Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THUỶ SẢN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1848/QLCL-TTra
V/v Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2011

 

Kính gửi: Vụ Pháp chế

Thực hiện văn bản số 4735/BNN-PC ngày 19 tháng 3 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật (tính từ 10/2010 đến 15/9/2011), Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản báo cáo như sau:

I. Tình hình tổ chức thi hành pháp luật của đơn vị

1. Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật

a) Số lượng văn bản phải xây dựng theo kế hoạch:

Từ tháng 10 đến tháng 12/2010, Cục được giao soạn thảo trình Bộ trưởng ban hành 02 thông tư theo kế hoạch (Quyết định số 3605/QĐ-BNN-PC ngày 22/12/2009, phụ lục 1 kèm theo).

Năm 2011. Theo quyết định số 3485/QĐ-BNN-PC ngày 28/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục được giao soạn thảo, trình Bộ trưởng ký ban hành 07 Thông tư. Quyết định số 1421/QĐ-BNN-PC ngày 28/6/2011 điều chỉnh kế hoạch xây dựng văn bản QPPL 6 tháng cuối năm 2011, bổ sung 01 Thông tư vào chương trình xây dựng văn bản QPPL của Cục (theo đề xuất tại văn bản 1014/QLCL-TTra ngày 16/6/2011 của Cục, phụ lục 2 kèm theo)

Tổng số văn bản Cục phải xây dựng theo kế hoạch từ tháng 10 năm 2010 đến hết năm 2011 là: 9 văn bản.

b) Kết quả thực hiện:

- Đã trình Bộ trưởng ban hành theo kế hoạch là 01 thông tư (Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản (thay thế Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN và Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN gộp từ 02 thông tư);

- Đã hoàn thiện hồ sơ, trình Vụ Pháp chế thẩm định trình Bộ trưởng ban hành 02 thông tư (theo kế hoạch tháng 9/2011).

- Số văn bản đưa ra khỏi chương trình xây dựng năm 2011 của Cục là: 02 thông tư (thông tư liên tịch giữa Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế thay thế Thông tư số 24/2005/TTLT-BYT-BTS và thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BYT-BNN ; thông tư quy định yêu cầu đối với phòng kiểm chứng quốc gia về chất lượng nông lâm thủy sản).

- Số văn bản điều chỉnh thời gian trình: 02 văn bản (phụ lục 2 kèm theo).

- Bổ sung vào chương trình xây dựng: 01 Thông tư (phụ lục 2 kèm theo).

Nhận xét: Như vậy, theo kế hoạch chín (09) tháng đầu năm Cục đã hoàn thành việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo đúng kế hoạch được giao.

c) Soạn thảo trình Bộ trưởng ban hành theo chỉ đạo của Bộ trưởng (phụ lục 3 kèm theo).

2. Tình hình ban hành các văn bản đôn đốc, theo dõi, tổ chức thực hiện.

Để triển khai các văn bản mới ban hành, trọng tâm là Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT đến các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan, Cục đã có các văn bản hướng dẫn như sau:

- Công văn 427/QLCL-CL2 ngày 21/3/2011 về việc thực hiện Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT (kiểm soát hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vào Việt Nam);

- Văn bản số 1098/QLCL-CL2 ngày 28/6/2011;

- Văn bản số 1167 ngày 8/7/2011 gửi Tổng cục Hải quan về việc thực hiện Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT ;

- Văn bản số 1462/QLCL-CL2 ngày 11/8/2011 về việc phân công tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát ATTP nông lâm thủy sản;

- Văn bản 1511/QLCL-CL2 ngày 18/8/2011 về việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cơ sở SXKD nông lâm thủy sản;

- Văn bản số 1545/QLCL-CL2 về việc hướng dẫn các mẫu biểu kiểm tra điều kiện đảm bảo ATTP cơ sở SXKD thực phẩm nông sản năm 2011;

- Văn bản số 1740/QLCL-CL1 ngày 16/9/2011 hướng dẫn thực hiện Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản;

- Văn bản số 1741/QLCL-CL1 ngày 16/9/2011 hướng dẫn các cơ quan địa phương thực hiện Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản.

Bên cạnh đó, Cục đã ban hành nhiều văn bản giải quyết trực tiếp một số vấn đề liên quan đến triển khai các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý.

3. Số lượng các cuộc điều tra, khảo sát và kiểm tra tình hình thi hành pháp luật đã thực hiện.

a) Điều tra, khảo sát (phụ lục 4 kèm theo).

b) Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật (phụ lục 5 kèm theo)

II. Đánh giá tình hình thi hành pháp luật ở các địa phương

1. Mức độ tuân thủ pháp luật các cơ quan, tổ chức và cá nhân

a) Các quy định của pháp luật không được tuân thủ hoặc mức độ tuân thủ không cao trên thực tế và nguyên nhân của tình trạng này:

- Về cơ bản các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước chuyên ngành, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận chưa thực hiện đầy đủ các quy định.

+ Có 07 địa phương chưa triển khai thành lập Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản theo quy định của Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BNV-BNNPTNT: Hải Dương, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Ninh Bình, tp. HCM, Quảng Nam, Hà Tĩnh.

+ Còn có cơ sở vi phạm một số quy định về điều kiện sản xuất, nhãn mác hàng hóa, đảm bảo vệ sinh ATTP.

- Nguyên nhân:

+ Qua công tác thanh tra, kiểm tra, nhận thấy một bộ phận doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhất là các đơn vị sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn chưa sát đến tất cả các đối tượng, hình thức phổ biến còn chưa đa dạng, phong phú.

b) Số lượng, hình thức và mức độ vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tình hình xử lý đối với từng loại vi phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện:

- Cục đã xử lý 120 trường hợp lô hàng thủy sản Việt Nam bị cảnh báo không đảm bảo ATTP tại các thị trường theo quy định.

- Tổ công tác ngăn chặn tạp chất theo Quyết định số 1423/QĐ-BNN-QLCL, Ban chỉ đạo các tỉnh trọng điểm tiếp tục triển khai các hoạt động kiểm tra ngăn chặn tạp chất trên địa bàn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là 04 tỉnh trọng điểm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cục đã công khai tên của 31 cơ sở có hành vi vi phạm trên website của Cục và có văn bản gửi các cơ quan liên quan xử lý theo đúng quy định.

- Trong 09 tháng đầu năm 2011, Cục, Cơ quan Trung Bộ, Nam Bộ và các Trung tâm vùng đã tổ chức 831 lượt kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP cơ sở sản xuất thủy sản theo quy định của Việt Nam và quy định các thị trường có thỏa thuận song phương, kết quả:

+ Hầu hết các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và quy định của thị trường.

+ Các doanh nghiệp không đủ điều kiện đảm bảo VSATTP (29 trường hợp doanh nghiệp xếp loại C, 17 trường hợp doanh nghiệp xếp loại D). Cục và các Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ đã có văn bản xử lý theo đúng quy định.

2. Hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật.

a) Thống kê các cuộc tuyên truyền, phổ biến giao dục pháp luật trong lĩnh vực phụ trách của Cục

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập huấn nghiệp vụ do Bộ tổ chức (phụ kèm 6 kèm theo);

- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật do Cục tổ chức (phụ lục 7 kèm theo).

b) Nhận xét sơ bộ về tác động của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến ý thức tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức và công dân:

- Các địa phương đã tổ chức triển khai kịp thời, phổ biến đầy đủ các văn bản QPPL đã giúp cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân nắm bắt kịp thời, đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.

- Việc tổ chức, tuyên truyền rộng rãi các văn bản QPPL đã tác động làm chuyển biến một bước về ý thức của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật trong thời gian gần đây.

- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp kết quả còn hạn chế.

c) Kiến nghị:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành phải thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo nhiệm vụ giữa các cơ quan với nhau, giữa cơ quan trung ương với địa phương.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của ngành, của từng đơn vị thuộc Bộ.

- Bố trí kinh phí và sửa đổi, bổ sung các mức chi hỗ trợ để đáp ứng yêu cầu của hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong giai đoạn tới.

3. Tính hợp lý của các quy định pháp luật

a) Các quy định của pháp luật hiện hành chưa phù hợp với văn bản cấp trên hoặc mâu thuẫn, không đồng bộ với các văn bản khác gây khó khăn cho quá trình áp dụng:

Đến nay vẫn chưa có Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm, Luật Thanh tra; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và 2008 chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời, dẫn đến sự chưa thống nhất, chưa đồng bộ giữa các văn bản, gây nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

b) Các quy định của pháp luật không hợp lý: Không.

c) Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ đối với các quy định không hợp pháp, hợp lý:

- Đối với Quốc hội (UBTVQH): Sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (năm 2008) phù hợp như quy định của Luật Thanh tra 2010 cho thống nhất, đồng bộ.

- Đối với Chính phủ sớm ban hành Nghị định quy định, hướng dẫn Luật ATTP; hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

- Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Y Tế: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn Luật.

4. Các biện pháp tổ chức thi hành pháp luật và các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành pháp luật.

a) Kinh phí: Đảm bảo kinh phí cho việc tổ chức thi hành pháp luật, chú trọng công tác phổ biến, tuyên truyền đến doanh nghiệp và người dân.

b) Những khó khăn, vướng mắc:

- Hệ thống các văn bản hướng dẫn Luật (Luật ATTP, Luật Thanh tra,..) chưa được ban hành kịp thời; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và 2008 chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời chức danh, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật thanh tra năm 2010.

- Hệ thống các chế tài xử lý các hành vi vi phạm chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, thẩm quyền về xử lý các hành vi vi phạm không thống nhất trong quy định giữa văn bản được ban hành trước và văn bản ban hành sau (Pháp lệnh xử lý vi phạn hành chính năm 2002 và năm 2008 chưa thông nhất với Luật Thanh tra năm 2010 về thẩm quyền, chức danh xử phạt vi phạm hành chính).

Kính chuyển Vụ pháp chế tổng hợp báo cáo Bộ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Các PCT (để biết);
- Các phòng (để biết);
- Lưu: VT, TTra.

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Như Tiệp

 

Phụ lục 1: Danh mục văn bản ban hành từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2010 theo kế hoạch

Stt

Tên văn bản

Thời gian trình (theo Quyết định 3605/QĐ-BNN-PC ngày 22/12/2009)

Đề xuất

Ghi chú

1

Thông tư về việc truy xuất nguồn gốc nông lâm sản thực phẩm

Tháng 12/2010

Chuyển sang tháng 9/2011

 

2

Thông tư quy định yêu cầu đối với phòng kiểm chứng quốc gia về chất lượng nông lâm thủy sản

Tháng 12/2010

Chuyển Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì soạn thảo

(văn bản số 1333/QLCL-KN)

Phụ lục 2: Danh mục văn bản ban hành năm 2011 theo kế hoạch (có điều chỉnh kế hoạch)

Stt

Tên văn bản

Thời gian trình (theo Quyết định 3485/QĐ-BNN-PC ngày 28/12/2010)

Thời gian trình (điều chỉnh theo Quyết định số 1421/QĐ-BNN-PC ngày 28/6/2011)

Đề xuất khác

Ghi chú

1

Thông tư quy định về kiểm tra công nhận, điều kiện ATTP cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản

Tháng 5/2011

 

 

Đã ban hành Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT

2

Thông tư quy định về kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản

3

Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất nước mắm, sản phẩm dạng mắm và sản xuất thuỷ sản khô dùng làm thực phẩm

Tháng 6/2011

Tháng 12/2011

 

 

4

Thông tư quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Tháng 6/2011

 

 

 

5

Thông tư quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý nông lâm sản thực phẩm không đảm bảo an toàn;

Tháng 9/2011

 

 

Chuyển từ năm 2010 sang

6

Thông tư liên tịch giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế về phân công quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm

Tháng 9/2011

 

Đề nghị đưa ra khỏi chương trình xây dựng

Chờ nghị định hướng dẫn Luật ATTP

7

Thông tư ban hành danh mục nhóm thực phẩm và liều lượng được chiếu xạ đối với thực phẩm

Tháng 6/2011

Tháng 10/2011

 

 

8

Thông tư hướng dẫn đánh giá, chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản

 

Tháng 12/2011

 

Bổ sung vào chương trình

Phụ lục 3: Văn bản soạn thảo trình Bộ trưởng ban hành theo chỉ đạo của Bộ trưởng (không nằm trong kế hoạch)

Stt

Số văn bản

Ngày, tháng, năm ban hành

Nội dung

Ghi chú

1

Thông tư số 68/2010/TT- BNNPTNT

Ngày 03/12/2010

Thông tư ban hành “Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước

 

2

Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT

21/01/2011

quy định truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, ATTP trong lĩnh vực thủy sản

 

3

Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT

16/03/2011

hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu

 

4

Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT

29/3/2011

quy định kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản

 

5

Thông tư số 44/2011/TT-BNNPTNT

20/6/2011

bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ NN&PTNT

 

6

Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT

02/8/2011

bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản

 

Phụ lục 4: Điều tra, khảo sát

Stt

Chủ đề khảo sát

Địa bàn, phạm vi khảo sát

Phương pháp khảo sát

Đối tượng khảo sát

Cơ quan thực hiện

Chủ trì

Phối hợp

1

Tình hình kiểm tra công nhận điều kiện đảm bảo ATTP theo quy chế ban hành kèm Quyết định 117

Cả nước

Thông báo form mẫu, yêu cầu địa phương thông kê báo cáo

Các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản

Cục, Cơ quan quản lý CLNLS&TS Trung bộ, Nam bộ

Chi cục Quản lý Chất lượng NLS&TS các địa phương

Phụ lục 5: Về Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

Stt

Nội dung kiểm tra

Cách thức kiểm tra

Cơ quan, đơn vị được kiểm tra

Địa bàn kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Cơ quan phối hợp

Cơ quan quản lý ở địa phương

Các đối tượng chịu sự tác động

1

Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về QLCL

Trực tiếp

Chi Cục QLCL

Cán bộ, công chức

Nam Định, Thái Bình, Kiên Giang, Cà Mau, Quảng Nam, Hà Nội, Bình Định, Long An, Hậu Giang

Tháng 7/2011

Tháng 8

Tháng 9 - 12/2011

 

2

Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về QLCL

Trực tiếp

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản

Thịt, rau, chè, cafe

Nghệ An, Hà Nội, Tây Nguyên, Thanh Hóa, Nha Trang, Cà Mau

Qúy II – IV/2011

 

3

Kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu (theo Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT)

Trực tiếp

 

Các quốc gia đăng ký nhập khẩu vào VN hàng hóa có nguồn gốc thực vật

Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc,

Quý II-IV/2011

Các Cục chuyên ngành (BVTV, Thú Y..)

4

Kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh (theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT)

Trực tiếp

 

 

 

 

 

5

Kiểm tra điều kiện đảm bảo ATTP trong SXKD nông sản

Phối hợp với cơ quan QLCL các địa phương

 

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản

63 tỉnh, thành phố

Từ tháng 9 - 12/2011

 

Phụ lục 6: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập huấn nghiệp vụ do Bộ tổ chức

Stt

Nội dung phổ biến

Đối tượng phổ biến

Hình thức phổ biến

Số lượng người được phổ biến

Thời gian phổ biến

1

Nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính

Cán bộ đầu mối về KSTTHC của các đơn vị thuộc Bộ

Tổ chức hội nghị

Cục cử 04 cán bộ (01 cán bộ đầu mối, 03 cán bộ có thực hiện nhiệm vụ KsTTHC)

Tháng 7/2010

2

tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của Luật thanh tra năm 2010

Cán bộ thanh tra

Tổ chức hội nghị

Chánh Thanh tra tham dự

Tháng 6/2011

Phụ lục 7: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật do Cục tổ chức

Stt

Nội dung phổ biến

Đối tượng phổ biến

Hình thức phổ biến

Số lượng người được phổ biến

Thời gian phổ biến

1

Phổ biến các sản phẩm truyền thông tuyên truyền về đảm bảo ATVSTP nông lâm thủy sản

Nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm

Gửi đĩa các chương trình truyền thông đã sản xuất tới các Sở NN&PTNT, Chi Cục QLCL NLS&TS các tỉnh/thành phố, các Cục, Vụ thuộc Bộ và các đơn vị có liên quan để làm tài liệu tuyên truyền, tập huấn

Đã gửi đĩa đến 6.940 đơn vị

Tháng 6/2011

2

Giới thiệu một số văn bản quy định mới, đánh giá kết quả triển khai công tác quản lý ATTP nông, lâm, thủy sản và nhiệm vụ trọng tâm năm 2011

Đại diện các Sở NN&PTNT, Chi Cục QLCL NLS&TS các tỉnh/thành phố, các Cục, Vụ hữu quan thuộc Bộ

Tổ chức Hội nghị

136 người

Tháng 3/2011

3

Phổ biến Luật ATTP

Cán bộ làm công tác QLCL NLS&TS các địa phương

Trực tiếp

120 người

Quý II/2011

4

13 lớp tập huấn (TOT) kiểm tra, đánh giá, xếp loại các cơ sở SXKD theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT

cán bộ địa phương của 63 tỉnh/thành phố tại các tỉnh Bắc Giang, Nha Trang, Bình Thuận, Đà Nẵng, Tiền Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ

Trực tiếp

500 lượt cán bộ công tác tại cơ quan QLCL NLS&TS các tỉnh, tp trên cả nước

Quý II + III/2011

5

Tổ chức 04 lớp đào tạo về nghiệp vụ triển khai Chương trình Dư lượng và NT2MV

Cán bộ địa phương

Trực tiếp

150

 

6

Tổ chức 02 lớp tập huấn về thanh tra chuyên ngành ATTP tại Hà Nội

cán bộ công tác tại cơ quan QLCL NLS&TS các tỉnh, tp trên cả nước

Trực tiếp

150 người

 

7

Nghiệp vụ về kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cán bộ làm công tác QLCL nông Lâm sản và Thủy sản các địa phương

Mở 07 lớp tập huấn tại Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Thuận, Tiền Giang

Trên 500 người

Tháng 7/2011

8

Hỗ trợ tập huấn, phổ biến kiến thức cho các địa phương khi có nhu cầu (Sơn La, Hưng Yên, Hà Nội)

Cán bộ làm công tác QLCL nông Lâm sản và Thủy sản các địa phương

Tham gia giảng bài

 

Tháng 8/2011