Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1414/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 12 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN VẬT NỔ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Đặc điểm tình hình

Trong chiến tranh chống Mỹ, tỉnh Quảng Bình là một trong những địa bàn bị đánh phá ác liệt nhất khu vực miền Trung, là tuyến đầu của hậu phương lớn miền Bắc chi viện sức người, vật chất cho chiến trường miền Nam, là trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân, hải quân đế quốc Mỹ. Chính vì vậy, Quảng Bình nằm trong số những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam.

Theo số liệu điều tra của Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn (BOMICEN) thuộc Bộ Tư lệnh Công binh - Bộ Quốc phòng, toàn tỉnh Quảng Bình có 151/151 xã, phường, thị trấn (chiếm 100%) bị ô nhiễm bom mìn với tổng diện tích bị ô nhiễm là 224.934,5 ha, cụ thể:

- Thành phố Đồng Hới: 7.718,5 ha;

- Huyện Minh Hóa: 39.250,5 ha;

- Huyện Tuyên Hóa: 24.258,7 ha;

- Huyện Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn: 19.381,6 ha;

- Huyện Bố Trạch: 38.447,3 ha;

- Huyện Quảng Ninh: 46.038,8 ha;

- Huyện Lệ Thủy: 49.839,1 ha.

Trung bình mỗi mét vuông đất phải gánh chịu 29 kg bom đạn các loại. Số bom mìn, vật nổ chưa nổ hiện còn nằm rải rác trên hầu hết các địa phương của tỉnh. Có quả lộ thiên trên mặt đất nhưng đa số nằm ở độ sâu từ 0,3-5m trong lòng đất, có quả nằm sâu tới hơn 10m. Với mật độ ô nhiễm bom mìn quá lớn, hàng năm, nhiều vụ tai nạn bom mìn đã xảy ra trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê từ năm 1975 đến nay, Quảng Bình có 5.847 người chết và bị thương, phần lớn nạn nhân bom mìn là lao động chính trong gia đình, nhiều nạn nhân tuy sống sót nhưng lại trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hàng năm, tỉnh phải chi hàng trăm tỷ đồng cho cứu chữa, trợ giúp, phục hồi chức năng, đào tạo nghề và tái định cư cho nạn nhân bom mìn. Toàn tỉnh có 30.960 người khuyết tật, trong đó 4.588 người là nạn nhân bom mìn (số liệu tính đến tháng 10/2019).

Ô nhiễm bom mìn đã gây tác hại đến nhiều mặt của người dân tỉnh Quảng Bình: Diện tích đất ở, đất sinh hoạt, đất canh tác, đất nuôi trồng thuỷ, hải sản; ô nhiễm nguồn nước.... Bên cạnh đó, nhân dân trong mùa nông nhàn ở một số địa phương đã đi dò tìm thu nhặt phế liệu, trong đó có các loại bom mìn, vật nổ về cưa, phá lấy thuốc nổ và phế liệu đem bán, dùng thuốc nổ để đánh bắt cá, huỷ diệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường nước và gây ra những vụ mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế xã hội, đời sống, trật tự an toàn xã hội, sức khoẻ cộng đông.

2. Kết quả khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh giai đoạn 2016 - 2020

Theo số liệu thống kê của các Dự án, các tổ chức phi Chính phủ đã thực hiện rà phá bom mìn, vật nổ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 3.179 ha, trong đó:

- Dự án MAG đã rà phá được 1.566 ha.

- Dự án Việt Nam-Hàn Quốc (KOICA) đã khảo sát, rà phá được 1.443 ha.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã rà phá được 170 ha.

Tổng số bom đạn vật nổ đã thu và xử lý là 28.194 quả bom đạn, vật nổ các loại (bom 3000LBS: 01 quả; bom 1000LBS: 01 quả; bom 750LBS: 06 quả; bom 500LBS: 23 quả; bom bi các loại: 12.927 quả; các loại đạn pháo, cối và vật nổ các loại: 15.236 quả).

Như vậy, việc triển khai công tác dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình là một yêu cầu cấp bách, đầy khó khăn, nguy hiểm và lâu dài, không những gây tổn kém về kinh phí mà còn rất nguy hiểm đối với tính mạng của con người cho nên phải được quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền, các nhà đầu tư các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài mới có thể thực hiện được.

II. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu tổng quát

Làm sạch bom mìn, vật nổ, hướng đến xây dựng tỉnh Quảng Bình không còn bom mìn, vật liệu nổ ảnh hưởng đến đời sống của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm thiểu số vụ, số người bị tai nạn do bom mìn gây ra trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ nạn nhân bom mìn cải thiện đời sống, hòa nhập cộng đồng.

- Huy động mọi nguồn lực từ quốc tế, trung ương, địa phương để triển khai hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

III. THỜI GIAN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG

1. Thời gian thực hiện: 05 năm (từ 2020 - 2024)

2. Phạm vi hoạt động chương trình: Trên địa bàn toàn tỉnh.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

- Xây dựng, ban hành và triển khai Kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh hàng năm.

- Tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến vận động Chính phủ, Đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tài trợ, hỗ trợ thực hiện Chương trình.

- Xây dựng Đơn vị Cơ sở dữ liệu và điều phối hoạt động bom mìn tỉnh Quảng Bình với chức năng tổng hợp, hệ thống dữ liệu về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh; làm đầu mối tiếp nhận, cung cấp thông tin cho các đối tác và đề xuất các nhiệm vụ liên quan; nâng cấp đơn vị Cơ sở dữ liệu thành Trung tâm hành động bom mìn tỉnh Quảng Bình.

- Thành lập Ban Chỉ đạo khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tỉnh.

- Điều tra, khảo sát, thống kê, cập nhật số liệu về nạn nhân bom mìn, tai nạn bom mìn trên địa bàn tỉnh, tích hợp số liệu vào cơ sở dữ liệu về bom mìn; tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ nạn nhân bom mìn.

- Thống kê, cập nhật dữ liệu về giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn, tích hợp số liệu vào Cơ sở dữ liệu về bom mìn; tiếp tục tăng cường công tác giáo dục phòng tránh nguy cơ tai nạn bom mìn trên địa bàn.

- Vận động và phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại các địa bàn được làm sạch bom mìn.

V. CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Chỉ tiêu thực hiện kế hoạch

- Chỉ tiêu giảm thiểu tai nạn và rủi ro;

- Chỉ tiêu giảm thiểu diện tích nghi ngờ ô nhiễm và diện tích đất đai được điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;

- Chỉ tiêu diện tích đất đai được sử dụng sau điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;

- Chỉ tiêu giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn;

- Chỉ tiêu hỗ trợ nạn nhân bom mìn;

- Chỉ tiêu giảm thiểu tỷ lệ hộ nghèo và an sinh xã hội trong khu vực ô nhiễm bom mìn;

- Chỉ tiêu nguồn lực, chỉ tiêu huy động nguồn lực so với nhu cầu;

- Các chỉ tiêu đánh giá khác.

2. Giải pháp thực hiện kế hoạch

1. Xác định, đưa các dự án khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép các dự án thuộc Chương trình vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động khác có liên quan trong quá trình triển khai.

2. Xây dựng cơ chế quản lý, điều phối để phân bổ các nguồn lực trong nước và quốc tế cho các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn.

3. Xây dựng chính sách thu hút tài trợ nước ngoài cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.

4. Xây dựng chiến lược tuyên truyền hậu quả do bom mìn gây ra nhàm đẩy mạnh vận động tài trợ nước ngoài cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.

5. Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn, đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại và tập huấn ở trong nước và nước ngoài cho đội ngũ cán bộ quản lý điều hành công tác khắc phục hậu quả bom mìn; nghiên cứu phát triển công nghệ rà phá bom mìn.

6. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các ngành, địa phương trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai, vận động thu hút nguồn lực (trong nước và quốc tế), quản lý nguồn lực, giám sát và đánh giá hiệu quả các dự án của chương trình.

VI. HIỆU QUẢ CỦA KẾ HOẠCH

Dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại các địa phương của tỉnh khi được triển khai sẽ mang ý nghĩa kinh tế xã hội hết sức to lớn. Khi dự án hoàn thành sẽ giúp đưa vào sử dụng hàng nghìn ha đất hiện còn bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phẩn đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Quảng Bình.

VII. QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH, PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Quản lý, Điều hành

Ban quản lý các dự án rà phá bom mìn của tỉnh chỉ đạo chung các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch.

2. Phân công tổ chức thực hiện

a. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Là cơ quan đầu mối, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Kế hoạch; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm; đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả và định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về các hoạt động kỹ thuật liên quan đến việc khảo sát, rà phá bom mìn trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo, quản lý, triển khai các hoạt động rà phá bom mìn được giao cho lực lượng quân sự địa phương; quản lý nhà nước đối với các hoạt động rà phá bom mìn do các đơn vị Trung ương, các công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Ngoại vụ thu thập, quản lý, lưu trữ dữ liệu hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn trên địa bàn tỉnh; xây dựng, thực hiện quy trình ưu tiên đề xuất nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan trong các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn.

- Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin, xây dựng đề xuất, triển khai các chương trình, dự án về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh. Chủ trì đề xuất địa bàn thực hiện công tác rà phá bom mìn, vật nổ đảm bảo hài hòa, hiệu quả theo quy định.

b. Sở Ngoại vụ

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan khảo sát, thu thập thông tin, xây dựng đề xuất dự án để vận động kinh phí tài trợ cho các hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận quốc tế liên quan đến viện trợ các chương trình, dự án về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.

- Quản lý, điều phối các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.

c. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

- Tham mưu về mặt chính sách trong lĩnh vực quản lý ngành đối với các hoat động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh và các hoạt động có liên quan.

- Đề xuất và phối hợp thực hiện các hoạt động liên quan đến hợp phần “Hỗ trợ nạn nhân chiến tranh”.

d. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu việc lồng ghép hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trình UBND tỉnh xem xét.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Ngoại vụ tham mưu bố trí kinh phí chuẩn bị đầu tư, vốn đối ứng liên quan đến việc triển khai các chương trình, dự án khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các ngành, địa phương tham mưu việc phê duyệt các chương trình, dự án theo quy định hiện hành.

đ. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tham mưu, theo dõi, tổ chức thực hiện các công việc có liên quan đến việc triển khai Chương trình thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Giáo dục.

- Đề xuất, phối hợp thực hiện các hoạt động liên quan đến hợp phần “Giáo dục phòng tránh nguy cơ bom mìn”, đặc biệt đối với các hoạt động tuyên truyền và giáo dục phòng tránh nguy cơ bom mìn cho học sinh tại các cơ sở giáo dục, trường học trong tỉnh.

e. Sở Y tế

- Tham mưu, theo dõi, tổ chức thực hiện các công việc có liên quan đến việc triển khai Chương trình thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Y tế.

- Đề xuất, phối hợp thực hiện các hoạt động liên quan đến hợp phần “Giáo dục phòng tránh nguy cơ bom mìn”, đặc biệt trong công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho nạn nhân bom mìn.

g. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ tham mưu, thẩm định việc bố trí vốn đối ứng liên quan đến việc triển khai các chương trình, dự án khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì công tác tham mưu quản lý tài chính đối với các khoản viện trợ không hoàn lại cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.

h. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh

Phối hợp với Sở Ngoại vụ đề xuất các biện pháp tăng cường công tác đối ngoại nhân dân để kêu gọi hỗ trợ các chương trình, dự án khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh; vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ, tài trợ triển khai các chưong trình, dự án.

i. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để chủ động đề xuất, phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, điều chỉnh các dự án rà phá, khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngành, địa phương; chủ động tăng cường công tác quan hệ, vận động, thực hiện và quản lý các chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh; báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chương trình này đến UBND tỉnh (thông qua Sở Ngoại vụ).

k. Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tham gia vào hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh

- Phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương triển khai các dự án đã được phê duyệt.

- Phối hợp với Sở Ngoại vụ trong công tác định hướng, vận động nhà tài trợ hỗ trợ cho các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.

- Tổng hợp, cung cấp thông tin, dữ liệu về tình hình và kết quả thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh của đơn vị, tổ chức mình.

VIII. CÁC DỰ ÁN, HẠNG MỤC, NHIỆM VỤ THUỘC KẾ HOẠCH

1. Dự án điều tra, khảo sát lập bản đồ ô nhiễm bom, mìn, vật nổ

- Dự án Thiết lập và hỗ trợ Đơn vị cơ sở dữ liệu và điều phối hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn (DBCU) tỉnh Quảng Bình do tổ chức NPA tài trợ.

- Dự án Khảo sát dấu vết bom chùm (CMRS) do tổ chức Norwegian People’s Aid (NPA) tài trợ thực hiện.

2. Các dự án rà phá bom mìn

- Dự án dò tìm và xử lý bom, mìn và vật liệu chưa nổ tỉnh Quảng Bình, Việt Nam (Dự án MAG Quảng Bình) do tổ chức Mines Advisory Group (MAG) tài trợ thực hiện.

- Dự án dò tìm và xử lý bom mìn, vật nổ tại tỉnh Quảng Bình, Việt Nam do tổ chức Peace Trees Vietnam (PTVN) thực hiện.

3. Các dự án giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn; tuyên truyền về thực trạng, hiểm họa bom mìn.

4. Các dự án hỗ trợ nạn nhân bom mìn

Dự án Học bổng cho nạn nhân bom mìn và con em nạn nhân bom mìn, năm học 2020 - 2021 do tổ chức PTVN tài trợ.

5. Các dự án phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại các vùng ô nhiễm, hỗ trợ nạn nhân tái hoà nhập cộng đồng lồng ghép với các chương trình tái định cư cho nhân dân vùng ô nhiễm bom mìn vật nổ.

6. Các dự án khác phục vụ chương trình.

IX. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

Việc giải quyết hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh là một nhiệm vụ hết sức cần thiết, đây là bước quan trọng đầu tiên để triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 có chủ trương ưu tiên cho việc vận động các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ cho công tác khắc phục hậu quả chiến tranh (dò tìm xử lý bom mìn, vật nổ). Mặt khác, đề nghị Chính phủ có chính sách ưu tiên cho việc dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình để đưa kinh tế Quảng Bình phát triển kịp với tình hình chung của cả nước./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ CHQS tỉnh;
- Các sở: Ngoại vụ, KHĐT, LĐ-TB&XH, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tài chính;
- Liên hiệp các TCHN tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, NC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Tiến Dũng

 


PHỤ LỤC

BẢNG TỔNG HỢP DỰ ÁN, HẠNG MỤC, NHIỆM VỤ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, RÀ PHÁ BOM MÌN, VẬT NỔ
(Kèm theo Kế hoạch số 1414/KH-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2020)

TT

Danh mục dự án hạng mục, nhiệm vụ

Địa điểm Điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn

Thời gian khởi công, hoàn thành

Diện tích điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn (ha)

Quyết định đầu tư

Lũy kế tổng số các nguồn vốn đã bố trí đến hết năm 2020 (Triệu đồng)

Kế hoạch giai đoạn 2021-2025 (Triệu đồng)

Ghi chú

Số Quyết định ngày, tháng, năm ban hành

Nguồn vốn (Triệu đồng)

Tổng số các nguồn vốn

NSTW

NSĐP

Các doanh nghiệp, vốn nước ngoài tài trợ

Khác

Tổng số các nguồn vốn

Trong đó NSTW

A

B

C

D

E

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Chuẩn bị đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án, hạng mục, nhiệm vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Kết quả thực hiện giai đoạn 2016-2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Các dự án, hạng mục, nhiệm vụ hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Các dự án, hạng mục, nhiệm vụ dự kiến hoàn thành, trong năm 2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án dò tìm, xử lý BM,VN (Dự án MAG Quảng Bình) giai đoạn VI do tổ chức MAG tài trợ

Tỉnh Quảng Bình

Tháng 01/2018 đến tháng 12/2020

Diện tích khảo sát: 1.260 ha; Diện tích rà phá: 1,529 ha

Quyết định số 905/QĐ-TTg ngày 25/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ

4.915,328 USD

 

 

4.915,328 USD

 

 

 

 

 

2

Dự án hợp tác Việt Nam- Hàn Quốc về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc

Tỉnh Quảng Bình và Bình Định

Tháng 09/2018 đến tháng 12/2021

Tại tỉnh Quảng Bình Diện tích khảo sát: 6.175 ha; Diện tích rà phá: 5.650 ha

Quyết định số 1933/QĐ- BQP ngày 30/5/2017 của Bộ Quốc phòng

20.000.000 USD

 

 

20.000.000 USD

 

 

 

 

 

3

Dự án hỗ trợ nạn nhân bom mìn tỉnh Quảng Bình do tổ chức Eden Social Welfare (Trung Quốc-Đài Loan) tài trợ Hội vì sự phát triển người khuyết tật tinh (AEPD) thực hiện

Tỉnh Quảng Bình

 

 

Quyết định số 4919/QĐ- UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình

74.820 USD

 

 

74.820 USD

 

 

 

 

 

4

Dự án nâng cao năng lực cho nạn nhân bom mìn trẻ tuổi để thúc đẩy các chiến dịch tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn do tổ chức Eden Social Welfare (Trung Quốc-Đài Loan) tài trợ Hội vì sự phát triển người khuyết tật tỉnh (AEPD) thực hiện

Tỉnh Quảng Bình

 

 

Quyết dịnh số 4915/QĐ- UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình

7.450 USD

 

 

7.450 USD

 

 

 

 

 

III

Các dự án, hạng mục, nhiệm vụ dự kiến khởi công mới giai đoạn 2021 - 2025

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án dò tìm, xử lý BM,VN (Dự án MAG Quảng Bình) giai đoạn VI do tổ chức MAG tài trợ)

Tỉnh Quảng Bình

Tháng 01/2021 đến tháng 12/2025

Dự án khảo sát: 1.800 ha; Diện tích rà phá: 9.700 ha

 

16.253.028 USD

 

 

16.253.028 USD

 

 

 

 

 

2

Dự án dò tìm và xử lý bom mìn vật nổ do tổ chức Peace Trees Vietnam (PTVN) tài Trợ

Tỉnh Quảng Bình

2020 đến 12/2024

Diện tích rà phá 600 ha

 

5.000.000 USD

 

 

5.000.000 USD

 

 

 

 

 

3

Dự án Khảo sát dấu vết bom đạn chùm CMRS) do tổ chức viện trợ nhân dân, NA Uy (NPA) tài trợ

Tỉnh Quảng Bình

2020 đến 4/2025

Diện tích khảo sát 5000 ha đến 10.000 ha

 

3.987.000 USD

 

 

3.987.000 USD

 

 

 

 

 

4

Dự án Thiết lập và Hỗ trợ Đơn vị cơ sở dữ liệu và Điều phối hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn do tổ chức viện trợ nhân dân Na Uy (NPA) tài trợ

Tỉnh Quảng Bình

2020 đến 4/2025

 

 

1.653.900 USD

 

 

1.653.900 USD