ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2014/CT-UBND | Bà Rịa, ngày 11 tháng 9 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Kể từ khi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2010 có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành từ cấp tỉnh đến cấp huyện triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm đưa nội dung Luật đến với cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao nhận thức về công tác bồi thường của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói riêng và các tầng lớp nhân dân nói chung. Tuy nhiên, qua 04 năm triển khai và thi hành Luật, việc tuyên truyền, phổ biến Luật tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn chưa đi vào chiều sâu, còn tổ chức lồng ghép với những nội dung khác; chưa thống nhất được đầu mối quản lý và theo dõi công tác bồi thường của cơ quan, đơn vị mình; sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh chưa chặt chẽ, điều này gây khó khăn trong việc quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
Nhằm tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, nâng cao một bước nhận thức và ý thức trách nhiệm của người thi hành công vụ, thống nhất được đầu mối quản lý nhà nước về công tác bồi thường, bảo đảm cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện tốt nhiệm vụ giải quyết bồi thường theo đúng quy định; kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Sở Tư pháp:
a) Tổ chức triển khai, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan bằng các hình thức và biện pháp thích hợp để cán bộ, công chức hiểu rõ, thực thi nghiêm Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, các quy định liên quan đến hoạt động của cán bộ, công chức; nâng cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh trong thực thi công vụ, ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Nhà nước trong phạm vi địa phương, đơn vị theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ; Thông tư số 03/2013/TT-BTP và các văn bản hướng dẫn khác liên quan tới công tác bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính cụ thể như sau: xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường; hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường; cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của người bị thiệt hại; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường; thống kê số liệu, tổng hợp, báo cáo công tác bồi thường và thực hiện những nhiệm vụ khác liên quan đến công tác bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Sở Nội vụ:
a) Phối hợp với Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí biên chế thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định tại Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT-BTP-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2011 của liên Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ về hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện về bồi thường nhà nước.
b) Kiểm tra việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh.
c) Phối hợp với Sở Tư pháp hàng năm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thống kê, tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức được giao thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Nhà nước.
3. Sở Tài chính:
a) Phối hợp với các sở, ban, ngành lập dự toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và tổng hợp trong dự toán ngân sách địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân xem xét, phê chuẩn theo hướng dẫn của liên Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp tại Thông tư liên tịch số 71/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 09 tháng 5 năm 2012 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
b) Phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra việc giải quyết bồi thường của Nhà nước; theo dõi, đôn đốc việc chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả của cán bộ, công chức, viên chức đối với cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức triển khai, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan cho cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
b) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ nhằm không để xảy ra các hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức.
c) Phân công cán bộ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác giải quyết bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của công chức, viên chức thuộc phạm vi thẩm quyền.
d) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Nhà nước tại địa phương.
e) Định kỳ 6 tháng, 01 năm thống kê số liệu, báo cáo đánh giá việc thực hiện bồi thường của Nhà nước trong phạm vi do mình quản lý gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu:
Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện việc triển khai, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan thông qua phương tiện thông tin đại chúng; sắp xếp thời lượng, bố trí chuyên trang, chuyên mục về pháp luật hợp lý, phát sóng vào khung giờ phù hợp nhằm phát huy hiệu quả việc tuyên truyền về pháp luật bồi thường của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Tổ chức triển khai, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan cho cán bộ, công chức, đơn vị, cơ quan thuộc phạm vi quản lý.
b) Thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định tại các khoản 2, 3, 6, 7 và 8 Điều 21 của Nghị định số 16/2010/NĐ-CP , Thông tư số 03/2013/TT-BTP .
b) Chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) trình Bộ Nội vụ bố trí biên chế thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định tại Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT-BTP-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2011 của liên Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ về hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện về bồi thường nhà nước.
c) Xác định cơ quan có trách nhiệm thực hiện bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường của các đơn vị do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trực tiếp quản lý và Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc địa bàn.
d) Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Nhà nước tại địa phương.
g) Định kỳ 6 tháng, 01 năm thống kê số liệu, báo cáo đánh giá việc thực hiện bồi thường nhà nước trong phạm vi do mình quản lý, gửi Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
a) Tổ chức thực hiện việc bồi thường Nhà nước theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện trách nhiệm hoàn trả của cán bộ, công chức.
c) Báo cáo tình hình thực hiện chi trả bồi thường, trách nhiệm hoàn trả trong từng trường hợp cụ thể hoặc theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
8. Tổ chức thực hiện:
Trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh bằng văn bản về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giải quyết.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1413/QĐ-UBND năm 2019 bổ sung Điều 1 Quyết định 391/QĐ-UBND về Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 2 Quyết định 2383/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016
- 3 Quyết định 2383/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016
- 1 Quyết định 881/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai công tác bồi thường của nhà nước năm 2016 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Kế hoạch 297/KH-UBND thực hiện công tác bồi thường của nhà nước năm 2016 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 3 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2015 tăng cường thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường của nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 4 Quyết định 1482/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5 Quyết định 1880/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện công tác trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 6 Chỉ thị 03/2014/CT-UBND tăng cường thực hiện Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 7 Quyết định 2488/2013/QĐ-UBND về đơn giá bồi thường nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 8 Thông tư 03/2013/TT-BTP hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 9 Thông tư liên tịch 71/2012/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 10 Thông tư liên tịch 18/2011/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện về bồi thường nhà nước do Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 11 Nghị định 16/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
- 12 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009
- 1 Quyết định 881/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai công tác bồi thường của nhà nước năm 2016 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Kế hoạch 297/KH-UBND thực hiện công tác bồi thường của nhà nước năm 2016 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 3 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2015 tăng cường thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường của nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 4 Quyết định 1482/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5 Quyết định 1880/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện công tác trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 6 Chỉ thị 03/2014/CT-UBND tăng cường thực hiện Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 7 Quyết định 2488/2013/QĐ-UBND về đơn giá bồi thường nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn