Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4937/TCHQ-CCHĐH
V/v vướng mắc thực hiện thủ tục hải quan điện tử

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2014

 

Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 1207/HQBRVT-GSQL ngày 24/4/2014 của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc vướng mắc thực hiện Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ , về vấn đề này Tổng cục Hải quan hướng dẫn theo bảng phụ lục đính kèm.

Tổng cục Hải quan trả lời để Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được biết, nghiên cứu và thực hiện.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban triển khai VNACCS;
- Cục GSQL;
- Lưu: VT, CCHĐH (03b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh

 

PHỤ LỤC

NỘI DUNG TRẢ LỜI VƯỚNG MẮC

STT

NỘI DUNG VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN

1

- Theo Điểm i Khoản 1, Điều 1 Thông tư 22/2014/TT-BTC thì hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan phải thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

- Theo Khoản 1 Điều 33 Thông tư 22, hàng hóa vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác phải thực hiện khai báo hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.

* Vướng mắc:

Thông tư 22 và Quy trình 988, chưa hướng dẫn chi tiết việc thực hiện thủ tục đối với hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng

- Thủ tục hải quan điện tử được áp dụng đối với các loại hình đã quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/2/2014. Theo đó, thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển cảng không thuộc phạm vi thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

Đối với loại hình này, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hướng dẫn người khai thực hiện theo phương thức thủ công.

2

Điểm b.3 Khoản 2 Điều 31 Thông tư 22 quy định: “Trường hợp địa điểm giám sát chưa nối mạng hoặc do sự cố thì việc tra cứu và cập nhật thông tin được thực hiện qua đơn vị hỗ trợ xử lý nghiệp vụ hải quan thuộc Tổng cục Hải quan”

* Kiến nghị:

Đề nghị TCHQ có quy trình hướng dẫn cụ thể việc liên hệ để hỗ trợ xử lý trong trường hợp này

- Ngày 18/4/2014 Tổng cục Hải quan đã có cv số 4177/TCHQ-VNACCS hướng dẫn giám sát hàng hóa XK, NK thực hiện Thông tư 22/2014/TT-BTC , theo đó các Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý khu vực giám sát hải quan nơi chưa triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS đảm bảo triển khai hệ thống Ecustoms 5.0 phục vụ xác nhận giám sát hải quan vào ngày 25/4/2014.

- Trường hợp Hệ thống giám sát gặp sự cố hoặc không tra cứu được tờ khai đã có hướng dẫn cụ thể tại tiết a3 và tiết a4 Bước 5 khoản I Mục 2 Phần I Quyết định 988/QĐ-TCHQ và Khoản 5 công văn số 4177/TCHQ-VNACCS ngày 18/4/2014, theo đó nếu công chức giám sát không tra cứu được thông tin tờ khai trên hệ thống thì liên hệ với bộ phận hỗ trợ - Tổng cục Hải quan (Help Desk) thông qua số điện thoại (04) 37 824 754, (04) 37 824 755, (04) 37 824 756, (04)37 824 757 để xác định nguyên nhân và hướng dẫn các bước xử lý tiếp theo.

- Trong thời gian hệ thống E-customs còn chưa ổn định (chạy chậm, chập chờn…), để đảm bảo tránh ách tắc trong việc xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn cụ thể tại khoản 14 công văn số 4613/TCHQ-VNACCS ngày 26/4/2014 gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, đề nghị Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu thực hiện.

3

Điểm a Khoản 2 Điều 33 Thông tư 22 quy định: “TCHQ hướng dẫn cụ thể các trường hợp áp dụng khai vận chuyển độc lập hoặc khai vận chuyển kết hợp”

* Kiến nghị:

Đề nghị TCHQ sớm hướng dẫn để đơn vị thực hiện.

Tổng cục Hải quan đã có 4613/TCHQ-VNACCS ngày 26/4/2014 về việc xử lý vướng mắc khi thực hiện Thông tư 22/2014/TT-BTC , theo đó điểm b khoản 10 của công văn 4613/TCHQ-VNACCS đã hướng dẫn cụ thể các trường hợp khai vận chuyển độc lập và vận chuyển kết hợp. Cụ thể như sau:

Các trường hợp khai báo vận chuyển độc lập:

- Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến CFS và ngược lại (trừ trường hợp kho CFS nằm trong khu vực cửa khẩu).

- Hàng hóa luân chuyển giữa các DNCX không cùng một KCX nhưng các DNCX này thuộc một tập đoàn hay một hệ thống công ty mà lựa chọn không làm thủ tục hải quan.

- Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan đưa vào khu vực giám sát tại cửa khẩu xuất mà thay đổi cửa khẩu xuất hàng.

Các trường hợp khác quy định tại Điều 33 Thông tư 22/2014/TT-BTC người khai hải quan được lựa chọn thực hiện khai báo vận chuyển độc lập hoặc khai báo vận chuyển kết hợp.

Những mã loại hình khai báo vận chuyển kết hợp được quy định tại công văn 3283/TCHQ-GSQL ngày 31/3/2014 (tại chỉ tiêu CD: Khai báo gộp).

4

Điểm a Khoản 2 Điều 17 Thông tư 22 quy định: Trường hợp tờ khai được phân luồng xanh. Hệ thống tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ thuế và quyết định thông quan.

* Vướng mắc:

Trong trường hợp nếu doanh nghiệp muốn yêu cầu được cơ quan hải quan xác nhận thông quan trên tờ khai giấy thì cơ quan hải quan có thực hiện theo yêu cầu này không và bộ phận nào sẽ thực hiện?

Bộ Tài chính đã có công văn số 5665/BTC-TCHQ ngày 29/4/2014 hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố khi thực hiện Thông tư số 22/2014/TT-BTC , theo đó việc in tờ khai và xác nhận, đóng dấu trên tờ khai giấy được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 1 công văn số 5665/BTC-TCHQ và khoản 14 công văn số 4613/TCHQ-VNACCS ngày 26/4/2014.

Đề nghị Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nghiên cứu thực hiện.

5

Điểm 3 Công văn 3609/TCHQ-VNACCS hướng dẫn: Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, người khai hải quan đã làm thủ tục hải quan tạm nhập theo quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC hoặc Thông tư 128/2013/TT-BTC khi tái xuất hàng hóa tại Chi cục Hải quan nơi đã chuyển sang thực hiện thủ tục hải quan trên Hệ thống VNACCS theo Thông tư 22/2014/TT-BTC thì thủ tục tái xuất hàng hóa người khai hải quan phải thực hiện thủ tục hải quan theo phương pháp thủ công (sử dụng tờ khai giấy).

* Vướng mắc:

- Thông tư 22 chưa hướng dẫn thủ tục hải quan đối với các loại hình tạm nhập tái xuất khác

- Đối với trường hợp tạm nhập tái xuất khác (tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án đầu tư có thời hạn, tạm nhập máy móc, thiết bị để phục vụ hợp đồng gia công, tạm nhập khác) người khai hải quan đã thực hiện thủ tục tạm nhập theo quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC hoặc Thông tư 128/2013/TT-BTC thì khi tái xuất hàng hóa thực hiện thủ tục theo phương pháp thủ công hay thực hiện khai báo trên Hệ thống VNACCS.

- Trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được thực hiện theo hướng dẫn tại công văn 3609/TCHQ-VNACCS ngày 04/4/2014.

Các trường hợp tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập được thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Thông tư 22/2014/TT-BTC bao gồm:

+ Máy móc, thiết bị nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công (Khoản 4 Điều 22 Thông tư 22/2014/TT-BTC);

+ Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại hoặc đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả (Điều 28 Thông tư 22/2014/TT-BTC , lưu ý đến các chính sách dẫn chiếu quy định tại Điều 55, Điều 56 Thông tư 128/2013/TT-BTC).

- Đối với các trường hợp tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập khác không thuộc phạm vi thực hiện thủ tục hải quan điện tử quy định tại Thông tư 22/2014/TT-BTC , đề nghị Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hướng dẫn người khai hải quan thực hiện theo quy định hiện hành (thông tư 128/2013/TT-BTC).

6

Chưa có hướng dẫn về việc thông quan từng phần trên Hệ thống VNACCS/VCIS (thông quan từng mục hàng riêng biệt).

* Kiến nghị:

Đề nghị hướng dẫn cách xử lý, ghi nhận trên Hệ thống và thủ tục thực hiện đối với lô hàng thông quan từng phần (thông quan từng mục hàng riêng biệt).

Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể.

7

Điểm b Khoản 4 Mục 1 Phần I Quy trình 988 quy định: “Căn cứ tình hình thực tế Chi cục trưởng có thể giao việc bằng văn bản cho Lãnh đạo Đội (nếu có) thực hiện việc phân công công chức kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra hồ sơ sửa đổi, bổ sung”

* Vướng mắc, kiến nghị:

Theo quy định này, Lãnh đạo Đội chỉ được phân công công chức kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa (khi được Chi cục trưởng giao), không được ghi ý kiến chỉ đạo.

- Đề nghị TCHQ hướng dẫn để đơn vị thực hiện.

- Tạm thời, đơn vị thực hiện: Lãnh đạo Đội có trách nhiệm ghi ý kiến chỉ đạo phù hợp với việc phân công công chức kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu được Chi cục trưởng giao việc)

- Theo quy định tại Thông tư 22/2014/TT-BTC , Chi cục trưởng phê duyệt các nội dung theo thẩm quyền như: duyệt cho phép khai bổ sung hồ sơ, duyệt hủy tờ khai, quyết định hình thức mức độ kiểm tra, cho phép đưa hàng về bảo quản...

- Điểm b Khoản 4 Mục 1 Phần I Quyết định 988 quy định: “Thực hiện các công việc theo thẩm quyền. Căn cứ tình hình thực tế Chi cục trưởng có thể giao việc bằng văn bản cho Lãnh đạo Đội (nếu có) thực hiện việc phân công công chức kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra hồ sơ sửa đổi, bổ sung”

Như vậy, theo hướng dẫn tại Điểm b Khoản 4 Mục 1 Phần I Quyết định 988, Chi cục trưởng chỉ giao lãnh đạo Đội (nếu có) việc phân công công chức kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra hồ sơ sửa đổi, bổ sung. Các nội dung khác, Chi cục trưởng phải thực hiện theo đúng thẩm quyền quy định tại Thông tư 22/2014/TT-BTC .

Đề nghị Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nghiên cứu thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

8

Điểm b.2.2 Khoản I.2 (bước 2) Mục 2 Phần I Quy trình 988 quy định:

"- Sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt, hoàn thành việc kiểm tra thông qua chức năng CEA/CEE;

- Căn cứ kết quả xác định trị giá, giám định, phân loại, công chức kiểm tra hồ sơ xác định chính xác số thuế phải nộp, đề xuất Chi cục trưởng thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan;

- Kiểm tra việc sửa đổi, bổ sung thông tin tờ khai của người khai hải quan theo đúng thông báo của cơ quan Hải quan về kết quả xác định trị giá, giám định, phân loại. Nếu phù hợp công chức cập nhật kết quả vào Hệ thống và thực hiện nghiệp vụ CEA/CEE”

* Vướng mắc:

Theo quy định này, trong trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ phù hợp hoặc không phù hợp, cơ quan hải quan đều phải có thông báo bằng văn bản.

Tuy nhiên, trong trường hợp kết quả kiểm tra là phù hợp thì không yêu cầu Doanh nghiệp khai sửa đổi, bổ sung (vì thực tế hồ sơ phù hợp nên không thể khai sửa đổi, bổ sung) nên công chức không thực hiện được các nghiệp vụ kiểm tra thông tin khai sửa đổi, bổ sung như hướng dẫn tại gạch đầu dòng thứ tư Điểm b.2.2 Khoản I.2 (bước 2) Mục 2 Phần I Quy trình 988.

Gạch đầu dòng thứ 4 Điểm b.2.2 Khoản I.2 (bước 2) Mục 2 Phần I Quy trình 988 hướng dẫn:

“Kiểm tra việc sửa đổi, bổ sung thông tin tờ khai của người khai hải quan theo đúng thông báo của cơ quan Hải quan về kết quả xác định trị giá, giám định, phân loại. Nếu phù hợp công chức cập nhật kết quả vào Hệ thống và thực hiện nghiệp vụ CEA/CEE. Nếu không phù hợp đề nghị người khai hải quan điều chỉnh bằng nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A)”

Như vậy: Quy trình đã hướng dẫn cụ thể, theo đó: Sau khi nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan hải quan về kết quả xác định trị giá, giám định phân loại có sự sai lệch, người khai hải quan thực hiện khai sửa đổi, bổ sung thông tin tờ khai theo đúng thông báo của cơ quan hải quan. Trong trường hợp này, cơ quan hải quan thực hiện như hướng dẫn tại gạch đầu dòng thứ tư Điểm b.2.2 Khoản I.2 (bước 2) Mục 2 Phần I Quy trình 988.

9

Vướng mắc mã loại hình nhập khẩu:

- Loại hình A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng: Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng để kinh doanh thương mại đơn thuần trừ nhập hàng tiêu dùng để làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hàng hóa. Bao gồm hoạt động nhập khẩu từ nước ngoài, từ Khu phi thuế quan vào nội địa.

- Loại hình A12: Nhập kinh doanh sản xuất: Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng trực tiếp (bao gồm Doanh nghiệp chế xuất); hàng hóa nhập khẩu là máy móc thiết bị tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp nhưng không được miễn thuế theo dự án đầu tư hoặc làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hàng hóa (trừ các trường hợp nhập khẩu tại mã A41). Bao gồm hoạt động nhập khẩu từ nước ngoài, từ Khu phi thuế quan vào nội địa.

*Vướng mắc:

- Cả 2 loại hình A11, A12 đều bao gồm loại hình NKD02 - Nhập dầu khí trên E-cus. Tuy nhiên, loại hình NKD02 - nhập dầu khí bao gồm: thuộc đối tượng miễn thuế, không thuộc đối tượng miễn thuế, thuộc đối tượng xét miễn thuế theo Khoản 5 Điều 104 Thông tư 128/2013/TT-BTC (Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro).

- Loại hình A12 sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định nhưng không được miễn thuế. Như vậy, chưa có mã loại hình đối với trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp và được miễn thuế (tương ứng với loại hình NDT01 - Nhập Đầu tư trên E-Cus).

Trường hợp doanh nghiệp dầu khí nhập khẩu máy móc thiết bị tạo tài sản cố định (miễn thuế, xét miễn thuế, không được miễn thuế) thì khai mã loại hình nhập khẩu là A12 và tại phần thông tin chi tiết dòng hàng doanh nghiệp lựa chọn mã tương ứng tại ô mã miễn /giảm/không chịu thuế nhập khẩu.