ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4851/KH-UBND | Bình Dương, ngày 11 tháng 10 năm 2018 |
Căn cứ Quyết định số 2071/QĐ-UBND ngày 27/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án sửa đổi, bổ sung Chỉ số cải cách hành chính và ban hành Chỉ số cải cách hành chính (gọi tắt là Chỉ số CCHC) của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai xác định Chỉ số CCHC của các sở, ban, ngành (sau đây gọi tắt là cấp sở); Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là cấp huyện) và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã), cụ thể như sau:
1. Mục tiêu
- Xác định được Chỉ số CCHC của cấp sở, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh, dựa trên các lĩnh vực, tiêu chí (TC), tiêu chí thành phần (TCTP) theo đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương đã được phê duyệt tại Quyết định số 2071/QĐ-UBND ngày 27/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.
- Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại và xếp hạng kết quả CCHC được công bố hàng năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ về CCHC của đơn vị cho phù hợp với yêu cầu chung của tỉnh; đề ra các giải pháp khắc phục những thiếu sót, hạn chế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác CCHC.
2. Yêu cầu
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định tại Quyết định số 2071/QĐ-UBND ngày 27/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.
- Tổ chức công tác tự đánh giá, chấm điểm của các cơ quan, đơn vị, địa phương thực chất, khách quan, trung thực, đúng quy định.
- Đảm bảo tính kịp thời của việc đánh giá, phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC hàng năm để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác CCHC.
- Tổ chức điều tra xã hội học theo bộ câu hỏi điều tra xã hội học đối với từng nhóm đối tượng điều tra, khảo sát quy định trong Chỉ số CCHC cấp sở, cấp huyện, cấp xã bảo đảm khách quan, phù hợp với điều kiện thực tế.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân đối với cải cách hành chính nói chung và đánh giá kết quả cải cách hành chính hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương nói riêng.
Đánh giá, chấm điểm các TC, TCTP trong Chỉ số CCHC của cấp sở; cấp huyện và cấp xã theo 2 nhóm tiêu chí là: Đánh giá kết quả thực hiện CCHC; đánh giá tác động của CCHC, như sau:
1. Chỉ số CCHC các sở, ban, ngành
1.1. Đánh giá kết quả thực hiện CCHC, gồm 08 lĩnh vực, 40 TC và 97 TCTP (trong đó có 7 TC, 26 TCTP thực hiện điều tra xã hội học):
- Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC: 6 TC và 19 TCTP;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật: 4 TC và 14 TCTP;
- Cải cách thủ tục hành chính: 4 TC và 5 TCTP;
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: 5 TC và 10 TCTP;
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: 8 TC và 13 TCTP;
- Cải cách tài chính công: 4 TC và 8 TCTP;
- Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước: 5 TC và 19 TCTP;
- Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông: 4 TC và 9 TCTP;
1.2. Đánh giá tác động của CCHC: Lấy kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Điểm điều tra xã hội học là 28 điểm.
2. Chỉ số CCHC của Ủy ban nhân dân cấp huyện
2.1. Đánh giá kết quả thực hiện CCHC, gồm 08 lĩnh vực, 38 TC và 72 TCTP (trong đó có 6 TC, 13 TCTP thực hiện điều tra xã hội học):
- Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC: 7 TC và 20 TCTP;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật: 4 TC và 12 TCTP;
- Cải cách thủ tục hành chính: 4 TC và 5 TCTP;
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: 5 TC và 11 TCTP;
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: 8 TC và 20 TCTP;
- Cải cách tài chính công: 4 TC và 8 TCTP;
- Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước: 5 TC và 21 TCTP;
- Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông: 5 TC và 16 TCTP;
2.2. Đánh giá tác động của CCHC: Lấy kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố.
- Điểm điều tra xã hội học là 23 điểm.
3. Chỉ số CCHC của Ủy ban nhân dân cấp xã
3.1. Đánh giá kết quả thực hiện CCHC, gồm 08 lĩnh vực, 42 TC và 113 TCTP (trong đó có 6 TC, 13 TCTP thực hiện điều tra xã hội học):
- Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC: 6 TC và 18 TCTP;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật: 4 TC và 8 TCTP;
- Cải cách thủ tục hành chính: 4 TC và 7 TCTP;
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: 5 TC;
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: 6 TC và 13 TCTP;
- Cải cách tài chính công: 4 TC và 2 TCTP;
- Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước: 4 TC và 10 TCTP;
- Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông: 5 TC và 13 TCTP;
3.2. Đánh giá tác động của CCHC: Lấy kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn xã/phường/thị trấn.
- Điểm điều tra xã hội học là 18 điểm.
1. Thang điểm và cách tính chỉ số CCHC
1.1. Thang điểm
- Thang điểm đánh giá chỉ số CCHC của các cấp là 100 (không tính cơ cấu điểm thưởng và điểm trừ trong tổng 100 điểm đánh giá);
- Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng TC, TCTP trong Chỉ số CCHC cấp sở; cấp huyện và cấp xã.
1.2. Cách tính chỉ số CCHC
- Tự đánh giá của cấp sở; cấp huyện và cấp xã: Cấp sở; cấp huyện và cấp xã tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của đơn vị, địa phương mình theo các TC, TCTP được quy định trong Chỉ số CCHC của từng cấp và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ. Điểm của cấp sở; cấp huyện và cấp xã đánh giá được thể hiện tại cột “Tự đánh giá” tại Bảng 1, 2, 3.
- Đánh giá thông qua điều tra xã hội học: Số TC, TCTP đánh giá qua điều tra xã hội học lần lượt là 28 ở Bảng 1; 23 ở Bảng 2 và 18 ở Bảng 3, được thể hiện tại cột “Ghi chú” và các dòng có chữ viết tắt “ĐTXHH” của Bảng 1, 2, 3. Việc điều tra xã hội học được tiến hành lấy ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau;
- Bộ câu hỏi điều tra xã hội học được xây dựng với số lượng, nội dung câu hỏi tương ứng với các TC, TCTP của Chỉ số CCHC cấp sở; cấp huyện và cấp xã;
- Điểm tự đánh giá của cấp sở; cấp huyện và cấp xã sẽ được Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Hội đồng đánh giá) xem xét, công nhận hoặc điều chỉnh nếu cần thiết. Điểm đánh giá tác động và đánh giá qua điều tra xã hội học là điểm do Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện. Tổng hợp điểm qua đánh giá tác động và điều tra xã hội học và điểm Hội đồng đánh giá được thể hiện tại các cột tương ứng của Bảng 1, 2, 3, là căn cứ để tính Chỉ số CCHC cho từng sở, từng huyện và từng xã. Chỉ số CCHC được xác định bằng tỉ lệ phần trăm (%) giữa “Tổng điểm đạt được” và “Tổng điểm tối đa” (100 điểm).
2. Tổ chức tự đánh giá kết quả thực hiện công tác CCHC của cơ quan, đơn vị
Các cơ quan, đơn vị, địa phương tự đánh giá kết quả công tác CCHC hàng năm của đơn vị mình bằng cách tự chấm điểm các TC, TCTP của Chỉ số CCHC, kèm theo tài liệu kiểm chứng.
Đối với những TC, TCTP không có tài liệu kiểm chứng hoặc tài liệu kiểm chứng chưa thể hiện hết nội dung đánh giá, chấm điểm, đơn vị phải có giải trình cụ thể trong báo cáo chấm điểm của mình về cách đánh giá, tính điểm.
Việc tự đánh giá kết quả thực hiện công tác CCHC của đơn vị được tiến hành với thành phần như sau:
- Đối với sở, ban, ngành: Phải có sự tham gia của thủ trưởng đơn vị và trưởng các phòng, ban chuyên môn liên quan;
- Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện: Phải có sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trưởng các phòng, ban chuyên môn liên quan;
- Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã: Phải có sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và công chức tham mưu công tác CCHC;
Tùy vào đặc điểm, tình hình và để đảm bảo khách quan, thủ trưởng đơn vị có thể mời thêm các thành phần khác cùng tham gia.
3. Tổ chức thẩm định, đánh giá kết quả tự chấm điểm của các cơ quan, đơn vị
3.1. Kết quả tự chấm điểm CCHC cấp sở, cấp huyện
Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng đánh giá chỉ số CCHC có nhiệm vụ tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định, đánh giá, tổng hợp, báo cáo kết quả tự chấm điểm của cấp sở và cấp huyện.
3.2. Kết quả tự chấm điểm CCHC của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đánh giá chỉ số CCHC và gửi kết quả tự đánh giá kèm tài liệu kiểm chứng về Ủy ban nhân dân huyện.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp kết quả cùng tài liệu kiểm chứng về việc tự đánh giá, chấm điểm chỉ số CCHC của Ủy ban nhân dân cấp xã trực thuộc gửi về Hội đồng thẩm định (thông qua Sở Nội vụ) để tổng hợp, thẩm định.
3.3. Tổ chức thẩm tra kết quả điều tra xã hội học
Để kết quả điều tra xã hội học được chính xác, khách quan, ngoài căn cứ vào các thông tin do các đơn vị, địa phương gửi về Hội đồng đánh giá (thông qua Sở Nội vụ), Hội đồng đánh giá sẽ thẩm tra thực tế tại một số sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cụ thể:
- Số lượng đơn vị được thẩm tra: 30% các đơn vị;
- Nội dung thẩm tra: Sự chính xác, phù hợp trong việc gửi phiếu điều tra xã hội học đến các đối tượng cần điều tra;
- Kết quả thẩm tra: Làm cơ sở để đánh giá, xác định chỉ số CCHC các đơn vị, địa phương.
IV. XẾP HẠNG, PHÂN LOẠI VÀ CÔNG BỐ CHỈ SỐ CCHC HÀNG NĂM
1. Xếp hạng và phân loại chỉ số CCHC hàng năm
1.1. Việc xếp hạng kết quả thực hiện công tác CCHC đối với cơ quan, đơn vị, địa phương được tính trên cơ sở số điểm của chỉ số CCHC của mỗi đơn vị và xác định theo thứ tự từ cao đến thấp; đồng thời phân loại thành các nhóm như sau:
- Điểm tổng cộng từ 91 đến 100: Đơn vị xuất sắc.
- Điểm tổng cộng từ 80 đến 90: Đơn vị tốt.
- Điểm tổng cộng từ 65 đến dưới 80: Đơn vị khá.
- Điểm tổng cộng từ 50 đến dưới 65: Đơn vị trung bình.
- Điểm tổng cộng dưới 50: Đơn vị yếu.
1.2. Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện xếp hạng và phân loại chỉ số CCHC hàng năm của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Công bố Chỉ số CCHC
Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ công bố chỉ số CCHC của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh.
1. Cách chọn đơn vị để khen thưởng
Hàng năm, khi công bố chỉ số CCHC, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tặng bằng khen cho các cơ quan, đơn vị, địa phương đạt chỉ số CCHC cao, cụ thể:
1.1. Các sở, ban, ngành
Tặng bằng khen cho các đơn vị xếp hạng 1, hạng 2, hạng 3.
1.2. Ủy ban nhân dân cấp huyện
Tặng bằng khen cho các địa phương xếp hạng 1, hạng 2, hạng 3.
1.3. Ủy ban nhân dân cấp xã
Tặng bằng khen cho 15 đơn vị đứng đầu theo thứ tự xếp hạng từ 1 đến 15.
2. Nguồn kinh phí khen thưởng
Nguồn tiền thưởng lấy từ Quỹ thi đua, khen thưởng của tỉnh.
- Kinh phí triển khai xác định chỉ số CCHC được đảm bảo bằng nguồn ngân sách nhà nước của tỉnh và thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành.
- Đối với cấp tỉnh: Hàng năm, giao Sở Nội vụ căn cứ vào nội dung kế hoạch, lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
1. Tổ chức đánh giá và tự đánh giá của các cơ quan, đơn vị, địa phương
Các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi báo cáo tự đánh giá chấm điểm và tài liệu kiểm chứng kèm theo về Hội đồng đánh giá chỉ số CCHC của tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) trước ngày 31 tháng 01 hàng năm (ví dụ: Báo cáo tự đánh giá, chấm điểm chỉ số CCHC năm 2018 phải gửi trước ngày 31/01/2019).
2. Tổ chức thẩm định kết quả tự đánh giá của các cơ quan, đơn vị, địa phương
2.1. Thẩm định kết quả: Từ tháng 02 đến tháng 4, Tổ thư ký giúp việc Hội đồng đánh giá chỉ số CCHC sẽ tổ chức thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
2.2. Tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả chỉ số CCHC: Từ tháng 4 đến tháng 5, Tổ thư ký giúp việc Hội đồng đánh giá chỉ số CCHC tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả chỉ số CCHC và thông qua Hội đồng đánh giá để thống nhất kết quả.
2.3. Công bố chỉ số CCHC: Quý II hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ công bố Chỉ số CCHC của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh.
1. Sở Nội vụ
Là cơ quan chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện kế hoạch này:
- Hướng dẫn chi tiết cách tự đánh giá, chấm điểm các TC, TCTP để xác định chỉ số CCHC cho các cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức hội nghị triển khai theo kế hoạch hàng năm; tổng hợp kết quả tự đánh giá và thực hiện công tác kiểm tra thực tế việc tự chấm điểm tại các đơn vị (nếu có);
- Chủ trì, phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức triển khai điều tra xã hội học, đo lường sự hài lòng của người dân đối với các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, nhằm phục vụ đánh giá Chỉ số cải cách hành chính hàng năm;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị được phân công thực hiện việc thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các đơn vị, địa phương, tính toán, xác định chỉ số CCHC và xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả chỉ số CCHC hàng năm;
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng đánh giá và quyết định thành lập các Tổ giúp việc cho Hội đồng để đánh giá, xác định chỉ số, xếp hạng và công bố chỉ số CCHC; đề xuất khen thưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương đạt chỉ số CCHC cao hàng năm;
- Lập dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
- Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác đánh giá, phân loại, xếp hạng và công bố Chỉ số CCHC hàng năm của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
- Tham gia thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các đơn vị, địa phương về lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính.
3. Sở Tư pháp
Tham gia thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các đơn vị, địa phương về lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.
4. Sở Tài chính
- Chịu trách nhiệm bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch, hướng dẫn Sở Nội vụ thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
- Tham gia thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các đơn vị, địa phương về lĩnh vực cải cách tài chính công.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Tham gia thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các đơn vị, địa phương về lĩnh vực hiện đại hóa nền hành chính.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Tham gia thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các đơn vị, địa phương về ISO hành chính (thuộc lĩnh vực hiện đại hóa nền hành chính).
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham gia thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các địa phương về đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch này đến Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn;
- Tổng hợp báo cáo chỉ số CCHC của Ủy ban nhân dân cấp xã dùng tài liệu kiểm chứng, gửi về Hội đồng đánh giá (thông qua Sở Nội vụ).
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu có vướng mắc, phát sinh, các đơn vị, địa phương báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để chỉ đạo, xử lý kịp thời.
(Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 818/KH-UBND ngày 23/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 1950/KH-UBND năm 2018 về cải cách hành chính tỉnh Lai Châu năm 2019
- 2 Quyết định 2242/QĐ-UBND công bố kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2018 của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tỉnh Hà Nam
- 3 Kế hoạch 252/KH-UBND năm 2018 về nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2018-2020
- 4 Quyết định 2401/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2018 của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện do thành phố Hải Phòng ban hành
- 5 Quyết định 33/2018/QĐ-UBND Quy chế và Bộ tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; cấp xã và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 6 Quyết định 620/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên"
- 7 Quyết định 2071/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án sửa đổi, bổ sung Chỉ số cải cách hành chính và ban hành Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 8 Quyết định 3771/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch cải cách hành chính năm 2018 của tỉnh Bình Thuận
- 1 Quyết định 33/2018/QĐ-UBND Quy chế và Bộ tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; cấp xã và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 2 Quyết định 620/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên"
- 3 Quyết định 2401/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2018 của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện do thành phố Hải Phòng ban hành
- 4 Quyết định 3771/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch cải cách hành chính năm 2018 của tỉnh Bình Thuận
- 5 Kế hoạch 252/KH-UBND năm 2018 về nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2018-2020
- 6 Kế hoạch 1950/KH-UBND năm 2018 về cải cách hành chính tỉnh Lai Châu năm 2019
- 7 Quyết định 2242/QĐ-UBND công bố kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2018 của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tỉnh Hà Nam