Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/KH-VKSTC-V5

Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

SƠ KẾT MỘT NĂM THỰC HIỆN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2004

Căn cứ Chỉ thị số 06/2011/CT-VKSTC ngày 20/5/2011 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự trong ngành Kiểm sát nhân dân; thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 02/01/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2013, trong đó có yêu cầu sơ kết một năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS sửa đổi). Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành “Kế hoạch sơ kết một năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004” để tổ chức sơ kết trong toàn Ngành. Cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI SƠ KẾT

1. Mục đích

- Việc sơ kết một năm thực hiện BLTTDS (sửa đổi) nhằm đánh giá đầy đủ việc quán triệt nội dung của BLTTDS (sửa đổi); chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự; kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế; kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan có thẩm quyền tăng cường hướng dẫn pháp luật, bảo đảm các điều kiện để Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục quán triệt và nắm vững nội dung Nghị quyết 37/2012/QH13 ngày 23/11/2013 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm; các Thông tư liên tịch, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện BLTTDS (sửa đổi); đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, trọng tâm là nâng cao về số lượng, chất lượng kháng nghị, kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm.

2. Yêu cầu

Việc sơ kết một năm thực hiện BLTTDS (sửa đổi) phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Việc sơ kết thực hiện BLTTDS sửa đổi trong ngành Kiểm sát nhân dân phải đánh giá đúng, đầy đủ và khách quan việc thực hiện BLTTDS (sửa đổi), trọng tâm là những nội dung liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự.

- Viện kiểm sát các cấp, các đơn vị phải đánh giá đầy đủ thực trạng về tổ chức bộ máy, cán bộ; kết quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự; những tồn tại và hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế; đề xuất giải pháp khắc phục, kiến nghị cấp có thẩm quyền tạo điều kiện để thực hiện tốt hơn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự trong thời gian tới.

- Để tổ chức sơ kết một năm thực hiện BLTTDS (sửa đổi), yêu cầu các đơn vị, Viện kiểm sát các cấp bám sát nội dung các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004; Nghị quyết số 60/2011/QH12 ngày 29/03/2011 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004; Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao; Chỉ thị số 06/2011/CT-VKSTC ngày 20/5/1011 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về triển khai thi hành BLTTDS sửa đổi trong ngành Kiểm sát nhân dân; Chỉ thị số 04/CT-VKSTC-VPT1 ngày 17/5/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm dân sự, hành chính. Căn cứ quy định của pháp luật, các nhiệm vụ được giao, Viện kiểm sát các cấp kiểm điểm đánh giá tiến độ thực hiện, những việc đó thực hiện, đang thực hiện; những khó khăn, vướng mắc.

Trên cơ sở sơ kết một năm thực hiện BLTTDS (sửa đổi), Viện kiểm sát các cấp, các đơn vị đề ra chủ trương, giải pháp hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền về những điều kiện để bảo đảm thực hiện tốt hơn BLTTDS (sửa đổi).

3. Thời điểm sơ kết

Sơ kết thực hiện BLTTDS sửa đổi được tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 có hiệu lực, từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/3/2013.

II. NỘI DUNG SƠ KẾT

1. Đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối caoxây dựng báo cáosơ kết một năm thực hiện BLTTDS (sửa đổi), tập trung vào các nội dung chủ yếu là kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát tuân theo pháp luật theo quy định của BLTTDS (sửa đổi) của đơn vị mình và của Viện kiểm sát địa phương (đối với lĩnh vực mà đơn vị phụ trách); về tổ chức bộ máy, điều động, bố trí cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ dân sự cho đội ngũ cán bộ; công tác bảo đảm cơ sở vật chất để thực hiện công tác kiểm sát dân sự của Viện kiểm sát các cấp. Cụ thể như sau:

- Vụ 5 xây dựng báo cáo sơ kết một năm thực hiện BLTTDS (sửa đổi) đối với kết quả kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự của đơn vị; xây dựng báo cáo sơ kết thực hiện BLTTDS sửa đổi của toàn ngành Kiểm sát.

- Vụ 12 xây dựng báo cáo sơ kết một năm thực hiện BLTTDS (sửa đổi) của đơn vị

- Vụ 7 xây dựng báo cáo sơ kết của đơn vị và của toàn Ngành về kết quả tiếp nhận, phân loại, xác nhận đơn cho đương sự khiếu nại bản án, quyết định giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại và lao động;

- Các Viện phúc thẩm 1,2,3 xây dựng báo cáo sơ kết của đơn vị;

- Viện khoa học kiểm sát báo cáo về công tác xây dựng các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện BLTTDS (sửa đổi); phối hợp với Vụ 5 xây dựng báo cáo sơ kết một năm thực hiện BLTTDS (sửa đổi) của toàn Ngành;

- Vụ 9 báo cáo sơ kết về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ của toàn ngành để thực hiện BLTTDS sửa đổi; phối hợp với hai Trường đào tạo-bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát báo cáo về chủ trương, kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện công tác kiểm sát dân sự;

- Văn phũng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về việc xây dựng các chỉ tiêu nghiệp vụ, các biểu mẫu thống kê, sổ sách nghiệp vụ đối với công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự;

- Trường đào tạo-bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát Hà Nội và Phân hiệu tại TP Hồ Chí Minh báo cáo về triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ để thực hiện BLTTDS (sửa đổi)

- Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát báo cáo về công tác tuyên truyền, phổ biến về nội dung BLTTDS (sửa đổi); về công tác kiểm sát dân sự;

- Cục Thống kê và công nghệ thông tin tổng hợp số liệu và Báo cáo biểu thống kê kết quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động từ ngày 1/1/2012 đến 31/3/2013; so sánh kết quả cùng kỳ năm trước;

- Vụ 11 báo cáo về công tác bảo đảm cơ sở vật chất cho Viện kiểm sát các cấp để thực hiện BLTTDS (sửa đổi);

2. Đối với Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

2.1. Kết quả triển khai thực hiện BLTTDS sửa đổi

- Kiện toàn về tổ chức bộ máy, tổng biên chế cán bộ, Kiểm sát viên đến nay (nêu rõ đó thành lập Phòng 12 hoặc Phòng 5 vẫn kiêm nhiệm công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc kinh tế, lao động, vụ án hành chính); chất lượng, năng lực cán bộ, Kiểm sát viên được phân công thực hiện công tác kiểm sát dân sự;

- Tổ chức hội nghị tập huấn, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, Kiểm sát viên; cử cán bộ, Kiểm sát viên tham gia Hội nghị, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; tổ chức hội nghị với ngành Tòa án;

- Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát; quy chế nghiệp vụ, quy chế phối hợp, các tài liệu khác về công tác kiểm sát dân sự.

2.2. Kết quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại và lao động

- Viện kiểm sỏt cỏc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tổng hợp kết quả của cả hai cấp Kiểm sát (cấp tỉnh và cấp huyện); báo cáo kết quả công tác kiểm sát gồm hai phần: Kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự và kiểm sát giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại và lao động (sau đây gọi chung là các vụ, việc dân sự).

- Báo cáo đánh giá các mặt công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, có số liệu chứng minh kết quả về các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Thực tiễn kiểm sát việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho đương sự (Điều 168 BLTTDS sửa đổi); thông báo thụ lý vụ, việc dân sự (Điều 174 BLTTDS sửa đổi); về thực hiện thẩm quyền thụ lý giải quyết các vụ, việc dân sự của Tòa án;

+ Việc Tòa án chuyển hồ sơ để Viện kiểm sát nghiên cứu tham gia phiên tòa, phiên họp;

+ Thực tiễn xác định các trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp theo khoản 2 Điều 21 BLTTDS (sửa đổi); việc thông báo cử Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp;

+ Thực tiễn kiểm sát tuân theo pháp luật tại các phiên tòa, phiên họp; Kiểm sát viên tham gia hỏi, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa, phiên họp theo quy định của BLTTDS (sửa đổi) và Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa ân nhân dân tối cao (đánh giá những khó khăn, thuận lợi trước và sau khi có Thông tư liên tịch);

+ Kiểm sát bản án, quyết định giải quyết các vụ, việc dân sự của Tòa án;

+ Thực tiễn việc Tòa án cùng cấp và cấp dưới thực hiện yêu cầu chuyển hồ sơ vụ, việc dân sự để Viện kiểm sát xem xét, quyết định việc kháng nghị.

+ Thực hiện việc yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng theo quy định tại khoản 4Điều 85, khoản 2 Điều 94 BLTTDS (sửa đổi).

+ Thực hiện yêu cầu hoàn thi hành bản án, quyết định để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật khi đó kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại Điều 286, Điều 310 BLTTDS (sửa đổi).

+ Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của BLTTDS (sửa đổi); thụ lý giải quyết đơn khiếu nại đối với bản án, quyết định giải quyết các vụ, việc dân sự của Tòa án đó cú hiệu lực pháp luật.

2.3. Thực hiện thẩm quyền khỏng nghị, kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm pháp luật

- Cần phân tách rõ việc kiểm sát phát hiện vi phạm từ nguồn nào, phương thức nào là chủ yếu; loại vi phạm phổ biến đó kháng nghị; tỷ lệ khỏng nghị được Tòa án chấp nhận, không được chấp nhận; trong đó, số kháng nghị Tòa án không chấp nhận là có cơ sở; số kháng nghị không chấp nhận không có cơ sở và Viện kiểm sát đó khỏng nghị báo cáo Viện kiểm sát cấp trên xem xét để kháng nghị tiếp.

- Thực hiện yêu cầu, kiến nghị với Tòa án khắc phục vi phạm trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự theo quy định của pháp luật, trong đó, kiến nghị trực tiếp tại phiên tòa, phiên họp; kiến nghị bằng văn bản; loại vi phạm Viện kiểm sát kiến nghị chiếm tỷ lệ cao; tỷ lệ kiến nghị được Tòa án chấp nhận khắc phục; các kiến nghị vi phạm mà Tòa án không chấp nhận hoặc chấp nhận nhưng chậm khắc phục, sửa chữa, nguyên nhân của tình trạng trên;

- Đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 04/CT-VKSTC-VPT1 ngày 17/5/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm dân sự, hành chính; về thực hiện các chỉ tiêu kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm dân sự (ban hành kèm theo Quyết định số 297/QĐ-VKSTC ngày 13/06/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao); những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị tháo gỡ khó khăn.

2.4. Vướng mắc trong việc thực hiện BLTTDS (sửa đổi)

Căn cứ thực tiễn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự ở địa phương để nêu và phân tích các loại vướng mắc sau đây:

- Những quy định của BLTTDS (sửa đổi) đó được Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT hướng dẫn thực hiện nhưng trong thực tiễn áp dụng vẫn còn vướng mắc, chưa thống nhất;

- Những quy định của BLTTDS sửa đổi chưa có văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền nhưng để giải quyết những vấn đề của thực tiễn Tòa án vận dụng quy định pháp luật tương ứng để giải quyết.

- Những quy định của BLTTDS (sửa đổi) cần phải có Thông tư liên tịch, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn để thực hiện thống nhất giữa Tòa án và Viện kiểm sát;

- Những vướng mắc, bất cập của BLTTDS (sửa đổi).

2.5. Những khó khăn, vướng mắc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác kiểm sát

- Về tổ chức bộ máy; biên chế, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên của Viện kiểm sát các cấp: Thực trạng và yêu cầu thực tế ?.

- Về kiểm tra, chỉ đạo và hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với Viện kiểm sát địa phương; công tác thông tin, báo cáo; sổ sách, biểu mẫu thống kê của Viện kiểm sát các cấp.

- Về bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm sát dân sự: Nêu rõ thực trạng về trang, thiết bị, chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ thực hiện công tác kiểm sát dân sự; Viện kiểm sát các cấp đó đáp ứng về nơi làm việc, bàn ghế, tủ hồ sơ, máy vi tính, máy phô tô, phương tiện…như thế nào ?; cần đầu tư, bổ sung trang thiết bị, kinh phí ra sao ?.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Ngoài những nội dung hướng dẫn sơ kết nêu trên, các Viện kiểm sát, các đơn vị có thể tổng hợp, báo cáo những nội dung cần thiết liên quan thực hiện BLTTDS sửa đổi để thực hiện tốt mục đích, yêu cầu sơ kết.

- Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao Phòng 5 chủ trì phối hợp với Phòng 12 (đối với Viện kiểm sát cấp tỉnh đó thành lập Phòng 12) tham mưu cho lãnh đạo Viện tổ chức sơ kết, xây dựng báo cáo tổng hợp (gửi báo cáo kèm theo Bảng thống kế số liệu thống kê theo mẫu của Kế hoạch này) và gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) trước ngày 15/4/2013; các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoàn thành báo cáo và gửi về Vụ 5 cùng thời gian nêu trên.

- Vụ 5 có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện sơ kết thực hiện BLTTDS đối với các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát các địa phương; tổng hợp báo cáo của toàn Ngành và phối hợp với Viện khoa học Kiểm sát xây dựng Báo cáo sơ kết một năm thực hiện BLTTDS sửa đổi; hoàn thành báo cáo trình lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước ngày 15/5/2013; xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện BLTTDS sửa đổi và tập huấn nghiệp vụ toàn Ngành vào tháng 7/2013.

- Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với Vụ 5, Văn phòng Viện kiểm sât nhân dân tối cao có kế hoạch bảo đảm kinh phí Dự án cho Hội nghị sơ kết BLTTDS sửa đổi.

Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ kế hoạch này tổ chức sơ kết và xây dựng và gửi báo cáo sơ kết đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng. Quá trình sơ kết nếu có vướng mắc, các đơn vị cần trao đổi với Vụ 5 để báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo.

 

 

Nơi nhận:
- Đ/c Viện trưởng VKSNDTC (để b/c);
- Các đ/c lãnh đạo VKSNDTC;
- 63 VKS tỉnh, thành phố;
- Vụ 12, Vụ 7, Vụ 8, Vụ 9, Vụ 11, Vụ HTQT;
- Cục TKTP &CNTT, Văn phòng VKSTC;
- 02 Trường ĐT&BD NVKS; Viện PT 1,2,3;
- Lưu VT, Vụ 5.

KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




Nguyễn Thị Thủy Khiêm