ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 316/KH-UBND-NC | Nghệ An, ngày 08 tháng 06 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC VỀ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Thực hiện Kế hoạch số 142/KH-BCĐ ngày 20/5/2016 của Ban chỉ đạo 138/CP của Chính phủ về tổ chức thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người, giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh có kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, toàn diện các nội dung kế hoạch số 142/KH-BCĐ ngày 20/5/2016 của Ban chỉ đạo 138/CP, nội dung Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về phòng, chống mua bán người, tạo chuyển biến về nhận thức, hành động cho các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và người dân trong các hoạt động hợp tác Việt Nam - Trung Quốc về phòng, chống tội phạm mua bán người.
2. Xác định rõ nhiệm vụ, phân công trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các địa phương trong thực hiện Hiệp định Việt Nam và Trung Quốc về phòng, chống buôn bán người và bảo vệ nạn nhân bị buôn bán giai đoạn 2016 - 2020.
3. Việc thực hiện Hiệp định phải được tổ chức triển khai nghiêm túc, sâu rộng, đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về các nội dung Hiệp định, gắn với đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống mua bán người, trọng tâm là:
- Các cơ quan truyền thông, thông tấn báo chí trên địa bàn tăng thời lượng đưa tin, bài, phóng sự, phim, ảnh về phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng ngừa nguy cơ bị mua bán; xác định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức tham gia phòng, chống mua bán người, nhất là tại các địa bàn trọng điểm về mua bán người.
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tại cộng đồng về phòng, chống mua bán người thông qua các hoạt động như:
+ Tổ chức tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề, tập huấn, hội thảo, phát hành các pano, áp phích, tờ rơi.. để người dân nâng cao cảnh giác, tự ứng phó khi có nguy cơ bị mua bán;
+ Xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình chuyên sâu, lồng ghép về phòng, chống mua bán người;
+ Soạn thảo và đưa vào sử dụng các tài liệu truyền thông chung bằng tiếng dân tộc phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, nhất là ở vùng giáp biên giới, cửa khẩu, vùng có nguy cơ cao.
+ Phối hợp tổ chức các chiến dịch tuyên truyền lồng ghép phòng, chống mua bán người với phòng, chống di cư tự do, tổ chức cho nhân dân ký cam kết không xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động thời vụ.
2. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, kết hợp tuần tra, kiểm soát biên giới, tập trung vào các tuyến địa bàn trọng điểm, dựng các đường dây, băng nhóm, đối tượng hoạt động mua bán người, đối tượng "cò mồi", môi giới thường xuyên qua lại biên giới nghi vấn hoạt động mua bán người và đưa người di cư trái phép để có kế hoạch và biện pháp đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn.
- Tiếp nhận, xử lý kịp thời các nguồn tin báo, tố giác tội phạm, tiến hành điều tra, khám phá các vụ án, đường dây phạm tội, truy bắt đối tượng, giải cứu nạn nhân bị mua bán trong các vụ mua bán người nói chung, các vụ mua bán người sang Trung Quốc và ngược lại nói riêng.
- Phối hợp tổ chức xét xử lưu động một số vụ án mua bán người sang Trung Quốc nhằm răn đe tội phạm và phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm mua bán người trên địa bàn biên giới.
3. Làm tốt công tác phối hợp tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán theo nội dung, tiêu chí hợp tác đã thống nhất giữa hai nước. Tổ chức khảo sát, thống kê số nạn nhân là người Việt Nam bị bán sang Trung Quốc (kể cả con của nạn nhân) trở về. Thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân tại các cơ sở bảo trợ, nhà tạm lánh và tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
- Các lực lượng chức năng chủ động phối hợp trong trao đổi thông tin, xác minh, xác định, giải cứu, tiếp nhận và hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân, tăng cường tuần tra, kiểm soát biên giới về phòng, chống di cư tự do và xuất, nhập cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động thời vụ.
4. Tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế với Trung Quốc về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người trên cơ sở các nội dung được ký kết tại Hiệp định. Phối hợp với các cơ quan chức năng, các địa phương của Trung Quốc kịp thời tổ chức điều tra các vụ án, triệt phá các đường dây mua bán người; phát hiện, giải cứu và hồi hương an toàn cho nạn nhân bị mua bán liên quan đến hai nước.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
- Chỉ đạo Công an các đơn vị địa phương thường xuyên phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống mua bán người gắn với xây dựng, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ phòng, chống tội phạm, phòng, chống mua bán người.
- Tổ chức nắm tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người, nhất là các đường dây, ổ nhóm tội phạm hoạt động xuyên quốc gia nói chung, hoạt động liên quan đến nước Trung Quốc nói riêng để tập trung đấu tranh triệt xóa; xác định tuyến, địa bàn trọng điểm liên quan đến tội phạm mua bán người; tiến hành mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người.
- Tăng cường phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng triển khai các hoạt động phòng, chống tội phạm mua bán người ở khu vực biên giới; làm tốt công tác hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người; phát hiện, triệt xóa các đường dây, tổ chức, đối tượng mua bán phụ nữ, trẻ em sang Trung Quốc.
- Tổ chức khảo sát, thống kê số nạn nhân là người Việt Nam bị bán sang Trung Quốc (kể cả con của nạn nhân) trở về.
- Phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân các cấp lựa chọn một số vụ án điển hình để tổ chức xét xử công khai, lưu động tại các địa bàn trọng điểm, nhất là khu vực miền núi, biên giới nhằm phòng ngừa, răn đe tội phạm mua bán người.
2. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý tội phạm mua bán người ở khu vực biên giới, tuyến biển. Tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân ở địa bàn khu vực biên giới về chủ động phòng ngừa, tham gia các hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ các nạn nhân; đảm bảo cơ sở vật chất và thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các ngành và lực lượng chức năng của Trung Quốc trong phòng, chống và đấu tranh trấn áp tội phạm mua bán người, bảo vệ nạn nhân bị mua bán theo tinh thần Hiệp định. Tăng cường kiểm soát khu vực biên giới nhằm phòng, chống di cư tự do và xuất nhập cảnh trái phép sang Trung Quốc.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tích cực nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định chế độ, chính sách hỗ trợ nạn nhân và các vấn đề có liên quan.
- Tham mưu chỉ đạo lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài… nhằm hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bị buôn bán và phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để thực hiện hành vi mua bán người.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PTTH tỉnh, Báo Nghệ An
- Tăng thời lượng đưa thông tin về tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người và công tác phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng lồng ghép với các nội dung tuyên truyền liên qua đến Hiệp định nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác phòng ngừa và tham gia tố giác, đấu tranh với tội phạm mua bán người, bảo vệ nạn nhân bị mua bán.
- Phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin truyền thông cơ sở về phòng chống mua bán người, đặc biệt là ở các địa bàn biên giới.
5. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh
- Thực hiện tốt chức năng kiểm sát điều tra, xét xử và thực hành quyền công tố đúng người, đúng tội, không để xảy ra oan sai, sót lọt tội phạm trong các vụ án mua bán người. Thực hiện các biện pháp bảo vệ nạn nhân trong quá trình truy tố, xét xử các vụ án mua bán người.
- Phối hợp tổ chức xét xử công khai, lưu động một số vụ án mua bán người sang Trung Quốc nhằm răn đe tội phạm và phát động phong trào quần chúng tham gia phòng ngừa tội phạm mua bán người.
6. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh chủ động lập dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm và trích nguồn kinh phí hỗ trợ các đơn vị liên quan phục vụ công tác phòng chống mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị buôn bán, trong đó có nội dung thực hiện Hiệp định.
7. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành các biện pháp tuyên truyền, truyền thông tại cộng đồng, phổ biến nội dung Hiệp định và các quy định về phòng, chống mua bán người tại tiết 2, mục 1, phần II của kế hoạch này.
- Xây dựng, củng cố và mở rộng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên về phòng, chống mua bán người. Chú ý bồi dưỡng những nạn nhân bị mua bán trở về làm cộng tác viên tích cực, phục vụ công tác tuyên truyền; có giải pháp hỗ trợ các nạn nhân bị mua bán, tránh tư tưởng kỳ thị đối với những nạn nhân trở về địa phương.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng của mình tham gia giám sát thực hiện Hiệp định; đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống mua bán người với xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
9. Các ngành chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội còn lại căn cứ chức năng, nhiệm vụ để phối hợp thực hiện công tác phòng, chống tội phạm mua bán người (khi có yêu cầu). Tổ chức tuyên truyền trong cán bộ, công nhân viên và vận động nhân dân tham gia công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.
10. UBND các huyện, thành, thị
Chỉ đạo triển khai thực hiện toàn diện các nội dung của Hiệp định; lồng ghép thực hiện nhiệm vụ phòng chống mua bán người với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng chống mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị buôn bán tại địa phương mình.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan cấp tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.
Định kỳ quý, 6 tháng, 01 năm các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống mua bán người có nội dung kiểm điểm thực hiện Hiệp định và Kế hoạch này về Ban chỉ đạo tỉnh (qua Phòng Tham mưu Công an tỉnh Nghệ An) để tổng hợp.
2. Công an tỉnh chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành có liên quan và các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung Kế hoạch này; tổng hợp kết quả thực hiện để tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ, Bộ Công an theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2578/QĐ-UBND năm 2016 Phê duyệt Kế hoạch hợp tác giữa tỉnh Quảng Ngãi với tỉnh Champasak, Lào, giai đoạn 2016-2020
- 2 Quyết định 3131/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch tổ chức thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam - Trung Quốc về tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 3 Nghị quyết 19/2016/NQ-HĐND quy định nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân; chế độ hỗ trợ nạn nhân của tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 4 Kế hoạch 46/KH-UBND thực hiện Quyết định về “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người" năm 2016 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5 Quyết định 1816/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6 Kế hoạch 142/KH-BCĐ năm 2016 tổ chức thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam - Trung Quốc về tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 do Ban Chỉ đạo 138/CP ban hành
- 7 Quyết định 677/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 8 Quyết định 659/QĐ-UBND Kế hoạch triển khai, thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020
- 9 Thông báo hiệu lực về Tăng cường hợp tác phòng, chống buôn bán người giữa Việt Nam và Trung Hoa
- 1 Quyết định 2578/QĐ-UBND năm 2016 Phê duyệt Kế hoạch hợp tác giữa tỉnh Quảng Ngãi với tỉnh Champasak, Lào, giai đoạn 2016-2020
- 2 Quyết định 3131/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch tổ chức thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam - Trung Quốc về tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 3 Nghị quyết 19/2016/NQ-HĐND quy định nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân; chế độ hỗ trợ nạn nhân của tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 4 Kế hoạch 46/KH-UBND thực hiện Quyết định về “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người" năm 2016 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5 Quyết định 1816/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6 Quyết định 677/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7 Quyết định 659/QĐ-UBND Kế hoạch triển khai, thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020