UBND TỈNH LÀO CAI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1278/HD-STNMT | Lào Cai, ngày 06 tháng 07 năm 2015 |
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính;
Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01/6/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính;
Căn cứ Quyết định số 56/2012/QĐ-UBND ngày 10/12/2012 của UBND tỉnh ban hành quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Căn cứ Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 25/02/2015 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai.
Để đảm bảo thực hiện công tác về bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh tuân thủ theo đúng quy định; Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung như sau:
I. Trích lục, chỉnh lý bản trích lục bản đồ địa chính
1. Trích lục bản đồ địa chính:
a) Trích lục bản đồ địa chính là việc sao lục y nguyên bản chính một hay nhiều thửa đất trên bản đồ địa chính phục vụ cho công tác quản lý đất đai hoặc các yêu cầu khác.
b) Phạm vi áp dụng:
Trích lục bản đồ địa chính thực hiện đối với các thửa đất trên bản đồ địa chính đang được sử dụng để quản lý đất đai mà không có biến động về diện tích, hình thể, ranh giới và loại đất so với thực địa hoặc không có sai sót trong quá trình thành lập bản đồ địa chính.
- Bản đồ để trích lục phải là bản đồ địa chính có giá trị pháp lý được lưu trữ chính thức ở Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai;
- Bản trích lục bản đồ địa chính do Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện và xác nhận; UBND xã không thực hiện việc trích lục bản đồ địa chính;
- Trích lục bản đồ địa chính phải được thực hiện trên bản đồ số hoặc bản đồ đã được số hóa; trường hợp chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy thì phải số hóa bản đồ sau đó thực hiện trích lục;
- Mẫu trích lục bản đồ địa chính thực hiện theo Phụ lục số 01 kèm theo Hướng dẫn này.
2. Chỉnh lý bản trích lục bản đồ địa chính:
- Đo đạc, chỉnh lý bản trích lục bản đồ địa chính áp dụng đối với khu đất có diện tích nhỏ hơn 3 ha phục vụ các mục đích nêu tại khoản 1, Mục II Hướng dẫn này;
- Nội dung kỹ thuật đo đạc, chỉnh lý bản trích lục bản đồ địa chính thực hiện như việc đo đạc, chỉnh lý thửa đất trên bản đồ địa chính;
- Việc biên tập, trình bày và kiểm tra, nghiệm thu, xác nhận chỉnh lý bản trích lục bản đồ địa chính thực hiện như đối với bản trích đo địa chính. Mẫu khung cơ bản thực hiện như mẫu khung trình bày bản trích đo địa chính tại Phụ lục số 04 và Phụ lục số 05 Hướng dẫn này, riêng mục tên đề là “Chỉnh lý bản trích lục bản đồ địa chính phục vụ...”.
1. Trách nhiệm trích đo địa chính:
- Trích đo địa chính thửa đất để thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp đơn lẻ, thường xuyên hàng năm do Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện; không được yêu cầu hoặc bắt người đề nghị cấp Giấy chứng nhận thuê đơn vị tư vấn thực hiện trích đo địa chính thửa đất. Văn phòng đăng ký đất đai hàng năm phải lập kế hoạch thực hiện, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định khối lượng để làm cơ sở trình UBND tỉnh phê duyệt (quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm); nội dung kế hoạch hàng năm về trích đo địa chính theo Phụ lục số 03 kèm theo Hướng dẫn này.
- Trích đo địa chính phục vụ thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư do tổ chức có chức năng về đo đạc và bản đồ thực hiện thông qua hợp đồng dịch vụ.
2. Phạm vi áp dụng:
Căn cứ vào điều kiện thực tế của tỉnh Lào Cai, trích đo địa chính được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Phục vụ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, thường xuyên hàng năm tại nơi chưa có bản đồ địa chính (bao gồm cả những nơi phải đo vẽ bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính nêu tại khoản 2, khoản 3, Mục III Hướng dẫn này) hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng thửa đất có biến động;
b) Phục vụ lập hồ sơ thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư thuộc diện thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội theo Điều 61, 62 của Luật Đất đai;
c) Phục vụ việc thu hồi đất theo Điều 64, 65 của Luật Đất đai;
d) Phục vụ việc lập thủ tục giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất hoặc các thửa đất trong phạm vi khu đất giao, cho thuê có sai sót trong đo vẽ bản đồ địa chính hoặc có biến động về loại đất, hình thể, ranh giới thửa đất giữa thực địa so với bản đồ địa chính đang sử dụng để quản lý đất đai;
đ) Phục vụ cho công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai;
e) Thực hiện theo nhu cầu của người sử dụng đất (khi thực hiện các nhu cầu của người sử dụng đất và các nhu cầu khác).
3. Một số điểm cần lưu ý:
Trích đo địa chính được thực hiện theo Điều 18 của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014; trong đó cần lưu ý một số điểm sau:
a) Lập phương án thi công:
- Trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước để trích đo địa chính thì phải lập phương án thi công và được chủ đầu tư phê duyệt. Nội dung chính của phương án thi công lập theo Phụ lục số 02 kèm theo Hướng dẫn này;
- Trường hợp trích đo địa chính thửa đất để thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp đơn lẻ, thường xuyên hàng năm do Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện thì không phải lập phương án thi công;
- Trường hợp trích đo địa chính thửa đất theo nhu cầu của người sử dụng đất không sử dụng ngân sách nhà nước thì thực hiện theo hợp đồng dịch vụ, không phải lập phương án thi công.
b) Hệ tọa độ trong trích đo địa chính:
- Trích đo địa chính đối với khu đo có diện tích lớn hơn 3 ha thì phải xây dựng lưới khống chế theo hệ tọa độ VN-2000 để làm cơ sở cho việc đo vẽ chi tiết;
- Khi lập lưới để đo nối tọa độ thì tùy theo diện tích khu đo mà phải có ít nhất 2 điểm lưới tương đương lưới khống chế đo vẽ trở nên (cố gắng tận dụng tối đa điểm gốc là các điểm mốc địa chính đã được xây dựng trước đây). Tùy theo yêu cầu cụ thể có thể chôn mốc tạm thời hoặc cố định, nếu chôn mốc tạm thời thì phải đảm bảo tồn tại đến khi kết thúc công trình (sau kiểm tra, nghiệm thu và xác nhận sản phẩm). Các quy định chỉ tiêu kỹ thuật và các nội dung khác liên quan đến lưới thực hiện như đối với lập lưới phục vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính;
- Đối với khu vực trích đo địa chính có diện tích nhỏ hơn 3 ha thì căn cứ vào tình hình thực tế để vận dụng thực hiện theo quy trình đo đạc, chỉnh lý trên bản trích lục bản đồ địa chính mà không phải lập lưới khống chế đo vẽ; việc chỉnh lý bản trích lục bản đồ địa chính được thực hiện theo khoản 2, Mục I của Hướng dẫn này.
c) Đo vẽ chi tiết:
Việc trích đo và trình bày thửa đất trong bản trích đo địa chính được thực hiện như đối với thửa đất trên bản đồ địa chính quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014.
d) Đánh số thửa:
Số thửa của thửa đất trong bản trích đo được đánh theo số thửa của thửa đất trên bản đồ địa chính sử dụng để làm căn cứ trích đo; trường hợp khu vực trích đo bao gồm các thửa thuộc nhiều tờ bản đồ khác nhau thì trên bản trích đo phải thể hiện đường biên của tờ bản đồ được trích đo và đánh số thửa trên bản trích đo theo đúng số thửa của tờ bản đồ địa chính dùng để trích đo.
đ) Trình bày bản trích đo địa chính:
Trình bày bản trích đo địa chính được thực hiện theo quy định của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014; trong đó cần lưu ý một số điểm sau:
- Khi thực hiện trích đo địa chính phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với các công trình dạng tuyến thì mỗi mảnh trích đo được biên tập theo phạm vi từng tờ bản đồ địa chính, không gộp nhiều tờ bản đồ địa chính vào một mảnh trích đo;
- Khi thể hiện thửa đất ngoài các yếu tố phải thể hiện theo quy định thì phải thể hiện tên chủ sử dụng đất; đối với thửa đất có nhiều loại đất thì phải thể hiện nét tách các loại đất theo hiện trạng bằng nét đứt, tính diện tích riêng từng loại và hiển thị theo mã loại đất, diện tích của loại đất đó (ví dụ ONT: 95.2);
- Các thửa đất giáp ranh với thửa đất trích đo phải thể hiện số thửa của thửa tiếp giáp trên bản đồ địa chính;
- Mẫu khung trình bày bản trích đo địa chính:
+ Đối với trường hợp nêu tại điểm a, khoản 2 Mục II Hướng dẫn này thì thực hiện theo Phụ lục số 04.
+ Đối với trường hợp nêu tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Mục II Hướng dẫn này thì thực hiện theo Phụ lục số 05.
- Các ký hiệu đường, nét thể hiện trong bản trích đo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014.
e) Kiểm tra, nghiệm thu, xác nhận bản trích đo địa chính:
- Trích đo địa chính đối với trường hợp nêu tại điểm a, khoản 2, Mục II Hướng dẫn này do Văn phòng đăng ký đất đai tự kiểm tra, nghiệm thu và xác nhận vào bản trích đo địa chính (Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận đối với trường hợp chủ sử dụng đất xin cấp Giấy chứng nhận là cơ quan, tổ chức: chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận đối với trường hợp chủ sử dụng đất xin cấp Giấy chứng nhận là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư); đối với các dự án đầu tư, sau khi hoàn thành công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định và xác nhận bản trích đo địa chính do nhà đầu tư cung cấp để phục vụ giao đất, cấp Giấy chứng nhận theo quy định;
- Trích đo địa chính đối với trường hợp nêu tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Mục II Hướng dẫn này nếu chủ đầu tư tự kiểm tra, nghiệm thu thì phải lập phiếu ghi ý kiến kiểm tra theo Phụ lục số 06 và Biên bản nghiệm thu theo mẫu tại Phụ lục số 07 (chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn thực hiện kiểm tra, thẩm định chất lượng bản trích đo, trường hợp này đơn vị tư vấn ký, đóng dấu xác nhận mảnh trích đo ở mục đơn vị kiểm tra; nếu chủ đầu tư không thuê tư vấn kiểm tra, thẩm định thì mục này để trống). Phòng Quản lý Kỹ thuật Đo đạc và Bản đồ (sau này là phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn thám) kiểm tra, thẩm định trình Sở Tài nguyên và Môi trường ký, đóng dấu xác nhận chất lượng bản trích đo địa chính đủ điều kiện đưa vào quản lý, sử dụng; nội dung kiểm tra, thẩm định, xác nhận chất lượng bản trích đo địa chính đủ điều kiện đưa vào quản lý, sử dụng phải có phiếu ghi ý kiến kiểm tra theo Phụ lục số 06 và biên bản kiểm tra, thẩm định theo mẫu tại Phụ lục số 08 (thực hiện theo hướng dẫn riêng của Sở Tài nguyên và Môi trường).
g) Thời gian kiểm tra, thẩm định chất lượng bản trích đo địa chính:
Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 05 ngày; đối với các trường hợp phạm vi nghiên cứu theo tuyến hoặc quy hoạch vùng thì thời gian thẩm định cũng không quá 07 ngày làm việc.
h) Sản phẩm giao nộp:
- Bản trích đo địa chính dạng giấy;
- Phiếu cấp tọa độ điểm địa chính gốc;
- Tài liệu lưới khống chế (nếu có);
- File trích đo dạng số định dạng *.dgn (ghi trên đĩa CD);
- Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất;
- Phiếu xác nhận kết quả đo đạc địa chính thửa đất;
- Biên bản xác nhận thể hiện đường địa giới hành chính (trong trường hợp khu đo có liên quan đến đường địa giới hành chính);
Hồ sơ trích đo địa chính thửa đất nộp 01 bộ lưu tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện cập nhật, chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính sau khi hoàn thiện các thủ tục.
III. Chỉnh lý, đo vẽ bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính
1. Chỉnh lý bản đồ địa chính:
a) Phạm vi áp dụng:
Phạm vi áp dụng và nội dung thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính theo quy định tại khoản 1, Điều 17 của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014; việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện theo quy định tại Chương V của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014.
b) Một số điểm cần lưu ý:
- Khi đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính phải thực hiện theo quy định đo vẽ đối với thửa đất của bản đồ địa chính quy định tại điểm 1.3, 1.4, 1.5 khoản 1, Điều 17 của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014. Độ chính xác của việc chỉnh lý thực hiện theo quy định về độ chính xác của bản đồ địa chính;
- Cơ sở để quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính:
+ Đối với việc chỉnh lý về ranh giới thửa đất, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất được thực hiện trong các trường hợp: có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cấp có thẩm quyền; quyết định của UBND các cấp, bản án của Tòa án nhân dân các cấp về việc giải quyết tranh chấp đất đai; kết quả cấp, chỉnh lý Giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế có liên quan đến thay đổi ranh giới, mục đích sử dụng đất; quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; có thay đổi ranh giới thửa đất do sạt lở, sụt đất tự nhiên; người sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai các cấp phát hiện có sai sót trong đo vẽ bản đồ địa chính.
+ Đối với việc chỉnh lý về mốc giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp có quyết định thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới, đã lập hồ sơ địa giới, cắm mốc địa giới trên thực địa.
+ Mốc tọa độ, mốc quy hoạch, hành lang an toàn công trình trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp mốc giới mới được cắm trên thực địa và có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Chỉnh lý, bổ sung thông tin về địa danh, địa vật định hướng và các thông tin thuộc tính khác do cơ quan quản lý đất đai các cấp tự quyết định khi phát hiện có thay đổi.
- Khi đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính được phép thực hiện bằng các phương pháp đo đạc đơn giản như: giao hộ cạnh, dóng thẳng hàng, đo bằng thước dây, chuyển vẽ từ bản đồ quy hoạch. Để đo đạc có thể sử dụng các điểm khởi tính gồm: các điểm tọa độ từ lưới khống chế đo vẽ, lưới điểm trạm đo cũ trở lên; các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng chính có trên bản đồ và hiện còn tồn tại ở thực địa; độ chính xác chỉnh lý thực hiện theo quy định về độ chính xác của bản đồ địa chính;
- Đường ranh giới mới của các thửa đất có biến động được thể hiện trên bản đồ địa chính bằng mầu đỏ; đường ranh giới cũ được gạch bỏ bằng mầu đỏ đối với bản đồ địa chính dạng giấy, chuyển thành lớp riêng trên bản đồ địa chính dạng số;
- Khung in bản đồ địa chính chỉnh lý cơ bản thực hiện theo mẫu khung và trình bày khung bản đồ địa chính biên tập, in lại tại Phụ lục số 01 của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014. Phía dưới khung bản đồ bổ sung thêm phần “Xác nhận đo vẽ phù hợp hiện trạng” do UBND cấp xã ... (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu); mục “Biên tập in lại tháng ... năm ...” sửa thành “Đo đạc chỉnh lý in lại tháng ... năm …”;
- Các nội dung trên Sổ mục kê và các tài liệu có liên quan phải được chỉnh lý, bổ sung đồng bộ với bản đồ địa chính.
2. Đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính:
a) Phạm vi áp dụng:
Đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính được thực hiện đối với đơn vị hành chính cấp xã đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đo vẽ khép kín theo địa giới hành chính, kể cả khu vực đã đo vẽ khoanh bao trên bản đồ địa chính nhưng chưa đo vẽ chi tiết đến từng thửa đất.
b) Một số điểm cần lưu ý:
- Việc đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính được thực hiện như đối với quy định đo vẽ bản đồ địa chính khép kín theo địa giới hành chính;
- Đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính được thực hiện theo hệ tọa độ VN-2000;
- Số tờ bản đồ của khu vực đo vẽ bổ sung được đánh số mới tiếp theo số tờ lớn nhất của bản đồ địa chính đã có.
3. Đo vẽ lại bản đồ địa chính:
a) Phạm vi áp dụng:
- Khu vực đất nông nghiệp đã thực hiện quy hoạch lại đồng ruộng hoặc đã thực hiện “dồn điền, đổi thửa”, góp đất làm đường và mương nội đồng làm thay đổi toàn bộ các bờ vùng, bờ thửa;
- Khu vực thực hiện quy hoạch sử dụng đất để hình thành các khu trung tâm hành chính, khu đô thị, khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp;
- Khu vực chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy đã rách nát, hư hỏng không thể khôi phục và không thể sử dụng để số hóa.
b) Một số điểm cần lưu ý:
- Nội dung việc đo vẽ lại bản đồ địa chính thực hiện như với đo vẽ lập bản đồ địa chính quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014;
- Đo vẽ lại bản đồ địa chính được thực hiện theo hệ tọa độ VN-2000;
- Số tờ bản đồ của khu vực đo vẽ lại được đánh số mới tiếp theo số tờ lớn nhất của bản đồ địa chính đã có;
- Khi thực hiện đo đạc lại đất nông nghiệp thì phải đo đạc chi tiết đến từng thửa của từng chủ sử dụng; đối với khu vực đất nông nghiệp có nhiều thửa có diện tích nhỏ (khu vực đất có ruộng bậc thang,...) thì thể hiện như sau:
+ Trên bản đồ số thực hiện đánh số thửa, quy chủ đến từng thửa đất và biên tập theo quy định.
+ Trên bản đồ giấy thực hiện trích vẽ theo tỷ lệ phù hợp ở vị trí trống trên tờ bản đồ đó hoặc vẽ thành tờ phụ lục bản đồ riêng và đánh số tờ bản đồ phụ lục như sau: Phụ lục số ... của tờ bản đồ số ... khi giao nộp sản phẩm phải giao nộp cả bản phụ lục in trên giấy và file số sử dụng để in ra bản phụ lục.
4. Tách thửa, hợp thửa đất:
a) Phạm vi áp dụng:
Thực hiện tách thửa, hợp thửa áp dụng trong các trường hợp cấp Giấy chứng nhận, chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng quyền sử dụng đất. Riêng trường hợp tách thửa đối với đất ở thì ngoài thực hiện theo quy định thì phải đủ điều kiện theo Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 25/6/2015 của UBND tỉnh quy định về diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
b) Một số điểm cần lưu ý:
- Trường hợp tách thửa, hợp thửa phải do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện (bao gồm cả đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo). Đối với trường hợp người xin thuê đất là tổ chức thì thực hiện theo trình tự sau:
+ Thực hiện đo đạc, chỉnh lý bản trích lục bản đồ địa chính; sau khi được UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất tiến hành lập biên bản bàn giao đất thực địa thì sử dụng bản chỉnh lý bản trích lục để nhập thửa và chỉnh lý vào bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính. Sau đó sử dụng số thửa đó nhập để cấp Giấy chứng nhận.
+ Đối với trường hợp trích đo thì sử dụng bản trích đo để lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất; sau khi được UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất thì tiến hành giao đất thực địa; sử dụng bản trích đo để thực hiện thủ tục tách hợp thửa và chỉnh lý vào bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính sau đó cấp Giấy chứng nhận.
- Đơn vị thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính là Văn phòng đăng ký đất đai; quy trình chỉnh lý thực hiện theo Điều 17 của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014.
Trên đây là Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh; các văn bản có liên quan của Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn về công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính mà có nội dung khác với nội dung nêu tại Văn bản này thì thống nhất thực hiện theo hướng dẫn tại Văn bản này. Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu còn khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để được xem xét, giải quyết
Nơi nhận: | KT. GIÁM ĐỐC |
Phụ lục số 01
MẪU TRÍCH LỤC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH, TRÍCH LỤC BẢN TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH
TRÍCH LỤC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
1. Số thứ tự thửa đất: ………………; Tờ bản đồ số: ………….. xã (phường, thị trấn): ……………. huyện (quận, thị xã, thành phố): …………………… tỉnh (thành phố): ……….…..;
2. Diện tích:................................................................................................... m2;
3. Mục đích sử dụng đất:.................................................................................. ;
4. Tên người sử dụng đất:................................................ ; Địa chỉ thường trú: …………………………..;
5. Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất
6. Bản vẽ thửa đất:
6.1. Sơ đồ thửa đất | 6.2. Chiều dài cạnh thửa
|
Người trích lục |
… … …, ngày … … tháng … … năm… … |
Phụ lục số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
PHƯƠNG ÁN THI CÔNG
Trích đo địa chính phục vụ...
I. Căn cứ lập phương án
(Thông báo, quyết định, kế hoạch thực hiện hoặc hợp đồng dịch vụ...)
II. Mục đích, yêu cầu
III. Giải pháp kỹ thuật và tổ chức thực hiện
1. Các tài liệu, giấy tờ pháp lý có liên quan;
2. Các quy định kỹ thuật áp dụng thực hiện trích đo;
3. Cụ thể phương pháp thực hiện trích đo.
III. Khối lượng, kinh phí thực hiện
1. Các quy định áp dụng tính dự toán kinh phí.
2. Dự kiến khối lượng công việc và kinh phí thực hiện.
… …, ngày ... tháng ... năm ... |
… …, ngày ... tháng ... năm ... |
Phụ lục số 03
KẾ HOẠCH TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƠN LẺ, THƯỜNG XUYÊN HÀNG NĂM
Đơn vị thực hiện: Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Lào Cai
Năm thực hiện: 20...
STT | Tên người hoặc đơn vị sử dụng đất | Địa chỉ thửa đất | Mục đích sử dụng đất | Diện tích (m2) | Ghi chú |
I | Thành phố Lào Cai |
|
|
|
|
1 | Công ty... | Tổ...(đường phố), phường... |
|
|
|
2 | Nguyễn Văn A | Tổ...(đường phố), xã... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | Huyện Bảo Thắng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Lào Cai, ngày ... tháng ... năm 20... |
XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)…….
TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT………..
HỆ TỌA ĐỘ ……….. KHU VỰC………….TỜ SỐ…………(TÊN TỜ BẢN ĐỒ GỐC) ĐO ĐẠC NĂM ……….., CHỈNH LÝ NĂM………
Phụ lục số 04
XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)…….
TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ ………..
HỆ TỌA ĐỘ ……….. KHU VỰC………….TỜ SỐ…………(TÊN TỜ BẢN ĐỒ GỐC) ĐO ĐẠC NĂM……….., CHỈNH LÝ NĂM………
Phụ lục số 05
Phụ lục số 06
Người kiểm tra: Chức vụ:
Đơn vị:
Loại sản phẩm kiểm tra:
Thuộc:
Đơn vị sản xuất:
TT | Nội dung kiểm tra | Nội dung ý kiến | Phương án xử lý | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| … …, ngày ... tháng ... năm ... |
Phụ lục số 07
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
Lào Cai, ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN NGHIỆM THU SẢN PHẨM TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH
Tên sản phẩm kiểm tra, nghiệm thu: Trích đo địa chính phục vụ ...
Căn cứ thực hiện: (Phương án thi công, kế hoạch thực hiện hoặc hợp đồng dịch vụ).
Họ và tên người đại diện cơ quan kiểm tra, nghiệm thu:
Chức vụ:
Cơ quan kiểm tra:
Họ và tên người đại diện đơn vị được kiểm tra, nghiệm thu:
Chức vụ:
Đơn vị được kiểm tra:
Tài liệu kiểm tra, nghiệm thu: (bao gồm mảnh trích đo địa chính và các tài liệu liên quan).
Kết quả kiểm tra, nghiệm thu:
Nhận xét: (Chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm, quy trình, quy định kỹ thuật, phương án thi công (nếu có), tu chỉnh tài liệu (nếu là kiểm tra tài liệu).
Kết luận:
Biên bản được lập thành ... bản, 01 bản giao cho ..., 01 bản giao cho ..., 01 bản giao cho ...
ĐẠI DIỆN | ĐẠI DIỆN |
Phụ lục số 08
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Lào Cai, ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH
Tên sản phẩm kiểm tra, nghiệm thu: Trích đo địa chính phục vụ ...
Căn cứ thực hiện: (Phương án thi công, kế hoạch thực hiện hoặc hợp đồng dịch vụ).
Họ và tên người đại diện cơ quan kiểm tra, thẩm định:
Chức vụ:
Cơ quan kiểm tra:
Họ và tên người đại diện đơn vị chủ đầu tư:
Chức vụ:
Đơn vị chủ đầu tư:
Họ và tên người đại diện đơn vị thi công:
Chức vụ:
Đơn vị thi công:
Tài liệu kiểm tra, thẩm định: (bao gồm mảnh trích đo địa chính và các tài liệu liên quan).
Kết quả kiểm tra, thẩm định:
Nhận xét: (Chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm, quy trình, quy định kỹ thuật, phương án thi công (nếu có), tu chỉnh tài liệu (nếu là kiểm tra tài liệu).
Kết luận:
Biên bản được lập thành ... bản, 01 bản giao cho ..., 01 bản giao cho ..., 01 bản giao cho ...
ĐẠI DIỆN | ĐẠI DIỆN | ĐẠI DIỆN |
- 1 Quyết định 29/2015/QĐ-UBND quy định hạn mức giao đất ở, đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở đối với trường hợp có vườn, ao; hạn mức đất xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa; diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2 Nghị định 45/2015/NĐ-CP về hoạt động đo đạc và bản đồ
- 3 Quyết định 09/2015/QĐ-UBND Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai
- 4 Quyết định 3393/2014/QĐ-UBND Quy định thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 5 Quyết định 3420/2014/QĐ-UBND quy định thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 6 Nghị quyết 156/2014/NQ-HĐND về mức thu và tỷ lệ phần trăm (%) được trích để lại cho đơn vị tổ chức thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 7 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- 10 Luật đất đai 2013
- 11 Quyết định 56/2012/QĐ-UBND về Quy định hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 12 Thông tư 05/2009/TT-BTNMT hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1 Quyết định 3420/2014/QĐ-UBND quy định thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 2 Quyết định 3393/2014/QĐ-UBND Quy định thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 3 Nghị quyết 156/2014/NQ-HĐND về mức thu và tỷ lệ phần trăm (%) được trích để lại cho đơn vị tổ chức thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn