- 1 Luật di sản văn hóa 2001
- 2 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3 Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 4 Quyết định 1899/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2018-2023
- 5 Quyết định 939/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật bài chòi Khánh Hòa do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 6 Quyết định 1708/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/KH-UBND | Sơn La, ngày 01 tháng 3 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ "NGHỆ THUẬT XÒE THÁI" GIAI ĐOẠN 2023-2027 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá ngày 18/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá;
Căn cứ Quyết định số 16.com. 8.b.48 ngày 15/12/2021 của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại;
Căn cứ Công văn số 3885/BVHTTDL-DSVH ngày 07/10/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật Xòe Thái”;
Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể "Nghệ thuật Xòe Thái" giai đoạn 2023-2027 trên địa bàn tỉnh Sơn La, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
- Tiếp tục bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị của tinh hoa văn hóa truyền thống, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hóa dân tộc Thái nói riêng và các dân tộc tỉnh Sơn La nói chung;
- Tiếp tục phổ cập một số điệu xòe và nhạc xòe tiêu biểu; một số điệu xòe cổ mang đặc trưng của từng vùng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Thái đến cán bộ, học sinh và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, phục vụ cho sinh hoạt cộng đồng và giao lưu văn hóa trong thời kỳ hội nhập;
- Giới thiệu nét đặc trưng của "Nghệ thuật Xòe Thái" tới đông đảo quần chúng Nhân dân trong tỉnh, bạn bè trong và ngoài nước, góp phần tăng cường tình đoàn kết các dân tộc, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội;
- Góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy "Nghệ thuật Xòe Thái" - di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia, đại diện của nhân loại trên địa bàn toàn tỉnh;
- Các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể "Nghệ thuật Xòe Thái" giai đoạn 2023-2027 phải được tổ chức thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tổ chức tập huấn, truyền dạy, phổ cập và thực hành di sản Nghệ thuật Xòe Thái
- Tuyên truyền, vận động các nghệ nhân, các thành viên trong cộng đồng thường xuyên tổ chức thực hành và truyền dạy nghệ thuật Xòe Thái tại nhà, trong các nghi lễ, đám cưới, lễ hội, các sự kiện văn hóa văn nghệ tại địa phương;
- Mở các lớp tập huấn, truyền dạy và phổ cập nghệ thuật Xòe Thái cho các hạt nhân văn nghệ của các đội văn nghệ quần chúng; học sinh, sinh viên; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh Sơn La;
- Định kỳ tổ chức các hoạt động tập huấn, truyền dạy, phổ cập nghệ thuật Xòe Thái cho cộng đồng các dân tộc tại các khu vực đông dân cư, khu vực công cộng (khu vui chơi, công viên, quảng trường…);
- Đưa việc tổ chức thực hành trình diễn Nghệ thuật Xòe Thái vào chương trình hoạt động của các đội văn nghệ tại các bản, tổ, tiểu khu và các trường học, cơ quan, đơn vị;
- Tăng cường công tác phối hợp giữa nghệ nhân với đội văn nghệ và các nhà trường nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và thế hệ trẻ về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Xòe Thái trong cuộc sống và sự phát triển bền vững trong đời sống sinh hoạt văn hóa của Nhân dân trên địa bàn.
2. Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Xòe Thái
- Tiếp tục nhận diện giá trị, nghiên cứu, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Xòe Thái;
- Hỗ trợ xuất bản các công trình nghiên cứu, sưu tầm về Xòe Thái nhằm phổ biến tri thức và giá trị về Xòe Thái;
- Lựa chọn, phục dựng những lễ hội, nghi lễ có có trình diễn Xòe truyền thống để tạo điều kiện cho việc thực hành, sáng tạo và truyền dạy di sản Nghệ thuật Xòe Thái trong cộng đồng nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng và Nhân dân địa phương, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Tổ chức trình diễn Xòe tại các điểm du lịch, khu du lịch, bản du lịch cộng đồng và trong các sự kiện du lịch, hội chợ xúc tiến quảng bá du lịch, dịp tết, lễ hội truyền thống nhằm giao lưu và giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế về Nghệ thuật Xòe Thái;
- Xây dựng chương trình trình diễn Xòe Thái định kỳ phục vụ hoạt động trải nghiệm của khách du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch và bản du lịch cộng đồng của người Thái;
- Tổ chức giao lưu văn nghệ quần chúng; trình diễn Xòe Thái trong các dịp hoạt động sự kiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam;
- Tổ chức trình diễn và trải nghiệm di sản Nghệ thuật Xòe Thái tại Bảo tàng tỉnh;
- Tham gia Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức;
- Định kỳ tổ chức Liên hoan “Nghệ thuật Xòe Thái” tỉnh Sơn La (3 năm/lần);
- Tổ chức Hội thảo khoa học về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Xòe Thái trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3. Tổ chức phong tặng, khen thưởng các cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Xòe Thái
- Tiếp tục tổ chức xét chọn, tôn vinh những cá nhân có đủ phẩm chất đạo đức, có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, đang nắm giữ, truyền dạy, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nói chung và về di sản Nghệ thuật Xòe Thái nói riêng đề nghị Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể;
- Tôn vinh, khen thưởng cho các cá nhân, tập thể, đội văn nghệ, cộng đồng có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Xòe Thái.
4. Tuyên truyền, phổ biến, quảng bá, giới thiệu giá trị di sản Nghệ thuật Xòe Thái dưới nhiều hình thức tới công chúng trong và ngoài nước
- Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về di sản Nghệ thuật Xòe Thái trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội;
- Xây dựng các sản phẩm phim khoa học, phim tài liệu, phim quảng bá hình ảnh di sản Nghệ thuật Xòe Thái;
- Tiếp tục phát hành đa dạng hóa các sản phẩn ghi nhạc, DVD ghi hình, các bài tập cơ bản, động tác Xòe truyền thống và hiện đại cung cấp cho các đội văn nghệ quần chúng, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, trường học và các bản, tổ, tiểu khu trong toàn tỉnh để các đơn vị triển khai tập luyện và phổ cập Nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Sơn La để đáp ứng nhu cầu của lớp trẻ, khách du lịch, tổ chức sự kiện trên địa bàn toàn tỉnh;
- Xuất bản các ấn phẩm về di sản Nghệ thuật Xòe Thái phục vụ công tác lưu giữ, truyền dạy, phổ biến và quảng bá du lịch;
- Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia tuyên truyền, phổ biến, quảng bá, giới thiệu giá trị di sản Nghệ thuật Xòe Thái phục vụ phát triển du lịch; thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc Thái đối với việc bảo tồn, phát huy di sản Nghệ thuật Xòe Thái của dân tộc mình;
- Tuyên truyền quảng bá thông qua các hội thi, hội diễn và tại các sự kiện văn hóa du lịch quy mô vùng, miền, toàn quốc; phối hợp với các công ty, hãng lữ hành trong công tác xây dựng tour, tuyến, sản phẩm du lịch gắn với những địa phương có di sản Nghệ thuật Xòe Th ái có giá trị để tiếp cận các thị trường khách du lịch.
III. KINH PHÍ
- Nguồn ngân sách của tỉnh giao dự toán thu - chi hàng năm;
- Nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030;
- Nguồn kinh phí bổ sung cho các nhiệm vụ phát sinh (nếu có);
- Nguồn kinh phí huy động xã hội hóa, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có);
(Hằng năm, căn cứ nội dung Kế hoạch của tỉnh và chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung trong dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị, địa phương gửi cơ quan tài chính cùng cấp tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí theo khả năng ngân sách địa phương hoặc lồng ghép trong các chương trình, nhiệm vụ đề án, dự án khác có liên quan của đơn vị để thực hiện).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Hằng năm, ban hành Kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể "Nghệ thuật Xòe Thái" tỉnh Sơn La theo lộ trình của giai đoạn 2023-2027 và tổ chức thực hiện;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; UBND các huyện, thành phố triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại kế hoạch này;
- Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc tình hình triển khai kế hoạch của các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố để tổng hợp và định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định. Kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung của kế hoạch khi cần thiết;
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Mở các lớp tập huấn, truyền dạy Xòe Thái cho các hạt nhân văn nghệ của các đội văn nghệ quần chúng; học sinh, sinh viên; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh Sơn La;
+ Tổ chức các hoạt động tập huấn, truyền dạy, phổ cập nghệ thuật Xòe Thái cho cộng đồng các dân tộc tại các khu vực đông dân cư, khu vực công cộng (khu vui chơi, công viên, quảng trường…);
+ Tiếp tục nghiên cứu, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Xòe Thái;
+ Xuất bản các công trình nghiên cứu, sưu tầm về Xòe Thái nhằm phổ biến tri thức và giá trị về Xòe;
+ Phục dựng những lễ hội, nghi lễ có trình diễn Xòe truyền thống tại các huyện;
+ Tổ chức trình diễn Xòe Thái trong các dịp hoạt động sự kiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam;
+ Tổ chức trình diễn và trải nghiệm di sản Nghệ thuật Xòe Thái tại Bảo tàng tỉnh;
+ Tham gia Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh của Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức;
+ Định kỳ tổ chức Liên hoan Nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Sơn La (3 năm/lần);
+ Tổ chức Hội thảo khoa học về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Xòe Thái trên địa bàn tỉnh Sơn La;
+ Tiếp tục tổ chức xét chọn, tôn vinh những cá nhân tiêu biểu đề nghị Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể;
+ Xây dựng các sản phẩm phim khoa học, phim tài liệu, phim quảng bá hình ảnh di sản Nghệ thuật Xòe Thái;
+ Tiếp tục phát hành đa dạng hóa các sản phẩn ghi nhạc, DVD ghi hình, các bài tập cơ bản, động tác Xòe truyền thống và hiện đại;
+ Xuất bản các ấn phẩm về di sản Nghệ thuật Xòe Thái phục vụ công tác lưu giữ, truyền dạy, phổ biến và quảng bá du lịch;
+ Tuyên truyền quảng bá thông qua các hội thi, hội diễn và tại các sự kiện văn hóa du lịch quy mô vùng, miền, toàn quốc; phối hợp với các công ty, hãng lữ hành trong công tác xây dựng tour, tuyến, sản phẩm du lịch gắn với những địa phương có di sản Nghệ thuật Xòe Thái để tiếp cận các thị trường khách du lịch;
- Hằng năm, căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế của địa phương và hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo đúng quy định.
2. Sở Tài chính
Hằng năm, thẩm định dự toán kinh phí của các cơ quan, đơn vị và căn cứ vào khả năng ngân sách, điều kiện thực tế để tham mưu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp kinh phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch này theo đúng quy định.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì thực hiện nội dung thành lập các đội văn nghệ, trong đó có thực hành trình diễn Nghệ thuật Xòe Thái tại các trường học nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và thế hệ trẻ về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Xòe Thái;
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo các huyện, thành phố phối hợp triển khai các nội dung bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Xòe Thái cho học sinh các trường trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch;
- Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong việc truyền dạy di sản văn hoá trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.
4. Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật
- Chủ động tổ chức triển khai các cuộc thi, sáng tác về đề tài di sản văn hóa Nghệ thuật Xòe Thái trên địa bàn tỉnh;
- Tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa, nghệ thuật của Nghệ thuật Xòe Thái trên địa bàn tỉnh;
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện xuất bản các công trình nghiên cứu, sưu tầm về Xòe Thái nhằm phổ biến tri thức về Xòe và các nội dung liên quan của kế hoạch.
5. UBND các huyện, thành phố
- Chủ động xây dựng Kế hoạch chi tiết và bố trí kinh phí thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả.
- Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan thực hiện một số nội dung như sau:
+ Khuyến khích các nghệ nhân, các thành viên cộng đồng thường xuyên tổ chức thực hành và truyền dạy Xòe Thái tại nhà, trong các nghi lễ, đám cưới, lễ hội, các sự kiện văn hóa văn nghệ tại địa phương;
+ Thành lập, duy trì hoạt động của các đội văn nghệ quần chúng tại các bản, tổ, tiểu khu và các cơ quan, đơn vị, trường học trong đó có thực hành trình diễn Nghệ thuật Xòe Thái.
+ Tổ chức trình diễn Xòe tại các điểm du lịch, khu du lịch, bản du lịch cộng đồng và trong các sự kiện du lịch, hội chợ xúc tiến quảng bá du lịch, dịp tết, lễ hội truyền thống nhằm giao lưu và giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế về Nghệ thuật Xòe Thái;
+ Triển khai tôn vinh, khen thưởng cho các cá nhân, tập thể, đội văn nghệ, cộng đồng có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Xòe Thái;
+ Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia tuyên truyền, phổ biến, quảng bá, giới thiệu giá trị di sản Nghệ thuật Xòe Thái phục vụ phát triển du lịch; thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc Thái đối với việc bảo tồn, phát huy di sản Nghệ thuật Xòe Thái của dân tộc mình.
- Tổ chức tôn vinh, khen thưởng cho các đội văn nghệ, cộng đồng có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Xòe Thái.
Trên đây là Kế hoạch Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể "Nghệ thuật Xòe Thái" giai đoạn 2023-2027 trên địa bàn tỉnh Sơn La. Yêu cầu các Sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố căn cứ nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 1899/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2018-2023
- 2 Quyết định 939/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật bài chòi Khánh Hòa do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 3 Quyết định 1708/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo