ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/KH-UBND | Bình Định, ngày 27 tháng 08 năm 2020 |
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN VẬT NỔ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Thực hiện Văn bản số 2457/BQP-VP ngày 10/7/2020 của Bộ Quốc phòng về việc xây dựng kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn giai đoạn 2021-2025; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2019;
Căn cứ Luật Quốc phòng năm 2018;
Căn cứ Quyết định số 504/QĐ-TTg ngày 21/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010 - 2025;
Căn cứ Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về Quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
Căn cứ Thông tư số 195/2019/TT-BQP ngày 27/12/2019 của Bộ Quốc phòng về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Bình Định là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên 602.580 Km2. Dân số 1,5 triệu người. Có thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, Hoài Nhơn và các huyện: Vân Canh, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, An Lão, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh.
Tỉnh Bình Định cũng như nhiều địa phương khác trên đất nước Việt Nam đã trải qua nhiều năm chiến tranh ác liệt đã gây hậu quả rất lớn đến đời sống của người dân cũng như phát triển KT-XH của các địa phương có chiến tranh đi qua. Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước chiến tranh đã để lại nhiều hậu quả nặng nề và lâu dài, đặc biệt là bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh đối với đất đai, con người và môi trường.
Theo dữ liệu điều tra công bố năm 2018, tỉnh Bình Định có 159/159 xã (phường, thị trấn) của 11/11 huyện (thị xã, thành phố) được xác định là bị ô nhiễm bom mìn vật nổ, chiếm 100%. Diện tích ô nhiễm bom mìn vật nổ là 246.842 ha, chiếm 40,96 % diện tích tự nhiên của tỉnh.
3. Kết quả khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh giai đoạn 2016-2020
Thực hiện Quyết định số 504/QĐ-TTg ngày 21/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn (2010-2025), trên địa bàn tỉnh đã tổ chức khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ với diện tích 1.200 ha (Trong đó: Quy Nhơn: 300 ha, An Nhơn: 700 ha, Hoài Nhơn: 200 ha).
Thực hiện Quyết định số 303/QĐ-TTg ngày 08/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc với diện tích được khảo sát kỹ thuật là: 10.000 ha, diện tích rà phá bom mìn vật nổ là 4.000 ha. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người dân cộng đồng về nguy cơ bom mìn, đã tổ chức dạy lồng ghép giáo dục nguy cơ bom mìn vào các môn học và các Hoạt động giáo dục tại các trường tiểu học và THCS; đã thống kê được 43.760 lượt người khuyết tật và nạn nhân bom mìn trên địa bàn tỉnh.
1. Mục tiêu tổng quát: Huy động nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu và tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn vật nổ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an toàn cho nhân dân; giúp đỡ nạn nhân bom mìn hòa nhập đời sống xã hội.
a) Giảm thiểu tai nạn bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh gây ra, cải thiện môi trường sống, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; góp phần phục vụ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nói chung và các vùng dự án nói riêng.
b) Giải phóng một phần đất đai bị ô nhiễm bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở các địa phương vùng dự án trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
c) Nâng cao kỹ năng trình độ chuyên môn của lực lượng làm nhiệm vụ quản lý và thực hiện công tác rà phá bom mìn tại địa phương.
III. THỜI GIAN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG KẾ HOẠCH
1. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.
2. Phạm vi hoạt động Kế hoạch: Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Định.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH KẾ HOẠCH
1. Xác định vị trí, diện tích cần rà phá bom mìn theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Tiến hành khảo sát kỹ thuật, lập phương án kỹ thuật thi công.
3. Phân chia khối lượng rà phá bom mìn vật nổ theo từng năm.
4. Lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực, tập trung lực lượng, phương tiện cần thiết triển khai nhanh, gọn để từng bước hoàn thành đúng tiến độ theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Hoàn thiện hồ sơ, bàn giao khu vực đã được rà phá hết bom mìn vật nổ cho các địa phương quản lý và sử dụng.
6. Thanh, quyết toán ngân sách theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
V. CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Chỉ tiêu thực hiện kế hoạch
a) Giảm thiểu tai nạn rủi ro cho người dân.
b) Giảm thiểu diện tích nghi ngờ ô nhiễm và diện tích đất đai được điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.
- Giảm thiểu diện tích nghi ngờ ô nhiễm: 15.000 ha.
- Diện tích đất đai được điều tra, khảo sát: 10.000 ha.
- Diện tích đất đai được rà phá bom mìn vật nổ: 2.500 ha.
c) Diện tích đất đai được sử dụng sau điều tra, khảo sát rà phá bom mìn vật nổ: 2.500 ha.
d) Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn người dân tại địa phương: 50.000 người.
đ) Hỗ trợ 1.253 nạn nhân bom mìn, góp phần giảm thiểu tỷ lệ hộ nghèo và bảo đảm an sinh xã hội trong khu vực ô nhiễm bom mìn.
2. Giải pháp thực hiện kế hoạch
a) Giải pháp chính sách và cơ chế
- Xác định, đưa dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép các dự án thuộc kế hoạch vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động khác có liên quan trong quá trình triển khai.
- Xây dựng cơ chế thực hiện quản lý, điều phối cấp tỉnh để phân bổ các nguồn lực trong nước và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn.
b) Giải pháp nguồn vốn
- Xây dựng chính sách vận động vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, vốn hỗ trợ từ ngân sách của tỉnh, chính sách thu hút tài trợ nước ngoài cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền hậu quả do bom mìn gây ra nhằm đẩy mạnh vận động tài trợ từ các nguồn vốn trong và ngoài nước cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
c) Giải pháp nhân lực
- Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực cho công tác khắc phục bom mìn, đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại và tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý điều hành công tác khắc phục hậu quả bom mìn.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các sở, ngành và các địa phương trong việc triển khai thực hiện, vận động thu hút nguồn lực (trong nước và quốc tế), quản lý nguồn lực, giám sát và đánh giá hiệu quả các dự án của kế hoạch.
1. Trên cơ sở hỗ trợ kinh phí của Chính phủ, nguồn vốn của địa phương và của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi dự án hoàn thành sẽ giúp đưa vào sử dụng hàng chục ngàn ha đất đai bị ô nhiễm bom mìn vật nổ; phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
2. Tạo điều kiện cho người dân sống trong vùng dự án yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội; góp phần cải thiện môi trường sống, tăng cường sự đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
3. Là tiền đề để tỉnh tiếp tục kêu gọi sự đầu tư, giúp đỡ của Nhà nước, chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cá nhân và tổ chức trong nước cho vấn đề giải quyết hậu quả ô nhiễm bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời hỗ trợ tỉnh hoàn thành được kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và môi trường nhanh, bền vững.
VII. QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
a) Thực hiện theo Quyết định số 3715/QĐ-UBND ngày 26/10/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo Khắc phục hậu quả bom, mìn và chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh Bình Định.
b) Giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là cơ quan trung tâm phối hợp với các sở, ngành và địa phương của tỉnh để quản lý, điều hành thực hiện kế hoạch.
c) Các sở, ngành và các cơ quan chức năng theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Phân công tổ chức thực hiện
a) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các địa phương liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng dự toán ngân sách (bao gồm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước) trong kế hoạch ngân sách hàng năm của Nhà nước, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Quản lý và tổ chức thực hiện dự án được giao theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ quản lý điều hành công tác khắc phục hậu quả bom mìn.
- Hàng năm, chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo kết quả và có đề xuất giải pháp để Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời chỉ đạo.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các sở, ngành liên quan và địa phương tham mưu về mặt chính sách trong lĩnh vực quản lý ngành đối với việc hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh và phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tuyên truyền hậu quả do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
- Đề xuất và tổ chức thực hiện các dự án được giao theo quy định hiện hành của pháp luật; phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các sở, ngành thực hiện các dự án liên quan.
- Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng dự toán ngân sách trong kế hoạch ngân sách hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Hàng năm, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tổng hợp các dự án thuộc kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh vào danh mục ưu tiên vận động nguồn vốn Chính phủ, vốn ODA; chủ trì xây dựng chính sách thu hút hỗ trợ nguồn vốn cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn; tổ chức vận động và phối hợp với các cơ quan liên quan phân bổ, quản lý sử dụng các nguồn vốn thực hiện kế hoạch; hướng dẫn các cơ quan liên quan về thủ tục xem xét, phê duyệt các dự án sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài đúng với các quy định pháp luật hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng cơ chế quản lý, điều phối các nguồn lực trong nước và nguồn vốn Chính phủ, vốn ODA cho kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính bố trí vốn để bảo đảm thực hiện các dự án trong kế hoạch ngân sách hàng năm theo quy định.
- Hàng năm, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng chính sách thu hút hỗ trợ nguồn vốn của Chính phủ, vốn ODA, phân bổ, quản lý sử dụng các nguồn vốn cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn, xây dựng cơ chế quản lý điều phối các nguồn lực trong tỉnh và nguồn vốn để bảo đảm thực hiện các dự án trong kế hoạch ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ quan liên quan xây dựng quy chế quản lý tài chính đối với kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Hàng năm, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
đ) Sở Ngoại vụ: Tham gia vận động các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức và cá nhân nước ngoài hỗ trợ khắc phục bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam.
e) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Rà soát, điều chỉnh bổ sung các dự án rà phá, khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cân đối ngân sách để thực hiện các nội dung của kế hoạch thuộc nhiệm vụ chi của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
VIII. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
Nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn viện trợ, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi), nguồn vốn các doanh nghiệp, các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh).
IX. CÁC DỰ ÁN, HẠNG MỤC, NHIỆM VỤ THUỘC KẾ HOẠCH
(Có phụ lục kèm theo).
1. Đề nghị Chính phủ hỗ trợ nguồn vốn thực hiện từ nguồn vốn đầu tư có mục tiêu của Chính phủ, nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ các nước, các tổ chức Quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
2. Đề nghị Bộ Quốc phòng, Trung tâm Hành động bom mìn Quốc gia Việt Nam phê duyệt kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh Bình Định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CỦA KẾ HOẠCH KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN SAU CHIẾN TRANH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2020 của UBND tỉnh Bình Định)
Số TT | Danh mục dự án | Địa điểm thực hiện | Cơ quan quản lý và thực hiện | Cơ quan phối hợp thực hiện | Mục tiêu | Tiến độ thực hiện |
1 | Nâng cao năng lực và xây dựng Trung tâm quản lý dữ liệu khắc phục bom mìn |
| Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh | Các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường | - Nâng cao năng lực về xây dựng, quản lý, điều hành các chương trình, dự án khắc phục hậu quả bom mìn cho cán bộ, chuyên gia và nhân viên chuyên môn kỹ thuật. - Thiết lập Trung tâm dữ liệu cấp tỉnh về khắc phục hậu quả bom mìn. | 2021 - 2025 |
2 | Các Dự án rà phá bom mìn | Tại 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh | Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (theo nguồn vốn) | Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, UBND các huyện, thị xã, thành phố. | - Phấn đấu hoàn thành rà phá bom mìn khoảng 2.500 ha (đạt 4% tổng diện tích bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh). | 2021 - 2025 |
3 | Tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân | Tại 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các Sở: Ngoại vụ, Giáo dục Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. | - Tuyên truyền về thực trạng và hậu quả bom mìn sau chiến tranh để vận động chính phủ, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện có hiệu quả kế hoạch. - Giáo dục cho mọi người dân về sự nguy hiểm của bom mìn và ý thức phòng tránh tai nạn do bom mìn gây ra. | 2021 -2025 |
4 | Hỗ trợ nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cộng đồng | Tại 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh | - Cứu chữa kịp thời, hiệu quả các vụ tai nạn do bom mìn. - Kiện toàn hệ thống dịch vụ phục hồi chức năng, chỉnh hình, đào tạo nghề giúp các nạn nhân bom mìn nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng. - Hỗ trợ phát triển kinh tế, an sinh xã hội, tái định cư cho nhân dân vùng ô nhiễm (tập trung vào các vùng bị ô nhiễm nặng và các xã vùng biên). | 2021 -2025 |
Ghi chú: Các dự án rà phá bom mìn, hỗ trợ nạn nhân bom mìn và các dự án khác có liên quan đến kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn hiện đang triển khai theo quyết định của cấp có thẩm quyền không thuộc kế hoạch này, tiếp tục thực hiện theo nội dung đã được phê duyệt.
- 1 Kế hoạch 1925/KH-UBND năm 2020 về khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 2 Kế hoạch 318/KH-UBND năm 2020 về khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3 Kế hoạch 1414/KH-UBND năm 2020 về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4 Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2020 về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 5 Thông tư 195/2019/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 18/2019/NĐ-CP về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 6 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019
- 7 Nghị định 18/2019/NĐ-CP về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
- 8 Luật Quốc phòng 2018
- 9 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
- 10 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 11 Quyết định 504/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010 – 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2020 về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2 Kế hoạch 318/KH-UBND năm 2020 về khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3 Kế hoạch 1414/KH-UBND năm 2020 về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4 Quyết định 2550/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình hành động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, giai đoạn 2016-2025 của tỉnh Quảng Trị
- 5 Kế hoạch 1925/KH-UBND năm 2020 về khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 6 Kế hoạch 90/KH-UBND năm 2020 về khắc phục hậu quả bom, mìn, vật nổ giai đoạn 2021-2025 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 7 Kế hoạch 136/KH-UBND năm 2020 về khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 8 Kế hoạch 2509/KH-UBND năm 2021 về khắc phục hậu quả bom, mìn, vật nổ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025
- 9 Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2020 khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lạng Sơn ban hành