Tư vấn về chuyển nhượng tài sản là quyền sở hữu trí tuệ giữa 2 doanh nghiệp ?
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13
Câu hỏi:
Thưa luật sư, Văn phòng công ty tôi( bên bán ) ở quận 8 , TPHCM .Tôi mong quý công ty tư vấn và hỗ trợ dịch vụ sau : 1/ Soạn thảo biên bản chuyển nhượng tài sản, tài sản là: phần mềm microsoft OPL , tổng giá trị tài sản : 50,000,000 vnđ tình huống : công ty của tôi bán 1 lô sản phẩm phần mềm tích hợp MICROSOFT khi mua sản phẩm này. Khách hàng bên mua phải đặt cọc và làm hợp đồng , nhưng thủ tục này chưa diễn ra, công ty tôi đã order hàng do tin tưởng khách hàng , nay khách đổi ý không mua sản phẩm nữa, bên công ty tôi chưa hóa đơn VAT cho khách , khách cũng chưa sử dụng,chưa trả tiền , nhưng quyền sở hữu lại đứng tên khách hàng . Nay , công ty tôi muốn làm thủ tục thu hồi lại thì cần những điều kiện gì?
Tôi mong quý công ty hỗ trợ giúp tôi soạn thảo biên bản chuyển nhượng ( song ngữ Anh, Việt), tư vấn thêm các điều khoản trong trường hợp khách không hợp tác trả lại tài sản thì mình cần lật cưỡng chế như thế nào? Hôm qua mình có gọi cho luật sư của công ty thì có nhận được tư vấn qua điện thoại rồi.
Rất mong sớm nhận được phản hồi của quý công ty !
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
I Cơ sở pháp lý:
Bộ luật dân sự năm 2005
Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2013
II Nội dung trả lời:
Theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Dân sự năm 2005 và văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền tài sản.
>> Quyền tài sản thì sẽ được quyền chuyển nhượng >> Quyền sở hữu trí tuệ cũng sẽ được chuyển nhượng
Theo quy định tại khoản 1m Điều 14 văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2013
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Như vậy thì tác phẩm phần mềm tích hợp MICROSOFT OPL đây cũng là loại hình được bảo hộ quyền tác giả
Khoản 1,2 Điều 45 văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ
Điều 45. Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
Điều 46. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
b) Căn cứ chuyển nhượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
2. Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 55
Điều 55. Cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này tiến hành cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ phải được thực hiện dưới hình thức văn bản, được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (đối với trường hợp chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp)
Như vậy thì theo quy định của pháp luật việc chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp quyền sở hữu đã đứng tên khách hàng hơn nữa bạn và khách hàng chưa ký hợp đồng và khách hàng lại không muốn mua sản phẩm của công ty bạn nữa như vậy công ty bạn và khách hàng đó phải ra cơ quan Cục sở hữu trí tuệ để làm thủ tục chuyển nhượng lại quyền tác giả cho công ty bạn.
Trường hợp hợp họ không hợp tác trả lại thì bạn có thể khởi kiện tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức pháp lý có giá trị tương đương. Trường hợp hợp đồng vô hiệu hại bên sẽ hoàn trả những gì đã nhận của nhau
Theo quy định tại các Điều 122,127,137 Bộ luật dân sự
Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.
và khoản 2 Điều 122 bộ luật dân sự
Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691