ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 957/KH-UBND | Quảng Bình, ngày 19 tháng 5 năm 2023 |
ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 NĂM 2023 - 2024 TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Quyết định số 1924/QĐ-BYT ngày 20/04/2023 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2023 - 2024; nhằm tăng cường truyền thông các chủ trương, chính sách của Chính phủ về công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19, góp phần hiệu quả trong phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, UBND tỉnh Quảng Bình xây dựng kế hoạch định hướng Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của các ban ngành, đoàn thể và người dân về các chủ trương, chính sách của Chính phủ trong công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19, kế hoạch triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Truyền thông về hiệu quả của tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam, những nỗ lực của Chính phủ, các lực lượng chống dịch, sự tham gia, ủng hộ của người dân trong công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 nói riêng và phòng dịch COVID-19 nói chung.
- Truyền thông vận động người dân tích cực, chủ động tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch, đúng đối tượng theo khuyến cáo của ngành y tế; tăng cường truyền thông bằng nhiều hình thức, chú trọng truyền thông thông qua các ứng dụng công nghệ và truyền thông trên nền tảng mạng xã hội.
2. Yêu cầu
- Theo dõi, bám sát tình hình dịch COVID-19 trên Thế giới và Việt Nam, cung cấp các thông tin khoa học về phòng, chống dịch, tiêm vắc xin COVID-19, hiệu quả, tác dụng của vắc xin để kịp thời xây dựng tài liệu, thông điệp, khuyến cáo phù hợp, khoa học, chính xác để thực hiện truyền thông vận động người dân tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch, an toàn trên địa bàn tỉnh.
- Thường xuyên theo dõi thông tin dư luận, báo chí, mạng xã hội, kịp thời phát hiện và xử lý các tin giả, tin đồn liên quan đến tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Kịp thời phát hiện, nêu gương các cá nhân, tập thể có thành tích, các mô hình hiệu quả trong việc vận động người dân chủ động tham gia công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19, qua đó khuyến khích người dân tiếp tục tham gia tiêm chủng.
1. Hình thức:
- Truyền thông gián tiếp: Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình, Website ngành y tế, Sở Thông tin và Truyền thông... với nhóm tin, bài, ảnh, phóng sự, thông điệp, infographic, videoclip, audioclip...; Truyền thông trên mạng xã hội Facebook, Zalo, YouTube, TikTok... của đơn vị, địa phương để truyền thông sâu rộng đến các nhóm đối tượng; Tuyên truyền cổ động trực quan thông qua việc treo, dán, cấp phát tờ rơi, pa nô, băng rôn ở nơi tập trung đông dân cư.
- Truyền thông trực tiếp: Lồng ghép tuyên truyền trong hoạt động khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và trong hoạt các hoạt động sinh hoạt văn hóa - xã hội cộng đồng tại khu dân cư.
2. Nội dung truyền thông:
2.1. Truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng, của Chính phủ, các quy định của Bộ Y tế, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tiêm vắc xin phòng COVID-19 tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới và tiêm vắc xin phòng COVID-19.
2.2. Truyền thông vận động người dân ủng hộ công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo tinh thần “Tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhằm để phòng, chống dịch”; khuyến khích người dân tích cực, chủ động tham gia tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch, đúng đối tượng theo khuyến cáo của ngành y tế:
- Cập nhật, cung cấp các thông tin khoa học về hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19 trong phòng, chống dịch, phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh trên Thế giới và Việt Nam. Cập nhật xu hướng, khuyến cáo tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên thế giới và dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 hàng năm.
- Truyền thông về nguy cơ, ảnh hưởng của mắc COVID-19 và hội chứng hậu COVID-19 đến bệnh nền, sức khỏe, sự phát triển... ở các nhóm đối tượng khác nhau; xu hướng xuất hiện các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2; tiêm vắc xin phòng COVID-19 là giải pháp chiến lược “chủ lực” giúp kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả; hiệu quả giảm chuyển bệnh nặng và tử vong do COVID-19 của vắc xin.
- Trong năm 2023, tập trung truyền thông vận động các bậc cha mẹ/người chăm sóc trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đưa con đi tiêm chủng đủ liều cơ bản vắc xin phòng COVID-19; cập nhật thông tin về tiêm mũi nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức quốc tế phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh trên Thế giới và Việt Nam.
- Truyền thông kế hoạch tiêm chủng quốc gia và tại địa phương; đổi mới hình thức, cập nhật các thông điệp, khuyến cáo về vắc xin và lịch tiêm chủng, đối tượng tiêm chủng, các hướng dẫn khi đi tiêm chủng và theo dõi sức khỏe sau khi tiêm chủng...đến các nhóm đối tượng đích.
- Vận động người dân chủ động tham gia hoạt động truyền thông về tiêm chủng vắc xin, hỗ trợ ngành y tế và các ban, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tiêm chủng.
2.3. Truyền thông về công tác cung ứng vắc xin phòng COVID-19, đảm bảo an toàn tiêm chủng, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức... trong triển khai tiêm chủng tại địa phương.
2.4. Xây dựng các câu chuyện, các sự kiện liên quan đến truyền thông vận động người dân tham gia tiêm chủng để tăng cường truyền thông đến các nhóm đối tượng đích.
2.5. Theo dõi thông tin dư luận, báo chí và mạng xã hội, cung cấp thông tin khoa học, kịp thời để phối hợp các cơ quan chức năng phản bác, xử lý tin giả, tin đồn liên quan đến công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo đúng quy định.
2.6. Phát hiện, nêu gương những tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả cao.
1. Sở Y tế
- Tham mưu xây dựng kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo, theo dõi việc tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 của các đơn vị.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
+ Triển khai thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí địa phương để tăng cường đăng tải và phát sóng các tin, bài, phóng sự, thông điệp, tọa đàm... về triển khai tiêm chủng trong tình hình mới, vận động người dân đi tiêm chủng đủ liều, đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế, cung cấp các thông điệp, khuyến cáo phòng, chống dịch trong tình hình mới và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, theo dồi phản ứng sau tiêm chủng; cung cấp thông tin chính xác liên quan đến tiêm chủng vắc xin phòng COVID - 19 trên website Sở Y tế, trang facebook Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
+ Lồng ghép giám sát về công tác truyền thông trong các hoạt động giám sát tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
+ Chủ động thu thập thông tin, lắng nghe dư luận và mạng xã hội để phát hiện và xử lý kịp thời các tin giả, tin đồn, tin sai sự thật liên quan đến vắc xin COVID-19 tại địa phương. Cung cấp các thông tin khoa học, chính xác để phản bác, xử lý kịp thời các tin đồn, tin giả ảnh hưởng xấu đến triển khai tiêm vắc xin...
+ Xây dựng tài liệu truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 (Infographic, videoclip, audioclip, thông điệp...) tuyên truyền về tác dụng, hiệu quả của tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Chỉ đạo Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố
+ Chủ động xây dựng kế hoạch tăng cường truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 của đơn vị.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn các trạm y tế xã, phường, thị trấn triển khai các hoạt động truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
+ Tổ chức truyền thông trực tiếp tại các điểm tiêm chủng và tại cộng đồng nhằm vận động người dân tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19 an toàn, đầy đủ, đúng lịch, giải đáp các thắc mắc, bác bỏ thông tin sai sự thật, tin đồn, tin giả về vắc xin phòng COVID-19.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể liên quan tăng cường truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh; Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin liên quan đến tiêm vắc xin COVID-19 trên hệ thống loa phát thanh địa phương, website, trên trang mạng xã hội như: zalo, facebook... của đơn vị; phát tờ rơi, treo các pa nô, áp phích tại nơi đông người với nội dung tuyên truyền tiêm vắc xin phòng COVID- 19.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí chi thường xuyên để triển khai các hoạt động định hướng công tác truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn.
3. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Viettel Quảng Bình; Tiểu ban ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và truyền thông cập nhật dữ liệu tiêm chủng, hướng dẫn ký số phục vụ công tác cấp “hộ chiếu vắc xin” theo quy định.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở thực hiện các hoạt động truyền thông tới người dân về lợi ích, tầm quan trọng, hiệu quả, lợi ích của tiêm vắc xin phòng COVID-19 và tính an toàn của vắc xin; tiêm chủng vắc xin phòng COVID- 19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”, “Vắc xin phòng COVID-19 hiện nay vẫn là lá chắn quan trọng để khống chế dịch bệnh COVID-19, ngăn chặn sự tái bùng phát của dịch bệnh”, “Tiêm nhắc lại nhằm duy trì kháng thể, kể cả đối với người đã bị nhiễm COVID-19, giúp hạn chế sự lây nhiễm, giảm trường hợp bị bệnh nặng, trường hợp phải nhập viện và giảm tử vong”;...
- Xây dựng tài liệu truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 (Infographic, videoclip, audioclip, thông điệp...) tuyên truyền về tác dụng, hiệu quả của tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Tăng cường thời lượng phát sóng, đăng tải tin bài tuyên truyền về mục tiêu, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19; đưa tin kịp thời các hoạt động triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch tiêm chủng an toàn.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội:
Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
5. Các cơ quan, đơn vị, ban, ngành cấp tỉnh
- Phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, người lao động trong cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, người lao động hiểu biết về lợi ích, hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19 để phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, cho cộng đồng và vận động cán bộ, người lao động và người thân trong gia đình tham gia tiêm chủng đúng lịch.
6. Tiểu ban Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và truyền thông
- Chỉ đạo việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; cập nhật dữ liệu tiêm chủng, thực hiện ký số phục vụ công tác cấp “hộ chiếu vắc xin” theo quy định.
- Chỉ đạo triển khai công tác truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình của địa phương, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện kế hoạch định hướng truyền thông hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 của địa phương trong năm 2023-2024.
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN: Tháng 5/2023 đến tháng 12/2024.
V. KINH PHÍ: Từ nguồn kinh phí các hoạt động thường xuyên của các địa phương, đơn vị.
Trên đây là Kế hoạch định hướng công tác truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tỉnh Quảng Bình năm 2023-2024. Yêu cầu các đơn vị nghiêm túc, triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, kiến nghị đề xuất gửi về Sở Y tế (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tiêm vắc xin phòng COVID-19 tỉnh) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Công văn 5540/SYT-VP năm 2022 tăng cường truyền thông về sự cần thiết và hiệu quả của tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở trẻ em do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Kế hoạch 24/KH-UBND triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2023
- 3 Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 22-CT/TU về đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 4 Kế hoạch 05/KH-UBND về truyền thông tỉnh Bình Định năm 2023
- 5 Kế hoạch 1948/KH-UBND năm 2023 về định hướng truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tỉnh Bình Thuận năm 2023-2024
- 6 Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2023 về truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Thành phố Hà Nội năm 2023-2024
- 7 Kế hoạch 3261/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 07/CT-TTg về tăng cường công tác truyền thông chính sách trên địa bàn tỉnh Bình Thuận