- 1 Luật giao thông đường bộ 2008
- 2 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- 4 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019
- 5 Công văn 560/TTg-CN năm 2019 về khẩn trương thực hiện biện pháp ngăn chặn tai nạn giao thông do uống rượu, bia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-UBND | Cần Thơ, ngày 15 tháng 7 năm 2019 |
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TAI NẠN GIAO THÔNG DO UỐNG RƯỢU, BIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Trong thời gian qua, tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ trên cả nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng diễn biến phức tạp, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông do lái xe vi phạm rất nghiêm trọng quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện, làm chết và bị thương nhiều người.
Nhằm thực hiện có hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương thực hiện các biện pháp ngăn chặn tai nạn giao thông do uống rượu, bia tại Công văn số 560/TTg-CN ngày 10 tháng 5 năm 2019, để đạt mục tiêu giảm từ 5% đến 10% số vụ, số người chết và số người bị thương theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung sau:
1. Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, tổ chức hội đoàn thể, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và Ủy ban nhan dân các xã, phường, thị trấn:
a) Tổ chức quán triệt và yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn thành phố “không uống rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực và không lái xe khi đã uống rượu, bia”.
b) Bổ sung vào nội quy, quy chế làm việc và quy chế đánh giá hoàn thành nhiệm vụ cuối năm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn thành phố, đưa nội dung quy định “không uống rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực và không lái xe khi đã uống rượu, bia”.
c) Xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức vi phạm và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố nếu để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang, người lao động của đơn vị mình vi phạm quy định “không uống rượu, bia, trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực và không lái xe khi đã uống rượu, bia”.
2. Ban An toàn giao thông thành phố:
a) Chủ động phối hợp với Ban An toàn giao thông quận, huyện, thành viên Ban An toàn giao thông và các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia để người dân hiểu được tác hại, ảnh hưởng của rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông; hiểu rõ được tính nguy hiểm, hậu quả của việc điều khiển phương tiện giao thông trong khi nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép, đồng thời tuyên truyền mức xử phạt đối với những vi phạm nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong cộng đồng.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng hình ảnh trực quan tại các bến xe, đơn vị kinh doanh vận tải, phát động các doanh nghiệp dán thông điệp “Đã uống rượu, bia
- Không lái xe” lên các phương tiện kinh doanh vận tải; Nghiên cứu lắp đặt các pano tuyên truyền về hậu quả sử dụng rượu bia khi lái xe tại các tuyến đường có nguy cơ xảy cao ra tai nạn giao thông, như Quốc lộ 1, 91, 91B, 80, Nam Sông Hậu,…
3. Sở Giao thông vận tải:
a) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp Cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra người điều khiển phương tiện trước khi xuất bến tại các bến xe, đầu nguồn hàng; xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp vi phạm về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép.
b) Hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải rà soát, xây dựng và thực hiện nghiêm quy trình đảm bảo an toàn quy định tại Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, nhằm giám sát, kiểm tra nồng độ cồn của lái xe trước khi giao nhiệm vụ vận chuyển.
4. Công an thành phố:
a) Tăng cường công tác tuần tra, phát hiện, xử lý nghiêm hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; tập trung mở đợt cao điểm ra quân kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm đối với các tài xế điều khiển phương tiện vận tải có trọng tải lớn, xe container, các phương tiện vận tải khách vi phạm quy định về ma túy và nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; cương quyết xử lý, trấn áp các hành vi chống đối lực lượng thi hành công vụ.
b) Nghiên cứu và thông báo cho phép các cơ quan, đơn vị, tổ chức và mọi cá nhân được phép ghi hình và gửi đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông theo đúng quy định của pháp luật.
c) Bảo đảm các điều kiện trang thiết bị, vật dụng phục vụ công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn và chất ma túy; chủ động phối hợp với cơ quan báo chí để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm quy định pháp luật và ủng hộ lực lượng chức năng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng cường tuyên truyền trực quan, sử dụng pano, áp phích, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, triển lãm tranh ảnh và các hội thi; tổ chức và tuyên truyền từ các cuộc vận động sáng tác âm nhạc, phim ảnh, văn học nghệ thuật về tác hại của rượu bia đối với an toàn giao thông.
6. Sở Y tế: Chủ trì phối hợp với Công an thành phố tuyên truyền các văn bản quy định về việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; tăng cường tập huấn phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu ban đầu người bị tai nạn giao thông cho đội ngũ lái xe taxi, xe chở khách và tình nguyện viên. Chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng công tác khám sức khỏe đối với lái xe cơ giới đường bộ đúng quy định. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong tổ chức thực hiện.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp các sở, ngành có liên quan tăng cường tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong xã hội về đạo đức, lối sống văn hóa khi tham gia giao thông, đặc biệt thông điệp “Đã uống rượu bia - Không lái xe”; nêu gương người tốt, việc tốt đối những tập thể, cá nhân điển hình trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông; lên án phê bình những tập thể, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn giao thông…
8. Sở Nội vụ: Tăng cường công tác kiểm tra công vụ; phối hợp với Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, thường xuyên báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi, chỉ đạo.
9. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Cần Thơ: Tăng cường công tác tuyên truyền, tăng thời lượng phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy định có liên quan về chính sách, pháp luật và tác hại của việc sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Cần Thơ, Liên đoàn Lao động thành phố, Hội Chữ thập đỏ thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Hội Cựu chiến binh thành phố, Hội Nông dân thành phố: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông để nâng cao ý thức tự giác chấp hành Luật giao thông, thực hiện thông điệp “Đã uống rượu bia - Không lái xe”, tập trung tuyên truyền mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ, tuyên truyền đến tận cơ sở, xã, phường, thị trấn, các khu dân cư, nhà trọ, khu công nghiệp, địa bàn nông thôn, đoàn viên, hội viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, người lao động; Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông vào sinh hoạt định kỳ của các tổ chức, đoàn thể và việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông vào tiêu chí để bình xét thi đua cuối năm.
11. Đề nghị các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố, Hội Doanh nhân trẻ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ: Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, tác hại của việc sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông cho các hội viên, nhân viên, công nhân đang làm việc tại các tổ chức thành viên.
12. Chủ tịch UBND quận, huyện:
a) Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự ATGT, chú trọng xử lý những hành vi vi phạm về nồng độ cồn, chất kích thích đối với người điều khiển phương tiện giao thông.
b) Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân chấp hành quy định pháp luật về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông, thực hiện thông điệp “Đã uống rượu bia - Không lái xe”, tập trung tuyên truyền mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
Yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện Chỉ thị này, đồng thời, báo cáo kết quả triển khai thực hiện gửi về Ban An toàn giao thông thành phố để tổng hợp phục vụ Hội nghị sơ kết, tổng kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông thành phố. Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ở các sở, ngành, các địa phương./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 2377/KH-UBND năm 2019 về ứng phó tai nạn giao thông đường bộ - đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2 Kế hoạch 1176/KH-UBND năm 2019 thực hiện giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 3 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019
- 4 Công văn 560/TTg-CN năm 2019 về khẩn trương thực hiện biện pháp ngăn chặn tai nạn giao thông do uống rượu, bia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Chỉ thị 27/CT-UBND về tăng cường biện pháp ngăn chặn tai nạn giao thông tăng cao trên địa bàn thành phố trong những tháng cuối năm 2016 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- 7 Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2015 tăng cường thực hiện giải pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế tai nạn giao thông do xe mô tô, xe gắn máy gây ra trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9 Kế hoạch 1370/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg về tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải do tỉnh Hà Nam ban hành
- 10 Luật giao thông đường bộ 2008
- 11 Chỉ thị 16/2004/CT-UB về tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP về giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 1 Nghị quyết 40/2003/NQ-HĐND.KVI về giải pháp kìm hãm, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và duy trì, bảo đảm trật tự giao thông trong năm 2003 và các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2015 tăng cường thực hiện giải pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế tai nạn giao thông do xe mô tô, xe gắn máy gây ra trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3 Kế hoạch 1370/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg về tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải do tỉnh Hà Nam ban hành
- 4 Chỉ thị 16/2004/CT-UB về tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP về giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 5 Chỉ thị 05/2003/CT-UB về triển khai Chỉ thị 04/2003/CT-TTg do tỉnh Thái Bình ban hành
- 6 Chỉ thị 27/CT-UBND về tăng cường biện pháp ngăn chặn tai nạn giao thông tăng cao trên địa bàn thành phố trong những tháng cuối năm 2016 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 7 Kế hoạch 1176/KH-UBND năm 2019 thực hiện giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 8 Kế hoạch 2377/KH-UBND năm 2019 về ứng phó tai nạn giao thông đường bộ - đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 9 Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường giải pháp cấp bách nhằm kéo giảm tai nạn giao thông từ nay đến cuối năm 2022 do thành phố Cần Thơ ban hành