ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2003/CT-UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 03 năm 2003 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ 26/2001/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Để thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 09-10-2001 về việc tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân và tinh thần của quyết định 17/1998/QĐ-TTg ngày 14-01-1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm của các cấp chính quyền đối với hoạt động của Hội Nông dân.
Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị như sau :
1. Thủ trưởng các sở - ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và xã- phường có đất sản xuất nông nghiệp, nơi có tổ chức Hội Nông dân các cấp có nhiệm vụ triển khai thực hiện nghiêm túc, có kết quả Chỉ thị 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chấn chỉnh và tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố. Khi soạn thảo các văn bản có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân phải tạo điều kiện để các cấp Hội Nông dân tham gia góp ý, thực hiện nghiêm Nghị quyết 18/NQ-TU ngày 08-8-1998 của Ban Thường vụ Thành ủy và các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác quy hoạch, đền bù, tái định cư.
2. Sở Tư pháp phối hợp với Hội Nông dân xây dựng chương trình phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân và tổ chức Hội Nông dân. Đặc biệt là phổ biến Luật Khiếu nại-Tố cáo, Luật đất đai, các quy định của pháp luật về quản lý đô thị, để nông dân hiểu rõ chủ trương chính sách, pháp luật, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân, góp phần giáo dục phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật, chủ động hạn chế phát sinh khiếu kiện, khiếu nại tố cáo từ cơ sở.
3. Ủy ban nhân dân các cấp, trụ sở tiếp công dân ở các địa phương khi có nông dân khiếu kiện thì mời Hội Nông dân cùng cấp để tiếp nông dân, nghe phản ánh tâm tư nguyện vọng, các đề nghị, kiến nghị của nông dân. Nếu vụ việc cần hòa giải thì Hội Nông dân cùng các ngành hữu quan chủ động tiếp nhận đơn hòa giải hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật. Khi giải quyết khiếu kiện có liên quan đến nông dân, các cấp chính quyền và sở-ngành đơn vị liên quan cần tham khảo ý kiến của Hội Nông dân về quan điểm xử lý. Các vụ việc mà Hội Nông dân chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền cần tập trung xử lý, giải quyết dứt điểm và có văn bản trả lời cho Hội Nông dân biết về cách giải quyết và quyết định của mình.
4. Giao cho Hội Nông dân các cấp trên địa bàn thành phố tham gia kiểm tra giám sát việc thi hành Luật Khiếu nại-Tố cáo; các văn bản chủ trương của Chính phủ và của Ủy ban nhân dân thành phố về chấn chỉnh tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố, Quy chế dân chủ ở nông thôn, xây dựng gia đình văn hóa, khu phố, ấp văn hóa.
5. Thanh tra thành phố thường xuyên phối hợp với Hội Nông dân để giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện của nông dân. Phối hợp tổ chức phúc tra các vụ việc mà Ủy ban nhân dân thành phố, quận huyện đề ra, thống nhất ý kiến đề xuất xử lý cụ thể. Có kế hoạch hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội để Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu kiện có hiệu quả.
6. Sở Tài chính-Vật giá và Ủy ban nhân dân quận, huyện có phương án hỗ trợ kinh phí từ ngân sách giúp cho Hội Nông dân thực hiện tốt các nhiệm vụ trên.
7. Sở Địa chính-Nhà đất phối hợp Hội Nông dân để giải quyết việc cấp giấy chủ quyền nhà ở, đất ở, đất nông nghiệp và các phần việc có liên quan đến lợi ích chính đáng hợp pháp của nông dân.
8. Thủ trưởng các sở-ngành, chính quyền các cấp của thành phố có trách nhiệm phối hợp Hội Nông dân cùng cấp thường xuyên tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết, nghiên cứu, chuyên đề nhằm rút kinh nghiệm, tăng cường thông tin lẫn nhau, làm tốt công tác tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo ở địa phương mình.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu thủ trưởng các sở-ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện phối với Hội Nông dân cùng cấp tổ chức thực hiện nội dung chỉ thị này./.
Nơi nhận : | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1 Quyết định 49/2016/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 855/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2016
- 3 Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4 Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1 Nghị quyết 32/2016/NQ-HĐND quy định mức chi thực hiện Quyết định 81/2014/QĐ-TTg về phối hợp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2 Quyết định 592/QĐ-UBND năm 2015 về kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân do tỉnh Bình Định ban hành
- 3 Chỉ thị 26/2001/CT-TTg về việc tạo điều kiện để Hội nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 17/1998/QĐ-TTg về trách nhiệm của các Bộ, các cấp chính quyền trong việc tạo điều kiện để các cấp Hội nông dân Việt Nam hoạt động của hiệu quả do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Nghị quyết 32/2016/NQ-HĐND quy định mức chi thực hiện Quyết định 81/2014/QĐ-TTg về phối hợp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2 Quyết định 592/QĐ-UBND năm 2015 về kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân do tỉnh Bình Định ban hành