Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 399/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 25 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2020

Thực hiện Công văn số 2330/BGDĐT-KHTC ngày 29/5/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện xây dựng báo cáo kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo (GDĐT) và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Nông xây dựng Kế hoạch phát triển GDĐT và dự toán NSNN tỉnh Đắk Nông năm 2020, cụ thể như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2018 VÀ ƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2019

1. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Đắk Nông là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; toàn tỉnh có 08 huyện, thị xã với 71 xã, phường, thị trấn1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn; tình trạng di dân tự do vẫn tiếp tục gia tăng, nhất là ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; ngân sách đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, công tác xã hội hóa giáo dục còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Đắk Nông cũng có nhiều ưu thế phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, đặc biệt đất đai màu mỡ phù hợp trồng trọt cây nông nghiệp lâu năm nên sức hút dân cư cơ học rất cao, quy mô dân số và địa bàn cư dân tăng hằng năm; dân số trẻ dẫn đến số học sinh tăng vượt xa tỷ lệ chung.

Trước diễn biến tình hình vừa thuận lợi vừa khó khăn đan xen, UBND tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh phát triển giáo dục tỉnh nhà. Những năm gần đây, giáo dục Đắk Nông đã có được những thành quả đáng khích lệ. Song, để đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong tình hình mới, giáo dục địa phương vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, cần sự hỗ trợ giải quyết của Trung ương.

2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo

2.1. Đánh giá tóm tắt tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu

Trong những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành giáo dục nghiêm túc thực hiện và cơ bản đạt các chỉ tiêu theo nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến giáo dục và đào tạo; các chỉ tiêu trong chương trình, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, HĐND tỉnh, các quyết định của UBND tỉnh.

Đặc biệt, ngành giáo dục cơ bản đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 theo hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Đắk Nông. Cụ thể:

Duy trì bền vững công tác phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS. Thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, ngành giáo dục đã thực hiện đạt 162,5% chỉ tiêu công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; đạt 100,7% chỉ tiêu tỷ lệ dân số trong độ tuổi học trung học phổ thông2. Đến tháng 6 năm 2019, ngành giáo dục đã thực hiện đạt 125% chỉ tiêu về công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 99,3% chỉ tiêu tỷ lệ dân số trong độ tuổi học trung học phổ thông3; quy mô trường, lớp, học sinh, tỉ lệ tuyển mới4, tỉ lệ đi học so với dân số trong độ tuổi ở các cấp học đều tăng so với cùng kỳ năm trước5; tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên ở các cấp học đều cao, đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy và đổi mới của giáo dục, đào tạo6; 100% trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên được thụ hưởng các chế độ, chính sách của Trung ương, chính sách đặc thù của tỉnh theo đúng quy định.

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2018 - 2019 (theo Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

2.2.1. Đối với 9 nhiệm vụ trọng tâm

a) Về quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, quy mô học sinh, cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo

Năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh có 396 cơ sở giáo dục với 170.156 học sinh. Trong đó, Giáo dục mầm non có 126 trường với 37.989 trẻ; cấp Tiểu học có 149 trường với 70.767 học sinh; cấp THCS có 79 trường với 42.209 học sinh; cấp THPT có 33 trường với 18.724 học sinh; GDTX có 01 Trung tâm GDTX-Ngoại ngữ, tin học tỉnh và 07 Trung tâm GDNN-GDTX huyện với 467 học viên cấp THPT; có 01 Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

Trên cơ sở Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 của Bộ GDĐT, tỉnh đã chủ động rà soát, quy hoạch lại đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng mạng lưới cơ sở giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) tư thục; từng bước nâng cao chất lượng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số. Tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 386/KH-UBND ngày 24/7/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ và Chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày 22/5/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, hiện nay, UBND tỉnh đang xem xét, phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường trung học phổ thông công lập nhiều cấp học trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2019 - 20217.

Biểu đồ 1: So sánh số trường mầm non, phổ thông, GDTX năm học 2018 - 2019 so với năm học 2017 - 2018

Trước tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn cũng như nhu cầu việc làm của xã hội cho nên số sinh viên ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng với chuyên ngành vẫn còn nhiều. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho vùng kinh tế có điều kiện đặc biệt khó khăn trong những năm qua cũng được tỉnh quan tâm giải quyết, tuy nhiên vẫn còn một số sinh viên cử tuyển ra trường chưa bố trí được việc làm do hết chỉ tiêu biên chế.

b) Tình hình phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Năm học 2018 - 2019, tỉnh Đắk Nông tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, vững vàng về chính trị và chuyên môn. Đồng thời, xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên các cấp học; tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên và hỗ trợ, khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng trên chuẩn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện đổi mới hoạt động sinh hoạt chuyên môn, tăng cường trao đổi kinh nghiệm. Tổ chức đánh giá, phân loại giáo viên đúng thực chất theo chuẩn nghề nghiệp. Bên cạnh đó, hàng năm, tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị cho CBQL giáo dục. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được các địa phương, cơ sở giáo dục quan tâm đúng mức nên năng lực chuyên môn của đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trên địa bàn tỉnh đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay; đáp ứng được nhiệm vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sắp tới.

Trên cơ sở cân đối biên chế và vị trí việc làm được các cấp quản lý phê duyệt và giao hằng năm, Tỉnh đã chỉ đạo Sở GDĐT phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương bố trí CBQL, giáo viên cơ bản đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ. Sở GDĐT đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã triển khai các giải pháp điều động, biệt phái giáo viên nhằm hạn chế tối đa việc dôi dư, bảo đảm sử dụng hiệu quả số biên chế được giao8, khắc phục việc thừa, thiếu giáo viên ở các cấp học9. Hoặc cho đi đào tạo văn bằng 2 về giáo dục mầm non đối với nhân viên để sắp xếp, bố trí dạy mầm non, góp phần khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non trong điều kiện giảm biên chế 10% đến năm 2021 theo quy định của Trung ương. Đồng thời, cùng với các địa phương tiến hành rà soát đội ngũ giáo viên, lập kế hoạch tuyển dụng để tuyển hết số giáo viên theo biên chế được giao nhằm từng bước khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hiện nay.

Biểu đồ 2: Cơ cấu đội ngũ CBQL, GV, NV năm học 2018 – 2019

Song song với việc thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách cho đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trên địa bàn tỉnh10, tỉnh Đắk Nông đẩy mạnh, tăng cường công tác chấn chỉnh tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo11; tăng cường thanh tra, kiểm tra nền nếp, kỷ cương trường học; yêu cầu các địa phương xử lý nghiêm các giáo viên, nhân viên, người lao động có hành vi vi phạm đạo đức, hành vi bạo hành thể chất, tinh thần học sinh và người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra các vụ việc vi phạm. Chỉ đạo Sở GDĐT, Phòng GDĐT và các địa phương chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết nhanh các vụ việc xúc phạm danh dự, thân thể nhà giáo.

c) Công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông

UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh học 2 buổi/ngày.

Đồng thời, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành giáo dục đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Hiện nay, chất lượng học tập của học sinh các cấp học phổ thông có sự chuyển biến rõ nét, tích cực. Hầu hết các cơ sở giáo dục giữ vững kỷ cương nền nếp, nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch năm học, làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém, tích cực đổi mới phương pháp dạy học12. Kết quả đỗ tốt nghiệp THPT trong những năm qua đều duy trì ở mức trung bình chung tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của cả nước13. Đa dạng hóa các giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi14. Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật và cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh đã góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt và hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên; tiếp thêm cho học sinh lòng đam mê nghiên cứu khoa học và phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.

Công tác quản lý việc dạy học 2 buổi/ngày đã đi vào nề nếp15. Trong đó, các đơn vị đã tập trung vào các nội dung như phụ đạo học sinh yếu, kém; bồi dưỡng học sinh giỏi; giãn thời gian với các nội dung dài, khó dưới sự hướng dẫn của giáo viên; tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao, phù hợp với đối tượng học sinh. Qua đó, tỷ lệ học sinh bỏ học các cấp giảm theo từng năm học. Cụ thể, năm học 2018 - 2019, cấp tiểu học giảm còn 0,13%; cấp THCS còn 0,87%; cấp THPT còn 0,8%.

Tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về nội dung, mục đích và ý nghĩa của học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; huy động toàn dân tham gia phong trào xây dựng xã hội học tập16. Tiếp tục tổ chức thực hiện Chương trình số 13-CTr/TU, ngày 26/4/2012 của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 10- CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn. Mục tiêu Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được duy trì, tăng cường bền vững, tỉnh Đắk Nông đã công đạt chuẩn về phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi17, đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 2, đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 1, đạt chuẩn về xóa mù chữ mức độ 1. Kết quả phổ cập giáo dục không chỉ góp phần phát triển kinh tế, xã hội mà quan trọng là đã làm chuyển biến mạnh ý thức và trách nhiệm của người dân đối với giáo dục18.

Tăng cường chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục đẩy mạnh hoạt động giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh. Một số cơ sở giáo dục đã chủ động thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông gắn với hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương. Việc lựa chọn học nghề phổ thông của học sinh đã chuyển dần theo hướng phù hợp với nhu cầu phát triển kỹ năng, phục vụ nhu cầu lao động của xã hội19. Lồng ghép các chủ đề giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông và hoạt động tư vấn tuyển sinh; cung cấp thông tin về thị trường lao động cho học sinh để các em lựa chọn ngành, nghề phù hợp. Nhìn chung, công tác phân luồng học sinh phổ thông luôn được chú trọng và đẩy mạnh, do đó, đã từng bước nâng cao được nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT vào học hệ Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề. Kết quả phân luồng cho thấy tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề chiếm tỷ lệ 16,02%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào thị trường lao động hoặc đi học nghề chiếm tỷ lệ 40,33%. Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1094/QĐ-UBND ngày 17/7/2018 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Biểu đồ 3: Tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2019

d) Nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học ngoại ngữ

Căn cứ Quyết định 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025, Công văn số 3258/BGDĐT-ĐANN ngày 02/8/2018 của Bộ GDĐT về việc hoàn thiện kế hoạch giai đoạn 2017 - 2025 và hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 - 2019 của Đề án ngoại ngữ quốc gia, tỉnh Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 631/KH- UBND ngày 29/11/2018 về việc triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018 - 2025. Qua việc triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025, chất lượng dạy học ngoại ngữ ở các cấp học được nâng cao. Đến nay, toàn tỉnh có 3/8 địa phương triển khai thí điểm hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh, ở giáo dục phổ thông chương trình dạy học tiếng Anh được triển khai đa dạng, từ việc triển khai chương trình tiếng Anh 7 năm, một số trường đã triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm hoặc kết hợp dạy song song chương trình tiếng Anh 7 năm và 10 năm. Đa số các trường tiểu học đã triển khai việc dạy học tiếng Anh cho học sinh. Việc tổ chức đánh giá năng lực tiếng Anh hiện đã được thực hiện với bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và triển khai phần tự luận trong các bài kiểm tra viết, vận dụng định dạng đề thi tiếng Anh đối với học sinh học chương trình tiế ng Anh hệ 10 năm; phối hợp với tổ chức, cá nhân, giáo viên nước ngoài tham gia dạy ngoại ngữ ở các trường phổ thông. Thí điểm dạy một số môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở một số cơ sở giáo dục phổ thông. Tăng cường các giải pháp tổ chức hoạt động xây dựng môi trường dạy học ngoại ngữ.

Biểu đồ 4: Số trường triển khai các chương trình dạy học tiếng Anh ở các cấp học, năm học 2018-2019

Đội ngũ giáo viên cơ bản đảm bảo năng lực, trình độ, phần lớn đã đạt chuẩn đào tạo20. Một số giáo viên chưa đạt chuẩn hiện đang tham gia các khóa đào tạo hoặc nằm trong kế hoạch đào tạo để đáp ứng yêu cầu dạy học bộ môn Ngoại ngữ. Cơ sở vật chất ở các trường học đã và đang được tiếp tục trang bị cơ bản từng bước đảm bảo, phục vụ đủ cho việc dạy và học tiếng Anh chương trình mới. Bên cạnh đó, tỉnh đã từng bước khắc phục những điều kiện hạn chế, khó khăn về cơ sở vật chất21, năng lực đội ngũ giáo viên22, môi trường giao tiếp, đồng thời, xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ.

đ) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy, học và quản lý giáo dục

Tỉnh đã chỉ đạo Sở GDĐT tích cực triển khai Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quả n lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đế n năm 2020”. Đến nay, 100% các cơ sở giáo dục đã kết nối internet tốc độ cao, tạo cơ sở triển khai ứng dụng công nghệ thông tin từ Sở GDĐT đến các nhà trường và triển khai Chính phủ điện tử trong toàn ngành Giáo dục23. Toàn ngành Giáo dục hiện có 123 dịch vụ công trực tuyến24. Cùng với Trang thông tin điện tử, hệ thống email moet.edu.vn, hệ thống email công vụ daknong.gov.vn, Sở đã triển khai hệ thống phần mềm quản lý văn bản điều hành (VNPT iOffice) để sử dụng gửi văn bản điện tử tới các cơ sở giáo dục và liên thông với cơ quan, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã trong tỉnh. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nghiên cứu25. Sử dụng phần mềm E-office để nhận và gửi văn bản điện tử với Bộ GDĐT. Triển khai hoàn thiện dữ liệu phần mềm cơ sở dữ liệu toàn ngành GDĐT. Để phục vụ công tác quản lý và điều hành của tỉnh, Sở GDĐT phối hợp với Viettel Đắk Nông triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh và triển khai mạng xã hội học tập. Tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, số lượng giáo viên phổ thông có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học và thiết kế bài giảng eLearning ngày một tăng26.

Đồng thời, Sở GDĐT tiếp tục triển khai có hiệu quả các phần mềm quản lý học sinh, quản lý thư viện, thiết bị. Vấn đề về sổ sách được in ra từ phần mềm cũng được thực hiện khá tốt. Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện mạnh mẽ, rộng khắp, đi vào chất lượng, ngày càng thiết thực hơn, hạn chế tình trạng lạm dụng ứng dụng không hiệu quả CNTT trong dạy học. Duy trì thông tin trên website ngày càng được chú trọng và phục vụ thiết thực đội ngũ giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh27.

e) Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học: Hiện tại, tỉnh Đắk Nông chưa có cơ sở giáo dục đại học.

g) Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo

Công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Đắk Nông còn hạn chế; hiện chỉ có trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh xây dựng chương trình hợp tác, liên kết với các cơ sở giáo dục nước ngoài. Giáo dục có yếu tố nước ngoài chỉ mới dừng lại ở mức độ là một số cơ sở giáo dục có mời giáo viên nước ngoài giảng dạy thỉnh giảng một số giờ học ngoại ngữ (tiếng Anh). Hiện nay các cơ sở tư vấn du học được Sở GDĐT kiểm tra cấp chứng nhận hoạt động, đã tuyển sinh đưa một số em ra nước ngoài du học. Học sinh đi học theo diện tự túc, gia đình lo toàn bộ chi phí học tập nên việc quản lý, theo dõi việc học tập của học sinh ở nước ngoài đang gặp khó khăn. Sở GDĐT cử giáo viên biệt phái sang dạy tiếng Việt cho cho con em Hội người Việt tại tỉnh Mondulkri, Vương quốc Campuchia.

h) Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo (chi tiết tại Phụ lục số 4).

UBND tỉnh đã tích cực, chủ động chỉ đạo thực hiện đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị cho các cơ sở giáo dục bằng các nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn chương trình mục tiêu, vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục khảo sát thiết bị dạy học để nhận diện thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của từng cấp học; tổ chức rà soát, điều chỉnh các chuẩn, tiêu chuẩn về trường lớp học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới, làm căn cứ thực hiện Đề án tổng thể về cơ sở vật chất, thiết bị trường học; hướng dẫn các địa phương mua sắm bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh và chương trình, sách giáo khoa mới. Tổ chức mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học còn thiếu và sắp xếp lại cho phù hợp với các môn học; rà soát kỹ lưỡng để mua sắm, bổ sung trang thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ hiện nay. Song song với việc này, hướng dẫn các nhà trường tổ chức cho giáo viên và học sinh tự làm thiết bị dạy học, vừa đáp ứng nhu cầu dạy và học, vừa nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh.

Chỉ đạo các địa phương quan tâm tăng cường cơ sở vật chất theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá và từng bước hiện đại, xóa bỏ các phòng học 3 ca, phòng học xuống cấp, phòng học tạm, phòng học nhờ, ưu tiên cho việc duy trì phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, tiểu học, trung học cơ sở; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị dạy học.

Biều đồ 5: Thống kê phòng học kiên cố mầm non, phổ thông năm học 2018-2019

Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã được lãnh đạo chính quyền quan tâm. Các đơn vị địa phương đã tăng cường quản lý về mọi mặt, hướng đến chất lượng giáo dục đạt chuẩn quy định. Đến nay, toàn tỉnh có 132 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 37,4%). Hệ thống phòng thí nghiệm, phòng thực hành được tăng cường đầu tư. Nhiều thư viện đã đạt tiêu chuẩn; phòng học, giảng đường, công trình thể thao đã được đầu tư xây mới hoặc cải tạo nâng cấp để đáp ứng nhu cầu dạy học.

Biểu đố 6: So sánh trường đạt chuẩn quốc gia năm học 2018-2019 với năm học 2017-2018

Đồng thời, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tổng rà soát, đầu tư cải tạo, xây dựng nhà vệ sinh và cung cấp nước sạch trong trường học, tăng cường cơ sở vật chất; ưu tiên bố trí ngân sách địa phương, huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác để khắc phục việc thiếu nhà vệ sinh, công trình nước sạch trong các cơ sở giáo dục. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện nội quy sử dụng, bảo quản nhà vệ sinh, các công trình nước sạch đúng cách nhằm bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường trường học xanh, sạch, đẹp trong các cơ sở giáo dục. Đến nay, số trường học có công trình vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 là 331 trường, đạt tỷ lệ 83,6%. Số trường học có nhà vệ sinh hiện đang sử dụng tốt là 321 trường, đạt tỷ lệ 81,1%. Số trường học có nhà vệ sinh đảm bảo các điều kiện vệ sinh là 311 trường, đạt tỷ lệ 78,5%. Số trường học có đủ số lượng nhà vệ sinh đảm bảo các điều kiện vệ sinh theo quy định là 273 trường, đạt tỷ lệ 68,9%. Toàn tỉnh có 314 trường có khu rửa tay đủ nước sạch đạt tỷ lệ 79,2%. Số trường học có xà phòng rửa tay là 310 trường, đạt tỷ lệ 78,2%. Số trường học cung cấp nước uống đảm bảo theo quy định là 352 trường, đạt tỷ lệ 88,8%.

i) Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

Năm học 2018 - 2019, việc xây dựng và phát tiển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực đáp ứng việc giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, nhất là trường THPT chuyên luôn được địa phương đặc biệt quan tâm. Thông qua các chương trình đào tạo nâng cao và bồi dưỡng thường xuyên, đến nay chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trường THPT chuyên không ngừng được nâng lên28, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành giáo dục triển khai đồng bộ các giải pháp, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy, số lượng học sinh khá, giỏi tăng đều theo hàng năm; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT được tăng lên; kết quả học sinh giỏi olympic khu vực và học sinh giỏi cấp quốc gia từng bước được nâng lên cả về số lượng và chất lượng29.

2.2.2. Đối với 05 giải pháp

a) Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở GDĐT tăng cường quán triệt đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án nhằm hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý để các địa phương, cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục; triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh30, đồng thời, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện 09 nhóm nhiệm vụ và 05 giải pháp cơ bản của ngành giáo dục, ban hành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019, rà soát, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với chỉ thị năm học của Bộ GDĐT31.

Tập trung triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo Quyết định số

2070/QĐ-UBND ngày 13/12/2018 của UBND tỉnh về Kế hoạch CCHC tỉnh Đắk Nông năm 2019, đồng thời, ban hành các văn bản làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai công tác CCHC năm 2019 của Sở32, trong đó trọng tâm là việc rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính không thực sự cần thiết, tăng cường hiệu quả CCHC, nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công. Đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, triển khai hệ thống phần mềm quản lý văn bản điều hành (VNPT-iOffice) phục vụ công tác quản lý điều hành điện tử. Hoàn thành việc rà soát, cập nhật, công khai 123 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở GDĐT trên Dịch vụ hành chính công tỉnh Đắk Nông. Kết quả Chỉ số CCHC (Par Index) năm 2018 của Sở đạt 85,99/100 điểm, xếp nhóm 2 toàn tỉnh, tăng 01 bậc so với năm 201733.

Căn cứ Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở GDĐT lập danh mục thủ tục hành chính gồm 42 thủ tục hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư, đăng tải công khai dịch vụ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư trên Trang thông tin điện tử của đơn vị34.

Chỉ đạo Sở GDĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác thanh tra trong toàn ngành35; tổ chức Hội nghị công tác thanh tra năm học 2018 - 2019, tổ chức tập huấn thanh tra thi và một số tập huấn chuyên đề khác36. Thanh tra Sở đã phối hợp với Thanh tra tỉnh, thanh tra sở, ngành trong công tác thanh tra theo phân cấp của Nghị định số 42/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Trong năm học 2018 - 2019, đã tiến hành 05 cuộc thanh tra hành chính và 07 cuộc thanh tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã kịp thời kiến nghị hoàn thiện cơ chế, kiến nghị xử lý nhiều hành vi vi phạm. Một số cuộc thanh tra, kiểm tra có nhiều tác động lớn như: thanh tra, kiểm tra thu chi đầu năm; thanh tra điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thanh tra quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo.

b) Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp

Căn cứ các chuẩn, tiêu chí cán bộ quản lý các cấp và các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT về bồi dưỡng CBQL giáo dục37, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL giáo dục các cấp38. Đồng thời, tổ chức đánh giá, phân loại CBQL theo chuẩn quy định; thực hiện công tác bổ nhiệm CBQL giáo dục các cấp căn cứ năng lực quản lý, lãnh đạo và đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định; tăng cường hơn nữa kỷ cương, kỷ luật đối với CBQL giáo dục, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giáo dục. Nhìn chung, công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL giáo dục các cấp gắn với hoạt động đổi mới giáo dục, nâng cao năng lực quản trị nhà trường luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm, chú trọng. Qua đó, năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ CBQL ngày càng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, quản trị nhà trường trong tình hình hiện nay. Đồng thời, tỉnh cũng đã thực hiện điều chỉnh, sắp xếp lại nhằm tinh gọn bộ máy, trên cơ sở đó sắp xếp lại nhân sự phù hợp theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả.

c) Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo

Tỉnh Đắk Nông tiếp tục thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. Trong đó, ưu tiên đầu tư cho cấp mầm non, tiểu học và bảo đảm thiết bị tối thiểu theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội. Quản lý sử dụng có hiệu quả và đảm bảo tỷ lệ chi cho giáo dục trong tổng ngân sách Nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục được tập trung ưu tiên cho phổ cập giáo dục; các huyện, vùng kinh tế phát triển chậm, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, nhất là các địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số39 và các đối tượng chính sách xã hội; giáo dục năng khiếu và tài năng; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đào tạo các ngành khoa học cơ bản, khoa học xã hội nhân văn, khoa học mũi nhọn và những ngành khác mà xã hội cần nhưng khó thu hút người học. Việc đầu tư ngân sách Nhà nước cho giáo dục được thực hiện có trọng điểm, không bình quân dàn trải; đầu tư đến đâu đạt chuẩn đến đó. Từ đó, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính và phương tiện dạy học tối thiểu của tất cả các cơ sở giáo dục; trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng trường dân tộc nội trú, bán trú.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tổ chức quán triệt, tuyên truyền và triển khai các chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh, đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ sở xã hội hóa. Kết quả bước đầu đã huy động được một số lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa, phát huy được hiệu quả kinh tế xã hội trong lĩnh vực giáo dục. Thực hiện các cơ chế, chính sách hiện hành đảm bảo đối xử bình đẳng và tạo môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch giữa cơ sở giáo dục công lập và tư thục nhằm tạo hấp dẫn và thúc đẩy công tác huy động, tạo lập môi trường đầu tư. Tạo sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong việc huy động nhằm tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực huy động. Nâng cao trách nhiệm, sự chủ động, sáng tạo và linh hoạt của cơ sở giáo dục trong việc huy động

d) Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục

Năm học 2018 - 2019, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở GDĐT và các địa phương, đơn vị đẩy mạnh việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GDĐT, ngành giáo dục đã tổ chức nhiều đợt tập huấn, hướng dẫn các cơ sở giáo dục về công tác kiểm tra, đánh giá học sinh. Tổ chức các hội thảo để nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL và giáo viên trong công tác kiểm tra, đánh giá, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục đã được chú trọng và được xem là một giải pháp quản lý giáo dục. Các cơ sở giáo dục đã chủ động đăng ký đánh giá ngoài; Sở GDĐT và các Phòng GDĐT đã tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh công tác tự đánh giá chất lượng trong nhà trường; tổ chức triển khai công tác đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo quy định. Đến nay, hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và GDTX đã hoàn thành việc tự đánh giá. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý chặt chẽ việc cấp phép, tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động và hoạt động đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức an toàn, nghiêm túc, đảm bảo khách quan, trung thực, khắc phục tình trạng chạy theo thành tích trong giáo dục, giảm áp lực cho học sinh, gia đình và xã hội. Cụ thể là: ngành đã rà soát, đánh giá nghiêm túc những hạn chế, khó khăn trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để rút kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo, tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò giám sát, thanh, kiểm tra để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Kết quả kỳ thi cho thấy sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh toàn tỉnh40. Công tác bồi dưỡng giáo viên dạy các môn chuyên, công tác tuyển chọn, tập huấn cho các đội tuyển dự thi khu vực và quốc gia tiếp tục được đổi mới41. Học sinh đã tham gia và đạt kết quả cao trong các kỳ thi do Bộ GDĐT42 tổ chức.

đ) Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo

Tỉnh đã chỉ đạo Sở GDĐT đẩy mạnh công tác truyền thông về GDĐT, tích cực nâng cao hiệu quả truyền thông và từng bước đưa công tác truyền thông của ngành trở thành một khối thống nhất. Tăng cường kết nối chặt chẽ giữa Sở GDĐT, các đơn vị trực thuộc, các Phòng GDĐT với Bộ GDĐT. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, cơ quan báo chí để chủ động cung cấp thông tin, chủ động phản hồi khi có vấn đề xuất hiện trên báo chí. Cùng với kế hoạch truyền thông của ngành giáo dục, Trang thông tin điện tử của Sở và các địa phương, đơn vị đã góp phần chuyển tải nội dung tuyên truyền cụ thể, kịp thời các nhiệm vụ đổi mới, phát triển giáo dục, đào tạo tới cán bộ, giáo viên, học sinh trong ngành và toàn xã hội. Công tác thông tin và truyền thông được chú trọng và từng bước đổi mới và đạt hiệu quả cao.

2.2.3. Kết quả thực hiện các chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương đối với học sinh, sinh viên; chính sách đối với giáo viên; chính sách đối với cơ sở giáo dục; các nội dung về đổi mới cơ chế, chính sách tài chính giáo dục và đào tạo

UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện chính sách miễn giảm học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về việc quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Kinh phí thực hiện hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mầm non 3-5 tuổi theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015; Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011; Công văn số 2417/TTg-KGVX ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài việc thực hiện một số chính sách đối với trẻ em và giáo viên mầm non; Kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ; Chính sách về chế độ đào tạo cử tuyển theo Nghị định số 134/2006/CP, Nghị định số 49/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134; Chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT (bao gồm học bổng và chi khác); Chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật theo Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC (học bổng và hỗ trợ đồ dùng học tập); Chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Đắk Nông theo Quyết định số 1844/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông; Chính sách ưu tiên, chế độ ưu đãi đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trường trung học phổ thông chuyên và đối với học sinh đạt giải, giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh đạt giải tại các trường phổ thông của tỉnh Đắk Nông theo Nghị quyết số 18/2013/NQ-HĐND ngày 19/7/2013 của HĐND tỉnh Đắk Nông (Số liệu thực hiện các chính sách theo Phụ biểu số 6).

3. Đánh giá tình hình thực hiện dựtoán ngân sách nhà nước

Mặc dù năm học 2018 - 2019 có nhiều yếu tố bất lợi tác động trực tiếp đến công tác thu, chi và điều hành ngân sách, song ngành giáo dục đã chủ động trong công tác thu, chi ngân sách thường xuyên, tổ chức việc phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho học sinh, sinh viên đầy đủ, kịp thời và đúng quy định. Cụ thể như sau:

- Về thu ngân sách: Ngành giáo dục đã thực hiện các khoản thu như: thu học phí, lệ phí, thu sự nghiệp.

- Về chi ngân sách: Chi từ nguồn thu ngân sách được để lại từ các nguồn như: thu phí, lệ phí và thu sự nghiệp; chi từ dự toán ngân sách nhà nước như: chi đầu tư, chi cho sự nghiệp giáo dục, chi cho chương trình MTQG về giáo dục và chi cho các dự án ODA khác (Chi tiết xem Phụ biểu số 3, 4, 5).

3.1. Đánh giá thực hiện thu, chi ngân sách chi thưởng xuyên; định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên

UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã trong việc thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội. Đảm bảo tỷ lệ chi cho giáo dục trong tổng ngân sách nhà nước theo quy định, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và quản lý sử dụng có hiệu quả. Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục được tập trung ưu tiên cho giáo dục phổ cập; giáo dục ở những vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách xã hội. Đầu tư ngân sách nhà nước có trọng điểm, từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất và phương tiện dạy học tối thiểu của các cơ sở giáo dục; ưu tiên đầu tư xây dựng trường dân tộc nội trú, bán trú.

Hàng năm, ngân sách địa phương bố trí kinh phí để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng, tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp học và mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học nhưng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục địa phương. Thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính; kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ để quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.2. Tình hình thực hiện xã hội hóa giáo dục

Công tác xã hội hóa giáo dục của tỉnh Đắk Nông thực hiện theo Nghị quyết số 29/2006/NQ-HĐND ngày 25/12/2006 của HĐND tỉnh và Quyết định số 06/2007/QĐ- UBND ngày 02/3/2007 của UBND tỉnh. Việc huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được triển khai thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ GDĐT. Trong những năm gần đây, cùng với nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học thì nhân dân và các nguồn lực xã hội khác tích cực đóng góp kinh phí cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Vì vậy, cơ sở vật chất trường học ngày càng được tăng cường đồng bộ theo hướng kiên cố hóa, thông qua các hoạt động khuyến học, khuyến tài của địa phương, các đơn vị giáo dục trong tỉnh phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó được tiếp tục đến trường.

3.3. Đánh giá việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục - đào tạo

Hằng năm, ngân sách nhà nước bố trí đầy đủ kinh phí để triển khai thực hiện các chính sách cho giáo viên, học sinh theo quy định của nhà nước. Các chính sách đã giúp địa phương, gia đình được hưởng lợi giảm đi một phần gánh nặng về tài chính cho việc học tập của các em; là một trong những biện pháp giúp giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Chất lượng giáo dục, hiệu quả giáo dục tiếp tục có những chuyển biến rõ nét và toàn diện ở các cấp học, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung h ọc phổ thông và đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng nhanh về số lượng theo nhu cầu phát triển học sinh của tỉnh, từng bước được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học, yêu cầu phổ cập giáo dục và phát triển các cấp học và trình độ đào tạo.

3.4. Về các chương trình, dự án do ngân sách Trung ương hỗ trợ

Việc sử dụng nguồn vốn nước ngoài từ các dự án đã hỗ trợ kịp thời cho địa phương trong giai đoạn đầu từ một tỉnh mới thành lập. Các dự án đã góp phần kiên cố hóa trường lớp học, xóa phòng học tranh tre nứa, lá, phòng học tạm. Nâng cao điều kiện tiếp cận học tập của học sinh ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo điều kiện thu hẹp khoảng cánh giữa thành thị và nông thôn.

II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2020 (năm học 2020-2021)

1. Căn cứ, định hướng xây dựng kế hoạch

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 (Nghị quyết số 01- NQ/TU ngày 01/10/2015).

- Nghị quyết số 22/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của HĐND tỉnh về việc thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Đắk Nông.

- Quyết định số 739/QĐ-UBND ngày 26/5/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường, lớp học trong hệ thống giáo dục và đào tạo đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Công văn số 2330/BGDĐT-KHTC ngày 29/5/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện xây dựng Báo cáo kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dự toán NSNN năm 2020.

2. Nội dung xây dựng Kế hoạch năm 2020

2.1. Mục tiêu Kế hoạch

a) Mục tiêu chung

Phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Nông theo hướng chuẩn hóa nhằm tạo bước phát triển toàn diện ở các cấp học, nhất là giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức đủ số lượng, cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức; hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tốt các điều kiện dạy và học, đảm bảo chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện.

b) Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể

- Phát triển quy mô trường lớp và học sinh: Hiện nay, quy mô dân số tỉnh Đắk Nông là 645 ngàn người. Trên cơ sở đó, ngành giáo dục dự kiến quy mô phát triển mạng lưới trường lớp năm 2020 như sau43.

- Quy mô đào tạo: Mở rộng liên kết đào tạo với các trường đại học, cao đẳng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.

- Công tác huy động học sinh: Năm 2020, tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi học mẫu giáo đạt 83,5% trở lên, trẻ 5 tuổi đạt 99,22% trở lên; tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 93,2% trở lên; tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,3% trở lên; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 90,2% trở lên ở cấp THCS và 71% trở lên ở cấp THPT.

- Duy trì công tác Phổ cập giáo dục và xóa mù chữ: Duy trì bền vững kết quả và nâng cao chất lượng PCGD-XMC, đặc biệt là kết quả PCGDMN cho trẻ 5 tuổi; tăng cường chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra thường xuyên các huyện, thị xã trong việc huy động học viên ra lớp, tổ chức giảng dạy, duy trì sĩ số, bảo đảm hồ sơ sổ sách theo yêu cầu, đảm bảo chế độ chính sách kịp thời, đầy đủ để thực hiện công tác PCGD-XMC.

- Tăng cường cơ sở vật chất: Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các điều kiện dạy học khác.

- Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS): Năm 2020, toàn tỉnh có ít nhất 16% trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 71% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp, trong đó 100% trẻ em trong trong các cơ sở giáo dục mầm non và 100% học sinh tiểu học người DTTS được tăng cường tiếng Việt, tỉ lệ hoàn thành môn tiếng Việt đạt trên 93%.

- Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia: Năm 2020, công nhận trên 08 trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học. Đồng thời, tỉnh sẽ căn cứ vào quy hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia của các huyện, thị xã để đầu tư cho các trường cận chuẩn.

- Công tác cải cách hành chính và cải cách tài chính công: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch cải cách hành chính lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, tăng cường và nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến. Triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tại các cơ sở giáo dục nhằm trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội.

2.2. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của các cấp học năm học 2019-2020 (tiếp tục thực hiện 9 nhiệm vụ trong tâm và 5 giải pháp theo Chỉ thị năm học 2018- 2019). Cụ thể:

a) Đối với 9 nhiệm vụ trọng tâm

- Về mạng lưới, quy mô, tuyển mới học sinh: Tiếp tục chỉ đạo ngành giáo dục triển khai thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường trung học phổ thông công lập nhiều cấp học trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2019 - 2021 sau khi được phê duyệt (căn cứ vào Kế hoạch số 386/KH-UBND ngày 24/7/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ và Chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày 22/5/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI).

- Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: Chỉ đạo ngành giáo dục tiếp tục xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, gương mẫu về trách nhiệm nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn , nghiệp vụ; xem đây là giải pháp then chốt bả o đả m sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục.

- Về phân luồng học sinh phổ thông: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1094/QĐ-UBND ngày 17/7/2018 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phường, sự tham gia của các sở, ban, ngành, đoàn thể trong công tác phân luồng học sinh sau trung học, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phân luồng trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về tầm quan trọng của công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông; xây dựng trang thông tin về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông của tỉnh.

- Về nâng cao chất lượng giáo dục: Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; nâng cao hiệu quả hoạt động của Đề án tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và Chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đổi mới chương trình, nội dung theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GDĐT; giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục trong việc xây dựng chương trình và thực hiện kế hoạch giáo dục; triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và trải nghiệm; đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025; Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 05/01/2015 của UBND tỉnh về triển khai Chương trình thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông.

- Về tăng cường tự chủ trong giáo dục đào tạo: Tiếp tục chỉ đạo ngành giáo dục triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ tự của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Về nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ: Tiếp tục chỉ đạo ngành giáo dục triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch của UBND tỉnh44. Tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ, đồng thời tăng cường tổ chức bồi dưỡng về kĩ năng sử dụng ngôn ngữ sư phạm tiếng Anh trong giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng môi trường học tập trực tuyến. Tổ chức các hoạt động để thúc đẩy việc hình thành môi trường giao tiếp tiếng Anh. Duy trì việc đánh giá năng lực ngoại ngữ của các giáo viên đạt chuẩn theo thời gian định kỳ phù hợp; tăng cường hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng để đạt chuẩn hướng đến các thang đánh giá năng lực quốc tế. Tiếp tục trang bị thiết bị dạy học môn ngoại ngữ theo hướng hiện đại cho các cơ sở giáo dục; tăng cường, đẩy mạnh việc mời giáo viên là người nước ngoài tham gia giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn để giáo viên học tập và bổ sung vào phương pháp dạy học, đồng thời học sinh có môi trường giao tiếp với giáo viên là người nước ngoài.

- Về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu: Chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, đề án, chương trình đã được UBND tỉnh phê duyệt45. Đồng thời, tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng, kỹ thuật về công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục phục vụ cho công tác dạy tin học và ứng dụng CNTT trong dạy học; phủ kín việc trang bị máy tính và các thiết bị CNTT cho các đơn vị trường học. Chỉ đạo các trường tích cực xây dựng nguồn học liệu mở, hoàn thành dữ liệu phần mềm Cơ sở dữ liệu toàn ngành về GDĐT, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tăng cường hoạt động soạn giảng bài giảng điện tử, tích cực áp dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học và thí nghiệm ảo trong dạy học. Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn sử dụng CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và cải cách hành chính.

- Về hợp tác quốc tế và đào tạo với nước ngoài: Ban hành các cơ chế để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở giáo dục có điều kiện chủ động tiếp cận và tổ chức các hoạt động giáo dục có yếu tố ngước ngoài; mời giáo viên người nước ngoài tham gia giảng dạy tiếng nước ngoài; tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập, được tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến.

- Về tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo: Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các điều kiện dạy học khác.

- Về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Tiếp tục xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, 100% giáo viên các cấp học có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, vững vàng về chính trị và chuyên môn. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên các cấp học; tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; hỗ trợ, khuyến khích các giáo viên, nhất là đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên theo học các lớp bồi dưỡng trên chuẩn theo quy định của từng cấp học. Tiếp tục đổi mới hoạt động sinh hoạt chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường, cụm trường nhằm từng bước xóa dần sự chênh lệch về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giữa các địa bàn, qua đó xây dựng được đội ngũ giáo viên trong toàn tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, để từng bước đào tạo các thế hệ học sinh ngày càng nâng cao về chất lượng, tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.

b) Đối với 5 giải pháp phát triển ngành

- Về hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp, tính khả thi, dễ tiếp cận, dễ chuyển hóa thành các thủ tục hành chính. Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch cải cách hành chính lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), đảm bảo giảm thủ tục, hồ sơ, giảm thời gian, chi phí thực hiện TTHC, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ, đúng thời gian quy định và đảm bảo yêu cầu; tiếp tục tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cơ chế, chính sách đặc thù về GDĐT của địa phương.

- Về nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp: Chỉ đạo ngành giáo dục thườ ng xuyên quán triệt về đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục, đào tạo và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có nhận thức đúng, hành động thiết thực triển khai các hoạt động đổi mới của ngành.

- Về tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo: Tiếp tục thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; triển khai thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông mới. Chỉ đạo ngành giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ tự của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Về tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục: Chỉ đạo ngành giáo dục tăng cường tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ về kỹ năng đánh giá theo hướng đánh giá năng lực người học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; bảo đảm công bằng, khách quan, chính xác, tin cậy, minh bạch, tạo thuận lợi tối đa cho người dạy và người học.

Tăng cường, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; đẩy mạnh công tác tuyên truyền khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; công khai kết quả khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục đạt được, tạo điều kiện cho xã hội tham gia giám sát chất lượng giáo dục; tăng cường giám sát việc triển khai thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng trên cơ sở kết quả tự đánh giá; tích cực đưa hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trở thành hoạt động chuyên môn chủ yếu trong quản lý nhà trường; tăng cường chất lượng đánh giá ngoài, tiến tới sử dụng kết quả đánh giá ngoài để thực hiện xét công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; đưa kết quả kiểm định chất lượng trở thành tiêu chí hàng đầu trong hoạt động xét thi đua hàng năm của các cơ sở giáo dục.

- Về đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo: Xây dựng Kế hoạch công tác truyền thông ngành giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về giáo dục và tăng cường kết nối giữa địa phương và Bộ GDĐT. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trang thông tin điện tử ngành giáo dục và các chuyên trang, chuyên mục phục vụ công tác truyền thông. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan báo, đài trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và sự chung tay, góp sức của nhân dân vào sự nghiệp giáo dục.

2.3. Xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách năm 2020

Năm 2020, dự kiến tổng chi cho ngân sách giáo dục tăng 9.98% so với năm 2019 (có bảng xây dựng ngân sách chi tiết theo Phụ biểu số 3).

2.4. Lập kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2020 - 2022

Năm 2020, dự kiến tổng chi cho ngân sách giáo dục là 2.032,069/1.847,743 triệu đồng, tăng so với năm 2019 là 10%.

Năm 2021, dự kiến tổng chi cho ngân sách giáo dục là 2.235,276/2.032,069 triệu đồng, tăng so với năm 2020 là 10%.

Năm 2022, dự kiến tổng chi cho ngân sách giáo dục là 2.458,804/2.235,276 triệu đồng, tăng so với năm 2021 là 10% (chi tiết xem Phụ biểu số 6).

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Để đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2019 - 2020, tỉnh Đắk Nông kiến nghị, đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo một số nội dung sau:

1. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo, chất lượng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục, cơ chế chính sách về đầu tư, tài chính nhằm phát huy các nguồn lực trong xã hội cho giáo dục và đào tạo.

2. Để thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể theo đúng kế hoạch và lộ trình, tỉnh Đắk Nông đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành Trung ương tăng cường đầu tư chương trình kiên cố hóa trường lớp học để Đắk Nông sớm đủ điều kiện về cơ sở vật chất (mỗi lớp có một phòng riêng) để tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới và dạy học 2 buổi/ngày đối với cấp tiểu học.

3. Hỗ trợ trong giải quyết vấn đề thiếu giáo viên giảng dạy, đặc biệt là giáo viên mầm non.

4. Là tỉnh có địa hình chia cắt nên cần có quy định riêng mang tính đặc thù về định mức sĩ số học sinh trên lớp phù hợp với điều kiện tự nhiên.

5. Ban hành quy định về trang thiết bị tối thiểu cho môn học Thể dục.

6. Sớm chỉnh sửa Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính về hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc cho phù hợp hơn.

Trên đây là Kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 của tỉnh Đắk Nông./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Tôn Thị Ngọc Hạnh

 

 



1 Trong đó: có 18 xã thuộc diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020, 12 xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực III và 04 huyện biên giới.

2 Công nhận được 13 trường chuẩn so với chỉ tiêu là 8 trường/năm; đạt 68,5% so với chỉ tiêu 68%.

3 Chỉ tiêu Nghị quyết là 8 trường/năm và tỷ lệ dân số đi học là 69%.

4 Năm học 2018-2019, ngành Giáo dục đã tuyển mới 15.286 trẻ mầm non (giảm 1.872 trẻ so với cùng kỳ), 17.558 học sinh vào lớp 1 (tăng 2.380 học sinh so với cùng kỳ), 12.870 học sinh vào lớp 6 THCS (tăng 1.720 học sinh so với cùng kỳ) và 7.780 học sinh vào lớp 10 THPT (tăng 525 học sinh so với cùng kỳ).

5 Năm học 2018-2019, tỷ lệ huy động trẻ từ 0 đến 36 tháng tuổi đạt 14,3%; tỷ lệ trẻ từ 3-5 tuổi đạt 83,4%, trong đó, tỷ lệ trẻ 5 tuổi đạt 99,4%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi (6-14 tuổi) học tiểu học và đã hoàn thành chương trình tiểu học đạt 93,28%; tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học trung học cơ sở (11-14 tuổi) là 90,17%; tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học trung học phổ thông (15-17 tuổi) là 68,5%. Tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào học lớp 1 là 99,71%. Tỷ lệ học sinh vào lớp 6 đạt 99,84%; tỷ lệ học sinh lớp 10 nhập học so với số học sinh trúng tuyển vào lớp 10 là 87,74%.

6 Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp học là 100%.

7 Dự kiến hiệu quả đạt được sau khi thực hiện sắp xếp trong giai đoạn từ năm 2019-2021 như sau: Tiểu học giảm 33 trường, 25 CBQL, 41 nhân viên. THCS giảm 20 trường, đồng thời sáp nhập với trường tiểu học thành 19 trường cấp tiểu học và THCS, giảm 01 CBQL, 19 nhân viên. THPT giảm 01 trường, 02 CBQL, 04 nhân viên. Giảm 02 trung tâm trực thuộc Sở GDĐT (sáp nhập Trung tâm GDTX tỉnh và Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, giải thể Trung tâm Giáo dục học sinh dân tộc), giảm 02 CBQL, 09 nhân viên.

8 Trên cơ sở thực hiện Công văn số 1052/UBND-NC ngày 18/3/2019 của UBND tỉnh về việc thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tình trạng thừa, thiếu cục bộ, biên chế giáo viên, cán bộ y tế tại khu vực Tây nguyên

9 Đối với các cơ sở giáo dục sau sáp nhập, sắp xếp, tổ chức lại, nếu dôi dư biên chế (giáo viên, nhân viên) sẽ thực hiện điều chuyển đến các trường còn thiếu, nếu không thể bố trí được thì thực hiện giải quyết tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. Một số trường hợp không thể điều động, biệt phái được do ốm đau, nghỉ thai sản hoặc có con nhỏ nên phải chấp nhận tình trạng thừa cục bộ.

10 Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục ở vùng đặc biệt khó khăn được thụ hưởng đầy đủ các chính sách quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006, Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 và Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Chính phủ.

11 Theo Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 15/5/2018 của Bộ GDĐT về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo

12 Kết quả khảo sát có 8 trường đủ điều kiện triển khai thực hiện theo mô hình trường học mới, đối với các trường tiểu học không áp dụng mô hình, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới, phù hợp điều kiện thực tế địa phương. Có 145 trường tiểu học triển khai thực hiện phương pháp Bàn tay nặn bột với hơn 59.707 học sinh được học, chiếm 84%. 100% trường tiểu học triển khai thực hiện phương pháp mới của Đan Mạch.

13 Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2018 của tỉnh là 97,43%, cao hơn năm 2017 là 0,38%.

14 Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2019, tỉnh Đắk Nông có 15 học sinh giỏi quốc gia (tăng 3 học sinh so với năm 2018)

15 Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày cấp tiểu học là 70%, THCS là 7,4%, THPT là 4,2%.

16 Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 về Kế hoạch thực hiện Đề án xóa mù chữ và Đề án xây dựng xã hội học tập ở tỉnh Đăk Nông đến năm 2020; Quyết định số 1397/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 về Kế hoạch Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2021.

17 Tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường đạt 14,3% ; trẻ 3-5 tuổi đạt 83,4 % (trẻ 5 tuổi đạt 99,4%); tỉ lệ trẻ học 2 buổi/ngày là 97,7 %.

18 Trong năm học 2018 -2019, chức được 14 lớp với 610 học viên xòa mù chữ (gồm huyện Tuy Đức: 02 lớp, 52 học viên; Đắk Đắk Song 01 lớp, 45 học viên; Cư Jút: 05 lớp, 323 học viên; huyện Đắk Mil: 06 lớp, 190 học viên).

19 Những nghề phổ thông gắn với phát triển kỹ năng sống ngày càng được nhiều học sinh lựa chọn như: Tin học, Làm vườn, Điện dân dụng, Nấu ăn, Chăn nuôi.

20 Cấp Tiểu học có 70,5%, THCS có 76,7%, THPT có 69% số giáo viên đạt chuẩn về ngoại ngữ theo khung châu Âu hoặc theo khung ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.

21 Đến năm 2017, có 112/264 trường phổ thông các cấp học (chiếm 42,4%) được trang bị phòng học ngoại ngữ.

22 Năm 2012, 100% giáo viên không đạt chuẩn năng lực theo quy định Đề án ngoại ngữ 2020, đến năm 2017, đội ngũ giáo viên tiếng Anh các cấp học đã đạt chuẩn năng lực, đạt tỷ lệ 64,8%

23 100% các trường THPT có phòng máy tính phục vụ giảng dạy môn Tin học, có máy tính, máy in và các thiết bị công nghệ thông tin phụ trợ khác phục vụ công tác quản lý, hành chính. Các trường phổ thông sử dụng phần mềm quản lý đạt trên 95% và hầu hết theo mô hình trực tuyến. 100% Phòng GDĐT, các đơn vị trực thuộc triển khai hiệu quả hệ thống website. Toàn ngành hiện có 5.551 máy tính được kết nối internet phục vụ công tác quản lý và dạy học

24 Số dịch vụ công trực tuyến cấp 3 và 4 là 10 dịch vụ, chiếm 8,1%, tất cả được niêm yết, công khai trên Trang thông tin điện tử của Sở và tại dịch vụ công hành chính tỉnh Đắk Nông tại địa chỉ: dichvucong.daknong.gov.vn

25 Quyết định số 687/QĐ-UBND ngày 25/4/2017 ban hành Kế hoạch triển khai Đề án Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2010, định hướng 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

26 Khoảng gần 65% giáo viên phổ thông có thể sử dụng phần mềm để trình chiếu, hỗ trợ giảng dạy, trong đó số giáo viên có khả năng thiết kế bài giảng e-learning chiếm khoảng 25%.

27 100% trường Mầm non, TH, THCS, THPT sử dụng các phần PMIS, và EMIS online, Quản lý tài chính 100% trường THCS, THPT sử dung mềm quản lý nhà trường (VEMIS) (Các trường TH không sử dụng VEMIS vì cách đánh giá xếp loại không còn phù hợp)… tất cả các trường đã sử dụng các sổ sách in từ phần mềm. Hệ thống quản lý số liệu tại Sở được kiện toàn, các thông tin, báo cáo được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng. Việc ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện rộng rãi, ngày càng đi vào chiều sâu chất lượng. Đẩy mạnh trao đổi bài giảng trên website bài giảng điện tử của Sở.

28 Số giáo viên trường THPT chuyên có trình độ trên chuẩn đạt 42,3%.

29 Năm học 2018 - 2019, có 15 học sinh giỏi quốc gia (tăng 3 học sinh so với năm học 2017 - 2018), có 4 dự án KHKT tham gia dự thi cấp quốc gia có 01 dự án đạt giải tư; 03 dự án đạt giải đặt biệt.

30 Trong năm học 2018-2019, Sở GDĐT đã tham mưu UBND trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Đề án số 06-ĐA/TU ngày 07/8/2018 về xây dựng mỗi trường học phải thật sự là một trung tâm văn hóa, giáo dục, là nơi rèn luyện con người về tri thức, lý tưởng, phẩm chất đạo đức, nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa - lịch sử dân tộc, địa phương cho thế hệ trẻ giai đoạn 2018-2020; Kế hoạch 243/KH-UBND ngày 28/5/2018 về Kế hoạch thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Kế hoạch số 494/KH-UBND ngày 21/9/2018 về triển khai Đề án số 06-ĐA/TU ngày 07/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

31 Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1115/QĐ-UBND ngày 19/7/2018 về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2018-2019 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 28/9/2018 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 4/6/2019 về Kế hoạch nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số và học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

32 Quyết định 1657/QĐ-SGDĐT ngày 28/12/2018 về Kế hoạch CCHC năm 2019; Quyết định số 1658/QĐ-SGD&ĐT ngày 28/12/2018 về Kế hoạch Kiểm soát thủ tục hành chính năm 2019; Kế hoạch số 2652/KH-SGDĐT ngày 28/12/2018 về Tuyên truyền công tác CCHC năm 2019; Kế hoạch số 2694/KH-SGDĐT ngày 28/12/2018 về Rà soát, đơn giản hóa TTHC thuộc thẩm quyền của Sở GDĐT; Kế hoạch số 2695/KH-SGDĐT ngày 28/12/2018 về Cải thiện chi phí thời gian thực hiện các quy định nhà nước năm 2019; Quyết định số 44/QĐ-SGDĐT ngày 09/01/2019 về thành lập Ban chỉ đạo CCHC Sở GDĐT; Quyết định số 45/QĐ-SGDĐT ngày 09/01/2019 về phân công lãnh đạo phụ trách, chỉ đạo, điều hành CCHC; Quyết định số 70/QĐ-SGDĐT ngày 15/01/2019 ban hành Quy chế hoạt động ban chỉ đạo CCHC; Kế hoạch số 2698/KH-SGDĐT ngày 28/12/2018 về Kế hoạch kiểm tra công tác CCHC tại các đơn vị trực thuộc và các Phòng chuyên môn thuộc Sở; Quyết định số 1663/QĐ-SGDĐT ngày 28/12/2018 về việc thành lập đoàn kiểm tra công vụ Sở GDĐT; Kế hoạch số 878/KH-SGDĐT ngày 03/5/2019 về thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh PCI tỉnh Đắk Nông năm 2019.

33 Năm 2017, đạt 79,5, xếp nhóm 3 toàn tỉnh.

34 Công văn số 1160/SGDĐT-VP ngày 21/6/2018; Công văn số 1300/SGDĐT-VP ngày 12/7/2018.

35 Quyết định số 877/QĐ-SGDĐT ngày 21/9/2018 về về Kế hoạch Thanh tra năm học 2018-2019, Công văn số 1730/SGDĐT-TTr ngày 10/9/2018 về hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, phối hợp thực hiện công tác thanh tra để triển khai thực hiện Đề án đổi mới thanh tra giáo dục trong toàn Ngành.

36 Hiện nay, đội ngũ công tác viên thanh tra có 115 người, tất cả được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra và cấp giấy chứng nhận.

37 Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015 về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên CBQL trường tiểu học; Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015 về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên CBQL trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; Công văn số 962/BGDĐT-NGCBQLCSGD ngày 15/3/2016 về Hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng thường xuyên CBQL trường phổ thông; Công văn số 1762/BGDĐT-NGCBQLCSGD ngày 21/4/2016 về Hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng thường xuyên CBQL Trung tâm GDNN-GDTX

38 Phối hợp với các cơ sở đào tạo như trường Cán bộ quản lý giáo dục Tp Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, trường Chính trị tỉnh để tổ chức bồi dưỡng.

39 Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 06/5/2019 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 – 2020 (theo Quyết định số 775/QĐ- TTg ngày 27/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 – 2020)

40 Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2018 của tỉnh là 97,43%, cao hơn năm 2017 là 0,38%.

41 Sàng lọc đội ngũ đội giáo viên đáp ứng mục tiêu của trường THPT chuyên. Nâng cao hiệu quả công tác dạy và học, đặc biệt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia THPT.

42 Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2018-2019, tỉnh có 53 học sinh tham dự, trong đó có 15 em đoạt giải gồm: 4 giải 3 và 11 giải khuyến khích ở các môn Văn, Sử, Địa, Sinh, Tin học, Vật lý. Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học năm học 2018-2019 cấp quốc gia, kết quả đạt được 01 giải nhì và 01 giải tư

43 Xem Biểu số 1 Phụ lục đính kèm.

44 Kế hoạch số 631/KH-UBND ngày 29/11/2018 về việc triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018-2025. Kế hoạch số 274/KH-UBND ngày 7/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông về bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, tin học đạt chuẩn theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025.

45 Quyết định số 687/QĐ-UBND ngày 25/4/2017 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 về phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”; Quyết định số 1965/QĐ-UBND ngày 16/11/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2015; Quyết định số 1092/QĐ-UBND ngày 01/6/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch số 907/KH-SGDĐT ngày 25/5/2017 về kế hoạch tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 lĩnh vực giáo dục và đào tạo.