- 1 Kế hoạch 123/KH-UBND về tiếp tục duy trì, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội
- 2 Kế hoạch 24/KH-UBND về cải thiện, nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của thành phố Hà Nội năm 2021
- 3 Quyết định 5743/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch Cải cách hành chính nhà nước năm 2021 của thành phố Hà Nội
- 4 Kế hoạch 25/KH-UBND về nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan, đơn vị; cải thiện, nâng cao Chỉ số Hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2021 của thành phố Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/KH-UBND | Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2021 |
KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2021
Thực hiện Quyết định 5743/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính (CCHC) nhà nước năm 2021 của thành phố Hà Nội, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác CCHC năm 2021 như sau:
1. Mục đích:
- Rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo chương trình kế hoạch, kết luận, chỉ đạo của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố.
- Đôn đốc, hướng dẫn, chấn chỉnh các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố về tiến độ, hiệu quả, chất lượng thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực cải cách hành chính.
- Đánh giá những nội dung đã làm được, phát hiện kịp thời những sáng kiến kinh nghiệm, mô hình hiệu quả để có phương án nhân rộng mô hình trong toàn Thành phố.
- Đánh giá những nội dung chưa làm được, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức thực hiện chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về công tác CCHC, qua đó xác định những vấn đề cần tập trung chỉ đạo hoặc bổ sung, điều chỉnh trong thời gian tiếp theo.
- Kết quả kiểm tra CCHC là căn cứ quan trọng xác định chỉ số CCHC các sở, cơ quan tương đương sở, UBND các quận, huyện, thị xã.
2. Yêu cầu
- Hoạt động kiểm tra đảm bảo đúng pháp luật, chính xác, khách quan và trung thực; không làm cản trở hoạt động chuyên môn bình thường của cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tượng được kiểm tra.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương để đảm bảo việc kiểm tra mang tính toàn diện, tránh chồng chéo, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm; chú ý các nội dung quan trọng nhằm cải thiện, nâng cao các Chỉ số PAPI, SIPAS của Thành phố.
- Tăng cường kiểm tra đột xuất, không báo trước, tập trung xác định rõ địa chỉ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân người đứng đầu trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý nhà nước trên địa bàn, lĩnh vực được giao theo dõi, phụ trách.
- Tăng cường trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn theo chuyên đề của các sở chuyên ngành theo lĩnh vực CCHC đối với UBND cấp huyện. Tăng cường trách nhiệm kiểm tra CCHC của UBND cấp huyện đối với UBND cấp xã.
a) Việc triển khai và kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch, kết luận, chỉ đạo của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố.
b) Việc tổ chức triển khai và kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác CCHC, tập trung vào những nhiệm vụ đã được xác định trong Kế hoạch CCHC năm 2021 của cơ quan, đơn vị (tính đến thời điểm kiểm tra).
c) Việc tổ chức triển khai và kết quả thực hiện nhiệm vụ Thành phố giao tại Kế hoạch CCHC năm 2021; Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 22/01/2021 của UBND Thành phố về cải thiện, nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của thành phố Hà Nội năm 2021; Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 24/2/2021 của UBND Thành phố về Nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan, đơn vị; cải thiện, nâng cao Chỉ số Hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2021 của thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 11/06/2020 của UBND Thành phố về tiếp tục duy trì, nâng cao Chỉ số CCHC (PAR-Index) năm 2020 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội.
* Ưu tiên việc kiểm tra các nội dung theo chuyên đề, kết hợp với các Đoàn kiểm tra chuyên ngành khác, tích hợp các kết quả kiểm tra để tránh chồng chéo, tiết kiệm thời gian, nguồn lực của Thành phố.
2.1. Kiểm tra qua báo cáo
Các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND quận, huyện, thị xã tuân thủ chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về CCHC. Trong đó, chú ý nội dung xây dựng và triển khai Kế hoạch kiểm tra CCHC nội bộ (tự kiểm tra đối với đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc) đã được giao trong Kế hoạch CCHC nhà nước năm 2021 của Thành phố. Lồng ghép nội dung báo cáo kết quả tự kiểm tra trong Báo cáo CCHC 9 tháng (gửi kèm các văn bản chỉ đạo sau kiểm tra về việc khắc phục hạn chế, kết quả tái kiểm tra...).
Văn phòng UBND Thành phố Các Sở: Tư pháp, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư: thực hiện đầy đủ chế độ tổng hợp kết quả triển khai nội dung CCHC thuộc lĩnh vực do cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì, tham mưu UBND Thành phố, gửi báo cáo chuyên đề về UBND Thành phố (qua Sở Nội vụ để tổng hợp).
Đoàn kiểm tra sử dụng các nội dung, số liệu trong báo cáo để phục vụ hoạt động kiểm tra, đồng thời là nền tảng để xây dựng cơ sở dữ liệu, phục vụ công tác cải cách hành chính nói chung.
2.2. Kiểm tra trực tiếp
a) Kiểm tra theo Kế hoạch, có báo trước: Đoàn kiểm tra làm việc theo Kế hoạch được thông báo trước đối với các nội dung kiểm tra tại Kế hoạch này.
- Cơ quan, đơn vị chuẩn bị báo cáo (theo mẫu được hướng dẫn), gửi Đoàn kiểm tra trước ngày kiểm tra ít nhất 3 ngày làm việc.
- Đoàn kiểm tra trực tiếp làm việc tại cơ quan, đơn vị. Đại diện đơn vị báo cáo và trao đổi những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết, Đoàn kiểm tra sẽ làm việc với một số tổ chức, cá nhân liên quan tại cơ quan, đơn vị để kiểm tra, xác minh.
b) Kiểm tra đột xuất: Đoàn kiểm tra kiểm tra đột xuất, không báo trước tại trụ sở cơ quan, đơn vị, địa phương; các địa điểm giải quyết TTHC, địa điểm tiếp công dân; các phòng, ban, bộ phận, đơn vị trực thuộc hoặc phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã kiểm tra tại địa điểm khác có liên quan đối với các nội dung kiểm tra tại Kế hoạch này.
Đoàn kiểm tra có thể tái kiểm tra đối với một số cơ quan, đơn vị trong trường hợp cần thiết.
3. Thời gian kiểm tra: Từ tháng 4/2021 đến tháng 12/2021.
Các Sở, cơ quan tương đương Sở (tập trung vào các cơ quan tham mưu chính các nội dung CCHC, PAPI, SIPAS trong các kế hoạch của thành phố Hà Nội), UBND các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.
Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thành phố.
Tiếp tục tập trung kiểm tra các lĩnh vực có liên quan đến kết quả Chỉ số PAPI, SIPAS thấp như: Quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quản lý tài sản công, Quản lý ngân sách, Dịch vụ công mức độ 3, 4, Phòng chống tham nhũng, Khám chữa bệnh, Tư pháp v.v...
Căn cứ điều kiện cụ thể, Đoàn kiểm tra có thể điều chỉnh hoặc bổ sung các cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm tra theo Kế hoạch.
Kinh phí hoạt động của Đoàn kiểm tra được đảm bảo từ nguồn ngân sách của UBND Thành phố bố trí cho hoạt động của Sở Nội vụ năm 2021.
1. Giao Sở Nội vụ là cơ quan thường trực
- Giám đốc Sở Nội vụ quyết định thành lập Đoàn kiểm tra công tác CCHC của Thành phố, gồm đại diện: Văn phòng UBND Thành phố, Thanh tra Thành phố, các Sở: Nội vụ, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Lao động, Thương binh và Xã hội; lãnh đạo Sở Nội vụ làm Trưởng đoàn kiểm tra. Tùy theo nội dung kiểm tra, đối tượng kiểm tra, thời gian kiểm tra để tổ chức theo Đoàn hoặc chia thành các Tổ kiểm tra.
- Xây dựng các Biểu mẫu, Đề cương báo cáo. Hướng dẫn cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện báo cáo theo quy định.
- Xây dựng thời gian kiểm tra theo kế hoạch, thông báo cho các cơ quan, đơn vị, địa phương để chuẩn bị.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra theo các nội dung của Kế hoạch này.
- Trong trường hợp cần thiết, Đoàn kiểm tra phản ánh, đề nghị Đoàn kiểm tra công vụ Thành phố tổ chức kiểm tra sâu để xác định rõ trách nhiệm, báo cáo, tham mưu UBND Thành phố xử lý, chấn chỉnh kịp thời các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và các cá nhân trong thực thi công vụ.
- Đảm bảo phương tiện và cơ sở vật chất cho các cuộc kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất của Đoàn.
2. Các cơ quan, đơn vị
- Rà soát lại toàn bộ các nội dung công việc theo chương trình, kế hoạch, chỉ đạo của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố giao cho cơ quan, đơn vị. Thông báo kịp thời, đầy đủ nội dung của Kế hoạch này tới các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
- Chủ động xây dựng Kế hoạch tự kiểm tra đối với cơ quan, đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc; chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế tại các đơn vị được kiểm tra; tổ chức tái kiểm tra...
- Các cơ quan, đơn vị được kiểm tra xây dựng báo cáo theo đề cương, gửi về Đoàn kiểm tra trước ngày kiểm tra 3 ngày làm việc; bố trí lãnh đạo và công chức có liên quan làm việc trực tiếp với Đoàn kiểm tra.
- Báo cáo, cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin, tài liệu, nội dung theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra; tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị và các đơn vị trực thuộc.
- Báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của Đoàn kiểm tra, kết quả khắc phục các tồn tại, hạn chế được phát hiện qua kiểm tra, gửi về Đoàn kiểm tra (qua Sở Nội vụ để tổng hợp, email: phongcchc_sonv@hanoi.gov.vn)./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 155/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 4832/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021
- 3 Quyết định 4988/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch Công tác cải cách hành chính năm 2021 của thành phố Đà Nẵng
- 4 Kế hoạch 69/KH-UBND về kiểm tra, đánh giá công tác cải cách hành chính nhà nước năm 2021 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 5 Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2020 về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn liền với xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số và đô thị thông minh do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6 Kế hoạch 34/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính và thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 7 Kế hoạch 36/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2021 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 8 Kế hoạch 1365/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án cải cách hành chính giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 9 Kế hoạch 2042/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2021 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 10 Kế hoạch 6448/KH-UBND năm 2020 về công tác cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bình Dương năm 2021
- 11 Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2021 về đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 12 Kế hoạch 288/KH-UBND về kiểm tra công tác Cải cách hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận