- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3218:1993 về chè - xác định các chỉ tiêu cảm quan bằng phương pháp cho điểm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 155:1992 về chè xanh sơ chế - yêu cầu kỹ thuật
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5610:1991 (ST SEV 6252-88) về chè – phương pháp xác định hàm lượng chất tan do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 4 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 147:1991 về chè vàng - yêu cầu kỹ thuật
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5084:1990 (ISO 1576-1975)
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5085:1990 (ISO 1578 - 1975)
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5087:1990 (ISO 6078-1982)
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4246:1986 về chè hương - phương pháp thử do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5616:1991
CHÈ
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VỤN VÀ BỤI
Tea
Method for determination of broken and dust contents
TCVN 5616-1991 do tiểu ban Nông sản thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 894/QĐ ngày 31/12/1991.
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1456 - 83 mục 2.4.
Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 6258 - 88.
1. Bản chất của phương pháp
Xác định vụn và bụi bằng cách sàng mẫu chè trên sàng có những kích thước lỗ nhất định.
2. Dụng cụ thiết bị
Để tiến hành thí nghiệm cần sử dụng:
- Cân tối đa 100, sai số không lớn hơn 0,10 gam
- Cốc cân có dung tích 150 cm3
- Máy sàng
- Sàng có đường kính 200 mm, cỡ lỗ 1,0 mm và 0,350 mm.
3. Tiến hành thử nghiệm
3.2. Cân mẫu chè (l00 ± 0,1g) trong cốc thuỷ tinh, sau đó đổ chè lên sàng phía trên và sàng trong 3 phút và lắc khoảng 100-120 vòng/ phút. Cân phần còn lại trên mỗi sàng với sai số không lớn hơn 0,1g.
4. Cách tính kết quả
4.1 Hàm lượng vụn (Xl) được tính bằng phần trăm và tính theo công thức sau:
(1)
Trong đó:
m - khối lượng mẫu chè dùng để phân tích, g.
4.2 Hàm lượng vụn bụi (X2) tính bằng phần trăm và tính theo công thức sau:
(2)
Trong đó:
m2 - khối lượng chè lọt qua lưới sàng dưới, g;
m - khối lượng mẫu chè dùng để phân tích, g.
4.3 Kết quả thử nghiệm là trung bình cộng kết quả của hai lần xác định mà chênh lệch của những lần đó không quá 0,2%. Kết quả lấy đến 2 chữ số thập phân.
- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3218:1993 về chè - xác định các chỉ tiêu cảm quan bằng phương pháp cho điểm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 155:1992 về chè xanh sơ chế - yêu cầu kỹ thuật
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5610:1991 (ST SEV 6252-88) về chè – phương pháp xác định hàm lượng chất tan do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 4 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 147:1991 về chè vàng - yêu cầu kỹ thuật
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5084:1990 (ISO 1576-1975)
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5085:1990 (ISO 1578 - 1975)
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5087:1990 (ISO 6078-1982)
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4246:1986 về chè hương - phương pháp thử do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành