VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 102/KH-VKSTC | Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2020 |
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 17/12/2019 của Viện trưởng Viện KSND tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020; Kế hoạch số 01/KH-VKSTC ngày 20/12/2019 về công tác trọng tâm của VKSND tối cao năm 2020. Viện KSND tối cao xây dựng, ban hành kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSTC-TANDTC-BQP ngày 01/02/2018 hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử (Thông tư liên tịch số 03/2018); Quy trình tạm thời kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của cơ quan có thẩm quyền điều tra, trực tiếp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can, lấy lời khai trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, ban hành kèm theo Quyết định số 264/QĐ-VKSTC ngày 21/7/2020 của Viện trưởng Viện KSND tối cao (Quy trình tạm thời số 264/2020); sơ kết thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 về phối hợp thực hiện một số quy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi (Thông tư liên tịch số 06/2018) và hướng dẫn thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết các vụ án giết người, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng xảy ra tại điểm nóng có khiếu kiện phức tạp (Hướng dẫn giải quyết các vụ án xảy ra tại điểm nóng có khiếu kiện phức tạp), cụ thể như sau:
1. Mục đích
Tập huấn cho Kiểm sát viên, công chức toàn ngành nắm và thực hiện tốt các nội dung quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2018; Quy trình tạm thời số 264/2020; sơ kết hơn 01 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2018 và hướng dẫn tăng cường công tố, kiểm sát giải quyết các vụ án xảy ra tại điểm nóng có khiếu kiện phức tạp. Từ đó áp dụng trong thực tiễn đảm bảo đúng pháp luật, thực hiện có hiệu quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự nói chung, các vụ án giết người, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng xảy ra tại điểm nóng có khiếu kiện phức tạp và các vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi nói riêng.
2. Yêu cầu
- Bám sát chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong quá trình chuẩn bị và tổ chức hội nghị.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan, triển khai thực hiện tốt công tác chuẩn bị và tổ chức hội nghị; các báo cáo, tài liệu và tham luận phải chất lượng, ngắn gọn; đảm bảo các cơ sở vật chất để tổ chức hội nghị.
- Việc tổ chức hội nghị phải nghiêm túc, tránh hình thức; đúng nội dung, thành phần; đảm bảo khoa học, thực chất, hiệu quả, tiết kiệm và đạt được mục đích đề ra.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC HỘI NGHỊ
1. Nội dung, hình thức, địa điểm, thời gian tổ chức hội nghị
- Hội nghị tập trung tập huấn theo các nội dung sau:
+ Tập huấn Thông tư liên tịch số 03/2018, Quy trình tạm thời số 264/2020
+ Hướng dẫn tăng cường công tố, kiểm sát giải quyết các vụ án xảy ra tại điểm nóng có khiếu kiện phức tạp;
+ Sơ kết thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2018;
+ Giải đáp những khó khăn, vướng mắc, bất cập có liên quan.
- Hình thức, địa điểm tổ chức: Hội nghị trực tuyến, gồm các điểm cầu:
+ Điểm cầu trung tâm đặt tại Hội trường tầng 3, trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 9 Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
+ Các điểm cầu trực tuyến, bao gồm: Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (T2); Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh (T3) và 63 Viện KSND cấp tỉnh; điểm cầu các Viện KSND cấp huyện trong toàn quốc và các điểm cầu thuộc Viện kiểm sát quân sự các cấp.
- Thời gian tổ chức: Dự kiến tổ chức trong 01 ngày, vào ngày 6/10/2020 (Thứ ba).
2. Thành phần tham dự hội nghị
2.1. Tại điểm cầu trung tâm (số 9 Phạm Văn Bạch, Hà Nội)
* Lãnh đạo VKSND tối cao
- Kính mời Đồng chí Lê Minh Trí, Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao dự, chủ trì và chỉ đạo.
- Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao dự, đồng chủ trì nội dung Hội nghị tập huấn.
- Các đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham dự.
* Các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao
- Các đơn vị thực hành quyền công tố (Vụ 1, Vụ 2, Vụ 3, Vụ 4, Vụ 5, Vụ 6): Toàn thể Lãnh đạo, công chức;
- Vụ Pháp chế và quản lý khoa học (Vụ 14): Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng phụ trách lĩnh vực hình sự và công chức Phòng Pháp luật hình sự;
- Vụ Tổ chức cán bộ (Vụ 15): Đại diện lãnh đạo Vụ và lãnh đạo Phòng quản lý đào tạo;
- Văn phòng Viện KSND tối cao: Đại diện Lãnh đạo Văn phòng; Phòng tham mưu - tổng hợp; Phòng quản lý án; các đồng chí thư ký của Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao.
2.2. Tại điểm cầu Viện kiểm sát quân sự TW; cấp Quân khu; Khu vực: Lãnh đạo, Kiểm sát viên, công chức làm công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự.
2.3. Tại các điểm cầu VKS cấp tỉnh; Viện KSND cấp huyện: Lãnh đạo Viện, Kiểm sát viên, cán bộ công chức làm công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự.
2.4. Tại các điểm cầu Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (T2); Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh (T3): Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách lĩnh vực hình sự và Lãnh đạo các khoa, phòng, giảng viên có liên quan đến lĩnh vực hình sự.
3. Tham luận
Phân công các đơn vị chuẩn bị tham luận để phát biểu tại hội nghị, trong đó tập trung phát biểu về các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong các quy định và triển khai thực hiện trong thực tiễn, cụ thể:
* Về Thông tư liên tịch số 03/2018, Quy trình tạm thời số 264/2020:
- Vụ 1, Vụ 3, Vụ 4, Vụ 5, Vụ 6, Vụ 14 - Viện KSND tối cao;
- Viện KSND các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, Đà Nẵng, Đăk Nông, Cần Thơ, Cà Mau.
* Về kinh nghiệm tăng cường công tố, kiểm sát giải quyết các vụ án xảy ra tại điểm nóng có khiếu kiện phức tạp: Hà Nội, Hải Phòng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận (Nơi có xảy ra điểm nóng)
* Về Thông tư liên tịch số 06/2018:
- Thái Bình, Thái Nguyên, Lai Châu, Hà Giang, Thanh Hóa, Quảng Trị, Kon Tum, Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Tây Ninh.
- Vụ 15, T2, T3 - Viện KSND tối cao (Tham luận về công tác đào tạo).
(Bài tham luận không quá 3 trang A4, thời gian tham luận không quá 8 phút)
HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN Tập huấn Thông tư liên tịch số 03/2018 ngày 01/02/2018, Quy trình tạm thời số 264/2020 ngày 21/7/2020 về ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; giải quyết các vụ án xảy ra tại điểm nóng có khiếu kiện phức tạp; sơ kết Thông tư liên tịch số 06/2018 ngày 21/12/2018
|
IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ
- Vụ 2: Chủ trì, làm đầu mối tham mưu cho Lãnh đạo VKSNDTC tổ chức và xây dựng nội dung chương trình hội nghị; phối hợp với Văn phòng VKSND tối cao, Vụ 14 trong việc chuẩn bị tổ chức Hội nghị; Phối hợp với Vụ 14 tham mưu cho Lãnh đạo Viện phân công giải đáp khó khăn, vướng mắc và những vấn đề cần trao đổi liên quan đến hội nghị;
- Vụ 14: Nghiên cứu, thẩm định các tài liệu Hội nghị, phối hợp với Vụ 2, giải đáp thắc mắc và hướng dẫn áp dụng pháp luật;
- Văn phòng VKSND tối cao: Triệu tập hội nghị; giấy mời đại biểu dự hội nghị; phối hợp với Vụ 2 đón tiếp đại biểu; dẫn chương trình; in ấn tài liệu gửi cho đại biểu theo đề nghị của Vụ 2; bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, công tác hậu cần, kinh phí tổ chức hội nghị; đăng tải tài liệu hội nghị, viết bài tuyên truyền trên Trang tin điện tử VKSND tối cao; phối hợp các đơn vị liên quan bảo đảm an ninh, an toàn cho hội nghị.
- Cục 2 và Viện kiểm sát cấp tỉnh: Có trách nhiệm bảo đảm điều kiện kỹ thuật truyền hình trực tuyến kết nối giữa các điểm cầu.
- Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát, Truyền hình kiểm sát, Trang tin điện tử Viện KSND tối cao: Có trách nhiệm tuyên truyền, đưa tin hội nghị.
- Thủ trưởng các đơn vị tham dự tại điểm cầu trung tâm và các điểm cầu trực tuyến: Cử công chức tham gia hội nghị đầy đủ, đúng thành phần, thời gian theo Kế hoạch và công văn triệu tập; Chuẩn bị tham luận gửi về Vụ 2 VKSND tối cao và qua hộp thư điện tử: vp_y2@vks.gov.vn trước ngày 24/9/2020 để tổng hợp và phát biểu tại hội nghị; các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị và những vấn đề cần trao đổi có liên quan đến hội nghị.
Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Viện KSND tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát Quân sự; Viện trưởng Viện KSND cấp tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này.
Giao Vụ 2 chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Kế hoạch này, kịp thời báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao về những khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch để kịp thời chỉ đạo giải quyết, xử lý./.
| KT. VIỆN TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2020 về Quy trình tạm thời Kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của cơ quan có thẩm quyền điều tra; trực tiếp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can, lấy lời khai trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH về phối hợp thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử do Bộ trưởng Bộ Công an - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 5 Thông tư liên tịch 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc Phòng - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 6 Công văn 52/1999/KHXX của Toà án nhân dân tối cao về việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự đối với bị cáo là người chưa thành niên
- 1 Công văn 52/1999/KHXX của Toà án nhân dân tối cao về việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự đối với bị cáo là người chưa thành niên
- 2 Thông tư liên tịch 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc Phòng - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4 Quyết định 5475/QĐ-BNN-TCLN năm 2020 về phê duyệt Dự án "Trang bị ghi âm, ghi hình có âm thanh trong điều tra hình sự của cơ quan Kiểm lâm, Kiểm ngư theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển ban hành
- 5 Công văn 2659/VKSTC-V11 về giải đáp khó khăn, vướng mắc qua sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2021 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành