Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 558/TCHQ-TXNK
V/v mẫu quyết định cưỡng chế cá nhân chủ doanh nghiệp

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2019

 

Kính gửi: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh.

Trả lời công văn số 3688/HQHCM-TXNK ngày 14/12/2018 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh về việc sử dụng mẫu quyết định cưỡng chế cá nhân chủ doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1/ Về việc thực hiện biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của chủ sở hữu doanh nghiệp:

- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định:

+ Tại khoản 1 Điều 2 quy định người nộp thuế có thể là tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân.

+ Tại khoản 9 Điều 5 quy định: “Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế là việc áp dụng các biện pháp quy định tại Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan buộc người nộp thuế phải nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vào ngân sách nhà nước”.

+ Tại khoản 3 Điều 54 quy định: “Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp”.

+ Khoản 1 Điều 93 Luật Quản lý thuế quy định các biện pháp cưỡng chế bao gồm biện pháp “Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản”.

- Điều 92 Luật Quản lý thuế, Khoản 1 Điều 26 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ đã quy định các trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 1 Điều 73, khoản 1 Điều 110, khoản 1 Điều 172 và Điều 183 Luật Doanh nghiệp thì trong các loại hình doanh nghiệp, chỉ có chủ doanh nghiệp tư nhân là phải “tự chịu trách nhiệm bng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.

Theo quy định trên, để thực hiện biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản cần phải xác định đúng đối tượng bị cưỡng chế là cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức trên cơ sở quyết định hành chính thuế đã được ban hành. Đối chiếu với trường hợp Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh nêu thì đối tượng cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bị nợ tiền thuế và tiền chậm nộp là doanh nghiệp nên nếu đơn vị thực hiện biện pháp trích tiền từ tài khoản của chủ sở hữu doanh nghiệp để thực hiện cưỡng chế doanh nghiệp thì cần phải xem xét trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Trường hợp xác định trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp thì cần ban hành các quyết định hành chính thuế theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ từ đó mới có cơ sở ra quyết định cưỡng chế.

2/ Về việc bổ sung một số thông tin vào mẫu quyết định cưỡng chế:

Mẫu Quyết định về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền gửi nộp ngân sách nhà nước (Mẫu QĐ-50) ban hành kèm Thông tư 155/2016/TT-BTC áp dụng cho đối tượng cưỡng chế là cá nhân hoặc tổ chức.

Nội dung quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế được quy định tại Điều 30 và Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ.

Đề nghị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh xác định rõ đối tượng bị cưỡng chế là cá nhân hay tổ chức để ban hành quyết định cưỡng chế đúng quy định.

Tổng cục Hải quan có ý kiến để Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh biết và thực hiện.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- PTCT Nguyễn Dương Thái (để b/c);
- Vụ Pháp chế - BTC (để biết);
- Vụ Pháp chế - TCHQ (để biết);
- Lưu: VT, TXNK (3b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Lê Mạnh Hùng