong các địa, tầng này được sử dụng để cung cấp nước uống.
2.4. Khi tưới bằng nước thải phải tuân thủ các điều khoản sau:
a. Chế độ phun mưa phải đảm bảo sự thẩm thấu thích ứng với điều kiện canh tác cây nông nghiệp.
b. Trong các trường hợp cần thiết, để tăng bề dầy của vùng tơi xốp của diện tích
tưới phải đảm bảo hạ mức nước ngầm tới mức đã được tính toán trước.
2.5. Khi tiến hành công tác thăm dò địa chất, khai thác lộ thiên các mỏ khoáng sản và các công tác khác có đào tới các tầng nước ngầm, phải áp dụng các biện pháp chống nhiễm bẩn và làm tiêu hao nước ngầm.
2.6. Khi xẩy ra các sự cố và tai nạn có gây bẩn nước ngầm, phải ngăn cách và bảo vệ nơi xẩy ra sự cố, phủ các chất chảy ra hoặc rơi vãi bằng chất hấp phụ, ngừng lấy nước ngầm trong vùng xẩy ra sự cố để cung cấp cho sinh hoạt, phải thu lượm, vô hiệu hoá hoặc khử bỏ các chất chảy và vãi ra khắc phục các hậu quả của sự cố và tai nạn.
2.7. Khi có sự nhiễm bẩn hoặc có ngay cơ gây nhiễm bẩn nước ngầm, qui mô và phương pháp theo dõi tình trạng và chất lượng của nước ngầm được xác định theo giá trị và dạng sử dụng nước ngầm và đồng thời có tính đến những hậu quả có thể làm nhiễm bẩn nước ngầm.
- 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2009/BYT về về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành
- 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành
- 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2008/BTNMT về chất lượng nước ngầm do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663-1:2002 (ISO 5667-1: 1980) về chất lượng nước - lấy mẫu - phần 1: hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5991:1995 (ISO 5666-3 : 1984) về chất lượng nước - xác định thủy ngân tổng số bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa phương pháp sau khi vô cơ hóa với Brom
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11: 1992) về chất lượng nước - lấy mẫu – hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5294:1995 (ST SEV 1924-79) về chất lượng nước - quy tắc lựa chọn và đánh giá chất lượng nguồn tập trung cấp nước uống, nước sinh hoạt
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5295:1995 về chất lượng nước - yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt và nước ngầm khỏi bị nhiễm bẩn do dầu và sản phẩm dầu
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5296:1995 về chất lượng nước - quy tắc bảo vệ nước khỏi bị nhiễm bẩn khi vận chuyển dầu và các sản phẩm theo đường ống
- 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5524:1995 về chất lượng nước - yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt khỏi bị nhiễm bẩn