- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5757:2009 (ISO 2408 : 2004) về Cáp thép sử dụng cho mục đích chung - Yêu cầu tối thiểu
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7550:2005 (ISO 4344 : 2004) về Cáp thép dùng cho thang máy - Yêu cầu tối thiểu
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6368:1998 về cáp thép thông dụng - phương pháp xác định tải trọng phá hỏng thực tế
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6369:1998 về Cáp thép thông dụng - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5864:1995 về thiết bị nâng - cáp thép, tang, ròng rọc, xích và đĩa xích - yêu cầu an toàn
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5757:1993 về Dây cáp thép - Yêu cầu kỹ thuật chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
CÁP THÉP THÔNG DỤNG - LÕI SỢI CHÍNH - ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT
Steel wire ropes for general purposes - Fibre main cores - Specification
Tiêu chuẩn này quy định kết cấu và yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho lõi sợi chính cáp thép theo hai dạng:
a) tự nhiên;
b) nhân tạo.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho cáp dùng trong máy nâng của ngành mỏ.
Lõi sợi tự nhiên được làm từ những sợi cứng mới của các vật liệu dưới đây:
- sợi sizan;
- sợi chuối; sợi gai dầu Malina (sợi Musa).
Lõi sợi nhân tạo được chế tạo toàn bộ từ những sợi mới của các vật liệu dưới đây:
- polyôlefin dạng sợi (tức là sợi đơn, màng mỏng hoặc màng sợi polietilen, poliprôpilen….);
- vật liệu thích hợp khác theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và khách hàng.
Lô chính gồm ít nhất ba dảnh dây, liền suốt không được có mối nối dây.
Lõi được ký hiệu theo đường kính danh nghĩa với khối lượng riêng (khối lượng của một đơn vị dài).
Nơi sản xuất lõi phải ghi rõ khối lượng riêng được xác định trên cơ sở lõi có bôi trơn hay lõi không bôi trơn.
Sai lệch giới hạn chiều dài L được quy định như sau:
1 £ 400 m:
1 > 400 m: cho mỗi chiều dài 1000 m hoặc cho cả đoạn đó (từ 400 đến 1000 m).
Sai lệch giới hạn đường kính danh nghĩa với khối lượng riêng, theo %, được quy định trong bảng 1.
Xác định đường kính lõi và khối lượng riêng lần lượt theo phụ lục A và B.
Bảng 1 - Dung sai lõi
Dạng sợi | Dung sai, % | |
Đường kính DN, D | Khối lượng riêng | |
Tự nhiên | toàn bộ: | |
Nhân tạo | 4 mm £ D £ 7 mm: | |
D > 7 mm: |
7.1 Dầu bôi trơn lõi
Dầu bôi trơn lõi là loại không có axít và không chứa hơi.
Hàm lượng dầu của lõi đã được bôi trơn trước do nhà chế tạo và khách hàng thỏa thuận.
Độ axít của lõi không được lớn hơn 2 ml của dung dịch axít 0,1 phân tử gam/l cho một trăm gam lõi.
Chú thích - Độ axít và độ muối chỉ áp dụng cho lõi sợi tự nhiên, không áp dụng cho lõi sợi nhân tạo.
7.2 Muối
Hàm lượng muối (theo phần trăm của Natriclorua - Muối ăn) không được lớn hơn 0,3%.
Các lõi được cung cấp dưới dạng cuộn dây hoặc ống dây.
Bao gói phải đảm bảo tránh hỏng và ảnh hưởng của nhiệt độ thay đổi khi vận chuyển.
Bên ngoài gói, phải có nhãn ghi tên của nơi sản xuất lõi, đường kính danh nghĩa, khối lượng riêng và dạng sợi.
Toàn bộ các đầu dây phải được khâu vắt và thắt với nhau để tránh xổ dầu.
(quy định)
Trước khi lấy mẫu ra khỏi cuộn cuốn, ống cuốn sản phẩm, phần phơi sáng ngoài của lõi được đánh dấu bằng phấn hoặc bằng chất thích hợp khác trên một đoạn chừng 5 mét.
Sau đó, lấy mẫu bắt đầu từ phần hết đánh dấu trên và việc đo đạc được tiến hành khi mẫu không bị xoắn và không rối.
Một lực kéo F, tính bằng Niutơn, được đặt vào một mẫu đo có chiều dài ít nhất là 3 m theo công thức sau:
F =
trong đó D là đường kính danh nghĩa lõi, mm.
Dùng thước cặp để đo đường kính của lõi khi lõi chịu lực kéo.
Tiến hành đo tại hai đầu và tại tâm của chiều dài mẫu thử 3 m. Tại mỗi một điểm đó, đo theo hai đường kính vuông góc với nhau.
Tính giá trị trung bình của 6 lần đo và ghi lại kết quả, theo milimet, khi làm tròn đến số gần nhất 0,1 mm, đó là đường kính lõi.
Sai lệch lớn nhất giữa 6 giá trị đo (lớn nhất và nhỏ nhất) không được lớn hơn 5 % đường kính danh nghĩa.
Việc thử này chỉ áp dụng cho lõi khi chưa lắp vào dây cáp.
(quy định)
(Khối lượng của một đơn vị dài)
Lấy một mẫu đo có chiều dài ngắn nhất là 4 m, cho mẫu chịu một lực kéo tính theo công thức của phụ lục A.
Đánh dấu chính xác hai điểm trên mẫu cách nhau ít nhất 3 m về một phía trong khi mẫu chịu lực kéo và sau đó cắt mẫu tại hai điểm này khi thôi tác dụng lực kéo.
Xác định khối lượng của chiều dài được cắt của lõi đến giá trị gần nhất 0,1 g và tính theo gam cho một mét.
Người thử sẽ phải quy định khối lượng riêng của lõi được thử là loại có bôi trơn hoặc không bôi trơn.
Việc thử này chỉ áp dụng cho lõi khi chưa lắp vào dây cáp.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5757:2009 (ISO 2408 : 2004) về Cáp thép sử dụng cho mục đích chung - Yêu cầu tối thiểu
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7550:2005 (ISO 4344 : 2004) về Cáp thép dùng cho thang máy - Yêu cầu tối thiểu
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6368:1998 về cáp thép thông dụng - phương pháp xác định tải trọng phá hỏng thực tế
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6369:1998 về Cáp thép thông dụng - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5864:1995 về thiết bị nâng - cáp thép, tang, ròng rọc, xích và đĩa xích - yêu cầu an toàn
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5757:1993 về Dây cáp thép - Yêu cầu kỹ thuật chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành