ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-UBND | Phú Yên, ngày 20 tháng 3 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CỦA TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2016-2020
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước. Với sự tham gia hưởng ứng tích cực của các cấp, các ngành và đông đảo quần chúng nhân dân. Trong giai đoạn 2011-2015, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, sự chỉ đạo thường xuyên của UBND tỉnh, với sự nỗ lực liên tục, không ngừng của các cấp, các ngành, các hội đoàn thể và nhân dân trong tỉnh, mục tiêu giảm nghèo của tỉnh đã thu được những kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo cả tỉnh đã giảm từ 19,46% (đầu năm 2011), xuống còn 7,72 % (cuối năm 2015) đạt 118% Nghị quyết của HĐND tỉnh. Riêng năm 2016 đã có 6.525 hộ thoát nghèo; cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường, đời sống người dân không ngừng được cải thiện cả về sinh kế và tiếp cận các dịch vụ xã hội.
Tuy nhiên, công tác giảm nghèo đang còn nhiều khó khăn, thách thức, kết quả giảm nghèo chưa thật bền vững, nhất là trong điều kiện khi có thiên tai, bão lụt xảy ra; còn hơn 3.000 hộ nghèo đang phải sống trong nhà ở tạm bợ, tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi. Theo kết quả điều tra hộ nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh có 30.803 hộ, tỷ lệ hộ nghèo 12,62%, trong đó: hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có 6.940 hộ, chiếm tỷ lệ 48,83% so với tổng số hộ đồng bào DTTS; còn 676 hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công; cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành ở các cấp còn nhiều hạn chế; chưa khơi dậy được tiềm năng thế mạnh của địa phương, sự tham gia chủ động, tích cực, sáng tạo của người dân, của cộng đồng cùng nhau vươn lên thoát nghèo.
Để thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Đồng thời khắc phục những hạn chế, tồn tại trên, bên cạnh việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2016/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 của HĐND tỉnh Phú Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020). Trên cơ sở đó tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách, giải pháp giảm nghèo, phấn đấu hoàn thành mục tiêu về giảm tỷ lệ hộ nghèo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và trong các tầng lớp nhân dân về tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiều, mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo được sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả; phát động phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
2. Tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã, huyện, đặc biệt là các xã nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp huyện và xã, nhất là các xã nghèo, xã miền núi, xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Hàng năm tiến hành rà soát, phân loại hộ nghèo và chủ động xây dựng kế hoạch đề ra mục tiêu và triển khai thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo.
3. Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo; trong đó tập trung vào 3 nhóm chính sách: Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ gắn với tiêu chí nghèo đa chiều như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin; phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao.
4. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành và Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững nhằm cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020; từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong việc thụ hưởng dịch vụ công và phúc lợi xã hội, trong thu nhập và đời sống giữa thành thị và nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Đẩy mạnh công tác xóa nhà ở tạm cho hộ nghèo, phấn đấu cuối năm 2020 cơ bản không còn hộ nghèo có nhà ở tạm. Đa dạng hóa các phương thức huy động nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực huy động cộng đồng. Khảo sát, nghiên cứu đề xuất điều chỉnh mức hỗ trợ, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Điều tra, nắm chắc số hộ nghèo hiện không có đất ở hoặc đất ở quá chật hẹp không đủ theo mức tối thiểu, xây dựng phương án triển khai thực hiện.
5. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng ưu đãi và tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác gắn với chính sách khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật và nhân rộng mô hình giảm nghèo một cách có hiệu quả. Phấn đấu trên 90% hộ nghèo có nhu cầu vốn để phát triển sản xuất được xem xét cho vay ưu đãi.
6. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các huyện nghèo, xã nghèo (xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi) và thôn, buôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí, phần còn lại do nhân dân đóng góp (miễn, giảm đóng góp cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo). Trong quá trình triển khai cần thực hiện đúng nội dung danh mục đầu tư và các trình tự thủ tục theo quy định. Thực hiện phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở, tăng cường sự tham gia của người dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện chương trình. Gắn việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu với tạo công ăn việc làm cho người dân, đảm bảo mục tiêu “xã có công trình, dân có việc làm”.
7. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) tham gia tạo việc làm cho người nghèo, tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm trong nước hoặc xuất khẩu lao động. Khen thưởng, động viên kịp thời đối với những doanh nghiệp, doanh nhân có đóng góp tích cực trong công tác giảm nghèo. Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng.
- Tuyên truyền, vận động thành lập các hình thức liên kết tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ như: Thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, trên cơ sở nhu cầu và tự nguyện thành lập của các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong việc tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, thông qua đó liên kết, trao đổi, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vốn, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo.
8. Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình; tạo điều kiện để các tổ chức, đoàn thể, nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện. Đơn vị, địa phương nào để xảy ra hiện tượng tiêu cực, thất thoát lãng phí trong quản lý và sử dụng vốn của Chương trình, không hoàn thành kế hoạch được giao thì thủ trưởng đơn vị, địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 cấp tỉnh có trách nhiệm phân công các thành viên theo dõi, kiểm tra, đánh giá, chỉ đạo và có biện pháp hỗ trợ các địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao trong thực hiện Chương trình.
9. Nhiệm vụ cụ thể của một số sở, ngành như sau:
a) Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan truyền thông trong tỉnh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giảm nghèo, nhằm phát hiện những địa phương, tập thể, cá nhân, hộ gia đình nổi bật trong giảm nghèo bền vững, những gương điển hình, kinh nghiệm vươn lên thoát nghèo, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện công tác giảm nghèo. Tiếp tục triển khai mô hình “Cơ quan, đơn vị giúp đỡ xã, thôn khó khăn và cán bộ đảng viên giúp đỡ hộ nghèo” theo Kế hoạch số 68/KH-TU ngày 14/02/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
b) Ban Dân tộc tỉnh:
- Chủ trì rà soát, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, trình Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương phê duyệt danh sách các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư của Chương trình 135;
- Tập trung rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan đến vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số;
- Tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình trên địa bàn các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn; thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi do Ban Dân tộc quản lý.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng thống nhất cơ chế thực hiện ở các tiểu dự án và dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
d) Sở Thông tin và Truyền thông: Định hướng các cơ quan báo chí, thực hiện chỉ đạo hệ thống đài truyền thanh cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác giảm nghèo; tuyên truyền các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả về giảm nghèo; thực hiện giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của người dân.
đ) Sở Y tế: Thực hiện cơ chế hỗ trợ, chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo, cận nghèo nhằm tạo điều kiện để nhóm đối tượng này tiếp cận các dịch vụ về y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, tăng độ bao phủ tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh.
e) Sở Giáo dục và Đào tạo: Thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo đối với học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định nhằm tăng tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi theo từng cấp học, giảm tỷ lệ bỏ học, lưu ban.
g) Sở Xây dựng: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về nhà ở để hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở, tăng tỷ lệ người dân có nhà ở đảm bảo về diện tích và chất lượng.
h) Sở Tư pháp: Chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý, nâng cao chất lượng vụ việc và tăng cường truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa bàn nơi có người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người được trợ giúp pháp lý khác…sinh sống theo quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, buôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình.
i) Sở Nội vụ: Chủ trì thực hiện chính sách khuyến khích trí thức trẻ tình nguyện về công tác tại các xã, huyện nghèo.
k) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, cân đối, bố trí vốn, thẩm định nguồn vốn đầu tư Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm tổng hợp chung 02 Chương trình và tham mưu Trưởng ban Chỉ đạo ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan chủ trì trong việc quản lý và tổ chức thực hiện dự án thành phần (Chương trình 135) thuộc chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
l) Sở Tài chính:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn cho Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát các quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình, để hướng dẫn và kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp.
m) Các sở, ngành liên quan được phân công thực hiện các chính sách giảm nghèo theo Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2016 của UBND tỉnh triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên, chịu trách nhiệm rà soát, xây dựng, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo gắn với chính sách, chương trình và kế hoạch phát triển của sở, ngành; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện ở cơ sở.
10. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:
- Tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ này trên địa bàn;
- Nghiên cứu đề xuất với cấp ủy đảng xây dựng Nghị quyết chuyên đề về công tác giảm nghèo để tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ này trên địa bàn, quyết tâm hoàn thành mục tiêu giảm nghèo hàng năm theo chỉ tiêu kế hoạch UBND tỉnh giao. Chỉ đạo rà soát, đánh giá tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020 nhằm xây dựng khả năng thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn. Hàng năm xây dựng kế hoạch chi tiết, đề xuất các biện pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giảm nghèo, chống bệnh thành tích, phản ánh không đúng thực trạng hộ nghèo của địa phương, cơ sở; hướng dẫn UBND cấp xã xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia trung hạn và hằng năm theo hướng dẫn; đề ra mục tiêu phấn đấu và biện pháp thực hiện, đảm bảo sát đúng nhu cầu thiếu hụt của người nghèo. Quyết tâm hoàn thành mục tiêu giảm nghèo hằng năm theo chỉ tiêu kế hoạch UBND tỉnh giao;
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng thành lập một Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 các cấp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã làm Trưởng ban theo Quyết định số 342/QĐ-UBND ngày 16/02/2017 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 tỉnh Phú Yên; quy định tại Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Nghiên cứu, thực hiện giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân trên địa bàn; tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về mục đích, ý nghĩa việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các chính sách, dự án và toàn bộ hoạt động của các chương trình;
- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và tránh thất thoát; đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn; huy động, tạo nguồn nội lực tại chỗ; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong chỉ đạo thực hiện;
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình giảm nghèo về Ban Chỉ đạo tỉnh.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị- xã hội của tỉnh: Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến, Tỉnh Đoàn; Liên minh Hợp tác xã, các tổ chức xã hội phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp tích cực vận động gây Quỹ “Vì người nghèo” để thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với người nghèo, nhất là hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Triển khai Chương trình phối hợp với UBND tỉnh về thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh theo Nghị quyết liên tịch số 88/NQLT/CP-ĐCTUBTWWMTTQVN ngày 07 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ-Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
12. Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức liên quan có trách nhiệm thực hiện các nội dung được giao.
13. Giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 có trách nhiệm giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hằng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại địa phương, đơn vị mình trên tinh thần cụ thể hóa những nội dung của Chỉ thị này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 07/2017/NQ-HĐND Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2 Quyết định 397/QĐ-UBND Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2017
- 3 Nghị quyết 29/2017/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
- 4 Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020
- 5 Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 6 Quyết định 135/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020
- 7 Chỉ thị 01/CT-TTg năm 2017 về tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020
- 9 Quyết định 41/2016/QĐ-TTg Quy chế quản lý, điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Nghị quyết liên tịch 88/NQLT/CP-ĐCTUBTWMTTQVN năm 2016 phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh do Chính phủ - Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 11 Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2016 triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 12 Quyết định 32/2016/QĐ-TTg chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Nghị quyết 42/2016/NQ-HĐND về Chương trình Giảm nghèo bền vững tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020
- 14 Quyết định 45/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016–2020
- 1 Quyết định 45/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016–2020
- 2 Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 3 Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020
- 4 Nghị quyết 29/2017/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
- 5 Quyết định 135/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020
- 6 Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020
- 7 Quyết định 397/QĐ-UBND Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2017
- 8 Nghị quyết 07/2017/NQ-HĐND Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn