Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 137/KH-UBND

Lào Cai, ngày 14 tháng 3 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2023 TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;

Căn cứ Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chong thiên tai và Luật Đê điều; Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1651/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tổng thể, Phòng, chống thiên tai quốc gia; Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch Phòng chống thiên tai quốc gia đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chong thiên tai các cấp ở địa phương; Thông tư số 10/2021/TT-BKHĐT ngày 22/12/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội;

Căn cứ Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 24/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường giai đoạn 2020-2025,

Để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời, hiệu quả; UBND tỉnh ban hành “Kế hoạch Phòng, chống thiên tai năm 2023 tỉnh Lào Cai” làm cơ sở để các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện, giảm tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững trước thiên tai và biến đổi khí hậu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Làm cơ sở để tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, giảm tối đa thiệt hại, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững; thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

b) Tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai; nâng cao năng lực, tính chủ động của toàn xã hội trong phòng chống thiên tai, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống thiên tai; kết hợp giữa phòng chống thiên tai với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đồng bộ, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

c) Huy động mọi nguồn lực để thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại của thiên nhiên; góp phần quan trọng vào phát kinh tế - xã hội bền vững.

2. Yêu cầu

a) Việc thực hiện Kế hoạch Phòng, chống thiên tai năm 2023 phải bám sát nội dung các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

b) Thực hiện Kế hoạch Phòng, chống thiên tai phải lồng ghép với: Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 07/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 tỉnh Lào Cai; Quyết định số 3389/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 tỉnh Lào Cai; Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 20/12/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai về một số giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; bám sát nội dung Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 25/3/2021 về Phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2025 và phải gắn với thực hiện kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương.

c) Thực hiện Kế hoạch Phòng, chống thiên tai phải nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo mưa, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, sạt lở đất, rét đậm, rét hại... và các hiện tượng khí tượng, thủy văn nguy hiểm; giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương và người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ Phòng, chống thiên tai.

II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Đặc điểm tự nhiên: Tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 636.425 ha, với vị trí địa lý nằm ở vùng miền núi phía Tây Bắc, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt; 245 km theo đường QL 70; 265 km theo đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Lai Châu; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 182,086 km đường Biên giới.

2. Địa hình: Tỉnh Lào Cai có địa hình rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Địa hình đặc trưng chủ yếu là núi cao, đồi dốc, khe sâu; những vùng đất có độ dốc trên 25° chiếm 80% diện tích đất của toàn tỉnh. Địa hình được chia thành 2 vùng, chịu tác động của khí hậu thời tiết, thiên tai khác nhau, gồm:

- Vùng đồi núi cao: Thị xã Sa Pa; các huyện Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương và một số xã vùng cao của huyện Bát Xát, Văn Bàn thường xuyên chịu tác động của các loại hình thiên tai như: Dông lốc, lũ ống, lũ quét, mưa đá, mưa lớn, sạt lở đất, rét hại,...

- Vùng thấp gồm các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai và các xã vùng thấp của huyện Văn Bàn, Bát Xát thường bị ngập úng do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão, mưa lớn,...

3. Sông, suối: Lào Cai có hệ thống sông, suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh, trong đó có ba con sông lớn là sông Hồng, sông Chảy và sông Nậm Thi có độ dốc cao, hàm lượng phù sa lớn.

- Sông Hồng: Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung, huyện Bát Xát; chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước; đến thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy vào lãnh thổ Việt Nam, trong đó chảy qua tỉnh Lào Cai với chiều dài khoảng 120 km; mực nước cao nhất 7.915 cm, thấp nhất 7.562 cm; lưu lượng nước cao nhất 1.860 m3/s, thấp nhất 115 m3/s.

- Sông Chảy: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua các huyện: Si Ma Cai, Bắc Hà, Bảo Yên. Độ dài sông Chảy đi qua tỉnh Lào Cai với chiều dài khoảng 124 km; mực nước cao nhất 7.901 cm, thấp nhất 7.529 cm; lưu lượng nước cao nhất 569 m3/s, thấp nhất 3 m3/s.

- Sông Nậm Thi: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, thành phố Lào Cai. Độ dài sông Nậm Thi đi qua tỉnh Lào Cai khoảng 122 km, mùa mưa thường xuyên xảy ra lũ, ngập lụt khu vực ven sông các huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai.

- Suối: Ngoài ba con sông chính, trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn có khoảng 107 dòng suối lớn, nhỏ như suối Ngòi Bo, suối Ngòi Nhù, Suối Minh Lương,... về mùa mưa có thể gây sạt lở đất, ngập lụt, lũ ống, lũ quét..., gây thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

4. Đặc điểm dân số, lao động, tỷ lệ hộ nghèo (Theo niên giám thống kê tỉnh năm 2021)

a) Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2021: 761.890 người (Nam 387.090 người, chiếm 50,81%; Nữ 374.800 người, chiếm 49,07%). Mật độ dân số bình quân 120 người/km2.

b) Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên: Tổng số: 382.896 người (Năm 206.674 người, chiếm 53,98%; Nữ 176.222 người, chiếm 46,02%).

c) Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều: 5,31%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh: 95,5%; thành thị 100%.

5. Đặc điểm cơ sở hạ tầng,

a) Viễn thông: Số thuê bao điện thoại 671.121 (Di động 654.989; cố định 16.132), đạt: 88,09%, tăng 1,18% so với năm 2020. số thuê bao Internet 547.333 (Di động 453.238; cố định 94.095), đạt 45,86%, tăng 14,64% so với năm 2020.

b) Giáo dục: 598 trường học, trong đó 200 trường mần non, 182 trường tiểu học, 144 trường Trung học cơ sở, 27 trường trung học phổ thông, 43 trường phổ thông cơ sở, 9 trường trung học với 57.415 học sinh mần non; 165.014 học sinh phổ thông và cao đẳng.

c) Y tế: Cơ sở y tế khám, chữa bệnh 362 cơ sở, trong đó 14 bệnh viện và 01 bệnh viện phục hồi chức năng, 18 phòng khám đa khoa khu vực, 152 trạm y tế cấp xã, 176 cơ sở y tế khác với 3.960 giường bệnh, giảm 21,4% so với năm 2020. Nhân lực y tế 4.983 người, tăng 0,61% so với năm 2020, trong đó 4.155 người làm việc trong ngành y tế, tăng 0,12%; 828 người làm việc trong ngành Dược, tăng 3,11%. số Bác sỹ bình quân 1 vạn dân đã tăng từ 12,54 năm 2020 lên 12,69 người năm 2021.

d) Hệ thống đường giao thông: Hệ thống đường giao thông: Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 11.571 km, trong đó: 5 tuyến Quốc lộ và cao tốc đi qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 527,1 km; 16 tuyến tỉnh lộ dài 969 km; đường huyện 784 km; đường liên xã 8.794 km; đường đô thị 391 km; đường chuyên dùng 106 km.

đ) Cơ sở hạ tầng khác: 1.143 công trình thủy lợi, 67 hồ đập thủy điện điều tiết nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt và điều tiết nguồn nước ứng phó khi có mưa, lũ; 10 hồ chưa thải sản xuất công nghiệp; 152 trụ sở UBND cấp xã; trên 152 Đài phát thanh cấp xã; 152 nhà văn hóa đa năng, nhà văn hóa cộng đồng (100% cấp xã có Đài phát thanh và nhà văn hóa cộng đồng). Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn trụ sở cơ quan nhà nước; trụ sở các công ty, doanh nghiệp; nhà, xưởng sản xuất, kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp; hệ thống mạng thông tin công cộng, mạng viễn thông cố định mặt đất, mạng thông tin chuyên dùng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh, các cơ sở hạ tầng khác hỗ trợ điều hành ứng phó với thiên tai và là nơi tránh chú khi mưa, bão cho người dân.

III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2022

1. Thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2022

a) Thiệt hại về người: 4 người chết; 2 người mất tích; 3 người bị thương.

b) Về nhà ở: 1.673 nhà ở bị thiệt hại và ảnh hưởng.

c) Thiệt hại về sản xuất nông nghiệp: 1.020,2 ha lúa, mạ, hoa màu, rau màu, cây ăn quả, cây hàng năm,...

d) Thiệt hại về cơ sở hạ tầng: 18 điểm trường bị hư hỏng; 03 cơ sở y tế; 10 nhà văn hóa thôn bản; 60 m kè bê tông; 84 công trình thủy lợi; 8 công trình nước sạch nông thôn bị hư hỏng; sạt lở taluy dương 155.810 m3; sạt lở taluy âm 3.150 md; xói trôi nền mặt đường 22.780 md; điểm giao thông ách tắc 1.008 điểm; cống thoát nước ngang bị hư hỏng 35 cái;... Cột cáp treo bị gẫy đổ 93 cái; hư hỏng 10 nhà trạm; đứt 5.300 m dây cáp; hư hỏng 02 bưu cục; 246 máy thiết bị khác; Cột điện hạ thế bị gãy, đổ 38 cái; dây điện 35 KV bị đứt 200 m; dây điện hạ thế bị đứt 310 m; cột đèn chiếu sáng bị gãy, đổ 24 cái; 04 trụ sở các cơ quan nhà nước; 19 danh mục, công trình khác.

đ) Ước tổng giá trị thiệt hại về kinh tế: 125.837 triệu đồng.

2. Đánh giá chung công tác phòng chống thiên tai năm 2022

a) Được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành TW và sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng với các cấp, các ngành, các địa phương. Vì vậy, công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tốt, giảm tối đa thiệt hại. Công tác thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai cơ bản được các cấp, các ngành, các địa phương và người dân quan tâm. Việc lồng ghép Kế hoạch Phòng, chống thiên tai năm 2022 vào: Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 tại Quyết định số 4399/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 về nguồn vốn ngân sách tỉnh Lào Cai tại Quyết định số 4709/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh được các cấp các ngành quan tâm triển khai thực hiện. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư vào lĩnh vực phòng, chống thiên tai.

c) Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chỉ đạo của một số huyện, thị xã, thành phố và cấp xã về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai chưa quyết liệt, sâu sát, kịp thời. Nguồn lực về con người còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, nguồn tài chính và phương tiện kỹ thuật cho công tác PCTT và TKCN ở cấp huyện, cấp xã còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Hệ thống cảnh báo, dự báo chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc cung cấp, chia sẻ thông tin trong ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn giữa các Sở, ngành, chính quyền địa phương còn chưa kịp thời; công tác chỉ đạo chưa quyết liệt. Nhận thức của một số người dân về phòng ngừa thiên tai còn nhiều hạn chế, chủ quan,...

IV. NHẬN ĐỊNH THỜI TIẾT KHÍ HẬU, THIÊN TAI NĂM 2023

1. Thời tiết, khí hậu: Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng, Thủy Văn quốc gia, Đài Khí tượng, Thủy văn Lào Cai; năm 2023 tỉnh Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 17-22 °C; lượng mưa trung bình từ 1.800-2.000mm; độ ẩm không khí 84,63%. Do bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn, nên có sự đan xen một số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đới rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, đặc biệt là nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu,... tỉnh Lào Cai thường có sự chênh lệch khí hậu giữa các vùng, vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp; mùa hè nhiệt độ nắng nóng có nơi đạt 41C°; mùa Đông có sương mù thường xuất hiện khá phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi mật độ rất dày. Trong các đợt rét hại thường xuất hiện sương muối ở những vùng có độ cao trên 1.000m như: Sa Pa, Bát Xát; nhiều năm có tuyết rơi, nhiệt độ dưới 0C°.

2. Thiên tai: Tỉnh Lào Cai chịu tác động của 19/22 loại hình thiên tai, như: Áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối,... gây ra thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội. Mặc dù, nằm sâu trong đất liền, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng mỗi khi bão mạnh đổ bộ vào các tỉnh ven biển phía Bắc thì hoàn lưu của bão kết hợp với rãnh thấp thường gây mưa to đến rất to sinh ra lũ ống, lũ quét, trượt lở đất gây thiệt hại cả về người và tài sản của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

3. Các điểm có nguy cơ xảy ra thiên tai: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 769 điểm có nguy cơ xảy ra thiên tai; trong đó: 601 điểm chưa có biển cảnh báo (Ngầm tràn 71 điểm; sạt lở đất 222 điểm; lũ ống, lũ quét 113 điểm; ngập úng 107 điểm; sạt lở bờ sông, suối 36 điểm; sụt lún do mưa lũ hoặc dòng chảy 52 điểm); 168 điểm đã có biển cảnh báo (Ngầm tràn 38 điểm; sạt lở đất 93 điểm; lũ ống, lũ quét 30 điểm; ngập ứng 4 điểm; sạt lở bờ sông, suối 02 điểm; sụt lún do mưa lũ hoặc dòng chảy 01 điểm), cần phải triển khai, thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai tổng hợp để giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, như: Cử lực lượng canh, trực khi có mưa lớn, không xây dựng nhà ở tại vị trí có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét; lắp đặt hệ thống cảnh báo mực nước tại các ngầm tràn và khu vực dân cư có nguy cơ ngập úng,...

(Chi tiết tại phụ biểu 01)

V. NỘI DUNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2023

1. Quan điểm chỉ đạo

a) Phòng chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân, toàn xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng hỗ trợ, giúp nhau. Thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, đề cao vai trò ứng phó tại cơ sở và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

b) Đảm bảo chủ động trong phòng ngừa; kịp thời, hiệu quả trong ứng phó; khắc phục khẩn trương, khôi phục, tái thiết bền vững và xây dựng lại tốt hơn.

c) Thực hiện đồng bộ các biện pháp, kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và phi công trình; chú trọng quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, kết hợp phát huy kinh nghiệm truyền thống.

d) Đầu tư cho công tác phòng chống thiên tai là yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Chủ động bố trí nguồn lực cho công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và mỗi người dân. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào công tác phòng chống thiên tai.

đ) Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội phải phù hợp với tự nhiên, hạn chế tác động tiêu cực vào tự nhiên, không làm tăng rủi ro và phát sinh thiên tai mới. Phòng chống thiên tai phải phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, phù hợp với cấp độ rủi ro thiên tai.

2. Nhiệm vụ và giải pháp

2.1. Nhiệm vụ và giải pháp phi công trình

2.1.1. Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách

a) Trong năm 2023, ban hành văn bản quy phạm pháp luật triển khai thực hiện Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng chống thiên tai. Tiếp tục tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên tai, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng chống thiên tai, không chồng chéo để huy động nguồn lực hỗ trợ phòng ngừa, ứng phó, phục hồi sản xuất, môi trường sau thiên tai; các cơ chế giám sát đối với các hoạt động phòng chống thiên tai phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, phù hợp với các loại hình thiên tai và đặc điểm thiên tai từng vùng, địa phương.

b) Xây dựng các cơ chế, chính sách đồng bộ, minh bạch tạo điều kiện để lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển của các ngành, địa phương theo hướng kết hợp đa mục tiêu, hạn chế tối đa việc gia tăng rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là vùng ven sông, ven suối, khu vực đông dân cư bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

2.1.2. Tuyên truyền phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức

a) Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền các văn bản của Đảng, nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, của tỉnh về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai để tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư. Lồng ghép tuyên truyền phòng chống thiên tai với các hoạt động tuyên truyền của các cấp, các ngành, các địa phương.

b) Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, ngôn ngữ, phương thức truyền thông để phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai tới cộng đồng phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sử dụng các phương tiện truyền thống, lưu động, mạng xã hội tiếp nhận thông tin phản hồi của người dân vì một xã hội an toàn trước thiên tai. Huy động sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người dân trong quá trình xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách; đề xuất và triển khai kế hoạch, chương trình, dự án trong hoạt động tuyên truyền phòng ngừa thiên tai. Xây dựng và ban hành tạp chí, tờ rơi, phim tài liệu, phóng sự, Zalo, facebook,... về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

2.1.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực chỉ huy, chỉ đạo, đào tạo nguồn nhân lực

a) Kiện toàn tổ chức bộ máy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, đủ số lượng, chất lượng, năng lực, quyền hạn, hiệu lực, hiệu quả để chỉ đạo, chỉ huy điều hành kịp thời công tác phòng, chống thiên tai. Xây dựng, kiện toàn và đào tạo lực lượng phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, bao gồm: Lực lượng chuyên nghiệp và lực lượng bán chuyên nghiệp, tình nguyện viên. Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hỗ trợ các hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng chống, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; phân công, phân cấp trách nhiệm, quy định cơ chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan, lực lượng, đảm bảo công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai kịp thời, thống nhất, hiệu quả. Tổ chức xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã theo Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 09/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức tập huấn cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai, diễn tập nâng cao năng lực trình độ phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

2.1.4. Năng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai: Hiện nay, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đang quản lý 50 trạm đo mưa tự động và 3 trạm thời tiết tổng hợp để dự báo, cảnh báo thời tiết thiên tai. Dự kiến trong năm 2023, tiếp tục lắp đặt thêm 01 hệ thống thời tiết tổng hợp kết hợp với Đài khí tượng thủy văn Lào Cai có: 9 trạm quan trắc KTTV thuộc mạng lưới trạm quốc gia; 125 trạm đo tự động; 3 trạm thời tiết tổng hợp; các ra đa thời tiết và các phần mềm dự báo, cảnh báo thời tiết, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất như: Sản phẩm JMA- Nhật Bản; sản phẩm ECMWF- Châu Âu, Mỹ;...

Ngoài ra, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh dự kiến xây dựng bản đồ trượt lở đất trên địa bàn tỉnh (năm 2023 thực hiện tại 03 huyện); bản đồ hiện trạng các công trình phòng chống thiên tai để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo. Đồng thời, cập nhật kịp thời kịch bản biến đổi khí hậu, dự báo về thiên tai, nguồn nước, nhất là các sông, suối sát biên giới để cảnh báo mưa, lũ, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối và các hiện tượng thời tiết, thiên tai nguy hiểm khác.

2.1.5. Công tác diễn tập phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn

a) Cấp huyện: Tổ chức 02 cuộc diễn tập ứng phó với thiên tai theo Quyết định số 240/QĐ-UBND ngày 03/02/2023 của UBND tỉnh; trong đó: 01 cuộc diễn tập ứng phó với thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tại huyện Mường Khương; 01 cuộc diễn tập ứng phó với sự cố hồ đập và Tìm kiếm cứu nạn tại huyện Bảo Yên nâng cao khả năng chỉ huy, chỉ đạo, điều hành, phối hợp, hiệp đồng của cấp ủy, chính quyền các cấp và vai trò tham mưu của các cơ quan chuyên môn.

b) Cấp xã: Tổ chức khoảng các cuộc diễn tập PCTT và TKCN nhằm nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND cấp xã, Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã và sự chỉ đạo phối hợp, hiệp đồng giữa các đơn vị trong việc ứng phó với các tình huống sự cố, thiên tai để nâng cao năng lực chỉ huy, chỉ đạo, phối hợp, hiệp đồng, huy động lực lượng; chuẩn bị về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; tổ chức cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; dự báo, cảnh báo thiên tai; kỹ năng xử lý tình huống sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu hộ.

2.1.6. Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

a) Đẩy mạnh hoạt động xây dựng thôn, bản, xã an toàn thiên tai trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Từng bước xây dựng hệ thống truyền tin cảnh báo thiên tai từ trung tâm cấp xã về các thôn, bản và người dân. Tổ chức diễn tập phương án ứng phó thiên tai cấp xã để nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng ngừa, ứng phó sự cố, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về thiên tai, kỹ năng ứng phó thiên tai trong cộng đồng. Người dân ở các khu vực thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt,... được phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng tránh, ứng phó với thiên tai.

b) Tăng cường sự tham gia của người dân, các tổ chức xã hội, khu dân cư, cộng đồng trong quá trình xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai; hoạch định chính sách; đề xuất thực hiện các chương trình, dự án hoạt động liên quan đến phòng chống thiên tai; chú trọng sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong khi lập Kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai cấp xã. Tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về giảm nhẹ rủi ro thiên tai với cộng đồng và người dân; lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức, năng lực tại cộng đồng, các sự kiện văn hóa cấp xã, thôn, bản. Triển khai, thực hiện tốt Kế hoạch số 291/KH-UBND ngày 07/7/2021 của UBND tỉnh.

2.1.7. Khoa học công nghệ

a) Từng bước chuyển đổi số trong phòng, chống thiên tai theo kế hoạch của UBND tỉnh; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan tham mưu các cấp; xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ trong phòng, chống thiên tai; nghiên cứu cơ chế chia sẻ thông tin, phương thức truyền tin; ứng dụng khoa học, công nghệ tự động hóa trong kết nối, cập nhật, phân tích dữ liệu về thiên tai để phục vụ hỗ trợ ra quyết định ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả.

b) Ứng dụng khoa học, công nghệ nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai như: Công nghệ số, tự động hóa, thông tin liên lạc, viễn thám, theo dõi giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, quy trình, công cụ tính toán dự báo, cảnh báo; quản lý, vận hành công trình phòng chống thiên tai và chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai. Chuyển đổi sản xuất, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và triển khai các biện pháp bảo vệ cây trồng, gia súc, gia cầm thích ứng thiên tai, nhất là mưa lũ, rét hại, sương muối, ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát biến động sạt lở bờ sông, bờ suối, sạt lở đất khu dân cư,...; xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý, bản đồ rủi ro thiên tai.

2.1.8. Hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thông qua các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng công nghệ mới trong phòng, chống thiên tai, nhất là dự báo, cảnh báo thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, quản lý tài nguyên nước đối với hệ thống sông Hồng, sông Chảy; đồng thời, tranh thủ sự vận động ủng hộ, hỗ trợ của quốc tế trong phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Trong năm 2023, tổ chức tổng kết dự án Tăng cường năng lực cho cộng đồng địa phương về giảm thiểu rủi ro sạt lở mái dốc theo Kế hoạch số 333/KH-UBND ngày 18/12/2020 của UBND tỉnh. Triển khai, thực hiện hiệu quả việc vận động, tiếp nhận, quản lý và phân phối viện trợ quốc tế trong việc khắc phục hậu quả thiên tai theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ.

2.2. Nhiệm vụ và giải pháp công trình

2.2.1. Về nhà ở

a) Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội tại vùng bị thiên tai; trong đó: chú trọng 21.547 nhà ở đơn sơ; 12.603 nhà ở thiếu kiên cố; 31.512 nhà ở bàn kiên cố chịu tác động mưa, bão, giông lốc; 41.378 chỗ ở kém an toàn, 1.215 chỗ ở phải di dời khẩn cấp; thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo bị thiệt hại bởi thiên tai. Thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn để xoá đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai. Triển khai đánh giá chỗ ở an toàn trên địa bàn toàn tỉnh nhằm nắm bắt được mức độ chống chịu trước thiên tai đối với nhà.

b) Triển khai, thực hiện tốt Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 17/02/2023 của UBND tỉnh Lào Cai thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, năm 2023; trong đó: Bố trí sắp xếp dân cư 1.039 hộ (173 hộ đang sinh sống trong khu vực thiên tai nguy hiểm chưa sắp xếp của năm 2022; 866 hộ dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới); triển khai thực hiện tốt các dự án sắp xếp dân cư tập trung; đồng thời, rà soát các hộ dân cư phát sinh mới đang sinh sống trong khu vực thiên tai nguy hiểm để bố trí sắp xếp kịp thời đảm bảo an toàn thiên tai; quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở, nhất là khu dân cư tập trung, khắc phục tình trạng xây dựng nhà ở tại khu vực có nguy cơ sạt lở, lấn chiếm lòng sông, suối; kiểm tra, rà soát các điểm lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và các điểm lũ ống, lũ quét, sạt lở đất phát sinh gây nguy hiểm đến nhà ở để di chuyển kịp thời; hỗ trợ kịp thời nhà ở bị thiệt hại thiên tai theo Quyết định số 358/QĐ-MTTQ-BTT ngày 05/12/2018 của Ban Thường trực Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh Lào Cai và các văn bản của Trung ương, của UBND tỉnh.

c) Triển khai, thực hiện tốt Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, một số mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 09/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai về chính sách hỗ trợ điểm sắp xếp dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2050.

(Chi tiết tại phụ biểu 02)

2.2.2. Về sản xuất nông nghiệp

a) Về phòng chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục duy trì kết quả 62 xã nông thôn mới đã đạt được về phòng chống thiên tai. Trong năm 2023, hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới 10 xã, nâng tổng số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới lên 72/127 xã. Chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương và người dân xây dựng nông thôn mới theo: Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1680/QĐ-BNN-VPĐP ngày 11/5/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quyết định số 1144/QĐ-UBND ngày 01/6/2022 của UBND tỉnh; trong đó: Chủ động sẵn sàng lực lượng, trang thiết bị, vật tư, y tế, nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm trước mùa mưa, bão để thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; duy trì 100% số xã hoàn thành tiêu chí số 3 (trong đó có chỉ tiêu 3.2 về phòng chống thiên tai).

b) Về sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tốt Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 17/02/2023 của UBND tỉnh Lào Cai thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy. Dự phòng giống cây trồng, vật tư nông nghiệp đảm bảo sản xuất trước tác động tiêu cực của thiên tai. Bảo vệ cây trồng, vật nuôi trước thiên tai: 33.318 ha lúa; 32.494 ha ngô; 8.400 ha chè; 3.380 ha chuối; 2.200 ha dứa; 890 ha cây dược liệu; 2.300 ha thủy sản; 631.100 con gia súc, gia cầm các loại,...; nâng cao chất lượng khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất: 277.748 ha; trồng rừng mới 3.000 ha; khoanh nuôi tái sinh rừng 3.373 ha; nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 58,5% để phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai trong sản xuất lâm nghiệp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao, gắn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai để hạn chế thấp nhất thiệt hại. Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, mùa vụ thích ứng với thời tiết, thiên tai, biến đổi khí hậu. Xây dựng phương án phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi đảm bảo các biện pháp kỹ thuật phòng chống rét cho cây trồng vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2023-2024.

Thực hiện hỗ trợ thiệt hại thiên tai đúng Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ; Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ. Lồng ghép hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai với với hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Quyết định số 3389/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh; Chỉ thị so 17/CT- UBND ngày 20/12/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về phòng chống thiên tai để hoàn thành mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn năm 2023.

2.2.3. Về cơ sở hạ tầng

a) Xây dựng, củng cố, sửa chữa, tu bổ, nâng cấp các công trình phòng chống thiên tai, trong đó chú trọng các công trình sạt lở bờ sông, bờ suối tại những khu vực diễn biến sạt lở phức tạp uy hiếp nghiêm trọng các công trình kè, khu tập trung dân cư, các công trình hạ tầng phòng chống lũ quét, sạt lở đất và các cơ sở hạ tầng quan trọng, các công trình hạ tầng trọng điểm, xung yếu. Tập trung sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống hồ, đập bảo đảm chủ động phòng chống mưa, lũ theo mức thiết kế; bảo vệ 1.143 công trình thủy lợi, các cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trước thiên tai và 67 hồ, đập thủy điện. Thực hiện kiên cố hoá kênh mương 78,5%; tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước HVS đạt 96,5%; hoàn thành quy trình vận hành, phương án bảo vệ, quy trình bảo trì của 100% các công trình thủy lợi. Kiểm soát an toàn 14 hồ thải khai thác khoáng sản; hạn chế việc san lấp sông, suối; củng cố, nâng cấp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.

b) Nâng cấp hệ thống trữ nước, tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng do mưa lớn, lũ; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo sức chống chịu với thiên tai. Đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới, tu bổ, sửa chữa các công trình hạ tầng thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu phải dựa trên nguyên tắc tuân thủ theo quy hoạch và chủ động ứng phó với thiên tai, không làm gia tăng rủi ro thiên tai. Xây dựng hệ thống cảnh báo xả lũ hồ chứa; các công trình giám sát, cảnh báo sớm thiên tai,... Vận hành hiệu quả hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du khi mưa, lũ.

d) Đầu tư khắc phục các vị trí đường giao thông gây cản trở thoát lũ để đảm bảo an toàn, không làm gia tăng rủi ro thiên tai; có biện pháp xử lý các vị trí có nguy cơ xảy ra sụt, trượt, ngập sâu khi mưa, lũ nhằm đảm bảo an toàn, không làm gia tăng rủi ro thiên tai; lắp đặt thiết bị cảnh báo mức độ ngập tại các ngầm tràn thường xuyên bị ngập lụt phục vụ công tác đảm bảo an toàn giao thông.

đ) Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, kết hợp đa mục tiêu các trụ sở cơ quan, công trình công cộng như: Y tế, giáo dục, văn hóa thể thao, du lịch, nhà văn hóa cộng đồng thành nơi tránh trú khi xảy ra thiên tai. Đầu tư công trình hạ tầng theo hướng đa mục tiêu. Đầu tư nâng cao khả năng chống ngập lụt cho khu đô thị, nhất là ngập lụt khi mưa lớn; xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng khoa học công nghệ cảnh báo sớm ngập lụt để người dân chủ động ứng phó, giảm rủi ro thiên tai. Đảm bảo hệ thống thông tin khẩn cấp phục vụ chỉ đạo điều hành khi có tình huống thiên tai lớn; nâng cấp hạ tầng điện lực, viễn thông, các cơ sở hạ tầng quan trọng khác đảm bảo chống chịu được với các tình huống thiên tai; sẵn sàng nguồn lực, chuẩn bị vật tư phương tiện, lực lượng tại những vùng trọng điểm thường xuyên xảy ra thiên tai.

2.2.4. Lồng ghép nội dung Phòng, chống thiên tai với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Lồng ghép phòng chống thiên tai với các nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội. Lồng ghép việc xây dựng, sửa chữa, khắc phục cơ sở hạ tầng với: Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 07/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 tỉnh Lào Cai; Quyết định số 3389/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 tỉnh Lào Cai; Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 25/3/2021 của UBND tỉnh, bao gồm: sắp xếp dân cư, thủy lợi, tài nguyên nước, đầu tư, đầu tư công, xây dựng cơ sở hạ tầng, đất đai, điện lực, viễn thông, cứu hộ cứu nạn, vận động, quyên góp, cứu trợ, thông tin, truyền thông, du lịch, dịch vụ,... theo hướng kết hợp đa mục tiêu, hạn chế tối đa việc gia tăng rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là vùng ven sông, ven suối, khu vực đông dân cư bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng chống thiên tai.

2.2.5. Tổ chức khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai

a) Theo dõi sát tình hình thiên tai, không để xảy ra tình trạng người dân bị thiếu lương thực, nhất là tại các khu vực đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đảm bảo đúng quy định, hiệu quả; các hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai được thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định.

b) Triển khai, thực hiện tốt công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; trưng dụng các trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng,... tại khu vực xảy ra thiên tai để tiếp nhận người dân và sơ, cấp cứu người bị nạn; hỗ trợ hộ gia đình có người bị chết, bị thương do thiên tai theo quy định tại Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân vùng bị thiên tai, trong đó ưu tiên các đối tượng là người già, người tàn tật, phụ nữ, trẻ em. Thống kê, tổng hợp, đánh giá đúng thiệt hại theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tổng hợp nhu cầu hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và đề xuất hỗ trợ theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ; Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ để kịp thời khôi phục sản xuất,...

c) Vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; bình ổn giá cả thị trường; đề xuất giải pháp khôi phục, sửa chữa, nâng cấp công trình hạ tầng phòng chống thiên tai, các công trình công cộng, các công trình hạ tầng nông thôn, công trình trọng điểm, các dự án khẩn cấp cần hỗ trợ đảm bảo kịp thời, đúng quy định. Phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng bị thiệt hại sau thiên tai theo thứ tự ưu tiên.

2.2.6. Về huy động nguồn lực: Huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước, vốn vay ODA, Chương trình mục tiêu quốc gia, vay ưu đãi nước ngoài, Quỹ phòng, chống thiên tai và huy động các nguồn lực xã hội hóa cho hoạt động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; lồng ghép phòng chống thiên tai với các nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội; trong đó: Tập trung ưu tiên nguồn lực nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; xây dựng bản đồ trượt lở đất tại 03 huyện; thực hiện các hoạt động phòng chống thiên tai; xử lý dứt điểm các công trình trọng điểm, xung yếu; bảo đảm an toàn hồ, đập phòng chống thiên tai; di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi khu vực thiên tai nguy hiểm; xử lý sạt lở bờ sông, suối; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, nhất là cơ quan tham mưu cấp tỉnh về phòng chống thiên tai. Tăng cường phân cấp, phân quyền đảm bảo huy động kinh phí kịp thời đáp ứng yêu cầu ứng phó khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai.

3. Kinh phí thực hiện

a) Tổng số 118.864 triệu đồng; trong đó: Quỹ Phòng chống thiên tai: 17.807 triệu đồng; ngân sách tỉnh 61.057 triệu đồng; dự phòng ngân sách TW: 40.000 triệu đồng.

b) Nguồn kinh phí khôi phục sản xuất, nâng cấp, tu bổ, sửa chữa các công trình hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai gây ra lồng ghép với: Nghị quyết số 40/NQ- HĐND ngày 07/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Quyết định số 3389/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh.

(Chi tiết tại phụ biểu 03)

c) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

4. Tổ chức xây dựng phương án ứng phó với thiên tai

4.1. Cấp độ rủi ro thiên tai: Rủi ro thiên tai được phân thành 05 cấp tăng dần về mức độ rủi ro, bao gồm: Cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4, cấp độ 5. Tuy nhiên, tỉnh Lào Cai chịu tác động của cấp độ rủi ro thiên tai cao nhất là cấp độ 3.

4.2. Xây dựng phương án ứng phó thiên tai: Xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo quy định tại Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT ngày 18/02/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chồng thiên; phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai theo Mục 2 Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ; đảm bảo ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai đúng quy định tại Điều 22 Luật Phòng chống thiên tai; trong đó: Xác định thời điểm ứng phó; kịch bản ứng phó; các biện pháp ứng phó; bảo vệ các công trình phòng chống thiên tai; các công trình hạ tầng, nhất là các công trình trọng điểm xung yếu; sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất; bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc,...; phối hợp chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Huy động nguồn nhân lực, vật tư, trang thiết bị ứng phó thiên tai; dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để ứng phó thiên tai.

5. Huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm

a) Huy động lực lượng: Tổng số 17.335 người, trong đó Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh: 1.681 người. Các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố, Doanh nghiệp 1.539 người; các xã, phường, thị trấn 14.115 người (Bao gồm cả Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã); trong đó:

- Lực lượng thường trực sẵn sàng ứng cứu luôn duy trì: 9.274 người, trong đó: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh: 512 người; các sở, ngành huyện, thành phố, Doanh nghiệp 547 người; 152 xã, phường, thị trấn/8.215 người; bình quân 61 người/xã.

- Lực lượng huy động 8.061 người (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh: 1.052 người; các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố, Doanh nghiệp 750 người; 152 xã, phường, thị trấn/6.259 người; bình quân 53 người/xã).

(Chi tiết tại phụ biểu 04)

b) Phương tiện, vật tư, trang thiết bị: 116.622; trong đó: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: 2.092; Công an tỉnh: 33.009; Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh: 30; Chi cục Kiểm lâm: 560; thành phố Lào Cai: 4.168; thị xã Sa Pa: 3.335; huyện Văn Bàn: 6.642; huyện Bát Xát: 6.569; huyện Si Ma Cai: 4.175; huyện Mường Khương: 8.735; huyện Bảo Yên: 7.559; huyện Bảo Thắng: 30.778; huyện Bắc Hà: 6.837.

Căn cứ tình hình thực tế và loại hình thiên tai, mức độ ảnh hưởng, kịch bản ứng phó, các biện pháp ứng phó; Chủ tịch UBND tỉnh huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị ứng cứu phù hợp.

(Chi tiết tại phụ biểu 05)

VI. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Để triển khai thực hiện tốt Kế hoạch; UBND tỉnh phân công nhiệm vụ các cấp, các ngành, các địa phương như sau:

1. Thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành, các cơ quan, đơn vị; UBND cấp huyện được phân công phụ trách theo Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 20/7/2022 của UBND tỉnh; trực tiếp xuống địa bàn được phân công phụ trách kiểm tra, theo dõi công tác chuẩn bị phòng chống, ứng phó trước, trong và sau thiên tai; thực hiện tốt Quy chế phối hợp, hoạt động của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tại Quyết định số 3928/QĐ-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh. Đề xuất kịp thời với UBND tỉnh các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả để hạn chế tối đa thiệt hại.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã, các cơ quan đơn vị theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch. Chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, mùa vụ để chủ động phòng chống thiên tai và phát triển bền vững. Thực hiện các chương trình, đề án, dự án, các hoạt động nâng cao năng lực phòng chống thiên tai hiệu quả. Đôn đốc xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai cấp huyện, cấp xã; tham mưu giúp UBND tỉnh điều phối các các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Chủ động triển khai thực hiện các hoạt động ứng phó khi có tình huống thiên tai xảy ra,...

3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Chỉ đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị sẵn sàng phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng để ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; khắc phục hậu quả thiên tai; kiện toàn lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn đảm bảo đúng quy định tại Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ. Lồng ghép phòng ngừa, ứng phó thiên tai, cứu nạn, cứu hộ với huấn luyện quốc phòng, phòng thủ dân sự. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn phù hợp với đặc điểm thiên tai, điều kiện từng địa phương. Nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp của lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Tổ chức huấn luyện, diễn tập cứu hộ, cứu nạn trong mọi tình huống sự cố, thiên tai.

4. Công an tỉnh:

a) Tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội khi có thiên tai xảy ra; phối hợp các ngành, các địa phương trong ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn; phối hợp các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về phòng, chống thiên tai; tập trung xử lý, ngăn chặn tình trạng khai thác cát, sỏi, khoáng sản, trái phép, lập bến bãi trái phép, lấn chiếm lòng sông, suối gây sạt lở và các vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, khai thác và bảo vệ rừng.

b) Sẵn sàng đảm bảo lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, cứu nạn, cứu hộ; tăng cường huấn luyện, diễn tập các phương án tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó sự cố, thiên tai trong mọi tình huống; thực hiện tốt quy định về hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ theo Thông tư số 05/2021/TT-BCA, ngày 14/01/2021 của Bộ Công an.

c) Chỉ đạo lực lượng Công an xã tham gia xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai; tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập để nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để phát huy hiệu quả theo phương châm “4 tại chỗ”.

5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Tổ chức xây dựng lực lượng cứu hộ, cứu nạn đảm bảo yêu cầu. sẵn sàng hỗ trợ, chi viện lực lượng, phương tiện ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, nhất là khu vực biên giới, cửa khẩu. Hỗ trợ Nhân dân khu vực biên giới, cửa khẩu phòng ngừa, ứng phó với các sự cố, thiên tai; giúp Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai. Đảm bảo an ninh, trật tự khu vực biên giới, cửa khẩu khi có sự cố, thiên tai.

6. Đài Khí tượng, Thủy văn tỉnh Lào Cai: Theo dõi chặt chẽ, cập nhật, xử lý kịp thời thông tin về diễn biến thời tiết, khí hậu; dự báo sớm diễn biến thời tiết khí hậu, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm. Cung cấp kịp thời các bản tin dự báo thời tiết giúp UBND tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai, Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để kịp thời thông tin cho các cấp, các ngành, các địa phương và người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó vơi thiên tai.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường: Bố trí đủ quỹ đất ở để sắp xếp dân cư thiên tai, nhất là sắp xếp dân cư tập trung ra ngoài khu vực lũ ống, lũ quét, sạt lở đất,... Rà soát, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tài nguyên nước và các quy hoạch liên quan đến phòng chống thiên tai. Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi, tài nguyên khoáng sản, nước ngầm làm tăng nguy cơ sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ suối; kiểm tra các hồ thải sản xuất công nghiệp để có các biện pháp đảm bảo an toàn. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra xử lý cá nhân, đơn vị khai thác tài nguyên khoáng sản vi phạm các quy định về thiên tai.

8. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương kiểm tra, hướng dẫn các chủ đầu tư thi công đúng tiêu chuẩn, chất lượng công trình, tránh mất an toàn khi thiên tai xảy ra. Chỉ đạo và triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông khi mưa, lũ; kiểm tra, rà soát, xử lý khắc phục các tuyến đường bị hư hỏng do mưa lớn, sạt lở đất, các công trình giao thông gây cản trở thoát lũ, nhất là tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; ngập úng đô thị; chuẩn bị đầy đủ vật tư, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu, khắc phục sự cố, thiên tai, đảm bảo giao thông trước, trong và sau thiên tai.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí các nguồn vốn được giao quản lý để thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch này. Bố trí lồng ghép các nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và lồng ghép việc xây dựng, sửa chữa, khắc phục cơ sở hạ tầng với: Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 07/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Quyết định số 3389/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh. Huy động, thu hút nguồn lực, khuyến khích sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, doanh nghiệp, người dân vào các hoạt động phòng chống thiên tai.

10. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan cân đối, bố trí dự toán ngân sách nhà nước để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách; cân đối các nguồn vốn sự nghiệp, các quỹ tài chính ngoài ngân sách để tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thiên tai theo quy định.

11. Sở Công thương: Phối hợp với các cấp, các ngành liên quan chỉ đạo các công ty, doanh nghiệp vận hành điều tiết các hồ chứa thủy điện đúng quy trình; kiểm soát an toàn hồ đập thủy điện bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du trong mùa mưa lũ. Kiểm tra rà soát phương án bảo đảm an toàn các bãi thải, khu vực mỏ, hầm lò khai thác khoáng sản, các hố sâu để lại khi xây dựng công trình; chủ động xử lý và có phương án đảm bảo an toàn công trình, khu dân cư lân cận, nhất là trong các tình huống xảy ra mưa, lũ lớn, sạt lở đất.

12. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Tham mưu, phối hợp với các ngành liên quan đề xuất UBND tỉnh triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, cứu đói, thăm hỏi động viên theo đúng Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Hỗ trợ kịp thời cho dân cư khu vực bị thiệt hại do sự cố, thiên tai bảo đảm cuộc sống an sinh, xã hội. Theo dõi chặt chẽ thiệt hại về thiên tai tác động đến đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh.

13. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai: Căn cứ tình hình thiệt hại thiên tai, tổ chức kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ, quyên góp hỗ trợ khắc phục hậu quả tái thiết sau thiên tai. Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Hội chữ thập đỏ tổ chức tiếp nhận và phân phối, tiền, hàng, vật phẩm ủng hộ quyên góp cho các đối tượng bị thiên tai đúng đối tượng, đúng mục đích, công bằng, minh bạch, hiệu quả.

14. Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh: Theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết, thiên tai để tham mưu kịp thời cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh. Rà soát, đôn đốc, tổng hợp tình hình thiệt hại của các địa phương. Tham mưu cho Ban Chỉ huy, UBND tỉnh huy động lực lượng, phương tiện ứng phó, khắc phục thiệt hại thiên tai. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát đánh giá mức độ thiệt hại; đề xuất phương án hỗ trợ khắc phục thiệt hại; nâng cao năng lực cộng đồng và quản lý rủi do thiên tai dựa vào cộng động; các dự án dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai. Đôn đốc các sở, ngành, UBND cấp huyện triển khai thực hiện thu nộp Quỹ phòng chống thiên tai theo Kế hoạch của UBND tỉnh; đề xuất chi, nhu cầu chi Quỹ. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị hỗ trợ người dân bị thiệt hại do thiên tai.

15. Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Căn cứ Kế hoạch này, các huyện, thị xã, thành phố ban hành Kế hoạch Phòng, chống thiên tai năm 2023 xong trước ngày 15/03/2023 phù hợp với Kế hoạch của tỉnh; trong đó: có biểu thống kê tổng hợp các trang thiết bị, phương tiện, vật tư PCTT và TKCN và có sơ hoạ bản đồ các khu vực sạt lở đất, sụt lún đất, lũ ống, lũ quét,... các khu vực tránh trú, di chuyển dân cư khi có thiên tai xảy ra để làm cơ sở triển khai thực hiện. Chỉ đạo cấp xã xây dựng Kế hoạch Phòng, chống thiên tai năm 2023 đảm bảo các nội dung theo điểm a khoản này. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung Kế hoạch đã phê duyệt.

b) Thực hiện lồng ghép nội phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quản lý, thực hiện phòng chống thiên tai, thủy lợi, cơ sở hạ tầng phù hợp với yêu cầu kế hoạch của tỉnh; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mùa vụ sản xuất; chủ động ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu. Xây dựng, củng cố chất lượng hoạt động lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã. Nâng cao nhận thức cộng đồng, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; tập huấn, phổ biến kỹ năng cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai và cộng đồng, người dân; tổ chức tốt các hoạt động thông tin, truyền thông về phòng chống thiên tai.

c) Đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, sửa chữa, quản lý, vận hành hiệu quả các công trình phòng, chống thiên tai, các công trình hạ tầng nông thôn trên địa bàn. Chủ động rà soát, sắp xếp dân cư, di dời dân cư sinh sống tại những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt,... các khu vực trọng điểm, xung yếu. Bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai cấp huyện, cấp xã. Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch.

16. Các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan, các tổ chức, cá nhân: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện tốt Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 20/7/2022 của UBND tỉnh; Quyết định số 3928/QĐ-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, vật tư, lực lượng để tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Lồng ghép nội dung Kế hoạch này với: Kế hoạch phát triển của ngành và Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 07/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Quyết định số 3389/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh. Các nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai hiệu quả.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan đơn vị; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện.

2. Các cơ quan Trung ương, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh phải chủ động phòng chống thiên tai; lồng ghép các nội dung phòng chống thiên tai vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cơ quan, đơn vị.

3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực phòng, chống thiên tai) tổ chức kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo QG về PCTT;
- TT. HĐND, UBND tỉnh;
- Cục Phòng chống thiên tai;
- Cục ƯPKPHQTT;
- Thành viên BCH PCTT và TKCN tỉnh;
- Sở Nông nghiệp và PTNT;
- UBND các huyện, thị xã, TP;
- CVP, PCVP3;
- Văn phòng BCH PCTT và TKCN tỉnh;
- Ban biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu VT, TH1,4, KT1, NLN1,2,3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Quốc Khánh

 

Phụ biểu 01: THỐNG KÊ CÁC ĐIỂM NGẦM TRÀN, SẠT LỞ ĐẤT, LŨ ỐNG, LŨ QUÉT, SẠT LỞ BỜ SÔNG, SUỐI NĂM 2023

(Kèm theo Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 14/03/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)

TT

Huyện, thị xã, thành phố

Tổng cộng (điểm)

Trong đó

Ngầm tràn (điểm)

Nguy cơ sạt lở đất ≥ 50 m3 (điểm)

Nguy cơ lũ ống, lũ quét (điểm)

Nguy cơ ngập úng (điểm)

Nguy cơ sạt lở bờ sông, suối ≥ 50 m3 (điểm)

Nguy cơ sụt lún đất do mưa lũ, dòng chảy ≥ 50 m3

Đã có biển cảnh báo

Chưa có biển cảnh báo

Cộng

Đã có biển cảnh báo

Chưa có biển cảnh báo

Cộng

Đã có biển cảnh báo

Chưa có biển cảnh báo

Cộng

Đã có biển cảnh báo

Chưa có biển cảnh báo

Cộng

Đã có biển cảnh báo

Chưa có biển cảnh báo

Cộng

Đã có biển cảnh báo

Chưa có biển cảnh báo

Cộng

Đã có biển cảnh báo

Chưa có biển cảnh báo

 

Tổng cộng

769

168

601

109

38

71

314

93

222

143

30

113

111

4

107

38

2

36

53

1

52

I

Bảo Yên

115

16

99

21

2

19

34

13

21

20

1

19

15

-

15

14

-

14

11

-

11

1

Xã Điện Quan

4

2

2

2

2

-

1

-

1

-

-

-

1

-

1

-

-

-

-

-

-

2

Xã Kim Sơn

6

-

6

4

-

4

1

-

1

-

-

-

1

-

1

-

-

-

-

-

-

3

Xã Nghĩa Đô

7

-

7

1

-

1

1

-

1

2

-

2

1

-

1

1

-

1

1

-

1

4

Xã Phúc Khánh

17

4

13

5

-

5

4

4

-

3

-

3

3

-

3

1

-

1

1

-

1

5

Xã Tân Dương

3

-

3

-

-

-

-

-

-

-

-

-

1

-

1

2

-

2

-

-

-

6

Xã Thượng Hà

7

-

7

-

-

-

3

-

3

-

-

-

-

-

-

-

-

-

4

-

4

7

TT. Phố Ràng

12

5

7

1

-

1

4

4

-

1

1

-

3

-

3

3

-

3

-

-

-

8

Xã Vĩnh Yên

6

2

4

1

-

1

2

2

-

2

-

2

1

-

1

-

-

-

-

-

-

9

Xã Yên Sơn

2

-

2

1

-

1

1

-

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

10

Xã Việt Tiến

14

-

14

2

-

2

3

-

3

2

-

2

2

-

2

-

-

-

5

-

5

11

Xã Minh Tân

1

1

-

-

-

-

1

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

12

Xã Xuân Hòa

12

1

11

1

-

1

3

1

2

1

-

1

-

-

-

7

-

7

-

-

-

13

Xã Cam Cọn

12

-

12

3

-

3

5

-

5

2

-

2

2

-

2

-

-

-

-

-

-

14

Xã Lương Sơn

2

-

2

-

-

-

-

-

-

2

-

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

15

Xã Tân Tiến

3

1

2

 

-

-

1

1

-

2

-

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

16

Xã Bảo Hà

4

-

4

-

-

-

3

-

3

1

-

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

17

Xã Xuân Thương

3

-

3

-

-

-

1

-

1

2

-

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

II

Bắc Hà

105

38

67

-

-

-

85

26

59

18

12

6

-

-

-

1

-

1

1

-

1

1

Xã Tả Củ Tỷ

8

-

8

 

-

-

8

-

8

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2

Xã Tà Chải

4

3

1

-

-

-

-

-

-

4

3

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

3

Xã Bản Cái

8

1

7

-

-

-

7

-

7

1

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

4

Xã Bảo Nhai

10

8

2

-

-

-

3

2

1

7

6

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

5

Xã Nậm Khánh

7

7

-

-

-

-

7

7

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

6

Xã Hoàng Thu Phố

3

-

3

-

-

-

3

-

3

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

7

Xã Nậm lúc

15

7

8

-

-

-

15

7

8

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

8

Xã Cốc Lầu

12

1

11

 

-

-

8

-

8

3

1

2

-

-

-

-

-

-

1

-

1

9

Xã Thải Giàng Phố

6

-

6

-

-

-

6

-

6

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

10

Xã Nậm Mòn

2

2

-

-

-

-

2

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

11

Xã Na Hối

1

1

-

-

-

-

1

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

12

Xã Bản Liền

1

-

1

-

-

-

1

-

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

13

Xã Cốc Ly

6

2

4

-

-

-

4

2

2

1

-

1

-

-

-

1

-

1

-

-

-

14

Xã Nậm Đét

2

1

1

-

-

-

2

1

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

15

Xã Lùng Phình

4

4

-

-

-

-

4

4

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

16

Xã Bản Phố

9

-

9

-

-

-

9

-

9

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

17

Xã Tả Văn Chư

3

-

3

-

-

-

3

-

3

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

18

Xã Lùng Cải

3

-

3

-

-

-

2

-

2

1

-

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

19

Xã Thị Trấn

1

1

-

-

-

-

-

-

-

1

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

III

Bảo Thắng

64

16

48

6

2

4

29

6

23

8

3

5

19

4

15

2

1

1

-

-

-

1

Xã Phong Niên

5

1

4

-

-

1

-

1

3

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2

Xã Thái Niên

6

3

3

-

-

-

-

2

1

-

-

2

-

-

-

-

1

-

-

-

-

3

Xã Bản Phiệt

8

-

8

-

-

-

-

-

5

-

-

-

-

-

3

-

-

-

-

-

-

4

Xã Bản Cầm

2

1

1

-

-

-

-

1

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

5

Thị trấn NT Phong Hải

7

3

4

-

1

3

-

-

1

-

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

6

Xã Sơn Hà

9

-

9

-

-

-

-

-

3

-

-

-

-

-

5

-

-

1

-

-

-

7

TT Phố Lu

6

-

6

-

-

-

-

-

3

-

-

-

-

-

3

-

-

-

-

-

-

8

Xã Gia Phú

2

1

1

-

-

-

-

1

-

-

-

1

-

-

 

-

-

-

-

-

-

9

Xã Xuân Giao

1

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

1

-

-

-

-

-

-

-

10

Xã Phú Nhuận

14

2

12

-

1

-

-

-

6

-

-

2

-

1

4

-

-

-

-

-

-

11

TT Tằng Lỏong

3

3

-

-

-

-

-

1

-

-

1

-

-

1

-

-

-

-

-

-

-

12

Xã Trì Quang

1

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

1

-

-

-

-

-

-

-

13

Xã Xuân Quang

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

14

Xã Sơn Hải

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

IV

Si Ma Cai

21

5

16

2

-

2

15

5

10

2

-

2

1

-

1

-

-

-

1

-

1

1

Xã Sán Chải

6

-

6

 

 

 

5

-

5

 

 

 

1

-

1

-

 

 

-

 

 

2

Xã Sín Chéng

7

5

2

 

 

 

5

5

 

1

 

1

-

-

 

-

 

 

1

 

1

3

Xã Nàn Sín

4

-

4

 

 

 

3

 

3

1

 

1

-

-

 

-

 

 

 

 

 

4

Xã Lùng Thẩn

1

-

1

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Xã Quan Hồ Thẩn

1

-

1

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã Cán Cấu

2

-

2

 

 

 

2

 

2

 

 

 

-

-

 

-

 

 

 

 

 

7

Xã Thào Chư Phìn

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

8

Xã Bản Mế

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

9

Thị Trấn Si Ma Cai

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

10

Xã Nàn Sán

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

V

TP Lào Cai

117

8

109

1

-

1

41

8

33

32

-

32

43

-

43

-

-

-

-

-

-

1

Phường Pom Hán

5

-

5

-

-

-

2

-

2

-

-

-

3

-

3

-

-

-

-

-

-

2

Phường Bình Minh

12

-

12

-

-

-

2

-

2

5

-

5

5

-

5

-

-

-

-

-

-

3

Xã Thống Nhất

15

2

13

-

-

-

7

2

5

4

-

4

4

-

4

-

-

-

-

-

-

4

Phường Xuân Tăng

5

-

5

-

-

-

-

-

-

-

-

-

5

-

5

-

-

-

-

-

-

5

Xã Tà Phời

14

-

14

-

-

-

4

-

4

-

-

-

10

-

10

-

-

-

-

-

-

6

Phường Bắc Cường

4

-

4

-

-

-

2

-

2

-

-

-

2

-

2

-

-

-

-

-

-

7

Xã Cam Đường

2

-

2

1

-

1

-

-

-

1

-

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

8

Phường Bắc Lệnh

5

-

5

-

-

-

-

-

-

3

-

3

2

-

2

-

-

-

-

-

-

9

Phường Nam Cường

3

-

3

-

-

-

-

-

-

3

-

3

-

-

-

-

-

-

-

-

-

10

Phường Kim Tân

1

-

1

-

-

-

-

-

-

1

-

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

11

Phường Cốc Lếu

3

-

3

-

-

-

3

-

3

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

12

Phường Lào Cai

20

-

20

-

-

-

8

-

8

7

-

7

5

-

5

-

-

-

-

-

-

13

Phường Duyên Hải

7

3

4

-

-

-

4

3

1

-

-

-

3

-

3

-

-

-

-

-

-

14

Xã Hợp Thành

4

-

4

-

-

-

1

-

1

3

-

3

-

-

-

-

-

-

-

-

-

15

Xã Vạ-n Hòa

5

-

5

-

-

-

1

-

1

2

-

2

2

-

2

-

-

-

-

-

-

16

Xã Đồng Tuyển

6

3

3

-

-

-

3

3

-

1

-

1

2

-

2

-

-

-

-

-

-

17

Xã Cốc San

6

-

6

-

-

-

4

-

4

2

-

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

VI

Bát Xát

72

20

52

14

4

10

33

12

22

10

3

7

-

-

-

-

-

-

14

1

13

1

Xã Tòng Sành

8

3

5

-

-

-

3

1

2

4

2

2

-

-

-

-

-

-

1

-

1

2

Xã Phìn Ngan

15

-

15

5

-

5

4

-

4

5

-

5

-

-

-

-

-

-

1

-

1

3

Thị Trấn

2

-

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2

-

2

4

Xã Bản Qua

1

1

-

-

-

-

1

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

5

Xã Bản Vược

4

2

2

-

-

-

2

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2

-

2

6

Xã Cốc Mỳ

1

-

1

1

-

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

7

Xã Trịnh Tường

4

3

1

1

-

1

3

3

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

8

Xã A Mú Sung

15

4

11

3

2

1

7

-

7

1

1

-

-

-

-

-

-

-

4

1

3

9

Xã A Lù

4

3

1

1

1

-

3

2

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

10

Xã Mường Vi

1

1

-

-

-

-

1

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

11

Xã Bản Xèo

1

1

-

-

-

-

1

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

12

Xã Pa Cheo

3

-

3

1

-

1

2

-

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

13

Xã Trung Lèng Hồ

3

-

3

-

-

-

1

-

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2

-

2

14

Xã Y Tý

2

2

-

1

1

-

1

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

15

Xã Mường Hum

2

-

2

-

-

-

2

-

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

16

Xã Sàng Ma Sáo

4

-

4

-

-

-

2

-

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2

-

2

17

Xã Dền Thàng

2

-

2

1

-

1

1

-

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

18

Xã Nậm Pung

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

19

Xã Quang Kim

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

20

Xã Nậm Chạc

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

21

Xã Dền Sáng

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

VII

Văn Bàn

63

39

24

26

22

4

19

7

12

13

10

3

2

-

2

3

-

3

-

-

-

1

Xã Dương Quỳ

6

3

3

2

1

1

2

1

1

2

1

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2

Xã Minh Lương

3

1

2

1

-

1

1

1

-

1

-

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

3

Xã Khánh Yên Hạ

3

2

1

1

1

-

-

-

-

1

1

-

-

-

-

1

-

1

-

-

-

4

Xã Nậm Tha

5

3

2

-

-

-

5

3

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

6

Xã Chiềng Ken

6

4

2

2

2

-

1

-

1

2

2

-

-

-

-

1

-

1

-

-

-

6

Xã Hòa Mạc

4

3

1

2

2

-

2

1

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

7

Xã Thẳm Dương

2

2

-

2

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

8

Xã Nậm Xây

7

4

3

2

2

-

3

-

3

2

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

9

Xã Nậm Xé

4

2

2

1

1

-

3

1

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

10

Xã Nậm Chày

2

2

-

2

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

11

Xã Dần Thàng

2

2

-

1

1

-

-

-

-

1

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

12

Xã Liêm Phú

6

6

-

4

4

-

-

-

-

2

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

13

Xã Võ Lao

7

4

3

4

4

-

-

-

-

-

-

-

2

-

2

1

-

1

-

-

-

14

Xã Nậm Mả

1

-

1

-

-

-

1

-

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

15

Xã Tân An

5

1

4

2

-

2

1

-

1

2

1

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

16

Xã Nậm Dạng

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

17

Xã Tân Thượng

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

18

Xã Khánh Yên Thượng

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

19

Xã Khánh Yên Trung

-

-

-

-

-

-

 

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

20

Xã Sơn Thủy

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

21

Xã Làng Giàng

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

22

Thị trấn Khánh Yên

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

VIII

Thị xã Sa Pa

157

26

131

34

8

26

48

16

32

28

1

27

16

-

16

14

1

13

17

-

17

1

Xã Trung Chải

10

2

8

1

-

1

5

2

3

1

-

1

-

 

 

2

-

2

1

-

1

2

Xã Tả Phìn

1

-

1

1

-

1

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xã Ngũ Chi Sơn

17

-

17

6

-

6

6

-

6

2

-

2

 

 

 

 

 

 

3

-

3

4

Xã Hoàng Liên

5

2

3

3

2

1

1

-

1

 

 

 

 

 

 

1

-

1

 

 

 

5

Xã Tả Van

7

3

4

1

1

-

2

1

1

2

1

1

 

 

 

1

-

1

1

-

1

6

Xã Mường Hoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Xã Thanh Bình

16

3

13

5

1

4

5

2

3

5

-

5

 

 

 

 

 

 

1

-

1

8

Xã Bản Hồ

9

2

7

2

-

2

1

1

-

 

 

 

 

 

 

5

1

4

1

-

1

9

Xã Mường Bo

14

6

8

3

1

2

6

5

1

3

-

3

 

 

 

1

-

1

1

-

1

10

Xã Liên Minh

6

3

3

4

3

1

2

-

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Phường Hàm Rồng

7

1

6

1

-

1

4

1

3

1

-

1

1

-

1

 

 

 

 

 

 

12

Phường Sa Pả

2

-

2

1

-

1

 

 

 

1

-

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Phường Sa Pa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Phường Phan Si Păng

4

3

1

 

 

 

3

3

-

1

-

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Phường Ô Quý Hồ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Phường Cầu Mây

4

1

3

1

-

1

3

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IX

Mường Khương

55

-

55

5

-

5

10

-

10

12

-

12

15

-

15

4

-

4

9

-

9

1

Xã Bản Lầu

18

-

18

1

 

1

3

 

3

3

 

3

7

 

7

1

 

1

3

 

3

2

Xã Bản Sen

-

-

-

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

3

Xã Lùng Vai

9

-

9

3

 

3

-

 

 

6

 

6

-

 

 

-

 

 

-

 

 

4

Xã Thanh Bình

-

-

-

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

5

Xã Nậm Chảy

2

-

2

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

2

 

2

6

Xã Mường Khương

13

-

13

-

 

 

2

 

2

-

 

 

8

 

8

1

 

1

2

 

2

7

Xã Nấm Lư

-

-

-

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

8

Xã Lùng Khấu Nhin

3

-

3

-

 

 

2

 

2

1

 

1

-

 

 

-

 

 

-

 

 

9

Xã Cao Sơn

-

-

-

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

10

Xã La Pan Tẩn

-

-

-

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

11

Xã Tả Thàng

-

-

-

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

12

Xã Tung Chung Phố

1

-

1

-

 

 

1

 

1

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

13

Xã Tả Ngài Chồ

-

-

-

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

14

Xã Pha Long

4

-

4

-

 

 

2

 

2

-

 

 

-

 

 

2

 

2

-

 

 

15

Xã Dìn Chin

5

-

5

1

 

1

-

 

 

2

 

2

-

 

 

-

 

 

2

 

2

16

Xã Tả Gia Khâu

-

-

-

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

 

Phụ biểu 02: TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRA, ĐÁNH GIÁ CHỖ Ở AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

(Kèm theo Kế hoạch số: 137/KH-UBND ngày 14/03/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)

I. THÔNG TIN ĐỊA PHƯƠNG

TT

Thông tin tổng hợp

ĐVT

Toàn tỉnh

Bảo Yên

Bảo Thắng

Văn Bàn

Bát Xát

Mường Khương

Bắc Hà

Si Ma Cai

Sa Pa

TP Lào Cai

1

Số huyện, thành phố

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Số xã

 

127

18

15

23

23

16

21

13

18

17

3

Tổng số hộ tra

Hộ

108.699

20.481

14.844

13.225

17.013

11.225

13.467

5.643

11.996

805

4

Tổng số hộ hiện có

Hộ

165.027

20.481

30.187

19.623

17.013

13.131

13.467

7.110

11.996

32.019

5

Tổng số người

người

713.513

86.870

110.520

90.275

77.554

62.863

65.277

36.816

61.414

121.924

6

Nam

người

361.318

45.154

55.976

45.770

39.547

31.689

33.627

18.532

30.209

60.814

7

Nữ

người

352.195

41.715

54.544

44.505

38.007

31.174

31.650

18.285

31.205

61.110

8

Trẻ em dưới 6 tuổi

người

95.061

11.105

23.172

8.360

9.120

7.126

8.578

5.294

9.815

12.491

9

Người già trên 60 tuổi

người

57.016

7.339

8.983

5.453

4.332

4.230

4.163

1.463

6.001

15.052

10

Người khuyết tật

người

4.347

896

696

477

452

255

212

240

261

858

11

Dân tộc Kinh

người

244.736

22.120

71.064

7.903

15.388

7.142

10.376

1.544

12.043

97.156

II. TỔNG HỢP THÔNG TIN KHẢO SÁT

1

Tổng số hộ đã bị thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất hoặc thiên tai nguy hiểm (trong 05 năm gần đây)

Hộ

12.942

2.110

633

1.527

3.094

2.027

796

612

1.624

519

người

58.178

8.889

2.658

6.666

13.925

8.216

3.852

3.400

8.496

2.076

2

Chỗ ở nằm trên đồi, núi hoặc mái dốc đào, đắp (san, gạt)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2a

Số hộ xuất hiện dấu hiệu: vết nứt trên sườn đồi, nền nhà, tường nhà; cây nghiêng đổ.

Hộ

4.341

1.243

60

555

501

336

147

161

1.030

308

người

17.313

4.977

252

2.541

2.255

1.367

663

796

3.230

1.232

2b

Số hộ trước và sau nhà có mái dốc (taluy âm/dương) có độ dốc cao.

Hộ

15.315

2.739

613

1.902

4.878

1.707

232

1.063

1.653

528

người

65.047

11.482

2.574

7.987

21.951

6.873

1.044

5.477

5.547

2.112

2c

Số hộ gần mái dốc không có tường chắn, kè chống sạt lở, rãnh thoát nước, cây xanh.

Hộ

12.453

2.201

566

1.492

4.185

1.303

206

1.019

1.063

418

người

55.637

9.197

2.377

5.218

18.839

5.234

927

6.180

5.993

1.672

2d

Số hộ phía trên có đào ao, hồ phục vụ sinh hoạt, sản xuất (nuôi cá, thả vịt...)

Hộ

2.037

436

8

164

272

63

96

43

912

43

người

10.485

1.930

34

1.126

1.225

260

432

227

5.079

172

2e

Số hộ xung quanh không có rừng phòng hộ

Hộ

27.015

4.817

1.024

7.670

4.546

3.741

-

2.412

2.359

446

người

121.485

21.240

4.301

33.911

20.457

15.243

-

11.745

12.804

1.784

3

Chỗ ở nằm ven sông, suối, khe nước; gần công trình hồ đập, ngầm, cầu, cống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3a

Số hộ phía trên (thượng nguồn) có hồ chứa đã từng xả nước gây ảnh hưởng ngập, sạt, xói lở...

Hộ

1.856

1.319

-

252

119

18

74

5

43

26

người

8.103

5.335

-

1.491

538

78

336

28

193

104

3b

Số hộ mà phía trên (thượng nguồn) có các đập ngăn tạm.

Hộ

1.220

256

36

151

177

4

413

6

79

98

người

5.390

1.110

151

876

797

22

1.856

33

153

392

3c

Số hộ gần chỗ ở có cống, ngầm qua khe, suối đã từng bị vùi lấp do sỏi đá, bùn cát, cây lớn.

Hộ

2.112

616

138

449

456

51

83

14

41

264

người

8.846

2.255

580

2.034

2.053

212

373

73

210

1.056

4

Số hộ nằm gần hoặc dưới các bãi khai thác khoáng sản, các bãi thải vật liệu lớn.

Hộ

918

237

115

162

152

1

32

-

131

88

người

4.802

937

937

1.085

687

3

144

-

657

352

5

Chỗ ở có sự hỗ trợ, chuẩn bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5a

Số hộ không thường xuyên, kịp thời được nhận thông tin cảnh báo

Hộ

12.136

1.003

22

1.233

4.893

892

267

2.144

1.209

473

người

58.967

3.981

93

5.396

22.019

3.573

1.201

10.001

10.811

1.892

5b

Số hộ không biết cách phòng tránh, ứng phó khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Hộ

12.642

783

12

1.387

5.146

1.054

225

2.292

1.567

176

người

62.628

3.114

50

6.270

23.157

4.256

1.012

11 536

12.529

704

5c

Số hộ không hoặc thiếu chủ động chuẩn bị thức ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, đèn phin, cuốc, xẻng, cuộn dây...

Hộ

14.260

853

34

1.475

5.752

1.168

371

2.523

1.915

169

người

69.871

3.391

142

7.365

25.884

4.693

1.669

12.212

13.839

676

5d

Nhà đang ở dạng

Hộ

165.027

20.481

30.187

19.623

17.013

13.131

13.467

7.110

11.996

32.019

người

713.513

86.870

110.520

90.275

77.554

62.863

65.277

36.816

61.414

121.924

Số hộ có nhà sàn:

Hộ

9.354

2.901

83

3.418

21

7

1.459

805

448

212

người

39.477

12.305

304

15.724

105

33

5.836

3.220

1.143

807

Số hộ có nhà gỗ:

Hộ

58.783

9.551

2.970

4.904

10.500

7.361

7.819

4.069

8.681

2.928

người

265.578

40.510

10.874

22.560

47.706

36.472

31.276

16.276

48.754

11.150

Số hộ có nhà tranh:

Hộ

3.655

376

1.778

343

261

63

126

8

148

552

người

14.505

1.595

6.510

1.577

1.284

260

504

32

641

2.102

Số hộ có nhà xây:

Hộ

91.768

7.653

25.356

10.958

6 231

5.700

4.063

761

2.719

28.327

người

379.709

32.460

92.832

50.414

28.459

26.098

27.661

3.044

10.876

107.865

6

Số hộ có nhà ở chính không đảm bảo chống lốc xoáy.

Hộ

39.977

8.609

4.741

4.509

10.958

3.910

1.062

2.569

3.084

535

người

170.045

35.725

19.912

19.310

49.311

15.725

4.248

11.338

12.336

2.140

7

Số hộ có nhà ở chính không đảm bảo phòng chống mưa đá lớn

Hộ

43.774

7.890

4.741

5.357

11.158

4.916

3.685

2.663

3.025

339

người

184.642

31.804

19.912

22.895

50.211

19.863

14.740

11.761

12.100

1.356

8

Số hộ gia đình có đề nghị Nhà nước hỗ củng cố chỗ ở bảo đảm an toàn

Hộ

29.056

3.017

1.616

2.306

14.776

2.120

935

2.517

1.075

694

người

132.131

12.653

6.786

8.373

66.493

8.762

3.740

11.365

11.183

2.776

8a

Số hộ Cam kết di dời khẩn cấp và đề nghị hỗ trợ kinh phí di chuyển

Hộ

1.308

533

96

118

70

212

32

59

51

137

người

6.570

2.309

403

754

315

1.123

128

723

267

548

8b

Số hộ Đề nghị được vay vốn ưu đãi để củng cố chỗ ở đảm bảo an toàn

Hộ

15.251

1.619

808

1.233

7.353

1.171

556

1.424

740

347

người

68.428

6.688

3.393

4.342

33.089

4.864

2.224

6.640

5.800

1.388

8c

Số hộ Đề nghị hỗ trợ pháp lý để xây kè, mở rộng hoặc giảm tải mái ta luy

Hộ

12.337

865

712

955

7.353

737

347

924

234

210

người

55.333

3.656

2.990

3.277

33.089

3.042

1.388

4.002

3.049

840

III. ĐÁNH GIÁ CHỎ Ở AN TOÀN

1

Chỗ ở an toàn

Hộ

122.506

11.349

25.494

17.597

5.785

8.015

9.750

4.288

8.881

31.347

Tỷ lệ %

74,23

55,41

84,45

89,68

34,00

61,04

72,40

60,31

74,03

97,90

2

Chỗ ở kém an toàn

Hộ

41.378

8.609

4.741

1.946

11.158

4.916

3.685

2.763

3.025

535

Tỷ lệ %

25,07

42,03

15,71

9,92

65,59

37,44

27,36

38,86

25,22

137,00

3

Chỗ ở cần di dời khẩn cấp

Hộ

1.215

523

24

80

70

200

32

59

90

137

Tỷ lệ %

0,74

2,55

0,08

0,41

0,41

1,52

0,24

0,83

0,75

0,43

 

Phụ biểu 03: DANH MỤC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2023 TỈNH LÀO CAI

(Kèm theo Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 14/03/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung thực hiện

Cộng

Trong đó (Tr.đ)

Nguồn vốn dự kiến

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

Nguồn Quỹ Phòng chống thiên tai

Ngân sách tỉnh

Dự phòng ngân sách Trung ương

 

Cộng

118.864

17.807

61.057

40.000

 

 

 

 

I

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng chống thiên tai

10

 

10

 

Ngân sách tỉnh

 

 

 

1

Rà soát, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên tai và liên quan đến phòng chống thiên tai phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật TW.

-

-

-

 

Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ngành liên quan

Các Sở, ngành; các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn

 

2

Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; huy động nguồn lực cho phòng, chống thiên tai phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật TW.

-

-

-

 

Các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Kế hoạch và Đầu Tư; Tài chính; Lao động TBXH; cấp huyện, cấp xã

Các Sở, ngành liên quan; cấp huyện

 

3

Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật triển khai thực hiện Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng chống thiên tai.

10

-

10

 

Sở Nông nghiệp và PTNT (Văn phòng TT Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh)

Các Sở, ngành liên quan; cấp huyện, cấp xã

 

II

Các hoạt động dự báo, cảnh báo thiên tai

11.569

11.569

 

 

 

 

 

 

1

Chi thuê dịch vụ 03 trạm thời tiết tổng hợp đã lắp đặt

970

970

 

 

Quỹ Phòng chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở: KH và Đầu tư, Tài chính, TN và MT, Đài KTTV; các cơ quan, đơn vị liên quan; cấp huyện, cấp xã

 

2

Chi thuê dịch vụ 20 trạm đo mưa tự động đã lắp đặt

539

539

 

 

Quỹ Phòng chống thiên tai

 

3

Chi thuê vận hành 30 trạm đo mưa tự động đã lắp đặt

270

270

 

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở: KH và Đầu tư, Tài chính, TN và MT, Đài KTTV; các cơ quan, đơn vị liên quan; cấp huyện, cấp xã

 

4

Thuê mới hệ thống trạm thời tiết tổng hợp để dự báo, cảnh báo sớm thời tiết thiên tai: 2.910 triệu đồng. Thời gian thuê 3 năm; mỗi năm 970 triệu đồng.

970

970

 

 

 

5

Chi Quỹ xây dựng bản đồ trượt lở đất trên địa bàn tỉnh; trong đó: năm 2023 thực hiện tại 03 huyện.

2.950

2.950

 

 

 

1.6

Phần mềm tích hợp cảnh báo thời tiết, thiên tai trên địa bàn tỉnh.

2.970

2.970

 

 

 

Phần mềm hiện trạng công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh

2.900

2.900

 

 

 

III

Các hoạt động nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó thiên tai

3.240

2.193

1.047

 

 

 

 

 

1

Tập huấn Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng theo Quyết định số 3389/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

497

 

497

 

Ngân sách tỉnh

Văn phòng TT Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Sở:Tài chính, cấp huyện, cấp xã

 

2

Hội nghị tuyên truyền cho Đội Xung kích PCTT cấp xã

340

 

340

 

 

3

Tổ chức tuyên truyền lưu động hưởng ứng tuần lễ quốc gia PCTT năm 2023

65

 

65

 

 

4

Tài liệu sổ tay hướng dẫn PCTT cho đội xung kích cấp xã. Nội dung, gồm: Mô hình tổ chức hoạt động của Đội Xung kích PCTT cấp xã; giới thiệu tổng quan về thiên tai và các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; xây dựng sơ họa bản đồ rủi ro thiên tai; in ấn 1.080 cuốn; chi phí vận chuyển đến các xã

92

 

92

 

Ngân sách tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở: Tài chính, cấp huyện, cấp xã

 

5

Kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện; lực lượng đội xung kích PCTT cấp xã

-

-

-

 

 

Cấp huyện, cấp xã

Văn phòng TT Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

 

6

Công tác diễn tập phòng chống thiên tai cấp huyện

500

500

-

 

Quỹ Phòng chống thiên tai

Huyện: Mường Khương, Bảo Yên

Các Sở ban, ngành tỉnh

 

7

Tập huấn và xây dựng mô hình chăn nuôi trong vùng thường xuyên bị thiên tai nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai

500

500

-

 

Trung tâm Khuyến Nông và dịch vụ nông nghiệp tỉnh

Các đơn vị trực thuộc Sở NN và PTNT; Sở Tài chính; cấp huyện, cấp xã

 

8

Tập huấn, xây dựng mô hình nâng cao năng lực, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu

688

688

-

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

9

Tập huấn 6 lớp nhân rộng mô hình dự án tăng cường năng lực cho cộng đồng địa phương về giảm thiểu rủi ro sạt lở mái dốc

150

150

-

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở:Tài chính, cấp huyện, cấp xã

 

10

Tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai và cộng đồng, người dân (02 lớp, mỗi lớp 25 triệu)

50

50

-

 

 

11

Tập huấn tại cho giảng viên cấp tỉnh, cấp huyện về phòng chống thiên tai

120

120

 

 

Quỹ Phòng chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở: Tài chính, cấp huyện, cấp xã

 

12

Mua sắm trang thiết bị phục vụ Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (Mũ, ủng, đèn pin, áo mưa).

65

65

-

 

 

13

Đầu tư, sửa chữa phòng họp trực tuyến, phòng họp zoom

120

120

-

 

 

14

Bố trí, sắp xếp lại dân cư đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai

-

-

-

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở: KH và Đầu tư, Tài chính, cấp huyện, cấp xã

 

15

Dự án tăng cường năng lực cho cộng đồng địa phương về sạt lở mái dốc

53

 

53

 

Ngân sách tỉnh

 

 

 

IV

Khôi phục sản xuất; xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các công trình hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai gây ra

104.045

4.045

60.000

40.000

 

 

 

 

1

Khắc phục sản xuất nông nghiệp năm 2023

-

-

-

 

Ngân sách tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở: KH và Đầu tư, Tài chính, cấp huyện, cấp xã

 

2

Khắc phục các công trình hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai gây ra bằng nguồn Quỹ PCTT năm 2023

4.045

4.045

-

 

Quỹ Phòng chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở: KH và Đầu tư, Tài chính, cấp huyện, cấp xã

 

3

Xây dựng mới, tu bổ, nâng cấp, sửa chữa, khắc phục các công trình hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai gây ra bằng nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác

-

-

-

 

Nguồn vốn: lồng ghép với Kế hoạch đầu tư công trung trung hạn

Các sở: KH và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT; cấp huyện, cấp xã

Các sở, ban ngành, các cơ quan đơn vị liên quan

 

4

Dự án bố trí, sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm sạt lở đất, đá lăn thôn Vả Thàng, xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Quy mô 51 hộ.

15.000

 

15.000

 

Ngân sách tỉnh

 

 

 

5

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ di dời dân cư khẩn cấp khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại khu vực bản Qua, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Quy mô 45 hộ.

20.000

 

20.000

 

Ngân sách tỉnh

 

 

 

6

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ di dời dân cư khẩn cấp khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Quy mô 60 hộ

25.000

 

25.000

 

Ngân sách tỉnh

 

 

 

7

Kè chống sạt lở bờ sông Chảy, suối Ràng, thị trấn phố Ràng, huyện Bảo Yên.

40.000

 

 

40.000

Dự phòng ngân sách TW

 

 

 

 

Phụ biểu 04: PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN, VẬT TƯ, NHU YẾU PHẨM NĂM 2023

(Kèm theo Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 14/03/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)

TT

Danh mục

ĐVT

Số Lượng

Nguồn huy động

Đơn vị đảm nhiệm

Ghi chú

1

Nguồn nhân lực ứng cứu

Người

17.253

Lực lượng tự vệ cơ động địa phương; các cơ quan, đơn vị; các tổ chức, cá nhân

Tổng số 17.335 người, trong đó Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh: 1.681 người. Các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố, Doanh nghiệp 1.539 người; các xã, phường, thị trấn 14.115 người (Bao gồm cả Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã).

 

-

Lực lượng thường trực sẵn sàng ứng cứu

Người

9.274

Lực lượng thường trực sẵn sàng ứng cứu luôn luôn duy trì: 9.274 người, trong đó: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng, Công an tỉnh: 512 người; các sở, ngành huyện, thành phố, Doanh nghiệp 547 người; 152 xã, phường, thị trấn/8.215 người.

 

-

Lực lượng huy động

Người

8.061

Lực lượng huy động 8.061 người (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng, Công an tỉnh: 1.052 người; các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố, Doanh nghiệp 750 người; 152 xã, phường, thị trấn/6.259 người).

 

2

Phương tiện và trang thiết bị

 

 

-

Xe Ô tô các loại

Chiếc

343

Các cơ quan, đơn vị; các tổ chức trên địa bàn tỉnh

BCH Quân sự tỉnh: 60 chiếc; Công an tỉnh: 110 chiếc; Văn phòng Thường trực: 01 chiếc; Sở Giao thông-Xây dựng: 43 chiếc; Văn Bàn 01; Bát Xát 01; CCKL 15; Si Ma Cai 01; Mường Khương 13; Bảo Yên 11; Sa Pa 12; TP Lào Cai 66; Bắc Hà 3; Bát Xát 01 chiếc; Bảo Thắng 3 chiếc; Bắc Hà 6 chiếc.

 

-

Xuồng Máy các loại

Chiếc

27

Huy động các cơ quan, đơn vị; các Doanh nghiệp; các tổ chức, cá nhân

Quân sự tỉnh: 3 chiếc; Công an tỉnh: 21 chiếc; TP Lào Cai 01, Chi cục Kiểm Lâm 01; Bảo Yên 01; Bảo Thắng 01.

 

-

Phao và ao phao các loại

Cái

9.035

BCH Quân sự tỉnh 1.736; Công an tỉnh 1.545; VP TT BCH PCTT 10; CC Kiểm lâm 27; TP Lào Cai 610; TX Sa Pa: 622; Văn Bàn 613; Bảo Thắng 1101; Bảo Yên 1.417; Bát Xát 545; Bắc Hà 502; Si Ma Cai 167; Mường Khương 140.

 

-

Nhà bạt các loại

Bộ

262

BCH Quân Sự tỉnh 158; Văn phòng TT Thiên tai tỉnh 4; Tài chính 01; Sở Giáo dục và Đào tạo 2; CC Kiểm lâm 4; TP Lào Cai 11; Văn Bàn 5; Bảo Thắng 14; Bảo Yên 15, Bát Xát 21; Sa Pa 8, Si Ma Cai 2; Bắc Hà 9; Mường Khương 11.

 

-

Máy bơm nước

Chiếc

6

TP Lào Cai 6; Sa Pa 4; Chi cục Kiểm lâm tỉnh 2; Công an tỉnh 6; Sở GTVT- XD: 7; Văn Bàn 5; Bát Xát 2; Mường Khương 13; Bảo Thắng 2.

 

-

Máy phát điện các loại

Chiếc

136

Sở GT và XD: 6; Công an tỉnh: 81; Bộ chỉ huy Quân sự 4; Văn phòng TT Thiên tai tỉnh 1; CCKL 2; Bảo Yên 16; Bảo Thắng 02; Sa Pa 20; TP Lào Cai 01; Bắc Hà 01.

 

3

Giống, vật tư NN phục hồi sản xuất: 28.948 tấn

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

-

Giống lúa các loại

Tấn

150

 

Trung tâm Giống

 

 

Giống ngô các loại

Tấn

98

 

Trung tâm Giống

 

-

Phân bón các loại

Tấn

9.000

Thị trường tự do

 

 

-

Phân NPK

Tấn

11.000

Thị trường tự do

 

 

-

Phân URÊ

Tấn

7.000

Thị trường tự do

 

 

-

Phân bón các loại

Tấn

1.700

Thị trường tự do

 

 

4

Vật tư y tế

 

 

 

Sở Y Tế

 

-

Thuốc khử trùng

tấn

3.804

Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện, thị xã, thành phố

Tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh và trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố

 

-

Thuốc chữa bệnh

cơ số

37

 

-

Cáng cứu thương

bộ

41

 

-

Túi cứu thương

bộ

25

 

-

Dụng cụ băng bó cứu thương

bộ

238

 

-

Khẩu trang cá nhân

chiếc

72.500

 

 

Phụ biểu 05: TRANG BỊ PHÒNG THỦ DÂN SỰ, ỨNG PHÓ SỰ CỐ THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN THỜI ĐIỂM 0h NGÀY 01/01/2023 TỈNH LÀO CAI

(Kèm theo Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 14/03/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)

TT

DANH MỤC

ĐVT

THỰC LỰC

BCH QS tỉnh

Công an tỉnh

VP BCH PCTT &TK CN

Sở GTVT

Chi cục Kiểm lâm

Thành phố Lào Cai

Thị xã Sa Pa

huyện Văn Bàn

huyện Bát Xát

huyện Si Ma Cai

huyện Mường Khương

huyện Bảo Yên

huyện Bảo Thắng

huyện Bắc Hà

Ghi chú

Thời điểm 0h ngày 01/01/2023

Chất lượng

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

Cấp 5

 

Cộng tổng

 

116.622

77.124

35.870

2.792

651

185

2.092

33.009

30

2.134

560

4.168

3.335

6.642

6.569

4.175

8.735

7.559

30.778

6.837

 

1

Xe ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi

chiếc

108

3

59

29

16

-

24

62

 

5

1

-

3

-

-

-

6

6

-

1

 

2

Xe ô tô chở người đến 40 chỗ ngồi

chiếc

8

-

4

4

-

-

3

4

 

-

-

-

1

-

-

-

-

-

-

-

 

3

Xe ô tô vận tải

chiếc

68

-

45

-

23

-

11

6

 

29

-

17

2

-

-

-

3

-

-

-

 

4

Xe ô tô bán tải

chiếc

73

-

25

39

9

-

-

32

1

8

14

2

4

1

1

1

2

5

-

2

 

5

Toa xe đường sắt

chiếc

47

-

-

29

18

-

-

-

 

-

-

47

-

-

-

-

-

-

-

-

 

6

Xe chỉ huy PCLB

chiếc

31

-

26

5

-

-

21

5

 

1

-

-

-

-

-

-

1

-

3

-

 

7

Trang thiết bị quan sát, ghi hình

bộ

18

-

17

1

-

-

1

9

 

1

-

-

1

-

-

-

6

-

-

-

 

8

Trang thiết bị thông tin

bộ

140

-

13

126

1

-

126

-

 

11

-

1

2

-

-

-

-

-

-

-

 

9

Hệ thống cơ sở dữ liệu

HT

20

-

-

20

-

-

-

20

 

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

10

Hệ thống truyền hình hội nghị

HT

67

2

62

2

-

-

1

11

 

-

-

-

21

-

-

-

19

-

15

-

 

11

Xe đặc chủng thông tin

chiếc

3

-

3

-

-

-

1

1

 

-

-

-

-

-

-

-

1

-

-

-

 

12

Tổ hợp truyền số liệu

bộ

4

-

4

-

-

-

1

3

 

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

13

Máy thu phát sóng HF

chiếc

5

-

6

-

-

-

 

5

 

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

14

Máy tính trạm

chiếc

765

-

505

197

20

43

-

-

13

2

250

-

13

-

-

-

462

-

25

-

 

15

Máy tính xách tay

chiếc

204

-

96

101

7

-

-

88

 

5

-

7

2

1

-

-

76

-

25

-

 

16

Máy quay phim

chiếc

18

4

10

4

-

-

-

4

 

3

-

-

1

-

-

-

6

4

-

-

 

17

Xuồng ST 660

chiếc

3

-

2

1

-

-

2

1

 

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

18

Xuồng ST 450

chiếc

11

1

1

3

6

-

1

9

 

-

-

-

-

-

-

-

-

1

-

-

 

19

Xuống máy các loại

chiếc

3

-

1

2

-

-

-

1

 

-

1

-

-

-

-

-

-

-

1

-

 

20

Thuyền cao su các loại

chiếc

5

-

-

5

-

-

-

5

 

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

21

Thuyền loại khác

chiếc

2

-

2

-

-

-

-

2

 

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

22

Vỏ xuồng các loại

chiếc

3

3

-

-

-

-

-

3

 

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

23

Phao cứu sinh

chiếc

485

110

222

-

153

-

-

87

 

-

15

60

-

-

-

-

70

-

-

253

 

24

Phao áo cứu sinh

chiếc

4.457

1.766

2.411

162

118

-

659

998

10

-

12

323

309

357

235

82

70

682

471

249

 

25

Phao tròn cứu sinh

chiếc

4.048

1.370

2.179

204

162

-

1.057

435

 

-

-

227

313

256

310

85

 

735

630

-

 

26

Phao bè cứu sinh

chiếc

45

10

33

2

-

-

20

25

 

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

27

Quần áo chống cháy đặc biệt trong tâm lửa

bộ

24

18

14

-

-

2

-

-

 

-

-

-

10

-

-

-

-

12

-

2

 

28

Quần áo phòng da, phòng độc

bộ

21

-

21

-

-

-

-

1

 

-

20

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

29

Quần áo chống bức xạ nhiệt

bộ

48

-

48

-

-

-

-

26

 

-

-

-

4

-

-

-

-

-

18

-

 

30

Mặt nạ phòng khói

bộ

37

13

24

-

-

-

-

13

 

-

5

-

9

-

-

-

5

-

5

-

 

31

Quần áo BHLĐ

bộ

1.126

-

1.126

-

-

-

-

314

 

14

220

-

412

-

-

-

32

-

134

-

 

32

Xe chữa cháy các loại khác

chiếc

5

-

1

1

3

-

-

-

 

-

-

-

2

-

-

-

-

-

-

3

 

33

Máy bơm chữa cháy

chiếc

44

8

28

4

4

-

2

16

 

8

1

5

3

-

-

1

1

3

2

2

 

34

Bơm dòng hút cạn, (hút bùn)

chiếc

6

-

5

1

-

-

-

2

 

2

-

1

-

-

-

-

-

-

1

-

 

35

Máy bơm nước các loại

chiếc

47

-

19

11

17

-

-

6

 

7

2

6

4

5

2

-

13

-

2

-

 

36

Bồn chứa nước di động

chiếc

15

-

10

-

4

1

-

3

 

6

-

4

1

-

-

-

-

-

-

1

 

37

Kích các loại (thủy lực, túi khí, chống tường...)

chiếc

6

-

6

-

-

-

-

4

 

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

38

Ống hút máy bơm

chiếc

53

1

28

5

3

16

-

21

 

2

-

3

4

5

-

-

14

2

1

1

 

39

Vòi chữa cháy

cuộn

524

-

322

168

14

20

-

299

 

30

-

13

38

6

-

-

4

30

34

70

 

40

Bộ chia nước

bộ

34

1

24

3

6

-

-

19

 

-

-

-

2

3

-

-

2

2

3

3

 

41

Lăng phun

chiếc

170

2

151

10

5

2

-

100

 

30

-

9

10

3

-

-

-

5

7

6

 

42

Trang phục PCCC

chiếc

81

-

54

25

2

-

-

12

 

30

-

5

-

-

-

-

-

-

12

22

 

43

Máy cắt thực bì chữa cháy rừng

chiếc

95

-

88

-

7

-

-

8

 

70

1

4

8

-

-

-

3

-

1

-

 

44

Máy thổi gió chữa cháy rừng

chiếc

27

1

20

3

3

-

-

3

 

-

7

2

10

-

-

2

-

1

1

1

 

45

Máy hút khói

chiếc

2

-

1

-

1

-

-

1

 

-

-

1

-

-

-

-

-

-

-

-

 

46

Thiết bị chữa cháy đồng bộ

bộ

2

-

-

-

1

-

-

-

1

-

-

1

-

-

-

-

-

-

-

-

 

47

Thiết bị trộn hóa chất

bộ

4

-

4

-

-

-

-

2

 

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2

-

 

48

Thiết bị phòng hộ (Mặt nạ, bình dưỡng khí, bộ thở cá nhân)

bộ

124

7

108

-

9

-

-

55

 

-

5

4

4

-

-

-

5

-

44

7

 

49

Thiết bị thoát hiểm (Ống thoát hiểm, đệm hơi, thang dây…)

bộ

1

-

1

-

-

-

-

1

 

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

50

Nhà bạt 16,5 m2

chiếc

167

6

23

117

1

16

120

-

 

-

4

7

4

5

10

2

6

-

-

9

 

51

Nhà bạt 24,75 m2

chiếc

90

26

21

28

6

9

34

-

4

-

-

4

4

-

10

-

5

15

14

-

 

52

Nhà bạt 60 m2

chiếc

3

-

-

3

-

-

3

-

 

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

53

Nhà bạt các loại khác

chiếc

2

-

1

1

-

-

1

-

 

-

-

-

-

-

1

-

-

-

-

-

 

54

Clomin B

lọ

1.520

1.460

10

50

-

30

-

20

 

10

-

30

-

-

-

-

1.460

-

-

-

 

55

Clomin B

kg

971

921

20

-

-

30

-

187

 

10

-

31

10

-

-

-

479

33

222

-

 

56

Thuốc khử trùng, diệt khuẩn

lít

1.094

1.048

25

6

5

16

-

64

 

25

-

21

-

-

-

-

984

-

-

-

 

57

Cáng cứu thương

bộ

41

7

28

2

4

-

-

22

 

4

-

6

2

-

-

-

-

2

-

5

 

58

Dụng cụ băng bó cứu thương

bộ

236

215

13

4

4

-

-

13

 

13

-

8

-

-

-

-

-

-

3

199

 

59

Khẩu trang cá nhân

chiếc

99.200

70.100

27.800

1.300

-

-

-

29.900

 

1.800

-

3.300

2.100

6.000

6.000

4.000

5.000

6.000

29.100

6.000

 

60

Máy phát điện 5-7KW

chiếc

122

18

82

22

-

-

-

77

 

5

2

-

18

-

-

2

-

16

2

-

 

61

Máy phát điện 30KW trở lên

chiếc

5

-

4

-

1

-

2

-

 

1

-

-

2

-

-

-

-

-

-

-

 

62

Máy phát điện có hệ thống đèn pha

chiếc

7

-

6

-

1

-

2

4

 

-

-

1

-

-

-

-

-

-

-

-

 

63

Trạm nguồn điện; máy phát điện chạy Diesel (1250 KVA)

bộ

2

1

-

-

-

-

-

-

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

1

 

64

Thiết bị lưu điện

bộ

2

-

2

-

-

-

-

-

 

-

-

-

2

-

-

-

-

-

-

-

 

65

Bình cứu hỏa các loại

Chiếc

23

-

6

-

17

-

-

-

 

-

-

18

-

-

-

-

-

5

-

-