ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 714/KH-UBND | Phú Thọ, ngày 03 tháng 3 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
Căn cứ Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025;
Căn cứ Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến, khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025;
Căn cứ Thông tư số 14/2019/TT-BGDĐT ngày 30/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo,
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 08/TTr-SGD&ĐT ngày 26/02/202, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát Phát triển Giáo dục Mầm non tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2020-2025 như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Đảm bảo các điều kiện cơ sở, vật chất, đáp ứng nhu cầu đưa trẻ đến trường của người dân; gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong chăm sóc và giáo dục trẻ; đa dạng hóa các phương thức, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; xây dựng cơ chế, chính sách, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển giáo dục mầm non; tiếp tục xây dựng phát triển đội ngũ; chuyển đổi một số trường công lập ra ngoài công lập ở nơi có điều kiện; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ đối với trẻ 5 tuổi; xác định giá dịch vụ đối với trẻ dưới 5 tuổi trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đảm bảo các điều kiện cơ sở, vật chất, đáp ứng nhu cầu đưa trẻ đến trường của người dân để trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non công bằng, bình đẳng và chất lượng (huy động được ít nhất là 35% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, đảm bảo 98-99% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được đến trường; trẻ mầm non học ngoài công lập phấn đấu đạt từ 25-30% trở lên).
2.2. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đối với giáo dục mầm non, phân định rõ trách nhiệm của nhà nước với trách nhiệm của phụ huynh học sinh (nhà nước chịu trách nhiệm đảm bảo phổ cập đối với lớp 5 tuổi; từ 4 tuổi trở xuống trách nhiệm chính là của phụ huynh học sinh; căn cứ vào khả năng ngân sách có thế bố trí được thì hỗ trợ thêm, đến nay đã hỗ trợ toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, hỗ trợ một phần chi trả cho giáo viên; còn lại phải có sự tham gia của phụ huynh học sinh); thực hiện cơ chế tự chủ, xác định giá dịch vụ giáo dục để đảm bảo nguồn thu phục vụ việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục đối với trẻ dưới 5 tuổi trong các cơ sở giáo dục công lập; đối với các cơ sở mầm non công lập ở những nơi có điều kiện, có nhà đầu tư khuyến khích chuyển giao cho nhà đầu tư thực hiện, nhất là ở các đô thị như Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các thị trấn huyện khu đông dân cư.
2.3. Xây dựng cơ chế, chính sách, huy động mọi tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển giáo dục mầm non non (tỷ lệ phòng học kiên cố đạt từ 90% trở lên, có 80% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; có ít nhất 80% số trường mầm non được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục). Dự kiến thành lập mới 12 trường mầm non ngoài công lập; chuyển đổi 04 trường mầm non công lập ra ngoài công lập.
2.4. Tăng cường phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ. Duy trì 100% trẻ em học 2 buổi/ngày. Hằng năm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ, thấp còi trung bình 0,2-0,3%/năm; tỷ lệ trẻ em thừa cân/béo phì được khống chế.
2.5. Phấn đấu đủ số lượng giáo viên mầm non theo quy định, 90% giáo viên mầm non đạt trình độ đào tạo từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, có ít nhất 85% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên;
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác truyền thông
- Đẩy mạnh truyền thông các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, địa phương về phát triển giáo dục mầm non để tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong ngành và xã hội.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong việc phát triển giáo dục mầm non; đưa mục tiêu phát triển giáo dục mầm non vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp
- Bám sát lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã gắn với sắp xếp các trường, lớp học để tổ chức lại các cơ sở giáo dục, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. (225 trường mầm non/225 đơn vị xã/phường); mở rộng mạng lưới trường, nhóm, lớp mầm non ngoài công lập; thực hiện thí điểm chủ trương xã hội hóa trong giáo dục; chuyển đổi một số trường công lập ra ngoài công lập (Dự kiến thành lập mới 12 trường mầm non ngoài công lập); chuyển đổi 04 trường mầm non công lập ra ngoài công lập.
- Giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục; khuyến khích thực hiện cơ chế đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) ở những nơi có điều kiện kinh tế.
3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
Đầu tư cơ sở vật chất cho các trường mầm non; xóa phòng học bán kiên cố xuống cấp, phòng học tạm, nhờ (phòng học thiếu cần bổ sung là 212 phòng); xây dựng mới, bổ sung các hạng mục công trình quy định theo hướng đạt chuẩn quốc gia; mua sắm đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu; hệ thống sân, vườn và hệ thống nước sạch cho các trường mầm non (mua sắm 566 bộ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; bổ sung 14 công trình nước sạch; 31 công trình sân vườn...)
4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; chất lượng chăm sóc, sức khỏe trẻ mầm non
- Đổi mới công tác bồi dưỡng chuyên môn; đào tạo nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên mầm non giáo viên đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng.
- Huy động sự đóng góp của nhân dân, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú; phối hợp nhà trường, gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi; thực hiện phương pháp giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất và tinh thần.
5. Huy động nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục mầm non
- Ưu tiên ngân sách chi cho các hoạt động của giáo dục mầm non trong phạm vi ngân sách của tỉnh, huyện; lồng ghép kinh phí từ chương trình; dự án; huy động sự đóng góp của người dân (phụ huynh) đối với trẻ mầm non dưới 5 tuổi (không phải đối tượng phổ cập) nhằm bảo đảm các điều kiện thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục mầm non.
- Khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập ở những nơi có điều kiện.
- Nhà nước đảm bảo đủ biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cho lớp mẫu giáo 5 tuổi theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; hỗ trợ một phần kinh phí đảm bảo đội ngũ cho trẻ dưới 5 tuổi, mức hỗ trợ tùy thuộc vùng miền, địa phương.
- Phụ huynh đóng góp bù phần kinh phí chi trả tiền lương và các khoản phụ cấp cho đội ngũ giáo viên dạy lớp mầm non dưới 5 tuổi trên cơ sở tính toán giá dịch vụ
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các dự án ODA, vốn trái phiếu Chính phủ) được cấp có thẩm quyền giao trong kế hoạch hằng năm theo phân cấp quản lý hiện hành.
- Vốn ngân sách tỉnh; ngân sách huyện, xã.
- Vốn xã hội hóa giáo dục và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính cho các nhiệm vụ của kế hoạch thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành về kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính trung hạn của Nhà nước.
IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Sở giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành triển khai thực hiện những nội dung của kế hoạch.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hằng năm và giai đoạn.
- Định kỳ hằng năm sơ kết, tổng kết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
2. Các Sở ngành liên quan: Căn cứ vào kế hoạch, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện đảm bảo các mục tiêu của Kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Các tổ chức Hội trong tỉnh: Căn cứ chức năng nhiệm vụ để tổ chức tuyên truyền, nắm bắt tư tưởng cán bộ đảng viên; tạo sự đồng thuận xã hội trong việc thực hiện kế hoạch.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị
- Trên cơ sở nội dung kế hoạch, tổ chức tốt công tác tuyên truyền và xây dựng kế hoạch và giải pháp triển khai cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục công lập khi có đủ điều kiện thì xây dựng phương án chuyển loại hình hoạt động, tham mưu cấp có thẩm quyền giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập nếu có đủ điều kiện.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các trường mầm non căn cứ vào mục tiêu của kế hoạch để xây dựng các mục tiêu cụ thể của đơn vị, triển khai các biện pháp thực hiện; thường xuyên kiểm tra đánh giá, đinh kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Trên đây là Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2020-2025, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 263/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2020-2025
- 2 Kế hoạch 390/KH-UBND năm 2020 về phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020-2025
- 3 Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 1677/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4 Quyết định 4601/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 theo Quyết định 1677/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 5 Thông tư 14/2019/TT-BGDĐT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6 Luật Đầu tư công 2019
- 7 Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2019 về tăng cường huy động nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025 do Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 1677/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 10 Nghị định 59/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 1 Quyết định 263/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2020-2025
- 2 Kế hoạch 390/KH-UBND năm 2020 về phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020-2025
- 3 Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 1677/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4 Quyết định 4601/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 theo Quyết định 1677/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố Đà Nẵng