ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 333/KH-UBND | An Giang, ngày 23 tháng 7 năm 2015 |
Thực hiện Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 26/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh, với những nội dung như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Tái cơ cấu ngành xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xây dựng chủ yếu của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
2.1. Về lĩnh vực đầu tư xây dựng:
- Xây dựng được hầu hết các công trình xây dựng thiết yếu bảo đảm chất lượng, thẩm mỹ, tiết kiệm năng lượng, có giá thành cạnh tranh.
- Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, tham nhũng.
- Hạn chế tối đa việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh tiến độ dự án để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.
- Tăng dần tỷ trọng vốn đầu tư ngoài ngân sách, đẩy mạnh mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
- Nâng cao chất lượng tư vấn; đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng, công bằng và minh bạch giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn.
- Tăng tỷ trọng cơ giới hóa trong thi công xây lắp.
- Tăng cường năng lực nhân sự và thiết bị cho công tác quản lý chất lượng công trình.
2.2. Về lĩnh vực phát triển đô thị:
- Phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch, xác định các khu vực phát triển đô thị có động lực tạo sức phát triển lan tỏa để ưu tiên tập trung các nguồn lực đầu tư giai đoạn đầu.
- Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật tạo môi trường bền vững tránh ảnh hưởng tiêu cực do quá trình đô thị hóa như ô nhiễm môi trường, phá hủy hệ sinh thái tự nhiên.
- Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt khoảng 40%. Nâng thị xã Tân Châu lên đô thị loại III, phát triển huyện Tịnh Biên lên thành thị xã - đô thị loại III, đưa thành phố Long Xuyên lên đô thị loại I vào năm 2020. Đưa một số thị trấn huyện lỵ đủ điều kiện lên đô thị loại IV và hình thành thêm 11 đô thị loại V từ các xã có mức độ đô thị hóa đạt yêu cầu.
- Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị: đạt 100%.
- Tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch: 100%.
- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị: 90%.
- Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý: 60%.
- Tổ chức thực hiện và điều chỉnh kịp thời các mục tiêu về phát triển đô thị trên cơ sở Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
2.3. Về lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản:
- Phấn đấu đến năm 2020, diện tích nhà ở nhà ở bình quân trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 20m²/người - trong đó tại đô thị khoảng 23m²/người, tại nông thôn khoảng 18m²/người.
- Nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn tỉnh lên 60% - trong đó tại đô thị đạt khoảng 70%, tại nông thôn đạt 50%.
- Phấn đấu tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại các đô thị tập trung như thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc đạt khoảng 20% trên tổng số đơn vị nhà ở xây dựng mới.
- Phấn đấu đến năm 2020 giải quyết cơ bản nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng xã hội được hưởng chính sách trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển thị trường bất động sản ổn định, đồng thời triển khai nhiều loại hình kinh doanh bất động sản đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường nhằm khắc phục tình trạng lệch pha cung - cầu và tồn đọng bất động sản làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.4. Về lĩnh vực vật liệu xây dựng:
- Sản xuất xi măng đạt khoảng 0,8 triệu tấn/năm.
- Gạch ốp lát và đá ốp lát đạt khoảng 1,5 triệu m².
- Khai thác và chế biến đá xây dựng đạt 2 triệu m³/năm.
- Vật liệu xây không nung đạt 100 triệu viên/năm.
2.5. Về các doanh nghiệp xây dựng:
- Nâng cao năng lực hoạt động các tổ chức tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh từng bước đạt trình độ ngang tầm và đủ sức cạnh tranh với các tổ chức, nhà thầu lớn trong khu vực và các thành phố lớn trong cả nước.
- Có 90% doanh nghiệp tư vấn được kiểm tra và đăng tải thông tin năng lực, trong đó có ít nhất 10% doanh nghiệp có điều kiện năng lực và kinh nghiệm quản lý điều hành đối với các công trình có quy mô lớn (cấp I, cấp đặc biệt).
- Có ít nhất 01 doanh nghiệp thi công có năng lực tổ chức, quản lý theo hướng chuyên nghiệp và chuyên môn hóa cao, làm chủ các công nghệ thi công xây dựng tiên tiến, hiện đại, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề để đảm nhận thi công các công trình có quy mô lớn hoặc đảm nhận vai trò tổng thầu thi công xây dựng các công trình, dự án lớn.
- Hoàn thành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng trong tỉnh.
II. NỘI DUNG, CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Phổ biến, quán triệt và triển khai nội dung thực hiện Kế hoạch
Tổ chức phổ biến Kế hoạch thực hiện nhằm thống nhất nhận thức và quyết tâm thực hiện Kế hoạch trong tất cả các ngành, địa phương.
2. Thực hiện tái cơ cấu một số lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của ngành
2.1. Lĩnh vực đầu tư xây dựng:
- Thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các dự án; kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện các công trình xây dựng trọng điểm trên địa bàn tỉnh nhằm kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công định kỳ 6 tháng, một năm và trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 bảo đảm đến năm 2020 xây dựng được hầu hết các công trình xây dựng thiết yếu bảo đảm chất lượng, thẩm mỹ, tiết kiệm năng lượng, có giá thành cạnh tranh.
- Kiện toàn bộ máy quản lý của các cơ quan chuyên môn về xây dựng từ tỉnh đến huyện nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiểm tra, giám sát.
- Rà soát, đánh giá điều kiện năng lực của các Ban Quản lý dự án Đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh đối chiếu các quy định về điều kiện năng lực để đổi mới mô hình tổ chức quản lý dự án theo mô hình ban quản lý chuyên ngành, ban quản lý khu vực nhằm đáp ứng yêu cầu điều hành, quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi đối với các dự án phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Xây dựng, cung cấp thông tin đầy đủ về danh mục các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) để xúc tiến đầu tư và các chính sách có liên quan; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển các lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của ngành xây dựng, đặc biệt thúc đẩy thực hiện hình thức PPP nhằm tạo bước đột phá về huy động nguồn vốn.
2.2. Lĩnh vực phát triển đô thị:
- Kiểm soát, giám sát chặt chẽ phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt, xác định các khu vực phát triển đô thị có động lực tạo sức phát triển lan tỏa để ưu tiên tập trung các nguồn lực đầu tư giai đoạn đầu.
- Đổi mới định hướng trong việc nâng cấp, nâng loại đô thị theo hướng không khuyến khích mở rộng quy mô mà tập trung nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và năng lực cạnh tranh của đô thị, chú trọng phát huy vai trò, giá trị đặc trưng của từng đô thị.
- Xây dựng quy hoạch theo định hướng huy động được các nguồn lực xã hội đầu tư thực hiện quy hoạch. Phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị mới phát triển.
- Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo hướng lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp với điều kiện cụ thể, trong đó ưu tiên lựa chọn thiết bị tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, thân thiện với môi trường.
- Đến năm 2020 toàn tỉnh có 30 đô thị, gồm: 1 đô thị loại I (TP. Long Xuyên), 1 đô thị loại II (TP. Châu Đốc), 2 đô thị loại III (TX. Tân Châu, TX. Tịnh Biên), 7 đô thị loại IV (Phú Mỹ, Chợ Mới, Núi Sập, Cái Dầu, An Châu, An Phú, Tri Tôn), và 19 đô thị loại V (gồm 8 thị trấn hiện hữu: Ba Chúc, Óc Eo, Phú Hòa, Chi Lăng, Nhà Bàng, Long Bình, Chợ Vàm, Mỹ Luông và công nhận mới 11 đô thị loại V: Vĩnh Bình, An Hảo, Thạnh Mỹ Tây, Vịnh Tre, Mỹ Đức, Cần Đăng, Bình Hòa, Hòa Lạc, Vĩnh Xương, Châu Phong, Cô Tô).
- Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang theo Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 31/3/2015 của UBND tỉnh An Giang.
- Phê duyệt các khu vực phát triển đô thị và kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị; thành lập các Ban quản lý khu vực phát triển đô thị để kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch, đảm bảo đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
- Triển khai thực hiện Chương trình phát triển đô thị của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030, xác định lộ trình nâng cấp, nâng loại đô thị phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động nguồn lực của địa phương. Việc xây dựng đề án và tổ chức đánh giá, nâng loại đô thị cần chú trọng vào việc nâng cao chất lượng đô thị, không quá chú trọng vào việc mở rộng quy mô.
- Nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ.
- Triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường đô thị bằng nhiều nguôn vốn: ngân sách TW, ngân sách tỉnh, ODA và các nguồn vốn hỗ trợ khác.
- Tăng cường mời gọi các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, vệ sinh môi trường đô thị.
- Tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình xử lý rác.
2.3. Lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản:
- Tổ chức lập và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển nhà (chủ yếu tập trung là nhà ở xã hội, nhà ở thương mại) theo định kỳ hàng năm, trung hạn, giai đoạn 2015 - 2020 phù hợp với định hướng của Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Tổ chức rà soát các khu dân cư cũ không còn phù hợp với định hướng phát triển đô thị, quy hoạch xây dựng,… nhất là các khu nhà ổ chuột tại các đô thị tập trung như thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu, sắp xếp lại hình thành các khu dân cư mới có quy mô hợp lý để tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Tạo quỹ đất sạch để phát triển nhà ở thông qua việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời thực hiện đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội làm cơ sở để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án khu đô thị mới, kinh doanh bất động sản và nhất là các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức triển khai xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, phấn đấu đến năm 2020 giải quyết cơ bản nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng chính sách theo quy định.
- Rà soát danh mục các dự án phát triển nhà ở để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khuyến khích phát triển nhà ở thương mại dạng chung cư có diện tích căn hộ nhỏ và giá trị phù hợp với khả năng chi trả thị trường. Đồng thời, cũng dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định.
- Triển khai thực hiện và hoàn thành các chương trình về nhà ở như chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh An Giang theo Quyết định số 1952/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của UBND tỉnh An Giang; Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo (giai đoạn 2) theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính; Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ giai đoạn II mở rộng.
- Tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống mạng lưới sàn giao dịch bất động sản; có chính sách để các hộ gia đình, cá nhân tham gia giao dịch, mua bán, cho thuê nhà ở thông qua sàn giao dịch bất động sản.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định pháp luật trong đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản và giao dịch qua sàn đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở trên địa bàn tỉnh. Đồng thời kiên quyết thu hồi những dự án thực hiện chậm tiến độ, sai quy định hoặc không triển khai thực hiện; hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu dự án bất động sản đang tồn kho cho phù hợp với nhu cầu thị trường, nhất là việc chuyển đổi từ dự án nhà thương mại sang nhà ở xã hội.
- Đẩy mạnh công tác công khai thông tin các dự án quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển nhà, dự án kinh doanh bất động sản, các ngân hàng thương mại tham gia cho vay đầu tư tạo lập nhà ở,… nhất là các cơ chế, chính sách và quy định về nguồn vốn cho vay ưu đãi để thực hiện các dự án phát triển nhà ở cho các đối tượng xã hội được hưởng chính sách về tạo lập nhà ở.
2.4. Lĩnh vực vật liệu xây dựng:
- Đầu tư xây dựng mới và nâng công xuất các lò gạch tuynel là 50 triệu viên/năm.
- Đầu tư mới và nâng công công suất dây chuyền sản xuất gạch Ceramic là 1,5 triệu m²/năm.
- Đầu tư xây dựng các dây chuyền sản xuất gạch không nung là 100 triệu viên/năm.
- Khai thác đá xây dựng trên cơ sở tiết kiệm tài nguyên, cải tiến công nghệ nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và đạt công suất 2 triệu m³/năm.
- Có biện pháp thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, ưu đãi thích hợp thu hút nguồn vốn đầu tư, phát triển thị trường. Tạo mọi điều kiện để nâng cao khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.
- Hỗ trợ vốn đầu tư 3 cụm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định tại Chợ Mới, Châu Thành và Châu Phú.
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 23/01/2014 của UBND tỉnh về việc tổ chức triển khai phát triển sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung và lộ trình xóa bỏ lò thủ công sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020.
2.5. Tái cơ cấu doanh ngiệp ngành xây dựng:
- Thông tin kịp thời chính xác về điều kiện năng lực của các doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh trên cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng, làm đầu mối cho các chủ đầu tư xem xét lựa chọn nhà thầu trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.
- Đẩy mạnh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, tập trung xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mũi nhọn:
+ Hoàn thành cổ phần hóa đối với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị An Giang đến hết quý I năm 2016, doanh nghiệp sẽ hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào đầu quý II năm 2016.
+ Hoàn thành cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Xây Lắp An Giang trong giai đoạn 2016-2020, dự kiến đến năm 2020 doanh nghiệp sẽ đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
+ Phát triển Công ty TNHH MTV Xây Lắp An Giang hình thành một tổng công ty xây dựng có đủ năng lực về kỹ thuật, tài chính, đủ sức cạnh tranh với các công ty, tập đoàn lớn trong khu vực, đáp ứng yêu cầu trong quá trình hội nhập.
3. Đào tạo nguồn nhân lực
- Tăng cường đào tạo công nhân sử dụng máy cơ giới xây dựng đảm bảo tăng tỷ trọng cơ giới hóa trong thi công xây lắp.
- Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức toàn ngành.
- Tăng cường kiểm tra, sát hạch, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hành nghề của nhân lực tham gia hoạt động và hành nghề xây dựng, đảm bảo cho nguồn nhân lực được đào tạo, bồi dưỡng thực sự có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc hiện hành đồng thời chủ động cập nhật kiến thức, kỹ năng mới.
- Tiếp tục triển khai đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp theo Quyết định số 1961/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được đảm bảo từ nguồn kinh phí dự toán hàng năm của các cơ quan, đơn vị được UBND tỉnh phê duyệt. Ngoài ra:
- Tranh thủ nguồn vốn từ chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn 2009 - 2020 theo Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 08/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhà ở xã hội bằng hình thức hợp tác công tư (PPP).
- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ theo các chương trình bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
1. Sở Xây dựng
- Có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch này. Đồng thời, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ hoặc đột xuất cho UBND tỉnh.
- Kiểm soát, giám sát chặt chẽ phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch, xác định các khu vực phát triển đô thị có động lực tạo sức phát triển lan tỏa.
- Rà soát danh mục các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, đặc biệt là nhà ở xã hội.
- Tổ chức lập và triển khai thực hiện Chương trình PTĐT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Xây dựng danh mục các dự án ưu tiên xúc tiến mời gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang theo Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 31/3/2015 của UBND tỉnh An Giang.
- Tổ chức lập và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư các dự án nhằm kịp thời tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của các bên liên quan trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư có liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư.
3. Sở Tài chính
Chủ trì xây dựng các phương án, kế hoạch tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, tham mưu UBND tỉnh trình Chính phủ xin chủ trương thực hiện.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng rà soát quy hoạch sử dụng đất để bố trí quỹ đất phát triển nhà ở đến năm 2020.
- Tổ chức kiểm tra và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những trường sai phạm, chậm hoặc không thực hiện việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với giao dịch bất động sản tại các dự án kinh doanh bất động sản.
5. Sở Công thương
Phối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hỗ trợ các địa phương việc chuyển đổi nghề, đào tạo nghề trong quá trình thực hiện lộ trình xóa bỏ các lò gạch thủ công.
6. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Sở Xây dựng trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng; tổ chức lồng ghép hỗ trợ chính sách học nghề Xây dựng theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
7. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Xây dựng lập và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức ngành Xây dựng từ tỉnh đến huyện và cán bộ, công chức cấp xã.
8. Cục thuế
Căn cứ các văn bản Quy phạm pháp luật Thuế hiện hành có liên quan, Cục Thuế tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế cho Nhà đầu tư các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.
9. UBND huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức thực hiện đổi mới mô hình quản lý các Ban quản lý dự án tại địa phương; Kiện toàn bộ máy quản lý các phòng Quản lý đô thị, Kinh tế hạ tầng đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng.
- Định kỳ tổng hợp, báo cáo Sở Xây dựng kết quả thực hiện kiểm tra, rà soát tình hình xóa bỏ lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường.
- Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện Kế hoạch phát triển nhà theo định kỳ hàng năm, trung hạn, giai đoạn 2015-2020 phù hợp với định hướng của Chương trình phát triển nhà ở của Tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Tổ chức công bố, công khai các quy hoạch xây dựng, nhất là các quy hoạch chi tiết để tổ chức, người dân biết và thực hiện theo đúng quy định.
- Thực hiện và hỗ trợ các Chủ đầu tư trong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo tiến độ và kế hoạch đã được phê duyệt.
10. Trường Cao đẳng nghề An Giang
Lập Kế hoạch đào tạo nghề xây dựng đáp ứng nhu cầu thị trường. Phối hợp với Sở Xây dựng trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng.
11. Các doanh nghiệp Nhà nước ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh
- Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa huy động nguồn vốn phát triển doanh nghiệp, tập trung xây dựng, kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật về trình độ, nghiệp vụ quản lý.
- Lựa chọn, xây dựng loại hình kinh doanh, hoạt động chủ lực theo hướng chuyên nghiệp; nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thi công, tư vấn xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.
(Ban hành kèm theo Kế hoạch này là Danh mục nhiệm vụ thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Xây dựng).
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thông tin bằng văn bản về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh có chủ trương tháo gỡ khó khăn./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 333 /KH-UBND ngày 23/7/2015 của UBND tỉnh An Giang)
STT | Nhiệm vụ | Kết quả | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian hoàn thành |
I | Phổ biến, quán triệt và triển khai |
|
|
|
|
1 | Tổ chức phổ biến, triển khai Đề án, Kế hoạch thực hiện. | Văn bản triển khai thực hiện | Sở Xây dựng | - Các Sở, ngành liên quan - UBND huyện, thị, thành | Quý III/2015 |
2 | Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án. | Báo cáo | Sở Xây dựng | - Các Sở, ngành liên quan - UBND huyện, thị, thành | Hàng năm |
II | Thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực đầu tư xây dựng |
|
|
|
|
1 | Thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các dự án; kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện các công trình xây dựng trọng điểm trên địa bàn tỉnh nhằm kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công định kỳ 6 tháng, một năm và trung hạn 5 năm. | Kế hoạch vốn đầu tư | Sở Kế hoạch và Đầu tư | - Các Sở, ngành liên quan - UBND huyện, thị, thành | Định kỳ 06 tháng, một năm |
2 | Kiện toàn bộ máy quản lý của các cơ quan chuyên môn về xây dựng từ tỉnh đến huyện nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiểm tra, giám sát. | Nhân sự, thiết bị đáp ứng đầy đủ | Sở Xây dựng | - Các Sở, ngành liên quan - UBND huyện, thị, thành | Hàng năm |
3 | Rà soát, đánh giá điều kiện năng lực của các Ban Quản lý dự án Đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh đối chiếu các quy định về điều kiện năng lực để đổi mới mô hình tổ chức quản lý dự án theo mô hình ban quản lý chuyên ngành, ban quản lý khu vực. | Phương án đổi mới mô hình tổ chức quản lý dự án | Sở Xây dựng | - Các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành - UBND huyện, thị, thành | Quí IV/2015 và định kỳ rà soát, đánh giá hàng năm |
4 | Tranh thủ nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi đối với các dự án phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị. | Phát triển đô thị TPLong Xuyên ứng phó với biến đổi khí hậu | UBND thành phố Long Xuyên | - Các Sở, ngành liên quan | Giai đoạn 2015-2020 |
5 | Xây dựng, cung cấp thông tin đầy đủ về danh mục các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) để xúc tiến đầu tư và các chính sách có liên quan; Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển các lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của ngành xây dựng. | Danh mục các dự án đầu tư theo hình thức PPP | Sở Kế hoạch và Đầu tư | - Các Sở, ngành liên quan - UBND huyện, thị, thành | Giai đoạn 2015-2020 |
III | Thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực phát triển đô thị |
|
|
|
|
1 | Kiểm soát, giám sát chặt chẽ phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt, xác định các khu vực phát triển đô thị. | Chương trình PTĐT; Kế hoạch, Dự án PTĐT | UBND huyện, thị, thành | - Các Sở, ngành liên quan | Giai đoạn 2015-2020 |
2 | Đổi mới định hướng trong việc nâng cấp, nâng loại đô thị theo hướng không khuyến khích mở rộng quy mô mà tập trung nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và năng lực cạnh tranh của đô thị, chú trọng phát huy vai trò, giá trị đặc trưng của từng đô thị. | Chương trình PTĐT; Kế hoạch, Dự án PTĐT | UBND huyện, thị, thành | - Các Sở, ngành liên quan | Giai đoạn 2015-2020 |
3 | Xây dựng quy hoạch theo định hướng huy động được các nguồn lực xã hội đầu tư thực hiện quy hoạch. Phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị mới. | Đồ án QHXD PTĐT; Kế hoạch, Dự án PTĐT | UBND huyện, thị, thành | - Các Sở, ngành liên quan | Giai đoạn 2015-2020 |
4 | Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo hướng lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp với điều kiện cụ thể, ưu tiên lựa chọn thiết bị tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, thân thiện với môi trường. | Dự án ĐTXD PTĐT | - UBND huyện, thị, thành | - Các Sở, ngành liên quan
| Giai đoạn 2015-2020 |
5 | Đến năm 2020 toàn tỉnh có 30 đô thị, gồm: 1 đô thị loại I (TP.Long Xuyên), 1 đô thị loại II (TP.Châu Đốc), 2 đô thị loại III (TX.Tân Châu, TX.Tịnh Biên), 7 đô thị loại IV (Phú Mỹ, Chợ Mới, Núi Sập, Cái Dầu, An Châu, An Phú, Tri Tôn), và 19 đô thị loại V (gồm 8 thị trấn hiện hữu: Ba Chúc, Óc Eo, Phú Hòa, Chi Lăng, Nhà Bàng, Long Bình, Chợ Vàm, Mỹ Luông và công nhận mới 11 đô thị loại V: Vĩnh Bình, An Hảo, Thạnh Mỹ Tây, Vịnh Tre, Mỹ Đức, Cần Đăng, Bình Hòa, Hòa Lạc, Vĩnh Xương, Châu Phong, Cô Tô). | Đề án nâng loại đô thị | - UBND huyện, thị, thành | - Các Sở, ngành liên quan
| Giai đoạn 2015-2020 |
IV | Thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản |
|
|
|
|
1 | Lập và triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. | Chương trình | Sở Xây dựng | - Các Sở, ngành liên quan - UBND huyện, thị, thành | Quý IV/ 2015
|
2 | Xây dựng và triển khai Đề án chiến lược phát triển thị trường bất động sản đến năm 2020. | Đề án | Sở Xây dựng | - Các Sở, ngành liên quan - UBND huyện, thị, thành | Quý IV/2015 |
3 | Tiếp tục thực hiện các chương trình phát triển nhà ở. |
|
|
|
|
3.1 | Chương trình hỗ trợ người có công cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 1952/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của UBND tỉnh An Giang. | Báo cáo | Sở Xây dựng | - Các Sở, ngành liên quan - UBND huyện, thị, thành | Năm 2015 |
3.2 | Chương trình hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 (chương trình 167 giai đoạn 2). | Báo cáo | Sở Xây dựng | - Các Sở, ngành liên quan - UBND huyện, thị, thành | Theo tiến độ của chương trình |
3.3 | Chương trình cụm, tuyến dân cư và nhà ở vượt lũ giai đoạn 2 mở rộng. | Báo cáo | Sở Xây dựng | - Ban Chỉ đạo chương trình - UBND huyện, thị, thành - UBND các xã | Theo tiến độ của chương trình |
4 | Triển khai thực hiện dự án nhà ở sinh viên cụm trường Tây thành phố Long Xuyên. | Dự án | Sở Xây dựng | Sở KH&ĐT, Sở TC và các đơn vị có liên quan | Theo tiến độ dự án |
5 | Thực hiện các dự án phát triển nhà ở |
|
|
|
|
5.1 | Theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện dự án “Nhà ở xã hội - KDC Tây Đại học” phường Mỹ Phước; dự án “Nhà ở xã hội - KDC Bắc Hà Hoàng Hổ” phường Mỹ Hòa. | Dự án | Sở Xây dựng | Các chủ đầu tư | Theo tiến độ dự án |
5.2 | Rà soát danh mục các dự án phát triển nhà ở để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. | Danh mục Dự án | Sở Xây dựng | - Sở KH&ĐT, Sở TC và các Sở, ngành có liên quan - UBND các huyện, thị, thành | Hàng năm |
5.3 | Tiếp tục triển khai thực hiện công tác tạo quỹ đất và xây dựng các dự án nhà ở xã hội theo Quyết định số 1293/QĐ-UBND ngày 14/8/2014 của UBND tỉnh. | Dự án | UBND huyện, thị, thành | - Sở Xây dựng - Các Sở, ngành liên quan | Giai đoạn 2015-2020 |
6 | Rà soát, phân loại, điều chỉnh cơ cấu các dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị mới để phân loại dự án được tiếp tục thực hiện, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh loại hình, chuyển đổi sang nhà ở xã hội cho phù hợp với nhu cầu thị trường. | Báo cáo | Sở Xây dựng | - Sở TN&MT và các Sở, ban, ngành liên quan - UBND huyện, thị, thành | Hàng năm |
7 | Hỗ trợ cho các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của chính phủ trong thực hiện đầu tư các dự án phát triển nhà ở xã hội hoặc cải thiện nhà ở. | Báo cáo | Sở Xây dựng | - Sở TN&MT và các Sở, ban, ngành liên quan - UBND huyện, thị, thành | Hàng năm |
8 | Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 và các văn bản sửa đổi, bổ sung có liên quan. | Báo cáo | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - CN An Giang | Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan. | Hàng năm
|
9 | Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, phát triển nhà ở, kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản trên địa bàn tỉnh; đề xuất UBND tỉnh xử lý các dự án phát triển nhà ở không tuân thủ pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản, không phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương, thu hồi đất đối với các dự án đã được giao đất hoặc cho thuê đất nhưng chưa triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ theo quy định của pháp luật. | Báo cáo kết quả kiểm tra | Sở Xây dựng | - Sở TN&MT và các đơn vị có liên quan - UBND các huyện, thị, thành | Hàng năm |
V | Thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực vật liệu xây dựng |
|
|
|
|
1 | Khai thác đá trên cơ sở tiết kiệm tài nguyên, cải tiến công nghệ, bảo vệ môi trường sinh thái và đạt công suất. | 2 triệu m³/năm | Cty TNHH MTV khai thác và chế biến đá An Giang | - Các Sở, ngành liên quan - UBND huyện Tri Tôn | Hàng năm |
2 | Xây dựng mới và nâng công xuất các lò gạch tuynel. | 50 triệu viên/năm | Cty TNHH MTV Xây Lắp An Giang | - Các Sở, ngành liên quan - UBND huyện, thị, thành | Hàng năm |
3 | Nâng công suất dây chuyền sản xuất gạch Ceramic. | 1,5 triệu m2/năm | Cty TNHH MTV Xây Lắp An Giang | - Các Sở, ngành liên quan - UBND huyện, thị, thành | Hàng năm |
4 | Đầu tư xây dựng các lò gạch không nung. | 100 triệu viên/năm | Các cơ sở sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh. | - Các Sở, ngành liên quan - UBND huyện, thị, thành | Hàng năm |
VI | Tái cơ cấu doanh nghiệp ngành xây dựng |
|
|
|
|
1 | Thông tin về điều kiện năng lực của các doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh. | Đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Sở XD. | Sở Xây dựng | - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành | Giai đoạn 2015-2016 |
2 | Đẩy mạnh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh, tập trung xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mũi nhọn. | Cty TNHH MTV Môi trường Đô thị An Giang hoạt động theo hình thức CP hóa vào năm 2016. Phương án cổ phần hóa Cty TNHH MTV Xây Lắp An Giang giai đoạn 2016 - 2020 | Sở Tài Chính | -Sở Kế hoạch và Đầu tư - Các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành - Cty TNHH MTV Môi trường Đô thị An Giang - Cty TNHH MTV Xây Lắp An Giang | Giai đoạn 2016-2020 |
VII | Đào tạo nguồn nhân lực |
|
|
|
|
1 | Tăng cường đào tạo công nhân sử dụng máy cơ giới xây dựng đảm bảo tăng tỷ trọng cơ giới hóa trong thi công xây lắp. | Kế hoạch đào tạo | Trường Cao đẳng nghề An Giang | - Sở LĐ, TB&XH - Sở Xây dựng | Hàng năm |
2 | Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức toàn ngành, từ cấp xã và tương đương trở lên. | Kế hoạch đào tạo | Sở Xây dựng | - Sở Nội vụ - UBND huyện, thị, thành | Hàng năm |
3 | Tăng cường kiểm tra, sát hạch, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hành nghề của nhân lực tham gia hoạt động và hành nghề xây dựng. | Kế hoạch đào tạo | Sở LĐ, TB&XH | - Sở Xây dựng - Các trường đào tạo trên địa bàn tỉnh An Giang | Hàng năm |
4 | Tiếp tục triển khai đào tạo, bồi dưỡng về quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với chính quyền đô thị các cấp theo Quyết định số 1961/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ. | Kế hoạch đào tạo | Sở Xây dựng | - Sở Nội vụ - UBND huyện, thị, thành | Hàng năm |
- 1 Quyết định 1871/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030
- 2 Kế hoạch 3229/KH-UBND năm 2015 thực hiện Quyết định 134/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014-2020 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 3 Kế hoạch 3194/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4 Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2015 thực hiện Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang
- 5 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 6 Quyết định 134/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Thông tư 32/2014/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 11/2013/TT-NHNN về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 8 Quyết định 2313/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2020
- 9 Quyết định 1952/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh An Giang
- 10 Thông tư 11/2013/TT-NHNN quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 11 Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2013 về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu do Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 1659/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Quyết định 1961/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2010 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14 Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Quyết định 758/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16 Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2 Kế hoạch 3194/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3 Kế hoạch 3229/KH-UBND năm 2015 thực hiện Quyết định 134/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014-2020 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 4 Quyết định 2313/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2020
- 5 Quyết định 1871/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030