Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1528/HD-STNMT

Yên Bái, ngày 30 tháng 07 năm 2014

 

HƯỚNG DẪN

CÔNG TÁC TRÍCH LỤC, TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH TẠI TỈNH YÊN BÁI.

Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ - CP ngày 22/01/2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;

Căn cứ Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01/6/2009 hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính;

Căn cứ Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính;

Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính;

Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn công tác trích lục, trích đo địa chính tại tỉnh Yên Bái, như sau:

I. Quy định chung

1. Phạm vi áp dụng

a) Hướng dẫn này quy định về trình tự, nội dung trích lục bản đồ, trích đo địa chính phục vụ cho công tác: Thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận), chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và thực hiện các nội dung liên quan tới công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

b) Công tác đo đạc theo Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai (gọi tắt là Dự án tổng thể) thực hiện theo Hướng dẫn số 1425/HD-STNMT ngày 18/7/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã tại tỉnh Yên Bái.

c) Các trường hợp khác không nêu trong Hướng dẫn này được thực hiện theo Nghị định số 12/2002/NĐ-CP; Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT và các quy định hiện hành của Nhà nước liên quan đến hoạt động đo đạc và bản đồ.

2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến hoạt động đo đạc bản đồ phục vụ cho công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận, thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình và thực hiện các nội dung liên quan tới công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

3. Nguyên tắc thực hiện: Các đơn vị thực hiện công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính phải có Giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cấp còn thời hạn sử dụng.

II. Một số khái niệm

1. Trích đo địa chính: Là việc đo đạc địa chính riêng biệt đối với thửa đất phục vụ cho quản lý đất đai ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng không đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai hoặc có biến động về ranh giới sử dụng đất của thửa đất phải chỉnh lý.

2. Trích lục bản đồ địa chính, trích lục bản trích đo địa chính (gọi chung là trích lục): Là sao y bản chính của một hay nhiều thửa đất trên bản đồ địa chính.

3. Ranh giới đo vẽ, lập bản trích đồ địa chính, trích lục bản đồ trong trường hợp thu hồi đất được xác định theo phạm vi giải phóng mặt bằng đã được phê duyệt. Trường hợp diện tích còn lại của thửa đất ở nhỏ hơn hạn mức tối thiểu hoặc thửa đất có diện tích còn lại quá nhỏ hoặc diện tích còn lại lớn nhưng chiều rộng của thửa đất còn lại quá hẹp, khó khăn cho quản lý, sử dụng đất thì đo trọn thửa.

III. Nội dung và nguyên tắc thành lập bản đồ

1. Cơ sở toán học và độ chính xác đo đạc, lập bản đồ trích đo địa chính:

a) Cơ sở toán học, độ chính xác bản đồ trích đo thực hiện theo quy định tại Điều 5 và Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

b) Một số lưu ý về công tác chia mảnh.

- Đối với các khu vực đã có bản đồ địa chính thì công tác chia mảnh, đánh số hiệu mảnh bản đồ trích đo theo quy định tại các Khoản 5, 6, 7 Điều 5 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

- Đối với các khu vực chưa có bản đồ địa chính được lựa chọn theo phương pháp chia mảnh theo tọa độ độc lập, nhưng phạm vi của mảnh bản đồ không nhỏ hơn khổ A4 và không lớn hơn khổ A0.

2. Chọn tỷ lệ đo vẽ bản trích đo địa chính, trích lục bản đồ

2.1. Tỷ lệ cơ bản của bản trích đo địa chính được quy định như sau:

a) Tỷ lệ 1: 500: Áp dụng với đất ở đô thị, đất nông nghiệp mà các thửa đất nhỏ, hẹp hoặc xen kẽ trong khu vực đất đô thị; đất phi nông nghiệp thuộc các phường trong thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, thị trấn thuộc các huyện; khu dân cư nông thôn mật độ thửa đất dạng đô thị; các công trình theo tuyến (như kênh mương thuỷ lợi, đường giao thông, đường điện, đường dây thông tin,...) có mặt cắt ngang nhỏ hơn 10 mét.

b) Tỷ lệ 1:1000: Áp dụng với đất ở nông thôn, đất nông nghiệp xen kẽ với khu dân cư nông thôn, đất phi nông nghiệp (trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, sản xuất kinh doanh, đất tôn giáo, tín ngưỡng,...);

c) Tỷ lệ 1:2000, 1:5000 và 1:10.000: Áp dụng với khu vực đất lâm nghiệp, đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác;

d) Khu vực đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối, đất có mặt nước chuyên dùng, đất chưa sử dụng, đất phi nông nghiệp khác nằm xen kẽ giữa các loại đất nêu trên được đo vẽ và biểu thị cùng tỷ lệ với khu vực trích đo.

2.2. Tỷ lệ cơ bản của bản trích lục bản đồ

Bản đồ địa chính, bản trích đo địa chính được thể hiện ở tỷ lệ nào thì bản trích lục được thể hiện đúng theo tỷ lệ đó.

3. Lưới địa chính

a) Đối với các công trình, dự án thuộc khu vực đã được đo đạc theo Dự án tổng thể khi khu đo có diện tích từ 03 ha (hecta) trở lên thì phải lập lưới khống chế đo vẽ.

b) Đối với các công trình, dự án thuộc khu vực nông thôn (không thuộc khu vực thành phố, thị xã và thị trấn) thì thành lập lưới địa chính cho khu đo có diện tích từ 05 ha (hecta) trở lên; trường hợp thành lập lưới khống chế đo vẽ bằng công nghệ GNSS thì không cần lập lưới địa chính.

c) Đối với các công trình, dự án có quy mô diện tích nhỏ hơn mức quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này theo từng khu vực thì được phép sử dụng lưới tọa độ độc lập. Điểm khởi tính xác định tọa độ bằng máy định vị cầm tay và chuyển tọa độ sang Hệ VN 2000, kinh tuyến trục 104°45’ múi chiếu 3°; tham số tính chuyển của máy định vị cầm tay phải được lấy theo Hướng dẫn 1123/ĐĐBĐ-CNTĐ ngày 26/10/2007 của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam về việc sử dụng các tham số tính chuyển từ Hệ tọa độ quốc tế WGS-84 sang Hệ tọa độ VN-2000 và ngược lại; trừ các công trình được cấp phép có hệ tọa độ.

d) Đối với các công trình theo tuyến (như công trình đường giao thông, công trình thủy lợi, công trình đường điện,...) được phép thành lập lưới tọa độ độc lập theo phương pháp đường chuyền, nhưng điểm đầu và điểm cuối của lưới đường chuyền phải đo nối với điểm tọa độ nhà nước (điểm tọa độ địa chính cơ sở trở lên) đồng thời phải đảm bảo mật độ điểm lưới bình quân 1,5 km chiều dài được bố trí 01 điểm tọa độ phẳng để phục vụ cho việc đo vẽ chi tiết.

3.2. Phương pháp chọn điểm, quy cách điểm, số hiệu điểm, đo đạc, tính toán, bình sai lưới thực hiện theo Điều 9 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT.

Tọa độ, độ cao các điểm lưới địa chính, lưới khống chế đo vẽ phải được chuyển về Hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 104°45’ múi chiếu 3° sử dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

4. Độ chính xác của bản đồ trích đo địa chính, trích lục bản đồ thực hiện theo Điều 7 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT.

5. Nội dung thể hiện bản đồ.

5.1. Nội dung thể hiện trên bản đồ thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT.

5.2. Một số trường hợp cần lưu ý:

a) Trường hợp đường đi nằm trong khuôn viên đất ở của một (01) chủ sử dụng đất, nếu hiện trạng đất ở chưa đủ diện tích theo hạn mức giao đất ở tại địa phương thì xác định là đất ở. Trường hợp vượt hạn mức giao đất ở mới quy định tại địa phương thì được xác định là loại đất nông nghiệp liền kề (như: đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm, đất nương rẫy, đất trồng rừng,...).

b) Đối với đường đi vào nhà của 02 hộ gia đình trở lên, đường đi là bờ ruộng chỉ được xác định đất của hộ gia đình, cá nhân khi phần đường đó đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất, chủ sử dụng đất đã đứng tên trong giấy tờ về quyền sử dụng đất; trường hợp các hộ gia đình tự chia tách và nhận là đất do gia đình quản lý, sử dụng thì phải có xác nhận về nguồn gốc của Ủy ban nhân dân xã.

c) Trường hợp trong khuôn viên đất của một hộ gia đình có chênh lệch về độ cao do người dân san tạo mặt bằng, một phần diện tích dùng để làm nhà ở và phần còn lại làm vườn thì khi đo đạc và trên bản đồ phải thể hiện chân và đỉnh mái taluy bằng nét đứt không tách thành thửa riêng.

d) Trường hợp trong khu đo có chỉ giới, mốc giới hàng lang bảo vệ an toàn như: Hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống truyền tải điện, hệ thống thông tin và các công trình khác có hàng lang bảo vệ an toàn thì các loại mốc giới, chỉ giới này chỉ được thể hiện trong trường hợp đã cắm mốc giới, chỉ giới trên thực địa hoặc có đầy đủ các tài liệu có giá trị pháp lý đảm bảo độ chính xác vị trí điểm đo chi tiết trên bản đồ.

Đối với các công trình ngầm (cáp quang, cáp điện ngầm, cống ngầm,...) có quy định hành lang mà hành lang của công trình ngầm nằm trong hành lang của hệ thống giao thông, thủy hệ đã được pháp luật quy định thì không phải thể hiện; trường hợp ngược lại phải thể hiện theo các quy định hiện hành.

6. Lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất.

6.1. Lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất.

a) Trước khi tiến hành đo đạc chi tiết các thửa đất, đon vị thi công phải phối hợp với tổ trưởng nhân dân, trưởng thôn, bản hoặc người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ủy quyền, yêu cầu người sử dụng đất cung cấp bản sao (photocopy, không cần công chứng) các giấy tờ liên quan đến thửa đất do mình quản lý, sử dụng, cùng người sử dụng đất liền kề xác định ranh giới thửa đất trên thực địa. Các góc ngoặt ranh giới thửa đất phải được đóng cọc có bôi sơn hoặc địa vật ổn định vững chắc và lập Bản mô tả ranh giới sử dụng đất để phục vụ cho việc đo vẽ chi tiết thửa đất.

b) Ranh giới thửa đất được xác định theo:

- Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận;

- Bản án của toà án có hiệu lực thi hành;

- Kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền;

- Các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

- Hiện trạng đang quản lý sử dụng đất.

c) Trường hợp trên Giấy chứng nhận, trên các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai có sơ đồ thể hiện ranh giới thửa đất nhưng khác với ranh giới sử dụng đất theo hiện trạng thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng.

d) Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới sử dụng đất thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất, đơn vị đo đạc phải thể hiện cả ranh giới theo hiện trạng và theo chỉ ranh giới của các bên liên quan. Đồng thời, báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết.

đ) Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương, thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng và đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp sử dụng đất thành hai (02) bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi UBND cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp theo thẩm quyền.

e) Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác nhận. Đơn vị đo đạc có trách nhiệm chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo (hoặc gửi) cho người sử dụng đất vắng mặt ký sau đó (hoặc xử lý theo quy định).

g) Trường hợp thửa đất ở có vườn ao liền kề của cùng một chủ sử dụng, cho phép được lập chung vào một bản mô tả nhưng trên sơ đồ phải thể hiện rõ từng thửa, ranh giới bên trong thửa đất được thể hiện bằng nét đứt.

h) Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.

Chú ý: Để thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng và giải quyết các tranh chấp đất đai, trong công đoạn nội nghiệp đơn vị thi công phải ghi bổ sung vào sơ họa Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất một số thông tin sau: số tờ bản đồ, số thửa, loại đất của thửa đất và loại đất của các thửa giáp ranh.

6.2. Các trường hợp sau đây không phải lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất:

a) Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc có văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện trạng của thửa đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ đó.

b) Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai mà trong các giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và hiện trạng đường ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có.

c) Thửa đất lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất bằng trồng cây hàng năm khác có bờ thửa rõ ràng; nếu các thửa đất này nằm liền kề với đất khu dân cư thì chủ sử dụng đất phải ký xác nhận ranh giới giáp ranh trong Bản mô tả ranh giới, mốc giới các thửa đất của khu dân cư.

d) Đất chưa sử dụng, đất giao thông, đất thủy lợi, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng do Ủy ban nhân dân xã quản lý.

đ) Đối với các thửa đất không lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất nêu tại Tiết a, b, c, d Điểm 6.2, Khoản này thì sau khi có bản vẽ hiện trạng sử dụng đất, đơn vị thi công phải công bố (treo) ở trụ sở Ủy ban nhân dân xã nơi có đất trong thời gian tối thiểu 10 ngày liên tục, thông báo rộng rãi bằng các kênh thông tin khác nhau để người sử dụng đất biết để kiểm tra đối chiếu; hết thời công khai, đơn vị thi công phải lập Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT- BTNMT.

Biên bản xác nhận công khai bản đồ địa chính thể hiện hiện trạng sử dụng đất là một phần của bản đồ địa chính và có giá trị pháp lý như Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất giữa các chủ sử dụng đất liền kề.

e) Trường hợp có phản ánh về ranh giới sử dụng đất trên bản đồ địa chính phải xác minh nguyên nhân và chỉnh sửa theo chứng cứ pháp lý.

IV. Trích đo địa chính, trích lục bản đồ, chỉnh lý, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính

1. Trích đo địa chính

1.1 Trích đo địa chính được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Có sự thay đổi về đường địa giới hành chính liên quan đến khu vực lập bản trích đo địa chính;

- Khu vực trích đo ở địa phương chưa thực hiện đo đạc bản đồ địa chính theo Dự án tổng thể;

- Khu vực trích đo đã có bản đồ địa chính, bản đồ chỉnh lý biến động theo Dự án tổng thể nhưng số lượng thửa đất trong khu vực đo vẽ có biến động từ 40% trở lên so với hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm đo đạc.

1.2. Trình tự các bước công việc khi thực hiện trích đo địa chính, gồm các công việc như sau:

a) Họp thôn để phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, thông báo kế hoạch triển khai cụ thể cho nhân dân biết. Đồng thời, yêu cầu người dân chuẩn bị các giấy tờ pháp lý liên quan đến thửa đất (cung cấp bản photocopy không cần công chứng) và có trách nhiệm cùng các chủ sử dụng đất liền kề chỉ rõ ranh giới, mốc giới thửa đất của mình sử dụng theo từng đơn vị thửa đất.

Đối với khu vực trích đo liên quan đến đường địa giới giữa hai hay nhiều xã thì phải tổ chức xác định đường địa giới hành chính các cấp theo hồ sơ địa giới hành chính, đối chiếu thực địa và lập biên bản xác nhận địa giới hành chính ở cấp xã mẫu theo phục lục số 09 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT;

b) Lập lưới địa chính, lưới khống chế đo vẽ cho toàn khu đo;

c) Xác định nội dung đo vẽ, ranh giới sử dụng đất, loại đất và chủ sử dụng;

d) Đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ;

đ) Kiểm tra, sửa chữa và hoàn chỉnh bản trích đo địa chính;

e) Thực hiện công tác nội nghiệp, biên tập sửa chữa bản trích đo địa chính;

g) Công tác giao nhận hồ sơ địa chính.

- Sau khi bản trích đo địa chính được kiểm tra cấp đơn vị thi công, đơn vị đo đạc in Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Hướng dẫn này và giao cho người sử dụng đất để kiểm tra.

Người sử dụng đất kiểm tra các thông tin về thửa đất trên Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất, nếu phát hiện có sai sót thì báo ngay cho đơn vị đo đạc để kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung. Trường hợp không có sai sót thì ký xác nhận và nộp lại cho đơn vị đo đạc để lưu hồ sơ nghiệm thu (nếu người sử dụng đất có nhu cầu sử dụng Phiếu này để lấy thông tin kê khai thì đơn vị đo đạc cung cấp thêm cho người sử dụng đất 01 bản).

Trường hợp Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất đã gửi cho chủ sử dụng đất, nhưng vì lý do nào đó mà chủ sử dụng không ký xác nhận thì đơn vị đo đạc lập danh sách, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ trưởng nhân dân nơi có đất thực hiện dự án xác nhận; trong đó cần nêu rõ lý do vì sao người sử dụng đất không ký đối với từng thửa đất để làm cơ sở cho công tác kiểm tra, nghiệm thu.

Sổ Mục kê đất đai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Hướng dẫn này. Trường hợp lập bản trích đo phục vụ công tác giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận; chuyển mục đích sử dụng đất thì sổ mục kê được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.

2. Trích lục, chỉnh lý, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính.

a) Đối với địa phương đã được đo đạc địa chính theo Dự án tổng thể, trong khu vực đo vẽ thửa đất không thay đổi thì thực hiện công tác trích lục.

b) Đối với khu vực đã được đo đạc địa chính theo Dự án tổng thể trong quá trình đối soát thực địa hiện trạng thửa đất có thay đổi dưới 40% một trong các nội dung nêu tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT thì được tiến hành chỉnh lý, đo đạc bổ sung bản đồ địa chính.

c) Trường hợp số lượng thửa đất có biến động về ranh giới, số hiệu thửa, loại đất, diện tích chiếm trên 40% một trong các nội dung nêu tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT thì được tiến hành đo đạc mới bản đồ địa chính.

d) Công tác biên tập

Khi chỉnh lý các nội dung biến động thửa đất, việc thể hiện các nội dung biến động được thực hiện như sau:

- Về nguyên tắc, thửa đất có biến động nằm trong tờ bản đồ địa chính nào thì được lập và chỉnh lý trên tờ bản đồ địa chính đó.

Khi chỉnh lý các các nội dung biến động thửa đất thì việc đánh số thửa, thể hiện các thông tin biến động thực hiện theo điểm 1.5 Khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, đồng thời phải lập “Bảng kê các thửa đất chỉnh lý".

Nội dung “Bảng kê các thửa đất chỉnh lý” thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo hướng dẫn này.

đ) Công tác giao nhận hồ sơ địa chính.

Đối với bản trích lục ngoài việc giao nộp bản trích lục bản đồ địa chính đơn vị đo đạc còn phải giao nộp kèm theo bản photocopy hồ sơ đo đạc của các thửa đất nằm trong khu vực trích lục bản đồ để phục vụ công tác thẩm định bản đồ.

Đối với bản đồ chỉnh lý biến động, các thửa đất có biến động thực hiện theo điểm d, Mục này; đồng thời photocopy hồ sơ đo đạc của các thửa đất không biến động trong khu vực đo vẽ để phục vụ công tác thẩm định bản đồ.

V. Quy định về giám sát, kiểm tra, nghiệm thu và xác nhận sản phẩm

1. Trình tự, nội dung kiểm tra sản phẩm trích đo địa chính, trích lục địa chính thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT.

2. Một số quy định cụ thể.

2.1 Đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái thì việc xác nhận bản đồ thực hiện như sau:

a) Bản trích đo địa chính

Trường hợp bản trích đo địa chính gắn với cấp Giấy chứng nhận thì Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cấp Giấy chứng nhận ký duyệt bản đồ; Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận sau khi Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh kiểm tra, thẩm định. Mẫu bản đồ thực hiện theo Phụ lục 06 ban hành kèm theo hướng dẫn này.

Trường hợp bản trích đo địa chính phục vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thẩm định và xác nhận các sản phẩm trích đo địa chính; Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận sản phẩm đo vẽ phù hợp hiện trạng quản lý, sử dụng đất; đơn vị thi công xác nhận sản phẩm do đơn vị thực hiện. Mẫu bản đồ thực hiện theo Phụ lục 07 ban hành kèm theo hướng dẫn này.

b) Trích lục bản đồ

Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh kiểm tra, thẩm định xác nhận sản phẩm trích lục bản đồ. Mẫu bản đồ thực hiện theo Phụ lục 08 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.

Trường hợp người trích lục là cán bộ thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh thì người trích lục ký, ghi rõ họ tên và Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh ký xác nhận sản phẩm.

Trường hợp đơn vị trích lục bản đồ là tổ chức có chức năng hoạt động đo đạc và bản đồ, không phải là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh thì Giám đốc đơn vị thực hiện trích lục ký tên, đóng dấu xác nhận sản phẩm do đơn vị thực hiện và Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh ký xác nhận sản phẩm.

c) Bản đồ chỉnh lý biến động

Thực hiện như đối với việc xác nhận bản trích đo địa chính quy định tại tiết a Điểm 2.1 Khoản 2 Mục này để làm cơ sở cập nhật, chỉnh lý, quản lý hồ sơ. Trong đó phải ghi rõ số tờ bản đồ địa chính thực hiện chỉnh lý.

Mẫu bản đồ thực hiện theo Phụ lục 09 ban hành kèm theo hướng dẫn này.

2.2. Đối với các sản phẩm trích đo địa chính, trích lục bản đồ phục vụ công tác giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận; chuyển mục đích sử dụng đất và các nội dung về công tác quản lý nhà nước liên quan đến đất đai của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện thì việc xác nhận bản đồ địa chính thực hiện như sau:

a) Đối với trích đo địa chính

Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thẩm định và ký xác nhận sản phẩm trích đo địa chính, chỉnh lý biến động; Ủy ban nhân dân cấp xã ký xác nhận sản phẩm đo vẽ phù hợp hiện trạng quản lý, sử dụng đất; đơn vị thi công xác nhận sản phẩm do đơn vị thực hiện.

Mẫu bản đồ theo Phụ lục 10 ban hành kèm theo hướng dẫn này.

b) Đối với trích lục bản đồ

Mẫu bản đồ thực hiện theo tiết b Điểm 2.1 Khoản 2 Mục này. Đơn vị kiểm tra, thẩm định xác nhận sản phẩm trích lục bản đồ là Văn phòng đăng ký cấp huyện.

3. Sản phẩm kiểm tra, nghiệm thu.

Sản phẩm giao nộp để kiểm tra nghiệm thu phải hoàn chỉnh các công đoạn và đóng gói theo đúng quy định. Thành quả đo vẽ đóng gói để kiểm tra nghiệm thu gồm:

3.1. Đối với tài liệu đo lưới địa chính:

- Sơ đồ lưới khống chế mặt phẳng, sơ đồ lưới khống chế độ cao;

- Các loại sổ đo mặt phẳng, độ cao (kèm theo đĩa CD);

- Kết quả tính toán, bình sai lưới khống chế tọa độ, độ cao (kèm theo đĩa CD);

- Tài liệu kiểm tra, kiểm nghiệm máy móc và dụng cụ đo đạc.

3.2. Đối với tài liệu đo vẽ bản trích đo địa chính, trích lục bản đồ.

- Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất kèm theo các giấy tờ có liên quan đến thửa đất trong quá trình xác nhận ranh giới, mốc giới thửa đất (đóng thành quyển).

- Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính (nếu trong khu đo có đường địa giới hành chính);

- Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính;

- Sổ mục kê;

- Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất (đóng thành quyển);

- Bản đồ trích đo địa chính, trích lục bản đồ, bản đồ chỉnh lý biến động dưới dạng giấy đã được ký xác nhận của đơn vị thi công, ký xác nhận của Ủy ban nhân dân xã theo quy định;

- File bản đồ trích lục, trích đo địa chính, bản đồ chỉnh lý biến động (đã chuyển về định dạng *.dgn) và các hồ sơ liên quan dưới dạng số kèm theo đĩa CD.

3.3. Kinh phí thẩm định sản phẩm trích đo địa chính, trích lục bản đồ được tính trong Dự án hoặc Thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc là một phần của Hợp đồng đo đạc đã được nghiệm thu, thanh lý. Được xác định theo khối lượng của từng loại tỷ lệ bản đồ thuộc từng công trình, sản phẩm đo đạc địa chính do đơn vị thi công thực hiện theo quy định tại Mục III, Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT/BTNMT-BTC ngày 27/02/2007 của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập dự toán kinh phí đo đạc, bản đồ và quản lý đất đai.

VI. Giao nộp sản phẩm và quản lý hồ sơ.

- Đối với hồ sơ đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh được lập thành 06 bộ theo đơn vị hành chính cấp xã và được lưu tại các đơn vị sau đây:

- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 bộ;

- Sở Tài nguyên và Môi trường: 01 bộ;

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: 01 bộ;

- Ủy ban nhân dân xã sở tại: 01 bộ;

- Chủ đầu tư: 02 bộ.

Trường hợp phát sinh thêm bộ hồ sơ thì Chủ đầu tư và đơn vị đo đạc thống nhất trước khi nhân bộ hồ sơ.

2. Đối với hồ sơ đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện

- Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 01 bộ;

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: 01 bộ;

- Ủy ban nhân dân xã sở tại: 01 bộ;

- Chủ sử dụng đất: 01 bộ.

VII. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong công tác tổ chức thực hiện, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm đo đạc địa chính.

1. Sở Tài nguyên và Môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm kiểm tra về quy trình thực hiện, chất lượng, khối lượng của sản phẩm trích đo địa chính. Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh có trách nhiệm xác nhận sản phẩm trích lục bản đồ địa chính.

Trong quá trình kiểm tra, nghiệm thu công đoạn ngoại nghiệp sản phẩm đo đạc địa chính phải có sự tham gia của phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ địa chính xã, Chủ đầu tư và đơn vị đo đạc. Kết thúc buổi kiểm tra phải lập Biên bản kiểm tra tại thực địa, các đơn vị tham gia cùng xác nhận.

2. Phòng Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với các phòng có liên quan thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức kiểm tra công tác đo đạc, chỉnh lý tại xã;

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ địa chính xã phối hợp với đơn vị thi công trong công tác đo đạc tại xã và đôn đốc các trưởng thôn (bản, tổ dân phố) tham gia công tác dẫn đạc, xác định chủ sử đụng đất của từng thửa đất trên khu vực thành lập bản đồ.

Xác nhận sản phẩm trích đo địa chính, trích lục bản đồ thuộc thẩm quyền.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước và phổ biến các công việc người dân phải thực hiện liên quan đến công tác đo đạc, lập bản trích đo địa chính tại địa phương.

Cử cán bộ (trưởng thôn, bản) và các cán bộ có liên quan phối hợp với đơn vị thi công để xác định ranh giới thửa đất, chủ sử dụng đất trong quá trình thi công.

Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính trong công đoạn ngoại nghiệp và bàn giao sản phẩm đo đạc khi hoàn thành công trình.

Giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện công tác đo đạc, lập bản trích đo địa chính.

Xác nhận sản phẩm trích đo địa chính theo thẩm quyền.

4. Đơn vị thi công.

Đơn vị thi công phải tổ chức đo đạc, lập bản trích đo địa chính, trích lục bản đồ theo đúng tỷ lệ đã quy định đối với từng khu vực;

Trong quá trình đo đạc, lập bản trích đo, trích lục bản đồ, chỉnh lý biến động phải tổ chức kiểm tra, đối soát hình thể 100% số thửa đất, chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính đầy đủ của thửa đất và toàn bộ sản phẩm đo đạc địa chính.

Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 468/HD-STNMT ngày 26/3/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác trích lục, trích đo địa chính, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để kịp thời xem xét, giải quyết./.

 

Nõi nhận:
- UBND tỉnh;
- Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam;
- Giám đốc Sở, các PGĐ Sở;
- Các Sở, ngành có liên quan;
- UBND cấp huyện;
- Phòng TN&MT cấp huyện;
- Văn phòng Đăng ký QSD đất thành phố;
- Văn phòng ĐK đất đai và PT quỹ đất cấp huyện;
- Các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở;
- Các đơn vị hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh;
- Luu: VT, ĐĐBĐ

 

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Cao Minh Tuấn

 

Phụ lục 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ

RANH GIỚI, MỐC GIỚI THỬA ĐẤT

Ngày.... tháng.... năm……., đơn vị đo đạc đã tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất tại thực địa của (ông, bà, đơn vị)…………….. …..đang sử dụng đất tại ……………………..(số nhà, đường phố, phường, quận hoặc thôn, xóm, xã, huyện). Sau khi xem xét hiện trạng về sử dụng đất và ý kiến thống nhất của những người sử dụng đất liền kề, đơn vị đo đạc đã xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất và lập bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất như sau:

SƠ HỌA RANH GIỚI, MỐC GIỚI THỬA ĐẤT

 

MÔ TẢ CHI TIẾT MỐC GIỚI, RANH GIỚI THỬA ĐẤT

- Từ điểm 1 đến điểm 2:…….. (Ví dụ: Điểm 1 là dấu sơn; ranh giới theo tim tường)

- Từ điểm 2 đến điểm 3:……. (Ví dụ: Điểm 2,3 là cọc tre, ranh giới theo mép bờ trong rãnh nước)

- Từ điểm 3 đến điểm 4: ……..(Ví dụ: Điểm 4 là góc ngoài tường, ranh giới theo mép sân, tường nhà);

- Từ điểm 4 đến điểm 5:…………………………………………………………………………………….

Người sử dụng đất hoặc chủ quản lý đất liền kề ký xác nhận ranh giới, mốc giới sử dụng đất:

STT

Tên người sử dụng đất, chủ quản lý đất liền kề(1)

Đồng ý
(Ký tên)

Không đồng ý

Lý do không đồng ý

Ký tên

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG RANH GIỚI THỬA ĐẤT TỪ KHI CẤP GCN (NẾU CÓ)

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

 

Người sử dụng đất                   Người dẫn đạc(2)                     Cán bộ đo đạc

   (Ký, ghi rõ họ tên)                      (Ký, ghi rõ họ tên)                  (Ký, ghi rõ họ tên)

 

(1) Ghi họ tên cá nhân hoặc họ tên người đại diện hộ gia đình, hoặc tên tổ chức, tên cộng đồng dân cư và họ tên người đại diện trong trường hợp đồng sử dụng đất;

Chủ quản lý đất chỉ ký trong trường hợp đất do tổ chức phát triển quỹ đất quản lý.

(2) Người dẫn đạc là cán bộ địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, tổ dân phố trực tiếp tham gia việc xác định ranh giới, mốc giới thửa đất.

 

Phụ lục 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

PHIẾU XÁC NHẬN KẾT QUẢ ĐO ĐẠC HIỆN TRẠNG THỬA ĐẤT

1 Thửa đất số…………; Tờ bản đồ địa chính số:……………..

2. Đo đạc theo dự án (công trình):……………..

3. Đơn vị thi công:……………….

4. Địa chỉ thửa đất:

5. Diện tích:………m2; Mục đích sử dụng đất:………….

6. Tên người sử dụng đất:…………………………….

7. Địa chỉ thường trú:……………………………….

8. Hình thức sử dụng: chung □, riêng □

9. Giấy tờ về quyền sử dụng đất:

- Loại giấy tờ hiện có:………….Diện tích trên giấy tờ:……….m2

- Tình hình thay đổi ranh giới thửa đất so với khi có giấy tờ:……………….

…………………………………………………………………………………………..

10. Tình hình tranh chấp sử dụng đất:………………………………………..

11. Sơ đồ thửa đất:

12. Chiều dài cạnh thửa

TT

Chiều dài (m)

1

2

 

3

 

 

 

…..ngày …….tháng……năm..
Đơn vị đo đạc
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

…..ngày …….tháng……năm..

Người sử dụng đất(*)

Tôi ký tên dưới đây xác nhận các thông tin
 về thửa đất nêu ở phiếu này là đúng với
hiện trạng sử dụng đất
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

* Người sử dụng đất kiểm tra các thông tin về thửa đất trên đây phát hiện có sai sót thì báo ngay cho đơn vị đo đạc để kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung. Trường hợp không phát hiện sai sót thì ký xác nhận và nộp lại cho đơn vị đo đạc bản để lưu hồ sơ nghiệm thu (trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu sử dụng Phiếu này để lấy thông tin kê khai thì được cung cấp thêm 01 bản).


Phụ lục 03

BẢNGTHỐNG KÊ DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT THU HỒI
Tên công trình:……………..
Địa điểm:………………………..

Tờ
 bản
đồ số

Số thửa

Tên chủ sử dụng,
 quản lý

Diện
 tích thu hồi
(m2)

Chia ra các nhóm đất

Giấy tờ pháp lý về QSDĐ

Ghi

chú

Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

Diện tích

Loại đất

LUC

LUK

....

ONT

TSC

....

BCS

DCS

....

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng tờ 01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. UBND xã đang quản lý, sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tổ chức sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Công ty....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Tổ chức khác đang quản lý, sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cng tờ 02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cng (tờ 01+02+...)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. UBND xã đang quản lý, sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tổ chức sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   a) Công ty....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Tổ chức khác đang quản lý, sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày         tháng         năm 20….

ĐƠN VỊ THI CÔNG

(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục 04

BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT

Tên công trình:………………………….…..

Điạ điểm:……………………………………..

Chủ sử dụng đất:……………………………

Điạ chỉ:.......……………………………….…

Tờ bản
đồ số

Số thửa

Diện tích

Chia ra các nhóm đất

Ghi chú

Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Đt chưa sử dụng

LUC

LUK

 

ONT

TSC

....

BCS

DCS

....

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày       tháng        năm 20…
ĐƠN VỊ THI CÔNG
(Kí tên, đóng dấu)

Ngày       tháng        năm 20…
CHỦ SỬ DỤNG ĐẤT
(Kí tên, đóng dấu)

Ngày       tháng        năm 20…
ỦY BAN NHÂN DÂN
(Kí tên, đóng dấu)

 

Phụ lục 5:

BẢNG KÊ CÁC THỬA ĐẤT CHỈNH LÝ

Tên công trình:………………………………………
Địa điểm:……………………………………………..

STT

Bản đ đa chính

Bản trích đo địa chính

Diện tích thu hồi

Loại đất

Nội dung biên động

Ghi chú

 

Tờ bản ĐC số

Tên ch sử dụng, qun lý

Số thửa

Loại đất

Tờ bản đồ

Tên chủ sử dụng, quản lý

Số thửa

1

Tờ số 10

Hoàng Thị A

672

LUC

Mảnh 1

Nguyễn Thị B

1

46,8

BHK

Loại đất

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày     tháng     năm 20…
Đơn vị thi công
(Ký tên, đóng dấu)

Ngày     tháng     năm 20
Đơn vị thi công
(ký tên, đóng dấu)

 


Phụ lục: 06

 

Phụ lục: 07

 

Phụ lục: 08

 

Phụ lục: 09

 

Phụ lục: 10