Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 226/KH-UBND

Sơn La, ngày 19 tháng 09 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI KHUNG HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN THÍCH ỨNG VỚI QUY ĐỊNH XUẤT KHẨU CÁC HÀNG HÓA VÀ SẢN PHẨM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GÂY MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG CỦA CHÂU ÂU (EU) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Thực hiện Công văn số 5179/BNN-HTQT ngày 01/8/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Khung Kế hoạch hành động thích ứng với Quy định không gây mất rừng EU.

Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Tờ trình số 440/TTr-SNN ngày 30/8/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Khung hành động thực hiện thích ứng với Quy định xuất khẩu các hàng hóa và sản phẩm có liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU) trên địa bàn tỉnh Sơn La với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Sơn La theo Khung hành động thực hiện thích ứng với Quy định sản xuất, xuất khẩu các hàng hóa và sản phẩm có liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU) trên địa bàn tỉnh Sơn La.

2. Yêu cầu

Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để các Sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch hành động, cụ thể hóa văn bản, hoạt động tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định sản xuất, xuất khẩu các hàng hóa và sản phẩm có liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU) trên địa bàn tỉnh Sơn La.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, triển khai thực hiện các quy định về sản xuất, xuất khẩu các hàng hóa và sản phẩm có liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU) trên địa bàn tỉnh.

2. Tổ chức quán triệt tuyên truyền, phổ biến các quy định và văn bản liên quan đến quy định về sản xuất, xuất khẩu các chuỗi giá trị ngành hàng và sản phẩm có liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU) đến các cơ quan chức năng các cấp và nông dân hiểu rõ qua các cuộc họp, hội nghị, các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Triển khai sản xuất nông lâm nghiệp theo đúng định hướng, quy hoạch của tỉnh, sử dụng đất nông lâm nghiệp góp phần các giải quyết nạn phá rừng, suy thoái rừng và bảo tồn rừng để giảm lượng khí thải carbon và mất đa dạng sinh học.

4. Tổ chức các khâu quan trọng trong sản xuất nâng cao hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững đối với các ngành hàng bị ảnh hưởng bởi quy định của Châu Âu.

5. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho các ngành hàng nông lâm sản (cà phê, cao su, gỗ, lâm sản….) đáp ứng các yêu cầu quy định của Châu Âu.

6. Xây dựng và triển khai truy xuất nguồn gốc theo chuỗi cung ứng đến vùng, gắn với định vị của từng vườn đối với các ngành hàng bị ảnh hưởng bởi quy định của Châu Âu.

7. Hướng dẫn sản xuất áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn được cấp chứng chỉ bền vững đối với các ngành hàng cà phê, cao su, gỗ, lâm sản,… đưa sản phẩm có liên quan ra thị trường hoặc xuất khẩu đảm bảo theo đúng quy định của Châu Âu.

8. Xây dựng khung hợp tác công tư trong thực hiện EUDR

9. Rừng trồng và rừng tái sinh có thành phần đa dạng sinh học khác nhau và cung cấp dịch vụ hệ sinh thái khác nhau so với những khu rừng tái sinh một cách tự nhiên và nguyên sinh.

10. Rà soát, đánh giá hiện trạng rừng, diện tích đất trồng cà phê, ca cao, cao su,…trên đất lâm nghiệp. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về rừng tự nhiên và vùng trồng.

11. Nghiên cứu, đề xuất, ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến sản xuất ngành hàng cà phê, cao su, gỗ, lâm sản,… đưa sản phẩm ra thị trường hoặc xuất khẩu đảm bảo theo đúng quy định của Châu Âu.

12. Khẩn trương tổ chức lập, thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch 03 loại rừng, quy hoạch lâm nghiệp… theo quy định của pháp luật hiện hành, để làm cơ sở tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng đảm bảo theo quy định; góp phần đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội địa phương xanh, nhanh và bền vững.

(Chi tiết có phụ lục gửi kèm theo)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh, các cấp khi có yêu cầu.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thành phố tham mưu thành lập nhóm Công tác công tư cấp tỉnh khi có yêu cầu.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thành phố có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch kịp thời, hiệu quả.

- Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các giải pháp kỹ thuật sản xuất các ngành hàng cà phê, cao su, gỗ, lâm sản,… để sản phẩm đưa ra thị trường hoặc xuất khẩu đảm bảo theo đúng quy định của Châu Âu.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ liên quan đến nông, lâm nghiệp xuất khẩu đáp ứng các quy định không gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức lập, thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch 03 loại rừng, quy hoạch lâm nghiệp… đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên cung cấp thông tin, hướng dẫn cho doanh nghiệp, HTX những quy định xuất khẩu hàng hóa có quy định liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU).

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX của tỉnh tham gia các hoạt động quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại và kết nối tiêu thụ, xuất khẩu đối với sản phẩm nông lâm sản của tỉnh theo đúng quy định về gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU).

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì thực hiện giám sát, quản lý, hướng dẫn việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất theo hướng bền vững kết hợp với các mục tiêu bảo tồn tài nguyên và đảm bảo an sinh xã hội và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với các Sở, ban ngành, đơn vị có liên quan huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và các nguồn viện trợ quốc tế hợp pháp khác để triển khai thực hiện các hoạt động có liên quan đến quy định xuất khẩu hàng hoá gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

- Định hướng nghiên cứu, lựa chọn, đưa vào sản xuất một số giống mới, công nghệ mới đảm bảo việc truy xuất đáp ứng yêu cầu thị trường Châu Âu theo quy định.

- Hướng dẫn đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiết bị mới tiên tiến đảm bảo việc truy xuất sản phẩm nông lâm sản đáp ứng yêu cầu thị trường Châu Âu theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan duy trì và phát triển chỉ dẫn địa lý; quảng bá, giới thiệu, đăng ký bảo hộ ra nước ngoài cho sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đáp ứng theo quy định thị trường Châu Âu.

6. Sở Tài chính

Căn cứ kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt và khả năng cân đối ngân sách địa phương, tham mưu trình HĐND, UBND tỉnh giao dự toán cho các đơn vị, UBND các huyện, thành phố theo quy định; hướng dẫn quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan hướng dẫn tuyên truyền các chủ trương, chính sách, các quy định và văn bản liên quan đến quy định về sản xuất, xuất khẩu các chuỗi giá trị ngành hàng và sản phẩm có liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU).

8. Báo Sơn La, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh

Xây dựng các phóng sự, tin bài để tuyên truyền, phổ biến các quy định và văn bản liên quan đến quy định về sản xuất, xuất khẩu các chuỗi giá trị ngành hàng và sản phẩm có liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU).

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ điều kiện thực tế để xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện kế hoạch đảm bảo theo đúng quy định về sản xuất, xuất khẩu các chuỗi giá trị ngành hàng và sản phẩm có liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU).

- Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các giải pháp kỹ thuật sản xuất các ngành hàng cà phê, cao su, gỗ, lâm sản,… để sản phẩm đưa ra thị trường hoặc xuất khẩu đảm bảo theo đúng quy định của Châu Âu.

- Tiến hành rà soát các diện tích cây nông nghiệp trồng trên đất lâm nghiệp, đất rừng kể từ sau ngày 31/12/2020, xây dựng kế hoạch chuyển đổi sản xuất không gây phá rừng, suy thoái rừng; sản xuất bền vững kết hợp với các mục tiêu bảo tồn tài nguyên và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương theo quy hoạch sử dụng đất và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Hướng dẫn triển khai sản xuất các sản phẩm nông lâm nghiệp có truy xuất nguồn gốc theo chuỗi cung ứng đến vùng, gắn với định vị của từng vườn đối với các ngành hàng bị ảnh hưởng bởi quy định của Châu Âu.

- Thực hiện các hoạt động quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại cho tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nông sản ngành hàng và sản phẩm có liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU).

IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố các cơ quan, đơn vị có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng yêu cầu, đạt hiệu quả cao. Định kỳ 06 tháng (trước 10/6) và 01 năm (trước ngày 30/11) báo cáo tiến độ, kết quả thực thực hiện Kế hoạch gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

Định kỳ 06 tháng (trước 20/6) và 01 năm (trước ngày 20/12) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và báo cáo với cấp cấp khi có yêu cầu.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét chỉ đạo giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Hiệp hội cà phê Sơn La;
- Báo Sơn La, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, Phú 10b.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Công

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI HÀNH ĐỒNG THÍCH ỨNG VỚI QUY ĐỊNH KHÔNG GÂY MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG CỦA CHÂU ÂU

TT

Nhiệm vụ thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian hoàn thành

1

Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến

 

 

 

 

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, triển khai thực hiện các quy định về sản xuất, xuất khẩu các hàng hóa và sản phẩm có liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU) trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố

Các Sở, ban ngành

Thường xuyên

 

Tổ chức quán triệt tuyên truyền, phổ biến các quy định và văn bản liên quan đến quy định về sản xuất, xuất khẩu các chuỗi giá trị ngành hàng và sản phẩm có liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU) đến các cơ quan chức năng các cấp và nông dân hiểu rõ qua các cuộc họp, hội nghị, các phương tiện thông tin đại chúng.

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố

Các Sở, ban ngành

Thường xuyên

 

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ sản xuất nông nghiệp theo đúng kế hoạch sử dụng đất, không phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy (trồng cà phê, cây ăn quả,…)

UBND các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT; các, sở, ngành

Thường xuyên

2

Thành lập nhóm Công tác công tư cấp tỉnh

 

 

 

 

Thành lập Nhóm Công tác công tư cấp tỉnh; triển khai các hoạt động hợp tác công tư; thực hiện các hoạt động và chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thành phố

Năm 2023-2024

 

Huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và các nguồn viện trợ quốc tế hợp pháp khác để triển khai thực hiện các hoạt động có liên quan đến quy định xuất khẩu hàng hoá gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu

Các sở: Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Ngoại vụ; Công thương và các đơn vị liên quan khác

Các Sở, ban ngành, đơn vị có liên quan

Thường xuyên

3

Thực hiện các giải pháp kỹ thuật

 

 

 

 

Triển khai sản xuất nông lâm nghiệp theo đúng định hướng, quy hoạch của tỉnh sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn.

UBND các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT; các, sở, ngành

Thường xuyên

 

Hướng dẫn triển khai sản xuất các sản phẩm nông lâm nghiệp có truy xuất nguồn gốc theo chuỗi cung ứng đến vùng, có gắn với định vị của từng vườn đối với các ngành hàng bị ảnh hưởng bởi quy định của Châu Âu.

UBND các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT; các, sở, ngành

Từ năm 2024 trở đi

 

Hướng dẫn sản xuất áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn được cấp chứng chỉ bền vững đối với các ngành hàng cà phê, cao su, gỗ, lâm sản,… đưa sản phẩm có liên quan ra thị trường hoặc xuất khẩu đảm bảo theo đúng quy định của Châu Âu.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thành phố

Từ năm 2024 trở đi

 

Tăng cường triển khai công tác bảo vệ rừng, giám sát biến động rừng, kiểm kê theo dõi diễn biến rừng; Xây dựng cơ sở dữ liệu, bản đồ hiện trạng rừng.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thành phố

Từ năm 2024 trở đi

 

Nghiên cứu, lựa chọn, đưa vào sản xuất một số giống mới, công nghệ mới đảm bảo việc truy xuất đáp ứng yêu cầu thị trường Châu Âu theo quy định.

Sở Khoa học và Công nghệ

UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

 

Xây dựng thí điểm và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp mới làm hình mẫu cho các vùng chuyên canh, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ rừng, nâng cao hệ sinh thái rừng như: nông nghiệp sinh thái gắn với môi trường thiên nhiên, nông nghiệp xanh, tiết kiệm tài nguyên và giảm thải; nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn

UBND các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT; các, sở, ngành

Năm 2024-2025

 

Quy hoạch không gian hợp lý để các ngành sản xuất có tác động nhiều đến môi trường chế biến nông sản, xử lý chất thải...cách xa các khu đô thị, vùng dân cư đông dân, khu du lịch nghỉ dưỡng....không ảnh hưởng rừng, môi trường rừng.

Các sở: Kế hoạch và Đầu tư; Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương và các đơn vị liên quan

Các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan

Từ năm 2024 trở đi

 

Hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường không gây phá rừng, suy thoái rừng

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

Hằng năm

 

Hướng dẫn, cấp, quản lý, giám sát mã số vùng trồng, nhất là vùng trồng cà phê phục vụ tiêu thụ, xuất khẩu đảm bảo truy xuất, minh bạch nguồn gốc sản phẩm

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Hằng năm

4

Rà soát, đánh giá hiện trạng diện rừng, diện tích đất trồng cà phê, ca cao, cao su,…. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về rừng tự nhiên và vùng trồng;

 

 

 

-

Tổng hợp kết quả hiện trạng rừng các huyện, thành phố; tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố hiện trạng rừng hằng năm của tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

Hằng năm

-

Tiến hành rà soát các diện tích cây nông nghiệp trồng trên đất lâm nghiệp, đất rừng kể từ sau ngày 31/12/2020, xây dựng kế hoạch chuyển đổi sản xuất không gây phá rừng, suy thoái rừng; sản xuất bền vững kết hợp với các mục tiêu bảo tồn tài nguyên và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương theo quy hoạch sử dụng đất.

UBND các huyện, thành phố

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thành phố

Hằng năm

 

Kiểm tra, giám sát việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thành phố

Hằng năm

 

Chia sẻ, cập nhật và số hóa dữ liệu bản đồ địa chính các vườn trồng và điều tra bổ sung đối với các vườn chưa có trên bản đồ địa chính

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

Hằng năm

 

Giám sát chặt chẽ vùng nguy cơ rủi ro cao (các vùng trồng xen kẽ rừng) đối với các ngành hàng bị ảnh hưởng bởi EUDR, đặc biệt là cà phê; tăng cường tuần tra/giám sát cộng đồng để bảo vệ rừng;

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

Hằng năm

5

Cơ chế, chính sách liên quan đến nông, lâm nghiệp

 

 

 

-

Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ chuỗi giá trị lâm đặc sản rừng; phát triển các loại cây lâm nghiệp có lợi thế, giá trị kinh tế cao, có tiềm năng phát triển như lâm sản ngoài gỗ, các loại cây đa mục tiêu, cây dược liệu dưới tán rừng

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

Từ năm 2024 trở đi

-

Hướng dẫn thực hiện xây dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về vùng trồng; xây dựng cơ chế chia sẻ và phản hồi thông tin

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

Từ năm 2024 trở đi

-

Hỗ trợ chuyển đổi, cải thiện sinh kế cho nông dân, đặc biệt người dân tộc ở khu xen kẽ rừng và tiếp giáp rừng để đáp ứng quy định không gây mất rừng

UBND các huyện, thành phố

Các Sở, ban ngành

 

-

Hỗ trợ xây dựng các vùng sản xuất không gây phá rừng, suy thoái rừng; sản xuất bền vững kết hợp với các mục tiêu bảo tồn tài nguyên và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương

UBND các huyện, thành phố

Các Sở, ban ngành

Năm 2024-2025