Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 58/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 08 tháng 05 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

NÂNG HẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) NĂM 2014

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XẾP HẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI) CỦA TỈNH NĂM 2013

1. Kết quả chung

Năm 2013, năng lực cạnh tranh (PCI) của Tỉnh xếp hạng 02/63 trong bảng tổng sắp, tăng 28 bậc so năm 2012.

Trong 10 chỉ số thành phần của PCI1, ngoại trừ 01 chỉ số thành phần mới, còn lại có đến 08 chỉ số thành phần đã cải thiện được vị trí gồm:

- Chỉ số Tiếp cận đất đai và Sự ổn định trong sử dụng đất xếp thứ 14/63, tăng 45 bậc.

- Chỉ số Chi phí không chính thức xếp thứ 6/63, tăng 42 bậc;

- Chỉ số Đào tạo lao động xếp thứ 12/63, tăng 30 bậc.

- Chỉ số Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh xếp thứ 8/63, tăng 16 bậc.

- Chỉ số Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước xếp thứ 28/63, tăng 15 bậc;

- Chỉ số Thiết chế pháp lý xếp thứ 15/63, tăng 10 bậc.

- Chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp xếp thứ 34/63, tăng 8 bậc.

- Chỉ số Tính minh bạch xếp thứ 1/63, tăng 3 bậc.

Có 01 chỉ số thành phần giảm vị trí xếp hạng, Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường xếp thứ 9/63, giảm 1 bậc.

Chỉ số mới Cạnh tranh bình đẳng xếp hạng 31/63.

Bảng 1: VỊ TRÍ PCI CỦA THỪA THIÊN HUẾ

STT

Các chỉ số thành phần

So cả nước
(63 tỉnh, thành phố)

So vùng Duyên hải miền Trung
(14 tỉnh, TP)

So vùng KTTĐ miền Trung
(5 tỉnh, thành)

2011

2012

2013

2011

2012

2013

2011

2012

2013

 

PCI tổng hợp

22/63

30/63

2/63

6/14

7/14

2/14

4/5

5/5

2/5

1

Chi phí gia nhập thị trường

4

8

9

1

3

6

1

3

4

2

Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

63

59

14

6

14

4

5

5

2

3

Tính minh bạch

15

4

1

6

1

1

4

1

1

4

Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

4

43

28

6

12

9

1

5

5

5

Chi phí không chính thức

49

48

6

2

10

1

5

5

1

6

Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

21

24

8

7

4

3

3

3

3

7

Hỗ trợ doanh nghiệp

54

42

34

14

13

9

5

5

3

8

Đào tạo lao động

20

42

12

7

11

4

2

4

2

9

Thiết chế pháp lý

57

25

15

7

4

5

5

2

3

10

Cạnh tranh bình đẳng

-

-

31

-

-

8

-

-

5

2. Những chuyển biến tích cực

1) Chỉ số Tiếp cận đất đai và Sự ổn định trong sử dụng đất xếp thứ 14/63, tăng 45 bậc.

Trong 8 chỉ số thành phần con, chỉ có 4 chỉ số thành phần được giữ nguyên so với năm 2012; trong đó, có 3 chỉ số tăng hạng:

- Có 93,1% doanh nghiệp có GCNQSD đất, xếp thứ 23/63, tăng 40 bậc (Tỉnh cao nhất có 99,4%, thấp nhất có 76,5% doanh nghiệp có GCNQSDĐ).

- Có 56,67% doanh nghiệp cho rằng nếu bị thu hồi đất, doanh nghiệp sẽ được bồi thường thỏa đáng, xếp thứ 7/63 tăng 23 bậc.

- Chỉ tiêu doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị thu hồi đất xếp thứ 5/63, tăng 10 bậc.

- Chỉ số thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi giá thị trường, xếp thứ 61/63, giảm 15 bậc.

Có 4 chỉ số thành phần con được bổ sung mới, cụ thể:

- Có 6,06% DN có nhu cầu được cấp GCNQSDĐ nhưng không có do thủ tục hành chính rườm rà/ lo ngại cán bộ nhũng nhiễu; xếp thứ 7/63.

- Có 43,55% doanh nghiệp ngoài quốc doanh không gặp cản trở về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh; xếp thứ 23/63.

- Có 77,89% doanh nghiệp có mặt bằng kinh doanh (vốn là tài sản của cá nhân/gia đình hoặc do nhà nước giao, có thu tiền sử dụng đất hoặc DN nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất) và có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất; xếp thứ 24/63.

- Có 43,48 % DN thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong vòng 2 năm qua nhưng không gặp bất kỳ khó khăn nào về thủ tục; xếp thứ 34/63.

2) Chỉ số Chi phí không chính thức xếp thứ 6/63, tăng 42 bậc:

Trong 05 chỉ số thành phần con, có 04 chỉ số thành phần được giữ nguyên so với năm 2012; trong đó, có 3 chỉ số tăng hạng:

- Có 25,58% doanh nghiệp cho rằng “Nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến”, xếp thứ 8/63, tăng 35 bậc.

- Có 37,31% doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp cùng ngành trả chi phí không chính thức, tăng 24 bậc, xếp thứ 8/63.

- Có 5,65% doanh nghiệp cho rằng phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức, tăng 5 bậc, xếp thứ 24/63.

- Có 59,78 % doanh nghiệp cho rằng luôn luôn hoặc thường xuyên công việc được giải quyết sau khi đã trả chi phí không chính thức, xếp thứ 20/63, giảm 16 bậc.

- Có 90,35% doanh nghiệp đồng ý các khoản chi phí không chính thức ở mức độ chấp nhận được, xếp thứ 4/63; đây là chỉ số mới bổ sung so với năm 2012.

3) Chỉ số Đào tạo lao động xếp thứ 12/63, tăng 30 bậc.

Một số chỉ tiêu của Chỉ số thành phần này có cải thiện gồm:

- Có 40,54% doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm của nhà cung cấp dịch vụ tư nhân, xếp thứ 38/63, tăng 22 bậc.

- Có 96,67% doanh nghiệp hài lòng với chất lượng lao động, xếp thứ 19/63, tăng 22 bậc.

- Có 58,47% doanh nghiệp đánh giá tốt dịch vụ dạy nghề do các cơ quan nhà nước tại địa phương cung cấp, xếp thứ 5/63, tăng 16 bậc.

- Có 72,88% doanh nghiệp đánh giá tốt dịch vụ do các cơ quan nhà nước tại địa phương cung cấp về giáo dục phổ thông, xếp thứ 3/63, tăng 6 bậc.

- Có 21,26% doanh nghiệp có ý định sẽ sử dụng lại nhà cung cấp các dịch vụ giới thiệu việc làm, xếp thứ 55/63, tăng 3 bậc.

Một số chỉ tiêu của Chỉ số thành phần tụt hạng gồm

- Doanh nghiệp đã chi -0,93% tổng chi phí kinh doanh cho đào tạo lao động, xếp thứ 53/63, giảm 40 bậc.

- Có 34,26% doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm, xếp thứ 24/63, giảm 12 bậc.

- Doanh nghiệp đã chi 0,47% tổng kinh phí kinh doanh cho tuyển dụng lao động, xếp thứ 17/63, giảm 11 bậc.

Có 03 chỉ số thành phần con bổ sung mới:

- Có 4,81% người lao động tốt nghiệp trường đào tạo nghề/số lao động chưa qua đào tạo, xếp hạng 30/63.

- Có 8,02% lao động tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo nghề ngắn và dài hạn trên tổng lực lượng lao động, xếp hạng 29/63.

- Có 67,25% số lao động của DN đã hoàn thành khóa đào tạo tại các trường dạy nghề, xếp hạng 1/63.

4) Chỉ số Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh xếp thứ 8/63, tăng 16 bậc.

Chỉ số thành phần bổ sung mới:

- Có 65,77% doanh nghiệp đồng ý UBND tỉnh linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân, xếp hạng 28/63.

- Có 65,71% doanh nghiệp đồng ý UBND tỉnh rất năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh, xếp hạng 11/63.

- Có 65,71% doanh nghiệp đồng ý có những sáng kiến hay ở cấp tỉnh nhưng chưa được thực thi tốt ở các Sở, ngành, xếp hạng 18/63.

- Có 45,71% doanh nghiệp đồng ý lãnh đạo tỉnh có chủ trương, chính sách đúng đắn nhưng không được thực hiện tốt ở cấp huyện, xếp hạng 36/63.

- Có 18,67% doanh nghiệp cảm nhận tỉnh sẽ “trì hoãn thực hiện và xin ý kiến chỉ đạo” và “không làm gì” khi có điểm chưa rõ trong chính sách/văn bản trung ương, xếp hạng 5/63.

Nhưng có 49,61 % doanh nghiệp cho rằng thái độ tích cực của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân, xếp hạng 21/63, giảm 12 bậc.

5) Chỉ số Chi phí thòi gian để thực hiện các quy định của Nhà nước xếp thứ 28/63, tăng 15 bậc

Nguyên nhân tăng do tác động của các chỉ tiêu thành phần sau:

- Có 01 cuộc thanh tra trung vị (tất cả các cơ quan), xếp trong nhóm 1/3 (năm 2012, xếp trong nhóm 5/5).

- Có 80,95% doanh nghiệp cho rằng các cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả hơn sau khi thực hiện CCHC công, xếp thứ 13/63, tăng 32 bậc.

Có 4 chỉ số thành phần con bổ sung mới, xếp hạng trong nhóm 25 - 30/63 tỉnh thành, cụ thể:

- Có 74,54% doanh nghiệp đồng ý cán bộ nhà nước thân thiện khi đến làm việc, xếp thứ 26/63.

- Có 67,20% doanh nghiệp cho rằng không cần phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký, xếp thứ 38/63.

- Có 62,90% doanh nghiệp cho rằng thủ tục giấy tờ đơn giản, xếp hạng 29/63.

- Có 91,94% doanh nghiệp cho rằng phí, lệ phí được công khai, xếp hạng 27/63.

Một số chỉ tiêu thành phần của chỉ số này có vị trí xếp hạng giảm:

- Có 24 số giờ trung vị làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế, xếp nhóm 16/19; số giờ trung vị cao nhất 40 (Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang), giờ thấp nhất 2 (Kiên Giang, Cà Mau, Tiền Giang)).

- Có 90,0% doanh nghiệp không thấy bất kì sự thay đổi đáng kể nào, xếp thứ 60/63, giảm 31 bậc.

- Có 13,53% doanh nghiệp dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước, xếp thứ 57/63 tỉnh, giảm 13 bậc.

6) Chỉ số Thiết chế pháp lý xếp thứ 15/63, tăng 10 bậc. Vị trí xếp hạng của các chỉ tiêu thành phần như sau:

- Có 51,18% doanh nghiệp cho rằng Hệ thống pháp luật luôn luôn có cơ chế giúp doanh nghiệp tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ, xếp thứ 4/63, tăng 51 bậc.

- Có 83,49 doanh nghiệp đồng ý với mức chi phí (chính thức và không chính thức) để giải quyết tranh chấp trong tổng giá trị tranh chấp là chấp nhận được, xếp thứ 10/63, tăng 36 bậc.

- Số lượng vụ việc tranh chấp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên 100 doanh nghiệp do Tòa án kinh tế cấp tỉnh thụ lý, tăng 15 bậc, xếp thứ 11/63.

- Tỷ lệ nguyên đơn không thuộc nhà nước trên tổng số nguyên đơn tại Tòa án kinh tế tỉnh, xếp thứ 17/63, tăng 10 bậc.

- Có 96,49% doanh nghiệp đồng ý Tòa án các cấp của tỉnh xét xử các vụ kiện kinh tế đúng pháp luật, xếp hạng 4/63, tăng 4 bậc.

Tuy nhiên, có 2 chỉ tiêu giảm mạnh, cụ thể:

- Có 42,98% doanh nghiệp đồng ý Tòa án các cấp của tỉnh xử các vụ kiện kinh tế nhanh chóng, xếp hạng 58/63, giảm 26 bậc.

- Có 60,16% doanh nghiệp sử dụng tòa án để giải quyết tranh chấp, xếp thứ 28/63, giảm 20 bậc.

- Có 84,38% doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng bảo vệ của pháp luật (bản quyền hoặc thực thi hợp đồng), giảm 04 bậc, xếp thứ 29/63 tỉnh (Tỉnh tốt nhất có 92,59% doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng bảo vệ của pháp luật).

Có 03 chỉ số thành phần con bổ sung mới, cụ thể:

- Có 91,43% doanh nghiệp cho rằng phán quyết của tòa án là công bằng, xếp hạng 10/63.

- Có 72,82% doanh nghiệp cho rằng các cơ quan trợ giúp pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp dùng luật để khởi kiện khi có tranh chấp, xếp hạng 20/63.

- Có 40,18% doanh nghiệp cho rằng phán quyết của tòa án được thi hành nhanh chóng, xếp hạng 60/63.

7) Chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp xếp thứ 34/63, tăng 8 bậc.

Có 7/24 chỉ tiêu thành phần của Chỉ số này tăng trong vị trí xếp hạng, cụ thể:

- Có 30,77% doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho việc tư vấn về pháp luật, xếp hạng 23/63, tăng 34 bậc.

- Có 50% doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường, xếp hạng 17/63, tăng 33 bậc.

- Có 46,67% doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ liên quan đến công nghệ xếp hạng 32/63, tăng 25 bậc.

- Có 50% doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật, tăng 15 bậc, xếp thứ 8/63.

- Có 50% doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, tăng 14 bậc, xếp hạng 36/63.

- Có 21,43% doanh nghiệp đã từng sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ xúc tiến thương mại, xếp hạng 38/63, tăng 11 bậc.

- Có 6 hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổ chức cho năm nay, xếp hạng 48/63, tăng 7 bậc.

Có 9/24 chỉ tiêu thành phần của Chỉ số này bị giảm vị trí xếp hạng, cụ thể:

- Có 27,52% doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ liên quan đến công nghệ xếp hạng 41/63, giảm 30 bậc.

- Có 26,17% doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại xếp hạng 36/63, giảm 21 bậc.

- Có 65,22% doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường xếp hạng 25/63, giảm 16 bậc.

- Có 35,51% doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh xếp hạng 18/63, giảm 15 bậc.

- Có 52,63% doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh xếp hạng 34/63, giảm 11 bậc.

- Có 43,33% doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp trên cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ xếp hạng 21/63, giảm 11 bậc.

- Có 41,44% doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường xếp hạng 13/63, giảm 8 bậc.

- Có 21,43% doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại xếp hạng 57/63, giảm 6 bậc.

- Có 54,17% doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ tư vấn về pháp luật xếp hạng 6/63, giảm 2 bậc.

Có 8 chỉ số thành phần con bổ sung mới, cụ thể:

- Có 0,61% nhà cung cấp dịch vụ trên tổng số DN, xếp hạng 37/63.

- Có 40% nhà cung cấp dịch vụ tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài trên tổng số nhà cung cấp dịch vụ xếp hạng 45/63.

- Có 39,64% doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ đào tạo về kế toán và tài chính xếp hạng 23/63.

- Có 13,64% doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ đào tạo về kế toán và tài chính xếp hạng 59/63.

- Có 59,09% doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ đào tạo về kế toán và tài chính xếp hạng 7/63.

- Có 37,61% doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh xếp hạng 14/63.

- Có 16,63% doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh xếp hạng 58/63.

- Có 56,1% doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh xếp hạng 5/63.

8) Chỉ số Tính minh bạch, xếp thứ 1/63, tăng 3 bậc. Các chỉ tiêu thành phần có vị trí xếp hạng như sau:

- Doanh nghiệp cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu của tỉnh, xếp thứ 13/63, tăng 9 bậc.

- Có 26,19% doanh nghiệp hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý việc thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh, xếp thứ 7/63, tăng 8 bậc.

- Có 55,75% doanh nghiệp cho rằng các Hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh tăng 2 bậc, xếp thứ 1/63.

- Chỉ tiêu độ mở của trang web xếp thứ 2/63, tăng 01 bậc.

- Tuy nhiên, có 5,51% doanh nghiệp cho rằng luôn luôn hoặc thường xuyên có khả năng có thể dự đoán được trong thực thi pháp luật của tỉnh, xếp thứ 46/63, giảm 19 bậc.

- Tính minh bạch của các tài liệu quy hoạch xếp thứ 43/63, giảm 11 bậc.

- Tính minh bạch của các tài liệu pháp lý xếp thứ 60/63, giảm 20 bậc.

Có 3 chỉ số thành phần con mới, cụ thể:

- Có 90% doanh nghiệp đồng ý về các tài liệu về ngân sách được công bố ngay sau khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt, xếp thứ 3/63.

- Có 62,20% DN truy cập vào website của UBND tỉnh, xếp thứ 13/63.

- Có 80% doanh nghiệp đồng ý về các tài liệu về ngân sách đủ chi tiết để DN sử dụng cho hoạt động kinh doanh, xếp thứ 24/63.

3. Điểm yếu

Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường xếp thứ 9/63, giảm 1 bậc. Nguyên nhân giảm do tác động của các chỉ tiêu thành phần sau:

- Thời gian đăng ký kinh doanh trung vị của doanh nghiệp là 11 ngày, xếp trong nhóm thứ 8/14 nhóm (tỉnh thấp nhất chỉ mất là 07 ngày; tỉnh cao nhất là 17,5 ngày).

- Thời gian thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là 7 ngày, xếp trong nhóm thứ 6/6 nhóm (tỉnh tốt nhất có thời gian hoàn thành là 3 ngày, tỉnh kém nhất có thời gian hoàn thành là 7 ngày).

- Thời gian chờ đợi để được cấp GCNQSDĐ cho doanh nghiệp là 60 ngày, xếp nhóm 11/20 (tỉnh tốt nhất có thời gian hoàn thành là 15 ngày, tỉnh kém nhất có thời gian hoàn thành là 240 ngày).

Tuy nhiên, có 02 chỉ tiêu thành phần của chỉ tiêu này cải thiện được vị trí xếp hạng:

- Không có doanh nghiệp nào cho rằng phải chờ hơn ba tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục và bắt đầu hoạt động, xếp thứ 13/63 tỉnh, giảm 2 bậc.

- Có 12,5% doanh nghiệp nào cho rằng phải chờ hơn một tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để bắt đầu hoạt động, xếp thứ 19/63, tăng 2 bậc.

Có 7 chỉ số thành phần con được bổ sung mới, cụ thể:

- Có 68,42% DN đăng ký hoặc sửa đổi đăng ký kinh doanh thông qua bộ phận Một cửa, xếp hạng 14/63.

- Có 43,48% doanh nghiệp đồng ý thủ tục tại bộ phận Một cửa được niêm yết công khai, xếp hạng 18/63.

- Có 50% doanh nghiệp đồng ý về hướng dẫn về thủ tục tại bộ phận Một cửa rõ ràng và đầy đủ, xếp hạng 15/63.

- Có 34,78% doanh nghiệp đồng ý cán bộ tại bộ phận Một cửa am hiểu về chuyên môn, xếp hạng 13/63.

- Có 28,99% doanh nghiệp đồng ý cán bộ tại bộ phận một cửa nhiệt tình, thân thiện, xếp hạng 24/63.

- Có 31,16% doanh nghiệp đồng ý ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận Một cửa tốt, xếp hạng 8/63.

- Có 0,72% doanh nghiệp nhận thấy không có đáp ứng bất kỳ tiêu chí nào, xếp hạng 12/63.

Tóm lại:

Năm 2013, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã thay đổi một số chỉ số PCI thuộc bốn lĩnh vực: Chỉ số cạnh tranh bình đẳng - chỉ số mới; thay đổi cách chấm điểm website của tỉnh trong chỉ số thành phần Tính minh bạch; thêm, bớt và cải thiện chỉ tiêu của các chỉ số thành phần; hiệu chỉnh lại các trọng số nhằm phản ánh các thay đổi trong nền kinh tế.

Đối với Thừa Thiên Huế, hai năm qua đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, chỉ đạo quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh việc giải quyết các thủ tục về đất đai, đăng ký kinh doanh...

Từ hai nguyên nhân chính trên, Thừa Thiên Huế đã có: Chi phí gia nhập thị trường thấp; tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; chi phí không chính thức thấp; thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; môi trường cạnh tranh bình đẳng; lãnh đạo tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; chính sách đào tạo lao động tốt; thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả.

Kết quả, năm 2013 chỉ số PCI đã tăng 28 bậc, xếp hạng 2/63 tỉnh thành phố, trong 10 chỉ số, ngoài 01 chỉ số mới, 8/9 chỉ số tăng hạng và duy nhất chỉ có 1/9 chỉ số tụt 1 hạng.

II. KẾ HOẠCH NÂNG CAO VỊ TRÍ XẾP HẠNG PCI NĂM 2014

1. Mục tiêu: Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng điều hành, quản lý kinh tế tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh. Tiếp tục cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, giữ vững vị trí xếp hạng ở nhóm dẫn đầu.

2. Nhiệm v

Lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, các sở, ngành, UBND thành phố Huế; thị xã Hương Trà, Hương Thủy, UBND các huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:

2.1. Chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm và chất lượng phục vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kỹ năng giao tiếp hành chính đối với cán bộ, công chức, nhất là những cán bộ, công chức thường xuyên tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp.

Tiếp tục kiện toàn và nâng cao trách nhiệm các Tổ công tác liên ngành giải quyết vướng mắc trong đầu tư, đất đai, giải phóng mặt bằng, làm đầu mối theo dõi và giám sát quá trình giải quyết thủ tục hành chính theo quy trình, kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu UBND tỉnh giải quyết vướng mắc phát sinh, đề xuất điều chỉnh các chính sách liên quan nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

2.2. Công bố công khai, cập nhật thường xuyên và đầy đủ các thông tin liên quan đến quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội, các chính sách ưu đãi của Tỉnh, quy trình thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm giải quyết trên Trang thông tin điện tử và tại trụ sở các cơ quan.

2.3. Triển khai quyết liệt việc thực hiện mô hình một cửa điện tử hiện đại ở cấp huyện. Tiếp tục kiểm soát việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với ứng dụng tin học và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Hoàn thành xây dựng các Đề án Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.

Giám sát việc thực hiện các quy định hướng dẫn thủ tục hành chính ngay từ khi người dân, doanh nghiệp đến nộp hồ sơ lần đầu tại bộ phận tiếp nhận. Các lần hướng dẫn, bổ sung hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản. Không được hướng dẫn quá một lần, yêu cầu bổ sung hồ sơ quá một lần đối với một thủ tục hành chính.

2.4. Tổ chức thanh tra công vụ các bộ phận tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, bộ phận một cửa mỗi năm ít nhất một lần. Kiểm tra và có giải pháp xử lý đối với các trường hợp giải quyết trễ hạn. Trước ngày 23/11 hàng năm, báo cáo kết quả về Sở Nội vụ tổng hợp, trình UBND tỉnh chỉ đạo.

2.5. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 51/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

Cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp thông qua cơ chế đối thoại, khảo sát mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ nhằm tiếp tục cải tiến, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ tại cơ quan, đơn vị.

2.6. Xây dựng kế hoạch cụ thể về nâng cao vị trí xếp hạng PCI cho năm 2014 (có tầm nhìn đến năm 2015).

Khi xây dựng kế hoạch nâng cao vị trí xếp hạng PCI, ngoài việc phát huy những kết quả tích cực đã đạt được trong năm 2013, các Sở, ngành, UBND cấp huyện, các Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp lưu ý giải pháp và chỉ tiêu cụ thể về các nội dung sau:

2.6.1. Giảm chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp

- Sở Kế hoạch và Đầu tư:

+ Đảm bảo số ngày thấp nhất trong giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đầu tư; Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong, văn hóa giao tiếp nơi công sở cho đội ngũ cán bộ tại bộ phận một cửa.

+ Chuẩn hóa quy trình cấp đăng ký kinh doanh cấp huyện; kiểm tra, giám sát công tác đăng ký kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh.

- Sở Tài Nguyên và Môi trường:

Giảm số ngày chờ đợi được cấp Giấy CNQSĐ; đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh.

- Ban quản lý khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô: Đảm bảo thời gian giải quyết các thủ tục hành chính tại Ban bằng hoặc thấp hơn thời gian giải quyết của các Sở.

- Các Sở, ngành khác:

Giảm số ngày cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ đủ điều kiện hoạt động sau khi có Giấy chứng nhận ĐKKD.

2.6.2. Cải thiện việc tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

Sở Tài Nguyên và Môi trường: Tăng cường giám sát công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các huyện, thị xã và thành phố Huế; rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh về tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn liền với quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh trong năm 2014.

2.6.3. Nâng cao tính minh bạch và tiếp cận thông tin

- Văn phòng UBND tỉnh: Đảm bảo cập nhật, đăng tải đầy đủ các thông tin liên quan chỉ đạo điều hành, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp; Tăng cường hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

- Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã Hương Thủy, Hương Trà và thành phố Huế: Tổ chức công bố, công khai các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới... tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tiếp cận thông tin về đất đai, xây dựng, định hướng phát triển không gian, định hướng phát triển kinh tế xã hội ở các cấp.

- Sở Thông tin và Truyền thông: Thực hiện các biện pháp nâng cao chỉ số ICT của Tỉnh, triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, trong một số lĩnh vực cung cấp ở mức 4 (thành lập mới doanh nghiệp) trên Cổng Thông tin điện tử; tham mưu UBND tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính.

2.6.4. Giảm chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

Sở Nội vụ:

- Triển khai thực hiện tốt Quyết định số 2832/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 ở các cơ quan, đơn vị; củng cố, kiện toàn, thống nhất mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại UBND cấp huyện và cấp xã.

- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 51/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

2.6.5. Giảm chi phí không chính thức

- Văn phòng UBND tỉnh chủ trì phối hợp cùng các cơ quan liên quan: Tiếp tục duy trì Chương trình đối thoại trực tuyến với chủ đề “Trao đổi và tháo gỡ” định kỳ theo từng chuyên để, từng lĩnh vực... kịp thời tham mưu Lãnh đạo tỉnh giải quyết vướng mắc cho các cá nhân, tổ chức về cải cách hành chính, cơ chế, chính sách.

- Sở Nội vụ: Kiểm tra, giám sát Quyết định số 2832/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2014.

2.6.6. Nâng cao tính năng động và tiên phong của Lãnh đạo tỉnh

- Văn phòng UBND tỉnh: Tăng cường công tác theo dõi, tổng hợp ý kiến chỉ đạo, ý kiến cử tri, cập nhật kết quả chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trên trang Thông tin điện tử tỉnh. Tham mưu nhân rộng mô hình quản lý điều hành trong các cơ quan nhà nước thông qua Văn phòng điện tử.

- Các Sở, ngành, địa phương:

+ Triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

+ Nâng cao hiểu biết về các chính sách, quy định hiện hành của pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

+ Thu hút cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia ngay trong quá trình xây dựng, phản biện các quy định, chính sách của địa phương

2.6.7. Thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Liên hiệp hội doanh nghiệp tỉnh:

+ Kết nối thông tin chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm tiếp nhận và tham mưu giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Duy trì hoạt động đối thoại với Doanh nghiệp và có phản hồi ý kiến, kiến nghị của Doanh nghiệp.

+ Đo lường, đánh giá hiệu quả tác động của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tham mưu tăng cường hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.

- Sở Công Thương: Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm đối tác kinh doanh.

2.6.8. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

+ Kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo nghề của các Trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề cấp huyện, các cơ sở mới thành lập để có giải pháp chấn chỉnh kịp thời.

+ Hỗ trợ các tổ chức và cá nhân phát triển dịch vụ giới thiệu việc làm và tổ chức sàn giao dịch việc làm theo hướng xã hội hóa; gắn với kiểm soát chất lượng và tính pháp lý tạo môi trường tiếp cận việc làm an toàn, tin cậy cho người lao động.

- UBND các huyện, thị xã Hương Thủy, Hương Trà phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Rà soát kết quả, nâng cao hiệu quả thực hiện Dự án đổi mới và phát triển dạy nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm giai đoạn 2011 - 2015; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, ngành, UBND cấp huyện, các Ban quản lý Khu kinh tế, Khu công nghiệp:

- Xây dựng và gửi Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) về UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/5/2014.

- Tổ chức phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Kế hoạch Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014 của toàn tỉnh và của địa phương, đơn vị mình để nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thực thi các nhiệm vụ, giải quyết, xử lý công việc.

- Báo cáo định kỳ kết quả triển khai Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của đơn vị mình về Sở Kế hoạch và Đầu tư theo định kỳ hàng quý.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, theo dõi tình hình thực hiện Kế hoạch Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn toàn tỉnh; chức kiểm tra việc thực hiện, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý./.

 

 

Nơi nhận:
- TV Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành thuộc UBND Tỉnh;
- UBND các huyện, TX. Hương Thủy, Hương Trà và TP. Huế;
- Lãnh đạo VP; các CV;
- Lưu VT, XT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 



1 Năm 2012, CPI có 9 chỉ số thành phần, năm 2013 có 10 chỉ số, thêm chỉ số ‘‘Cạnh tranh bình đẳng"