ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1899/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 17 tháng 8 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Di sản Văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định 2054/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục - thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
Căn cứ Công văn số 2414/BVHTTDL-DSVH ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai Chương trình hành động quốc gia bảo vệ Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và các nội dung Đề án được phê duyệt, các Sở, Ban ngành, đơn vị liên quan và các địa phương xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI TRUNG BỘ VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BẢN TỈNH QUẢNG TRỊ, GIAI ĐOẠN 2018 - 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1899/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh Quảng Trị)
I. THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Thực trạng, sự cần thiết xây dựng Đề án:
Bài chòi một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, hình thành và phát triển trong quá trình lao động sản xuất, giao lưu văn hóa, đã có từ lâu ở các tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Trị. Qua những năm, tháng thăng trầm của lịch sử, Nghệ thuật Bài Chòi đã thấm đẫm trong tâm hồn của nhiều thế hệ người dân Trung bộ. Từ các làn điệu, lời ca bình dị ngọt ngào, gần gũi với đời sống của nhân dân lao động, Bài Chòi đã đi vào lòng người, trở thành món ăn tinh thần trong đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân. Là một loại hình văn hóa phi vật thể có tính sáng tạo, nghệ thuật diễn xướng mang tính ngẫu hứng, vừa là trò chơi dân gian vui nhộn, đầy trí tuệ, kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất văn học… Bài Chòi mang đậm tính giáo dục về nhân cách, lối sống, hướng con người đến những giá trị, chuẩn mực đạo đức cao đẹp, được tầng lớp nhân dân mến yêu gìn giữ và phát triển.
Ngày 07/12/2017, tại phiên họp Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Jeju (Dê-du) Hàn Quốc, di sản Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là sự kiện vô cùng quan trọng đối với các tỉnh, thành phố có di sản, gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.
Tại Quảng Trị, Bài Chòi là một trò chơi dân gian ra đời từ rất lâu. Những năm1945 trở về trước, hầu hết các làng quê trên địa bàn tỉnh đều tồn tại một hình thức giải trí vào dịp Tết - đó là đánh bài tới. Bài tới là một hoạt động giải trí chủ yếu giành cho phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên ngồi đánh trên các sạp chiếu và chỉ mang tính chất nhỏ lẽ trong từng gia đình. Về sau, đánh bài tới tại một số làng quê đã phát triển lên một bước mới về quy mô và cách thức, các làng đã cho dựng chòi phía trước sân đình, sân chợ để tổ chức hội Bài Chòi, Cờ Chòi trong các dịp Xuân đến, thu hút mọi lứa tuổi trong cộng đồng làng tham gia cuộc chơi. Từ đây, Bài Chòi thực sự trở thành ngày hội của cộng đồng làng và được dân gian gọi là hội Bài Chòi.
Từ năm 1945 đến 1975, do đất nước chiến tranh và những năm sau ngày thống nhất đất nước, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hội Bài Chòi tại các làng quê không được tổ chức và dần dần bị rơi vào lãng quên. Nhưng từ những năm 1990 đến nay, hội Bài Chòi mới được khôi phục trở lại tại một số làng quê như: làng Tùng Luật, làng Cổ Mỹ (xã Vĩnh Giang); làng Đơn Duệ (xã Vĩnh Hòa), thị trấn Vĩnh Linh (huyện Vĩnh Linh). Tại làng Hà Thượng, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, sau ngày giải phóng đến nay mặc dù hội Bài Chòi không được khôi phục trở lại nhưng cách thức tổ chức Bài Chòi vẫn còn in đậm trong ký ức của một số người cao niên trong làng. Đặc biệt, tại làng làng Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong là một trong những địa phương còn bảo tồn và phát huy được các trò chơi truyền thống đặc sắc như: Cờ Chòi, Bài Chòi trong những ngày kết thúc năm cũ và đầu năm mới...
Nghệ thuật Bài Chòi ở Quảng Trị đã trở thành một trong những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian đầy tính ngẫu hứng, được nhiều người dân ở các làng quê tham gia, hưởng ứng. Cách thức và không gian trình diễn nghệ thuật Bài Chòi ở mỗi nơi có một cách chơi riêng, mang truyền thống của từng vùng đất, nhưng tựu chung vẫn thể hiện đầy đủ các yếu tố giải trí, cầu may và sự cố kết cộng đồng trong cuộc vui. Về thời gian, Nghệ thuật Bài Chòi dân gian thường diễn ra mỗi khi Tết đến Xuân về hoặc trong các dịp lễ hội lớn của làng xã. Nghệ thuật Bài Chòi Quảng Trị mang đậm chất dân gian, thể hiện ở khía cạnh từ nội dung những điệu hò, câu vè, những người hô thai, cách trang trí các chòi chơi đều xuất phát từ sự sáng tạo của người dân...
Nghệ thuật Bài Chòi dân gian là một hình thức vui chơi nhẹ nhàng, tao nhã, không nặng về hơn thua giữa những người chơi nên dễ thâm nhập vào đời sống văn hóa cư dân làng xã Quảng Trị. Chơi Bài Chòi trở thành nét văn hóa đặc sắc vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Nét độc đáo của Nghệ thuật Bài Chòi dân gian chính là những câu vè, điệu hò gần gũi được rút ra từ những câu ca dao, tục ngữ xưa để lại hoặc do người hô thai tự phóng tác. Những câu hò, vè đều mang nội dung ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước... từ đó, giúp cho chúng ta hiểu được tính cách của người Quảng Trị chân chất, ngay thẳng và nhân ái. Hò Bài Chòi góp phần tăng thêm sự hào hứng cho cuộc chơi, giúp người chơi vừa được thưởng thức điệu hò, vừa rèn sắc trí tuệ, trở thành một trò chơi văn chương tao nhã. Hò Bài Chòi là một loại hình văn nghệ không chuyên nên không có ông bầu hay đạo diễn mà diễn viên là những nông phu, nông phụ, trai gái trong làng tự nguyện làm thành viên, là những người có năng khiếu văn nghệ, có giọng hò, câu hát, có tài ứng đối điêu luyện mà trong mỗi làng xã chỉ có chừng năm, bảy người. Khán thính giả là những người dân trong xóm, trong làng hoặc những du khách tham quan về dự hội Bài Chòi. Thông qua nội dung của những câu hò, có thể tìm thấy trong đó sự ca ngợi tình thương yêu cha mẹ, tình nghĩa thầy trò, tình nghĩa vợ chồng... không chỉ mang đậm tính nhân văn, mà nội dung các câu hát trong nghệ thuật Bài Chòi dân gian còn mang đậm tính giáo dục về đạo đức, về nhân cách, lối sống, hướng con người đến những giá trị, chuẩn mực đạo đức cao đẹp hơn.
Tuy nhiên, Bài Chòi ở Quảng Trị đang được lưu giữ theo phương thức truyền khẩu, chưa được đầu tư đúng với giá trị vốn có; phần đông nghệ nhân nòng cốt hiện (nhất là những nghệ nhân, nghệ sỹ có kinh nghiệm, tuổi nghề, am hiểu về Nghệ thuật Bài Chòi nhưng nay đã tuổi cao, sức yếu); việc truyền dạy cho lớp trẻ chưa đồng bộ; hình thức tổ chức chưa phù hợp; chế độ đãi ngộ và tạo điều kiện cho các nghệ nhân thực hành di sản Nghệ thuật Bài Chòi còn hạn chế... nên Bài Chòi ở Quảng Trị có nguy cơ thất truyền, mai một. Mặt khác, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, nền kinh tế thị trường cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thị hiếu thưởng thức văn hóa, âm nhạc của một bộ phận người dân, đa phần là lớp trẻ đang có sự thay đổi mạnh mẽ, sự cạnh tranh của các trò chơi hiện đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam nói chung, Quảng Trị nói riêng, đặc biệt là đối với giới trẻ. Ngoài ra, do công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi chưa được quan tâm đúng mức, các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc đứng trước nguy cơ mai một, ngày càng ít người quan tâm, theo học. Trong bối cảnh đó, di sản Nghệ thuật Bài Chòi là một trò chơi cũng bị ảnh hưởng, đó là cách thức tổ chức hội Bài Chòi tại một số cộng đồng làng xã đã có nhiều thay đổi và dần mất đi tính cổ truyền, các câu hò thai không còn được người hô thai/người chạy bài/ông Hiệu ứng khẩu mà chỉ hô trực tiếp tên các con bài được đánh; vật liệu dựng chòi không còn mang tính truyền thống mà được thay vào đó các vật liệu hiện đại, chòi chỉ sử dụng trong hội chơi, sau đó thì tháo bỏ, năm sau làm lại chòi mới, trang phục của Ban tổ chức nhất là người hô thai/người chạy bài/ông Hiệu cũng không đồng bộ... làm cho Nghệ thuật Bài Chòi có nguy cơ bị biến đổi.
Việc UNESCO công nhận Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vừa thể hiện sự trân trọng của cộng đồng quốc tế đối với loại hình nghệ thuật đặc sắc này, vừa khẳng định bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng của dân tộc Việt Nam. Đây là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh, thành Trung bộ, trong đó có tỉnh Quảng Trị - một vùng đất có vị thế quan trọng trong tiến trình lịch sử của dân tộc, nơi sản sinh và còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó có Nghệ thuật Bài Chòi.
Từ thực trạng nêu trên, việc xây dựng Đề án bảo tồn, phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi là một nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện có hiệu quả Luật Di sản văn hóa, đáp ứng yêu cầu của hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi trong đời sống đương đại, phù hợp với Chương trình hành động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện Chương trình hành động bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam đã được công nhận là Di sản thế giới; một lần nữa khẳng định giá trị nghệ thuật đặc sắc của Nghệ thuật Bài Chòi, một loại hình nghệ thuật độc đáo đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; góp phần thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
2. Căn cứ xây dựng Đề án:
- Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa;
- Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định 2054/QĐ-TTg ngày 13/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
- Công văn số 2414/BVHTTDL-DSVH ngày 06/6/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai Chương trình hành động quốc gia bảo vệ Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam;
1. Mục tiêu chung:
- Nhằm tiếp tục khẳng định giá trị nghệ thuật to lớn của di sản Bài Chòi - một loại hình nghệ thuật được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vạt thể đại diện của nhân loại; đồng thời góp phần thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
- Góp phần quảng bá, tôn vinh những giá trị đặc sắc của Nghệ thuật Bài chòi; thể hiện tinh thần, trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc và nhân loại.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Hoàn thành công tác sưu tầm, kiểm kê, phân loại phục vụ cho việc bảo vệ Nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn toàn tỉnh;
2.2. Xây dựng nội dung tuyên truyền về bảo vệ và phát huy giá trị Nghệ thuật Bài Chòi cho cán bộ văn hóa các xã, phường, thị trấn;
2.3. Ban hành một số cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi;
2.4. Duy trì các câu lạc bộ Bài Chòi hiện đang sinh hoạt ở các huyện, thị xã và thành phố Đông Hà; đồng thời xem xét thành lập và phát triển Câu lạc bộ Bài Chòi tại các địa phương nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân trong đời sống đương đại, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân và phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước;
2.5. Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các diễn viên, nghệ nhân về kỹ năng thực hành di sản Nghệ thuật Bài Chòi;
2.6. Tiến hành biên soạn, xuất bản các ấn phẩm nghiên cứu về di sản Nghệ thuật Bài Chòi.
2.7. Tham gia xây dựng, đề xuất việc xây dựng cơ chế, chính sách (ưu đãi đặc thù) đối với những người có công trong việc bảo vệ và phát huy giá trị Nghệ thuật Bài Chòi, đặc biệt là những người nắm giữ, có khả năng truyền dạy Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam; hàng năm xét đề nghị khen thưởng, biểu dương cho những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy Nghệ thuật Bài Chòi tại các địa phương;
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác điều tra, kiểm kê, phân loại Nghệ thuật Bài Chòi:
1.1. Khảo sát, kiểm kê, đánh giá toàn diện thực trạng về các giá trị văn hóa truyền thống của Di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn tỉnh;
1.2. Điều tra, thống kê các nghệ nhân, câu lạc bộ đang thực hành di sản Nghệ thuật Bài Chòi.
2. Tổ chức truyền dạy, đào tạo cho thế hệ trẻ về kỹ năng thực hành di sản Nghệ thuật Bài chòi:
2.1. Vận động và tạo điều kiện để các câu lạc bộ, nghệ nhân Bài Chòi mở các lớp truyền dạy thực hành di sản Nghệ thuật Bài Chòi tại địa phương;
2.2. Giới thiệu di sản Nghệ thuật Bài Chòi vào trường học (từ tiểu học đến THPT) theo hình thức ngoại khóa.
2.3. Chú trọng công tác bảo tồn, phát huy hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ, nhóm (đội), nghệ nhân dân gian. Khôi phục và kiện toàn các nhóm (đội), câu lạc bộ Bài chòi hiện có của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ các câu lạc bộ, nhóm (đội), nghệ nhân Bài Chòi;
2.4. Tạo sân chơi cho các câu lạc bộ, nhóm (đội), nghệ nhân Bài Chòi tham gia trình diễn Nghệ thuật Bài Chòi thông qua các dịp lễ hội lớn của tỉnh.
3. Nghiên cứu ban hành chính sách tạo điều kiện, môi trường cho các nghệ nhân, câu lạc bộ và cộng đồng thực hành di sản Nghệ thuật Bài Chòi:
3.1. Xây dựng, vận dụng thích hợp các cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương để hỗ trợ về vật chất, điều kiện hoạt động góp phần động viên tinh thần của các nghệ nhân;
3.2. Nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách đãi ngộ, tôn vinh, khen thưởng và phong tặng danh hiệu vinh dự của Nhà nước cho các nghệ nhân hò Bài Chòi có nhiều đóng góp xuất sắc trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi;
3.3. Định kỳ hàng năm xem xét khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi;
3.4. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành, sáng tạo và truyền dạy Nghệ thuật Bài Chòi trong các gia đình, các nhà trường, câu lạc bộ và cộng đồng nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng và nhân dân địa phương;
3.5. Nâng cấp cơ sở vật chất, nơi sinh hoạt, thực hành di sản Nghệ thuật Bài Chòi;
3.6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi.
4. Tổ chức khai thác di sản Bài Chòi phục vụ phát triển văn hóa và du lịch:
4.1. Tổ chức trình diễn Nghệ thuật Bài Chòi vào dịp tết Nguyên Đán tại các trung tâm huyện thị thành phố và các làng Tùng Luật, Cổ Mỹ xã Vĩnh Giang; làng Đơn Duệ, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh; làng Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong; làng Hà Thượng, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh;
Tổ chức các điểm chơi Bài Chòi trong dịp tổ chức Lễ hội Thống nhất non sông (30/4/2018) và ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 hàng năm.
4.2. Tăng cường công tác xã hội hóa trong cộng đồng hỗ trợ cùng với nguồn kinh phí nhà nước đảm bảo duy trì và phát triển cho hoạt động trình diễn Nghệ thuật Bài Chòi tại các địa phương, các câu lạc bộ thông qua các doanh nghiệp, các nhà tài trợ, những người yêu thích bộ môn Nghệ thuật Bài Chòi;
4.3. Xây dựng Nghệ thuật Bài Chòi trở thành một sản phẩm phục vụ phát triển du lịch bền vững, đẩy mạnh tăng cường xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị Nghệ thuật Bài Chòi phụ vụ nhu cầu thưởng thức của du khách trong và ngoài nước.
5. Tuyên truyền, quảng bá di sản Nghệ thuật Bài Chòi:
5.1. Nâng cao nhận thức tinh thần trách nhiệm và năng lực của cán bộ làm công tác văn hóa, cán bộ ở các cấp chính quyền nói chung và cộng đồng xã hội về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi;
5.2. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phát hành tập sách, đĩa tuyên truyền di sản nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ về giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi;
5.3. Các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền về yêu cầu, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát huy giá trị Nghệ thuật Bài Chòi trong các tầng lớp nhân dân, trong lực lượng đoàn viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể.
5.4. Tuyên dương, khen thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi.
Kinh phí thực hiện Đề án được huy động từ ngân sách nhà nước (gồm: ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương) và nguồn huy động hợp pháp khác. Trong đó ngân sách địa phương được bố trí tùy theo khả năng ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định hiện hành.
Căn cứ nội dung Đề án, các cơ quan được giao chủ trì chủ động xây dựng dự toán kinh phí chi tiết để tổ chức triển khai thực hiện.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Chủ trì, phối hợp với các Bở, Ban ngành, đoàn thể và các địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Đề án; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Đề án và định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh;
- Tổ chức công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa, truyền dạy di sản Nghệ thuật Bài Chòi;
- Xây dựng nội dung tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng cư dân về bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi;
- Đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi;
- Căn cứ nội dung Đề án được duyệt, hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng kế hoạch đưa di sản Nghệ thuật Bài Chòi trở thành sản phẩm phục vụ phát triển du lịch, phối hợp với các cơ quan liên quan lập dự toán cụ thể, báo cáo UBND tỉnh xem xét bố trí nguồn lực để thực hiện Đề án.
2. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh): Thẩm định và trình UBND tỉnh hồ sơ khen thưởng, biểu dương tập thể và cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch đưa di sản Nghệ thuật Bài Chòi vào giới thiệu từ trường Tiểu học đến trường THPT theo hình thức ngoại khóa hoặc tổ chức câu lạc bộ.
4. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác bảo tồn di sản Nghệ thuật Bài Chòi, xây dựng các chương trình, chuyên mục về giới thiệu và truyền dạy di sản Nghệ thuật Bài Chòi để đăng tải trên sóng phát thanh, truyền hình địa phương và mạng xã hội...
5. Sở Tài chính:
- Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Đề án trong khả năng ngân sách địa phương.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu UBND tỉnh huy động nguồn vốn để thực hiện Đề án.
7. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu UBND tỉnh đưa đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi vào danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm.
8. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh:
- Tổ chức tuyên truyền, phát động đến toàn thể cán bộ Đoàn và đoàn viên, thanh thiếu niên về ý nghĩa, giá trị độc đáo của di sản Nghệ thuật Bài Chòi;
- Chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trong tỉnh huy động lực lượng đoàn viên, thanh, thiếu niên tích cực tham gia cổ vũ các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị Nghệ thuật Bài Chòi. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đoàn trong khối Nghệ thuật tích cực tham gia tập luyện Nghệ thuật Bài Chòi;
9. Hội Di sản Văn hóa tỉnh: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai các nội dung sáng tác, phổ biến Nghệ thuật Bài Chòi, phối hợp công tác tổ chức, chuyên môn, vận động nghệ sỹ, nghệ nhân tham gia các trại sáng tác lời mới cho Bài Chòi.
10. UBND các huyện, thị xã và thành phố:
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, tạo điều kiện cho các Câu lạc bộ Bài Chòi hoạt động và triển khai các nội dung liên quan đến Đề án;
- Chỉ đạo các phòng, ban và UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động sinh hoạt Nghệ thuật Bài Chòi nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể thuật Bài Chòi ở địa phương;
- Tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn về ý nghĩa, giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi; huy động cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng đoàn viên, thanh, thiếu niên và nhân dân tích cực tìm hiểu di sản Nghệ thuật Bài Chòi;
- Biểu dương, khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp tích cực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi tại địa phương;
- Hàng năm, xem xét, cân đối các nguồn kinh phí để bố trí kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh./.
NỘI DUNG, TỔ CHỨC, PHÂN KỲ THỰC HIỆN
Đơn vị tính: đồng
Số TT | Nội dung | Phân công thực hiện | Thời gian thực hiện | Dự kiến kinh phí | |
Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | ||||
1 | Tiến hành kiểm kê, sưu tầm, số hóa di sản Nghệ thuật Bài Chòi. Tổ chức khai thác di sản Nghệ thuật Bài Chòi phục vụ phát triển văn hóa và du lịch | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch | UBND các huyện, thị xã và thành phố | 2018 - 2020 | 600.000.000 |
2 | Tổ chức truyền dạy, đào tạo cho thế hệ trẻ về kỹ năng đàn, ca, sáng tác | ||||
2.1 | Mở các lớp tập huấn, truyền dạy thực hành di sản Nghệ thuật Bài Chòi tại địa phương | UBND các huyện, thị xã và thành phố | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Di sản Quảng Trị | Quý III hàng năm | 300.000.000 |
2.2 | Giới thiệu di sản Nghệ thuật Bài Chòi vào trường TH đến trường THPT theo hình thức ngoại khóa | Sở Giáo dục và Đào tạo | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đoàn Thanh niên CS HCM tỉnh Quảng Trị | Thường xuyên | 200.000.000 |
3 | Tạo điều kiện, môi trường cho các nghệ nhân, câu lạc bộ và cộng đồng thực hành di sản nghệ thuật Bài Chòi | ||||
3.1 | Tổ chức biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân đã có nhiều đóng góp xuất sắc cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản Bài Chòi | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh; Hội Di sản Quảng Trị, UBND các huyện, thị xã và thành phố | Quý IV hàng năm | 100.000.000 |
3.2 | Xây dựng chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân, Câu lạc bộ Bài Chòi ở các huyện, thị xã, thành phố | Sở Nội vụ | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các huyện, thị xã và thành phố | Thường xuyên | 300.000.000 |
3.3 | Xem xét đề nghị phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Sở Nội vụ; Văn phòng UBND tỉnh; Hội Di sản Quảng Trị; UBND các huyện, thị xã và thành phố | 2020; 2022 | 100.000.000 |
4 | Tổ chức tuyên truyền quảng bá di sản Nghệ thuật Bài Chòi | UBND các huyện, thị xã và thành phố | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan thông tấn, báo chí | Thường xuyên | 200.000.000 |
| Tổng cộng: |
|
|
| 1.800.000.000 |
- 1 Quyết định 1346/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025
- 2 Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2019 về bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 3 Quyết định 3015/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình, giai đoạn 2019-2025 và những năm tiếp theo do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 4 Quyết định 28/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5 Quyết định 1015/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2019-2022
- 6 Nghị quyết 93/2018/NQ-HĐND về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Ca trù, Truyện Kiều, Mộc bản Trường học Phúc Giang và Hoàng hoa sứ trình đồ, giai đoạn 2018-2025 và những năm tiếp theo do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 7 Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2015 về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn (2015 – 2020)
- 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9 Quyết định 2054/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11 Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 12 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 13 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 14 Quyết định 581/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Nghị quyết 23-NQ/TW năm 2008 về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới do Bộ Chính trị ban hành
- 16 Luật di sản văn hóa 2001
- 1 Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2015 về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn (2015 – 2020)
- 2 Quyết định 1015/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2019-2022
- 3 Nghị quyết 93/2018/NQ-HĐND về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Ca trù, Truyện Kiều, Mộc bản Trường học Phúc Giang và Hoàng hoa sứ trình đồ, giai đoạn 2018-2025 và những năm tiếp theo do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 4 Quyết định 28/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5 Quyết định 3015/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình, giai đoạn 2019-2025 và những năm tiếp theo do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 6 Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2019 về bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 7 Quyết định 1346/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025