- 1 Luật Hải quan sửa đổi 2005
- 2 Luật Hải quan 2001
- 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 4 Nghị định 24/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 5 Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- 6 Thông tư 64/2011/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 19/2011/QĐ-TTg về thí điểm tiếp nhận bản khai hàng hóa, chứng từ khác có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh do Bộ Tài chính ban hành
- 7 Quyết định 1870/QĐ-TCHQ năm 2011 về bản hướng dẫn thí điểm thực hiện tiếp nhận bản khai hàng hóa, chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập, xuất cảnh do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 8 Quyết định 2699/QĐ-BTC năm 2011 về Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9 Luật Hải quan 2014
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11384/BTC-TCHQ | Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2014 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 23/3/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg về việc thí điểm thực hiện tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh. Sau hơn 03 năm thực hiện, Bộ Tài chính xin báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ như sau:
I. Kết quả thực hiện:
1. Về xây dựng văn bản hướng dẫn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg, để triển khai thực hiện, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản hướng dẫn gồm:
- Thông tư số 64/2011/TT-BTC ngày 13/05/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg ngày 23/03/2011;
- Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 1870/2011/QĐ-TCHQ ngày 28/09/2011 hướng dẫn thí điểm thực hiện tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh;
- Ngoài ra, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã ban hành một số văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể cho người khai hải quan và cơ quan Hải quan có liên quan;
2. Về xây dựng hệ thống công nghệ thông tin
- Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã tổ chức khảo sát về kỹ thuật và nghiệp vụ đối với các hãng tàu có lưu lượng vận chuyển hàng hóa lớn, tham gia hoạt động xuất nhập cảnh tại Việt Nam, đồng thời khảo sát yêu cầu nghiệp vụ tại Tổng cục và 04 Cục Hải quan có lưu lượng tàu biển xuất nhập cảnh lớn là TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu. Kết quả khảo sát được tổng hợp, đánh giá và là căn cứ quan trọng để xây dựng lên tài liệu phân tích yêu cầu người sử dụng cũng như tài liệu thiết kế hệ thống.
- Sau khi lựa chọn công nghệ, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tổ chức thiết kế, xây dựng hệ thống.
Từ cuối năm 2012 đưa hệ thống vào vận hành thử nghiệm việc kết nối kỹ thuật với 07 hãng tàu tham gia thí điểm bao gồm MOL, CMA-CGM, OOCL, YANGMING, WANHAI, EVERGREEN, MERSK- LINE;
- Từ ngày 15 tháng 8/2013, sau khi hoàn thiện giai đoạn thử nghiệm Hệ thống, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã triển khai e-manifest cho toàn bộ hãng tàu, đại lý hãng tàu, công ty giao nhận (sau đây gọi tắt là người khai hải quan) trên phạm vi 09 tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm.
3. Về công tác tập huấn, đào tạo cho người khai hải quan
- Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã tổ chức các đoàn công tác làm việc trực tiếp tại trụ sở các hãng tàu lớn để tìm hiểu, trao đổi và giúp đỡ các hãng tàu trong việc xây dựng, chuyển đổi chuẩn dữ liệu phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống;
- Trong giai đoạn thí điểm, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) cử cán bộ thường xuyên hỗ trợ xử lý vướng mắc của người khai hải quan tại trụ sở chi cục hải quan và trực tiếp tại trụ sở của người khai;
- Tổ chức các buổi hội nghị, hướng dẫn, đào tạo tập huấn người khai hải quan về kỹ thuật, nghiệp vụ hệ thống e.manifest.
4. Công tác hỗ trợ người khai hải quan
Giai đoạn triển khai mở rộng, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã bố trí bộ phận hỗ trợ trực tiếp (Help-desk) thường xuyên hỗ trợ kỹ thuật vận hành và xử lý vướng mắc của người khai hải quan theo địa chỉ email và đường điện thoại riêng tại Tổng cục. Ngoài ra các tổ triển khai e.manifest tại các địa phương cũng chủ động tham gia hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp.
5. Kết quả cụ thể
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg, ngay sau khi hoàn thiện phần mềm công nghệ thông tin, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã lựa chọn đối tượng tham gia thí điểm theo 02 giai đoạn:
i) Từ tháng 4/2013 tiến hành triển khai cho 07 hãng tàu có lưu lượng chuyên chở hàng hóa lớn tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh gồm các hãng sau: MOL, CMA-CGM, OOCL, YANGMING, WANHAI, EVERGREEN, MERSK- LINE;
Đây là những Hãng tàu tại Việt Nam có lưu lượng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, hạ tầng công nghệ thông tin phát triển. Nhận thức được lợi ích khi tham gia e.manifest, các Hãng tàu này đã đăng ký tự nguyện tham gia thực hiện thí điểm.
(ii) Từ ngày 15/8/2013 đã mở rộng triển khai đến tất cả các hãng tàu, đại lý hãng tàu, công ty giao nhận tại 09 Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm. Đến ngày 01/08/2014, kết quả cụ thể như sau:
- Hãng tàu đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh: 43 hãng;
- Đại lý hãng tàu đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh: 406 đại lý;
- Công ty giao nhận đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh: 1462 công ty;
- Số lượng tàu làm thủ tục hải quan điện tử: 3637 tàu;
- Số lượt làm thủ tục theo hình thức thủ tục hải quan điện tử (số bộ hồ sơ): 21.599 bộ.
Với số lượng người khai hải quan (Hãng tàu, Đại lý Hãng tàu, các Công ty giao nhận) tham gia với số lượng ngày càng tăng, kết quả triển khai thí điểm được đánh giá cao, giảm chi phí và thời gian khi làm thủ tục hải quan cho phương tiện vận tải tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh.
6. Đánh giá tổng kết
Ngày 28/11/2013 tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg với sự tham gia của các hãng tàu, đại lý hãng tàu, công ty giao nhận, các đơn vị Hải quan tham gia thí điểm. Tại Hội nghị, các đơn vị tham gia đánh giá cao kết quả thực hiện thí điểm, giảm chi phí và thời gian khi làm thủ tục hải quan cho phương tiện vận tải tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh. Một số vướng mắc (chủ yếu tập trung vào vận hành hệ thống công nghệ thông tin khai báo) đã được Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) xử lý bằng văn bản và nâng cấp hệ thống, đến nay việc khai báo, vận hành và xử lý đã đi vào ổn định.
II. Khó khăn, vướng mắc:
Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành đến hết năm 2012, sau đó phải sơ kết, tổng kết đánh giá nhằm bổ sung, đề xuất thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, xây dựng dự án, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) gặp một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, dẫn đến kéo dài thời gian thí điểm, cụ thể:
1. Lý do khách quan
1.1. Khó khăn trong việc hỗ trợ, kết nối hệ thống Hải quan với hệ thống công nghệ thông tin của hãng tàu ở nước ngoài:
Tại Việt Nam, hầu hết các hãng tàu chỉ có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, chịu trách nhiệm làm thủ tục, khai báo thông tin tới các cơ quan Hải quan, còn trụ sở các hãng tàu mẹ đều nằm ở nước ngoài. Việc trao đổi thông tin, thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối với hệ thống công nghệ thông tin của Hải quan Việt Nam thì các đại lý hoặc chi nhánh tại Việt Nam không chủ động thực hiện được mà tất cả đều phải thông qua bộ phận quản lý hệ thống công nghệ thông tin tại nước ngoài. Do vậy mỗi hãng tàu cũng mất đến khoảng 03-06 tháng để điều chỉnh hệ thống.
1.2. Các yếu tố tác động bên ngoài có liên quan
Thời gian xây dựng và triển khai hệ thống e.manifest được thực hiện cùng thời điểm với việc triển khai các hệ thống công nghệ thông tin lớn của ngành Hải quan, đặc biệt là hệ thống VNACCS/VCIS và hệ thống một cửa quốc gia. Theo kế hoạch, dự kiến hệ thống VNACCS sẽ bắt đầu triển khai từ tháng 4/2014 tuy nhiên để triển khai rộng VNACCS cần có thời gian từ 06 tháng đến 01 năm. Do đó việc triển khai dự án e.manifest sẽ phục vụ các nội dung quản lý nghiệp vụ (như quản lý rủi ro, phân luồng hàng hóa, kiểm tra sau thông quan,...) trong các năm 2012, 2013, 2014. Mặt khác cơ quan Hải quan cũng phải nghiên cứu, lựa chọn phương án kỹ thuật tối ưu cho hệ thống e.manifest, giảm thiểu việc phải thay đổi và ảnh hưởng đến hệ thống công nghệ thông tin của người khai hải quan khi tham gia kết nối với nhiều hệ thống quản lý nghiệp vụ của cơ quan Hải quan. Đến thời điểm tháng 8/2012 phía Nhật Bản và Hải quan Việt Nam hoàn thành xong thiết kế chi tiết hệ thống VNACCS/VCIS, do vậy tăng thêm thời gian nghiên cứu để đưa ra phương án tối ưu.
1.3. Các bước thủ tục đầu tư dự án e.manifest
Để triển khai dự án e.manifest cần thực hiện các công việc thuộc giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thực hiện đầu tư theo quy định tại Nghị định 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và Quyết định số 2699/QĐ-BTC ngày 10/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản lý dự án đầu tư công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính. Thời điểm thực hiện các bước của quá trình chuẩn bị đầu tư dự án thì chưa có quy trình, hướng dẫn của Bộ Tài chính để thực hiện, do vậy thời gian thực hiện thủ tục đầu tư bị kéo dài, cụ thể là:
- Nghị định 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước quy định trình tự đầu tư dự án bao gồm 03 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư, đưa vào khai thác sử dụng.
- Quyết định 19/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh ban hành vào ngày 23/03/2011 quy định giai đoạn 2011-2012 thực hiện thí điểm tại Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên vào thời điểm đó chưa có các văn bản quy trình, hướng dẫn của Bộ Tài chính để thực hiện;
- Trên cơ sở nội dung hướng dẫn trong Quyết định 2699/2011/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Quy chế quản lý dự án đầu tư công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính ngày 10/11/2011 hướng dẫn thực hiện Nghị định 102/2009/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan đã tiến hành các nội dung công việc sau để kịp thời hoàn thiện các bước của quy trình đầu tư xây dựng dự án:
+ Tổ chức khảo sát thực tế việc tiếp nhận, khai báo và xử lý thông tin manifest đang thực hiện tại các hãng tàu lớn bao gồm Evergreen, Wanhai, MearskLine, OOCL, MOL... (từ ngày 6/6/2011 - 9/6/2011 tại trụ sở các hãng tàu);
+ Trên cơ sở thông tin khảo sát, Tổng cục Hải quan đã ban hành quyết định phê duyệt Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng hệ thống e-Manifest (Quyết định 1341/QĐ-TCHQ ngày 20/7/2011);
+ Từ tháng 7/2011, Tổ xây dựng và lập dự án ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án e- Manifest và được Tổng cục Hải quan phê duyệt theo Quyết định 852/QĐ-TCHQ ngày 18/4/2012;
+ Ngày 23/7/2012, Tổng cục Hải quan phê duyệt thiết kế thi công và tổng dự toán dự án E-Manifest theo Quyết định 1636/QĐ-TCHQ;
+ Tổng cục Hải quan phê duyệt Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu dự án E-Manifest vào ngày 29/8/2012 (Quyết định số 1899/QĐ-TCHQ);
+ Ký hợp đồng kinh tế giữa Tổng cục Hải quan và Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel vào ngày 30/10/2012 xây dựng dự án E-manifest. Thời gian thực hiện hợp đồng trong vòng 10 tháng;
Trong quá trình thực hiện các bước đầu tư theo quy định, mặc dù Tổng cục Hải quan đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Tài chính (Cục Tin học Thống kê Tài chính, Vụ Tài vụ Quản trị...) nhưng quá trình thẩm định hồ sơ dự án phải nhiều lần bổ sung, điều chỉnh... Quá trình thực hiện các thủ tục đấu thầu cũng không thể rút ngắn hơn dù Tổng cục Hải quan đã trình và được phê duyệt chủ trương thực hiện theo phương án chỉ định thầu (nhà thầu Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel).
2. Lý do chủ quan
- Chuẩn dữ liệu sử dụng tiếp nhận thông tin bản khai hàng hóa của hệ thống là chuẩn UN/EDI FACT EDI CUSCAR D95B. Chuẩn dữ liệu này được xây dựng theo khuyến nghị của Hiệp hội tiêu chuẩn thông điệp của Liên hiệp quốc (UNSM). Do tài liệu về EDI hầu như không có, chủ yếu trên internet và trình độ của các cán bộ công nghệ thông tin có những hạn chế nhất định nên việc nghiên cứu, tiếp cận chuẩn dữ liệu này gặp nhiều khó khăn.
- Khi xây dựng hệ thống, cán bộ công nghệ thông tin của phía Hải quan phải làm việc, trao đổi và kết nối thử nghiệm với cán bộ công nghệ thông tin và hệ thống của hãng tàu ở nước ngoài. Những rào cản về mặt ngôn ngữ, thời gian làm việc... cũng là một nguyên nhân khiến cho quá trình thống nhất, thử nghiệm kỹ thuật kéo dài hơn dự kiến.
- Quy trình nghiệp vụ do Tổng cục Hải quan hướng dẫn mới chỉ trong phạm vi quy trình thực hiện cho cán bộ hải quan mà chưa có quy trình cho người khai. Việc tạo lập hồ sơ, dữ liệu điện tử tàu biển còn liên quan đến nhiều nghiệp vụ về vận tải ngoại thương, giao nhận... và các thông lệ quốc tế nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể.
- Các đại lý hãng tàu, công ty giao nhận... hoạt động tại Việt Nam trước đây hoàn toàn thực hiện việc khai báo thủ công, chưa từng thực hiện việc điện tử hóa quy trình thủ tục. Do vậy khi đưa vào áp dụng triển khai các đại lý hãng tàu, công ty giao nhận còn gặp khó khăn, bỡ ngỡ trong giai đoạn đầu. Việc này cũng làm gia tăng khối lượng công việc về đào tạo, tập huấn cho người khai hải quan, kéo dài thời gian thực hiện thí điểm.
Với những lý do trên, đến ngày 15/8/2013, Tổng cục Hải quan mới triển khai thí điểm trên địa bàn 09 tỉnh, thành phố cho tất cả các Hãng tàu, đại lý hãng tàu và công ty giao nhận.
III. Xây dựng văn bản thay thế Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg
Trên cơ sở kết quả thí điểm, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan dự thảo văn bản thay thế Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg. Ngày 23/01/2014, Bộ Tài chính có công văn số 1194/BTC-TCHQ xin ý kiến tham gia các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đến ngày 10/3/2014, TCHQ nhận được ý kiến của các Bộ Giao thông vận tải, Công an, Công Thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn (TCHQ không nhận được ý kiến tham gia của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế). Theo đó, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an nhất trí hoàn toàn dự thảo, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có ý kiến tham gia (chi tiết theo Bảng tổng hợp đính kèm).
Sau khi tổng hợp ý kiến các Bộ, ngành, ngày 28/4/2014, Bộ Tài chính ban hành văn bản số 5562/BTC-TCHQ gửi Bộ Tư pháp để thẩm định. Ngày 01/7/2014, Bộ Tư pháp có văn bản số 138/BTP-PLQT về việc thẩm định dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thay thế Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg. Ngoài các ý kiến thẩm định chung, trong văn bản số 138/BTP-PLQT dẫn trên, về sự cần thiết ban hành văn bản, Bộ Tư pháp có ý kiến: "Quyết định 19/2011/QĐ-TTg ngày 06/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thực hiện thủ tục hải quan đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh có thời gian thực hiện từ năm 2011 đến 2012. Vì vậy, đến nay đã hết hạn thực hiện thí điểm nên cần phải tiến hành đánh giá, tổng kết quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Quyết định. Trường hợp chuyển cơ chế thí điểm thành chính thức thì cần xem xét cơ sở pháp lý để ban hành, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật.
Dự thảo Quyết định được ban hành trên cơ sở Luật Hải quan năm 2011 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005. Tuy nhiên, các văn bản nói trên sẽ được thay thế bởi Luật Hải quan năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Do đó, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc lùi thời điểm ban hành văn bản này đến khi Luật Hải quan 2014 có hiệu lực.
Về hình thức của văn bản: Bộ Tư pháp nhận thấy dự thảo có nội dung về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải (tàu biển, tàu bay). Theo quy định tại khoản 3 Điều 68 của Luật Hải quan 2014 thì "Chính phủ quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải. Do đó, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc đưa các nội dung này vào văn bản do Chính phủ ban hành. "
IV. Đề xuất của Bộ Tài chính
Tiếp thu ý kiến nêu trên của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính xin đề xuất với Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Về hình thức văn bản, đề xuất đưa nội dung quy định về thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển, tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh vào Nghị định hướng dẫn Luật Hải quan năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/20157
2. Trước mắt, để có đủ cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển, tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg cho đến khi Nghị định hướng dẫn Luật Hải quan có hiệu lực thi hành.
Bộ Tài chính xin báo cáo và đề xuất nội dung trên, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
TỔNG HỢP Ý KIẾN CÁC BỘ VỀ DỰ THẢO TỜ TRÌNH THỦ TƯỚNG VÀ QUYẾT ĐỊNH THAY THẾ QUYẾT ĐỊNH SỐ 19/2011/QĐ-TTG.
Ngày 23/01/2014, Bộ Tài chính có công văn số 1194/BTC-TCHQ xin ý kiến tham gia các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đến ngày 10/3/2014, TCHQ nhận được ý kiến của các Bộ Giao thông vận tải, Công an, Công Thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn (TCHQ không nhận được ý kiến tham gia của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế). Theo đó, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an nhất trí hoàn toàn dự thảo, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có ý kiến tham gia, cụ thể:
I. Dự thảo tờ trình Thủ tướng Chính phủ:
STT | Các Bộ | Ý kiến của các Bộ | Ý kiến của Bộ Tài chính |
1 | Bộ Công thương | - Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo viết thống nhất lại nội dung của từ "e-manifest" và làm rõ nội dung đối với một số từ viết tắt như: xc, NC, CNTT, EDI, QLRR... | - Tiếp thu và chỉnh sửa trực tiếp vào dự thảo. |
- Tại khoản 1 Mục III dự thảo Tờ trình có nêu tại một số quốc gia như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc đã thực hiện cung cấp thông tin cho cơ quan Hải quan bằng phương thức điện tử đối với phương tiện vận tải theo các loại hình vận tải đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ. Tuy nhiên, tại khoản 4.3 Mục in dự thảo Tờ trình chưa đề cập đến thực tiễn áp dụng tại các quốc gia này đối với các loại hình vận tải đường bộ, đường sông. Vì vậy, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, bổ sung nội dung này để làm rõ tính bất khả thi khi áp dụng tại Việt Nam như đã nêu tại Dự thảo. | - Tiếp thu và chỉnh sửa trực tiếp vào dự thảo. | ||
Đối với dự Thảo Quyết định: |
| ||
Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nên xem xét lại tính khả thi của việc truy cập trực tiếp vào Hệ thống làm thủ tục và Hệ thống bán vé của các hãng hàng không tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cho rằng trước khi mở rộng triển khai đối với tất cả các hãng hàng không tại Việt Nam, cần có thời gian thực hiện thí điểm đối với loại hình vận tải này giống như đã thực hiện thí điểm đối với loại hình vận tải tàu biển. | Việc truy cập trực tiếp vào Hệ thống làm thủ tục và Hệ thống bán vé của các hãng hàng không tại Việt Nam nhằm thu thập thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu cho công tác Quản lý rủi ro của ngành Hải quan. Bộ Giao thông vận tải nhất trí với nội dung này. Ngoài ra, tiếp thu ý kiến này, tại nội dung tờ trình đã nêu đối với các hãng hàng không quốc tế, Bộ Tài chính sẽ lựa chọn một số hãng để tham gia thí điểm. Một số lỗi đánh máy, TCHQ đã sửa trực tiếp vào dự thảo. | ||
2 | Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: | Đối với dự thảo Tờ trình: |
|
Tờ trình chưa đảm bảo theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. | Về bố cục dự thảo tờ trình, TCHQ đã chỉnh sửa lại theo ý kiến góp ý | ||
Theo đó, Tờ trình cần phải bố cục lại theo các vấn đề sau: | Về việc giải trình các nội dung căn bản, trong dự thảo tờ trình Thủ tướng, TCHQ đã nêu cụ thể, đề nghị giữ nguyên. | ||
- Sự cần thiết ban hành văn bản; | |||
- Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; | |||
- Quá trình soạn thảo và lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân; | |||
- Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; | |||
- Giải trình nội dung cơ bản của văn bản, trong đó nêu rõ mục tiêu và các vấn đề chính sách cần giải quyết, các phương án giải quyết vấn đề, các tác động tích cực và tiêu cực của phương án trên cơ sở phân tích định tính hoặc định lượng các chi phí và lợi ích, nêu rõ phương án lựa chọn tối ưu để giải quyết vấn đề. | |||
Đối với dự thảo Quyết định: |
| ||
Với căn cứ pháp lý, phạm vi điều chỉnh, nội dung của văn bản và theo quy định tại Điều 14, 15 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đề nghị Ban soạn theo xem xét cân nhắc ban hành dự thảo trên với thể thức Nghị định. | Hiện Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan đã hoàn thiện dự thảo Luật Hải quan sửa đổi trình Chính phủ, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp Quốc hội sắp tới và dự kiến có hiệu lực từ 01/01/2015. Trong dự thảo Luật Hải quan không có quy định về thủ tục hải quan điện tử đối với phương tiện vận tải, vì vậy không có cơ sở trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn. Ngoài ra, việc áp dụng thí điểm đối với tàu biển đã được thực hiện với kết quả tốt để triển khai chính thức. Tuy nhiên đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cần có một thời gian thí điểm. Vì vậy cần thiết ban hành văn bản theo loại hình là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Sau thời gian thí điểm, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Thủ tướng để ban hành Nghị định hướng dẫn. |
- 1 Công văn 5531/TCHQ-TXNK năm 2015 vướng mắc liên quan đến thu lệ phí tàu xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 5363/TCHQ-GSQL năm 2015 vướng mắc thực hiện Thông tư 42/2015/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 1255/GSQL-GQ2 năm 2014 về thủ tục hải quan khi bán DMF vào nội địa do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Công văn 11941/BTC-TCHQ năm 2014 về quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của SEV, SEVT do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Công văn 11887/BTC-TCHQ năm 2014 về hướng dẫn thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên trong trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Luật Hải quan 2014
- 7 Công văn 4937/TCHQ-CCHĐH năm 2014 vướng mắc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Thông tư 22/2014/TT-BTC và Quyết định 988/QĐ-TCHQ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8 Công văn 4921/TCHQ-CCHĐH năm 2014 về mẫu dấu thực hiện thủ tục hải quan điện tử do Ban Cải cách hiện đại hóa ban hành
- 9 Quyết định 2699/QĐ-BTC năm 2011 về Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10 Quyết định 1870/QĐ-TCHQ năm 2011 về bản hướng dẫn thí điểm thực hiện tiếp nhận bản khai hàng hóa, chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập, xuất cảnh do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 11 Thông tư 64/2011/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 19/2011/QĐ-TTg về thí điểm tiếp nhận bản khai hàng hóa, chứng từ khác có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh do Bộ Tài chính ban hành
- 12 Quyết định 19/2011/QĐ-TTg về thí điểm thực hiện tiếp nhận bản khai hàng hóa, chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập, xuất cảnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- 14 Nghị định 24/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 15 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 16 Luật Hải quan sửa đổi 2005
- 17 Luật Hải quan 2001
- 1 Công văn 4921/TCHQ-CCHĐH năm 2014 về mẫu dấu thực hiện thủ tục hải quan điện tử do Ban Cải cách hiện đại hóa ban hành
- 2 Công văn 4937/TCHQ-CCHĐH năm 2014 vướng mắc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Thông tư 22/2014/TT-BTC và Quyết định 988/QĐ-TCHQ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 11887/BTC-TCHQ năm 2014 về hướng dẫn thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên trong trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Công văn 11941/BTC-TCHQ năm 2014 về quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của SEV, SEVT do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Công văn 1255/GSQL-GQ2 năm 2014 về thủ tục hải quan khi bán DMF vào nội địa do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6 Công văn 5363/TCHQ-GSQL năm 2015 vướng mắc thực hiện Thông tư 42/2015/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7 Công văn 5531/TCHQ-TXNK năm 2015 vướng mắc liên quan đến thu lệ phí tàu xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do Tổng cục Hải quan ban hành