Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 160/2015/NQ-HĐND

Vĩnh Long, ngày 11 tháng 12 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH MỨC THU ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 15

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 6/3/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Sau khi xem xét Tờ trình số 161/TTr-UBND ngày 17/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức thu đối với các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng nhân dân tỉnh; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và thống nhất,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định mức thu đối với các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (Có quy định kèm theo).

Điều 2. Bãi bỏ các Nghị quyết sau:

- Nghị quyết số 47/2007/NQ.HĐND ngày 25/01/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn về một số loại phí, lệ phí và mức thu của từng loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

- Nghị quyết số 60/2007/NQ-HĐND ngày 07/12/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung Nghị quyết số 47/2007/NQ.HĐND ngày 25/01/2007 của HĐND tỉnh về một số loại phí, lệ phí.

- Nghị quyết số 74/2008/NQ.HĐND ngày 17/7/2008 của HĐND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số loại phí, lệ phí quy định tại NQ số: 47/2007/NQ.HĐND, 60/2007/NQ.HĐND.

- Nghị quyết số 94/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về phí.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết. Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, các Ban của Hội đồng nhân dân và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long khóa VIII, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2015, có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua và được đăng công báo tỉnh./. 

 

Nơi nhận:
- UBTVQH; CP;
- Bộ Tài chính;
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- TU, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh
- Các Sở, Ban ngành tỉnh có liên quan;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Trương Văn Sáu

 

QUY ĐỊNH

(Ban hành kèm Nghị quyết số 160/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh)

A. Danh mục các khoản phí, lệ phí:

I. CÁC KHOẢN PHÍ:

1. Phí chợ

2. Phí trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô

3. Phí qua đò

4. Phí qua phà

5. Phí sử dụng lề đường, mặt nước

6. Phí vệ sinh

7. Phí thư viện

8. Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng

II. CÁC KHOẢN LỆ PHÍ:

1. Lệ phí hộ tịch

2. Lệ phí đăng ký cư trú

3. Lệ phí chứng minh nhân dân

4. Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

5. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng

6. Lệ phí cấp biển số nhà

7. Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh.

B. MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN PHÍ, LỆ PHÍ:

I. CÁC KHOẢN PHÍ:

1. Phí chợ

Phí chợ là khoản thu về sử dụng diện tích bán hàng đối với những người buôn bán trong chợ nhằm bù đắp chi phí đầu tư, chi phí quản lý chợ của Ban quản lý, tổ quản lý hoặc doanh nghiệp quản lý chợ.

a). Đối tượng nộp phí chợ: Các hộ buôn bán trong khu vực chợ thuê địa điểm kinh doanh tại chợ (chỉ thu một trong hai khoản phí chợ hoặc tiền thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh).

b). Đơn vị thu phí: Ban quản lý, tổ quản lý hoặc doanh nghiệp quản lý chợ.

c). Mức thu:

Hạng chợ

Mức thu

Có mái che
(Đồng/m2/tháng)

Không có mái che

Cố định
(Đồng/m2/ngày)

Không cố định
(Đồng/m2/ngày)

1. Chợ hạng 1

- Vị trí 1

- Vị trí 2

- Vị trí 3

 

100.000

75.000

60.000

 

2.500

2.000

1.500

 

2.000

1.500

1.000

2. Chợ hạng 2

- Vị trí 1

- Vị trí 2

- Vị trí 3

 

75.000

60.000

50.000

 

2.000

1.500

1.000

 

1.500

1.000

500

3. Chợ hạng 3

- Vị trí 1

- Vị trí 2

- Vị trí 3

 

35.000

25.000

20.000

 

1.000

500

-

 

500

-

-

Riêng các chợ có tổ chức đấu giá thì thực hiện theo kết quả đấu giá nhưng không thấp hơn mức quy định nêu trên. Trường hợp khi Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh có hiệu lực thi hành mà hợp đồng mức thu theo kết quả đấu giá trước đó còn đang thực hiện (chưa kết thúc) thì được thực hiện đến hết thời hạn hợp đồng.

Loại chợ đầu tư bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước thì mức thu không quá 2 lần mức thu được quy định nêu trên.

d). Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính:

Đơn vị sử dụng nguồn thu phí chợ thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Phí trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô

Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô là khoản thu vào chủ phương tiện có nhu cầu trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô tại các điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện phù hợp với quy hoạch và quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị của địa phương.

a). Đối tượng nộp phí:

Chủ phương tiện có nhu cầu trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô tại các điểm, bãi trông giữ xe phù hợp với quy hoạch và quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của địa phương.

b). Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí theo quy định.

c). Mức thu:

Nội dung

Mức thu
(chỉ tính ban ngày)

a) Đối với xe đạp

b) Xe đạp điện, xe máy điện

c) Đối với xe máy

d) Đối với xe ô tô

- Xe ô tô dưới 30 ghế ngồi, xe có tải trọng dưới 10 tấn

- Xe ô tô từ 30 ghế ngồi trở lên, xe có tải trọng từ 10 tấn trở lên

e) Đối với mức thu trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô ở các bệnh viện, trường học

- Tại bệnh viện

Xe đạp

Xe đạp điện, xe máy điện

Xe máy

Xe ô tô (không phân biệt ghế ngồi, tải trọng)

- Tại trường học

Xe đạp

Xe đạp điện, xe máy điện

Xe máy

1.000 đồng/lượt/xe

2.000 đồng/lượt/xe

3.000 đồng/lượt/xe

 

15.000 đồng/lượt/xe

20.000 đồng/lượt/xe

 


 

1.000 đồng/lượt/xe

1.500 đồng/lượt/xe

2.000 đồng/lượt/xe

20.000 đồng/lượt/xe

 

500 đồng/lượt/xe

1.000 đồng/lượt/xe

1.000 đồng/lượt/xe

- Mức thu ban đêm được tính tăng gấp đôi so với ban ngày.

- Mức thu theo tháng tối đa không quá năm mươi lần mức thu phí ban ngày.

- Mức thu giữ nón bảo hiểm: 500đồng/lượt/nón (mức thu không phân biệt ngày bình thường hay ngày lễ, tết và đêm).

- Đối với các điểm, bãi trông giữ ô tô có điều kiện trông giữ những xe ô tô có chất lượng cao, yêu cầu về điều kiện phục vụ cao hơn những điều kiện trông giữ thông thường và các điểm, bãi trông giữ xe tại các địa điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá mà khách tham quan thường có nhu cầu gửi xe nhiều giờ, thực hiện công việc trông giữ khó khăn hơn những nơi khác thì có thể sử dụng hệ số điều chỉnh 2 lần đối với trường hợp có nhu cầu.

- Trường hợp trông giữ xe cả ngày và đêm thì mức thu phí tối đa bằng mức thu phí ban ngày cộng ( ) với mức thu phí ban đêm.

- Thời gian được xác định để tính mức thu ban ngày: Từ 6 giờ 00 phút đến 21 giờ 00 phút cùng ngày và sau 21 giờ 00 được xác định gởi qua đêm.

- Thời gian được xác định để tính mức thu cả ngày, đêm: Từ 6 giờ 00 phút ngày hôm trước đến 6 giờ 00 phút ngày hôm sau.

Các đơn vị như trường học, bệnh viện thực hiện theo loại hình dịch vụ nộp thuế phải đảm bảo mức thu theo quy định hiện hành.

e). Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính:

- Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô tại các điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện công cộng do Nhà nước đầu tư là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước.

- Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô tại các điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện không do Nhà nước đầu tư là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước: Tuỳ thuộc vào phương thức, điều kiện trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô; tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ và khả năng đóng góp của người nộp phí để quy định mức thu cho phù hợp. Đồng thời mức thu phí cần tính đến hiệu quả từ việc đầu tư điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện (có lợi nhuận hợp lý) và có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền phí sau khi nộp thuế theo quy định tại phần D, mục III, Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí.

3. Phí qua đò

Phí qua đò là khoản thu của chủ đò hoặc bến khách (nơi đầu tư xây dựng bến khách, có người quản lý) đối với hành khách đi đò hoặc người thuê đò để chở khách, hàng hoá ngang qua sông, kênh hoặc đi dọc sông, kênh, hồ hoặc cập vào tàu khách để đón, trả hành khách trong khi tàu khách đang hành trình. Khoản phí này dùng để bù đắp chi phí để chạy đò và chi phí quản lý của bến khách (nếu có).

a). Đối tượng nộp phí: Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu qua đò.

b). Đối tượng được miễn giảm:

- Miễn 100% đối với giá vé hành khách và xe đạp, xe máy cho các đối tượng là giáo viên, học sinh, sinh viên trong kỳ học chính khoá và các đối tượng là thương binh.

- Giảm 50% đối với giá vé hành khách và xe đạp, xe máy cho các đối tượng là giáo viên, học sinh, sinh viên trong kỳ học ngoại khoá.

- Giảm 50% giá vé hành khách và xe đạp, xe máy đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang có nhà nằm ở một bến đò phải qua lại thường xuyên để đến nơi làm việc (không áp dụng cho cán bộ công chức, viên chức nhà nước đi công tác, ngoại trừ giáo viên).

c). Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí theo quy định.

d). Mức thu:

Nội dung

Mức thu

- Phí đò ngang bằng phương tiện cơ giới

Cự ly vận chuyển dưới 500 m

. Hành khách

. Xe đạp

. Xe đạp điện, xe máy điện

. Xe máy

Cự ly vận chuyển từ 500 m đến 1.000 m

. Hành khách

. Xe đạp

. Xe đạp điện, xe máy điện

. Xe máy

Cự ly vận chuyển trên 1.000m

 

 

1.000 đồng/người

1.500 đồng/xe (kể cả lái xe)

2.500 đồng/xe (kể cả người lái xe)

3.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

 

1.000 đồng/người

2.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

3.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

4.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

(Tuỳ tình hình thực tế giao UBND các huyện, thị xã, thành phố quy định giá cước cho phù hợp nhưng không vượt quá 25% giá cước cự ly vận chuyển từ 500m đến 1.000m).

e). Cơ chế thu nộp, quản lý, sử dụng về tài chính đối với bến khách hình thành từ ngân sách:

- Đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được cấp thẩm quyền quyết định giao, tổ chức thu được để lại 100% nhằm thực hiện các nhiệm vụ chi phục vụ thu phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.

- Đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền quyết định giao quản lý, khai thác mà tổ chức đấu thầu thì giá trúng thầu nộp ngân sách cấp quản lý 100%.

4. Phí qua phà

Phí phà là khoản thu của chủ phà hoặc bến khách (nơi đầu tư xây dựng bến khách, có người quản lý) đối với người sử dụng phà để chở khách, hàng hoá ngang qua sông. Khoản phí này dùng để bù đắp chi phí để chạy phà và chi phí quản lý của bến khách (nếu có).

a). Đối tượng nộp phí: Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu qua phà.

b). Đối tượng được miễn:

- Xe cứu thương, bao gồm cả các loại xe khác chở người bị tai nạn đến nơi cấp cứu;

- Xe cứu hoả;

- Xe máy nông nghiệp gồm: Máy cày, máy bừa, máy xới, máy làm cỏ, máy tuốt lúa;

- Xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ khẩn cấp về chống lụt bão;

- Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh gồm: Xe tăng, xe bọc thép, xe kéo pháo, xe chở lực lượng vũ trang đang hành quân;

- Xe, đoàn xe đưa tang;

- Đoàn xe có xe hộ tống, dẫn đường;

- Xe làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá đến những nơi bị thảm họa hoặc đến vùng có dịch bệnh;

- Thương binh, bệnh binh, học sinh và trẻ em dưới 10 tuổi (bao gồm cả trường hợp đi xe đạp); khi qua phà các trường hợp này phải xuất trình các giấy tờ (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) cần thiết như sau:

Thẻ thương binh, bệnh binh hoặc giấy chứng nhận đối với thương binh, bệnh binh.

Thẻ học sinh hoặc giấy chứng nhận của nhà trường đối với học sinh.

Giấy khai sinh đối với trẻ em.

- Giáo viên, sinh viên trong kỳ học chính khoá khi qua phà phải xuất trình thẻ giáo viên và thẻ sinh viên.

c). Đối tượng được giảm:

- Giảm 50% đối với giá vé hành khách và xe đạp, xe máy cho các đối tượng là giáo viên, học sinh, sinh viên trong kỳ học ngoại khoá.

- Giảm 50% giá vé hành khách và xe đạp, xe máy đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang có nhà nằm ở một bến phà phải qua lại thường xuyên để đến nơi làm việc (không áp dụng cho cán bộ công chức, viên chức nhà nước đi công tác, ngoại trừ giáo viên).

d). Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí theo quy định.

e). Mức thu:

Nội dung

Mức thu

- Khách qua phà

Khách bộ hành

Đi xe đạp

Đi xe đạp điện, xe máy điện

Đi xe máy

- Xe khác

- Xe du lịch

- Xe khách dưới 15 ghế

Khách

Xe

- Xe khách từ 15 ghế trở lên

Khách

Xe

- Xe tải

Dưới 5 tấn

Từ 5 tấn trở lên

Riêng phí qua phà Mang Thít (Chánh An - Quới An):

- Xe tải dưới 2,5 tấn

- Xe tải từ 2,5 tấn đến 5 tấn

- Xe tải trên 5 tấn

- Xe khác

 

1.000 đồng/người

1.500 đồng/xe (kể cả người lái xe)

2.500 đồng/xe (kể cả người lái xe)

3.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

5.000 đồng/xe

15.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

 

1.000 đồng/người

10.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

 

1.000 đồng/người

30.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

 

15.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

25.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

 


15.000 đồng/xe

20.000 đồng/xe

25.000 đồng/xe

5.000 đồng/xe

f). Cơ chế thu nộp, quản lý, sử dụng về tài chính đối với bến phà hình thành từ ngân sách:

- Đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được cấp thẩm quyền quyết định giao tổ chức thu được để lại 100% nhằm thực hiện các nhiệm vụ chi phục vụ thu phí. Việc quản lý và sử dụng phí qua phà thực hiện theo chương II của Thông tư số 110/2014/TT-BTC ngày 15/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí qua phà.

- Đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền quyết định giao quản lý, khai thác mà tổ chức đấu thầu thì giá trúng thầu nộp ngân sách cấp quản lý 100%.

5. Phí sử dụng lề đường, mặt nước

Phí sử dụng lề đường, mặt nước là khoản thu vào các đối tượng được phép sử dụng lề đường, mặt nước vào mục đích đi lại, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng lề đường, mặt nước.

a). Đối tượng nộp phí.

Các tổ chức, cá nhân có các phương tiện vận tải thủy bộ, sử dụng lề đường, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh không phân biệt thành phần kinh tế ở những nơi được nhà nước cho phép.

b). Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí lề đường, mặt nước theo quy định.

c). Mức thu:

- Mức thu lề đường: Hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng lề đường mua bán làm dịch vụ thường xuyên hoặc ngày lễ tết với mức thu 1.000 đ đến 5.000 đ/m2/ngày.

- Mức thu phí sử dụng mặt nước (do nhà nước quản lý): 1.000 đ/m2/tháng tính trên diện tích sử dụng, chưa thu đối với phí sử dụng mặt nước vào sản xuất nông nghiệp, neo đậu bè cá.

- Đối với trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông không phải là phương tiện giao thông mức thu lưu giữ trong thời gian chờ xử lý 1.000đ/m2/ngày (thời gian lưu giữ theo Quyết định xử phạt).

d). Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính :

- Để lại đơn vị thu 90%, nộp NSNN 10%.

- Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.

6. Phí vệ sinh

Phí vệ sinh là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn địa phương như: chi phí cho tổ chức hoạt động của đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải theo quy trình kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền quy định (chưa bao gồm chi phí xử lý rác đảm bảo tiêu chuẩn môi trường)...

a). Đối tượng nộp phí: hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, các thành phần kinh tế.

b). Đơn vị thu phí: Công ty Công trình Công cộng được uỷ nhiệm cho UBND xã, phường, thị trấn để thực hiện thu phí vệ sinh, tỷ lệ uỷ nhiệm thu với mức 20%. Riêng đối với Ban Quản lý Chợ được ủy nhiệm thu trong khu vực chợ, tỷ lệ ủy nhiệm thu với mức 20%.

c). Mức thu:

Stt

Đối tượng áp dụng mức thu

ĐVT

Mức thu

1

Hộ gia đình

đ/hộ/tháng

10.000

2

Cơ quan HCSN, trụ sở DN

 

 

 

- Cấp Tỉnh

đ/đơn vị/tháng

60.000

 

- Cấp Huyện

đ/đơn vị/tháng

40.000

3

Trường học PT, nhà trẻ, mẫu giáo

 

 

 

Số lượng dưới 500 học sinh

đ/đơn vị/tháng

50.000

 

Số lượng từ 500 đến 700 HS

đ/đơn vị/tháng

70.000

 

Số lượng từ trên 700 học sinh

đ/đơn vị/tháng

100.000

4

Trường chuyên nghiệp, dạy nghề

 

 

 

Trường dạy nghề

đ/m3

112.000

 

Trường ĐH, cao đẳng, trung học

đ/m3

112.000

 

Trung tâm đào tạo, dạy nghề

đ/m3

112.000

5

Chợ, bệnh viện, TT thương mại

đ/m3

112.000

6

Các hộ kinh doanh

 

 

 

- Môn bài từ bậc 1 đến bậc 2

 

 

 

Khu vực nội ô

đ/hộ/tháng

40.000

 

Khu vực ngoại ô

đ/hộ/tháng

30.000

 

- Môn bài từ bậc 3 đến bậc 4

 

 

 

Khu vực nội ô

đ/hộ/tháng

30.000

 

Khu vực ngoại ô

đ/hộ/tháng

20.000

 

- Môn bài bậc 5, bậc 6

 

 

 

Khu vực nội ô

đ/hộ/tháng

20.000

 

Khu vực ngoại ô

đ/hộ/tháng

15.000

7

Khách sạn, nhà trọ, nhà cho thuê

 

 

 

Qui mô dưới 5 phòng

đ/cơ sở/tháng

50.000

 

Qui mô từ 5 đến 10 phòng

đ/cơ sở/tháng

70.000

 

Qui mô từ 11 đến 20 phòng

đ/cơ sở/tháng

100.000

 

Qui mô từ 21 phòng trở lên

đ/cơ sở/tháng

200.000

 

Trường hợp không áp dụng qui mô, tính theo khối lượng rác thải

đ/m3

112.000

8

Nhà hàng, quán ăn

 

 

 

Qui mô dưới 5 bàn ăn

đ/cơ sở/tháng

80.000

 

Qui mô từ 5 đến 10 bàn ăn

đ/cơ sở/tháng

100.000

 

Qui mô từ 11 đến 20 bàn ăn

đ/cơ sở/tháng

150.000

 

Qui mô từ 21 bàn trở lên

đ/cơ sở/tháng

200.000

 

Trường hợp không áp dụng qui mô, tính theo khối lượng rác thải

đ/m3

112.000

9

Các cơ sở DV, khu vui chơi giải trí

đ/cơ sở/tháng

20.000

10

Các cơ sở SX, chế biến, gia công

đ/m3

112.000

11

Lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

 

- Lò giết mổ gia súc

 

 

 

Qui mô nhỏ (giết mổ dưới 30 con/ngày đêm)

đ/cơ sở/tháng

100.000

 

Qui mô vừa (giết mổ từ 30 đến 60 con/ngày đêm)

đ/cơ sở/tháng

150.000

 

Qui mô lớn (giết mổ từ 61 con trở lên/ngày đêm)

đ/cơ sở/tháng

200.000

 

- Lò giết mổ gia cầm

 

 

 

Qui mô nhỏ (giết mổ dưới 200 con/ngày đêm)

đ/cơ sở/tháng

50.000

 

Qui mô vừa (giết mổ từ 200 con đến 500 con/ngày đêm)

đ/cơ sở/tháng

70.000

 

Qui mô lớn (giết mổ 501 con trở lên/ngày đêm)

đ/cơ sở/tháng

100.000

12

Các loại hình khác

đ/m3

112.000

d). Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính :

- Để lại đơn vị 100%.

- Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.

7. Phí thư viện

Phí thư viện là khoản thu nhằm bù đắp các chi phí cần thiết cho hoạt động của thư viện khi cung cấp các dịch vụ phục vụ bạn đọc vốn tài liệu của thư viện.

a). Đối tượng nộp phí: Là các bạn đọc vốn tài liệu của thư viện.

b). Đơn vị thu phí: các thư viện trong tỉnh.

c). Đối tượng được miễn thu: Đối với người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

d). Đối tượng được giảm thu: Được giảm 50% mức phí thư viện đối với các trường hợp sau:

- Bạn đọc là trẻ em dưới 16 tuổi.

- Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”. Trường hợp khó xác định là đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú.

- Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

- Người vừa thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa vừa thuộc diện người khuyết tật nặng.

e). Mức thu

- Cấp tỉnh: 15.000 đ/thẻ/năm.

- Cấp huyện: 10.000 đ/thẻ/năm.

f). Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính:

Để lại đơn vị 100%.

Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 247/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.

8. Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng

Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng.

a). Đối tượng nộp phí: Các cơ sở sản xuất cây giống.

b). Mức thu: 2.000.000 đ/lần bình tuyển, công nhận.

c). Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính:

Để lại đơn vị 100%.

Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 247/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.

II. CÁC KHOẢN LỆ PHÍ:

1. Lệ phí hộ tịch

Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật.

a). Đối tượng nộp lệ phí: tất cả các cá nhân có nhu cầu đăng ký hộ tịch.

b). Mức thu:

Stt

CÔNG VIỆC THỰC HIỆN

Đơn vị tính

Mức thu

A

MỨC THU ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆC ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI UBND CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

 

 

1

Khai sinh

đồng

8.000

2

Kết hôn

đồng

30.000

3

Khai tử

đồng

8.000

4

Nhận cha, mẹ, con

đồng

10.000

5

Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch

đồng/bản sao

2.000

6

Xác nhận các giấy tờ hộ tịch

đồng

3.000

7

Các việc đăng ký hộ tịch khác

đồng

5.000

B

MỨC THU ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆC ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ

 

 

1

Cấp lại bản chính giấy khai sinh

đồng

10.000

2

Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch

đồng/bản sao

3.000

3

Xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, điều chỉnh hộ tịch.

đồng

25.000

C

MỨC THU ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆC ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI SỞ TƯ PHÁP VÀ UBND TỈNH

 

 

1

Khai sinh

đồng

75.000

2

Khai tử

đồng

75.000

3

Kết hôn có yếu tố nước ngoài

 

 

 

- Đăng ký kết hôn

đồng

1.000.000

 

- Đăng ký lại việc kết hôn

đồng

1.000.000

 

- Kết hôn đã đăng ký trước cơ quan thẩm quyền của nước ngoài

đồng

800.000

4

Nhận con ngoài gia thú

đồng

1.500.000

5

Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ bản gốc

đồng/bản sao

5.000

6

Xác nhận các giấy tờ hộ tịch

đồng

10.000

7

Các việc đăng ký hộ tịch khác

đồng

50.000

 Riêng Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký nuôi con nuôi đề nghị thực hiện theo Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi và Thông tư liên tịch số 146/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 7/9/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi từ nguồn thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.

c). Đơn vị thu lệ phí: Các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu lệ phí hộ tịch theo quy định.

d). Miễn thu lệ phí: Miễn lệ phí hộ tịch khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với: Khai sinh; Kết hôn; Khai tử; Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi, bổ sung hộ tịch.

e). Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính:

Đơn vị thu lệ phí được giữ lại 30%, nộp ngân sách nhà nước 70%.

Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.

2. Lệ phí đăng ký cư trú

Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

a). Đối tượng nộp lệ phí: tất cả các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu cấp sổ hộ khẩu.

b). Mức thu:

STT

Công việc thực hiện

ĐVT

Mức thu

a

Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

đồng/lần đăng ký

5.000

b

Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà.

đồng/ lần cấp

 

đồng/lần cấp

7.500

 

4.000

c

Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xoá tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú)

đồng/lần đính chính

2.500

d

Đối với các khu vực khác

đồng/lần

1.500

c). Đơn vị thu lệ phí: cơ quan thực hiện đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú là cơ quan thu lệ phí đăng ký cư trú.

d). Đối tượng miễn nộp lệ phí:

- Không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Uỷ ban Dân tộc.

- Miễn thu lệ phí khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với: Cấp hộ khẩu gia đình, cấp giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể.

- Miễn thu lệ phí đăng ký cư trú đối với trường hợp đăng ký tạm trú có tính chất vãng lai (thời gian tạm trú dưới 01 tháng)

e) Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính :

- Đơn vị thu lệ phí được giữ lại 70%, nộp ngân sách nhà nước 30%.

- Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.

3. Lệ phí chứng minh nhân dân

Lệ phí chứng minh nhân dân là khoản thu đối với người được cơ quan công an cấp chứng minh nhân dân.

a). Đối tượng nộp lệ phí: tất cả các công dân Việt Nam liên hệ cơ quan công an xin cấp chứng minh nhân dân.

b). Mức thu:

Công việc thực hiện

ĐVT

Mức thu

Cấp lại, cấp đổi chứng minh nhân dân do bị mất, hư hỏng không sử dụng được, thay đổi các nội dung ghi trong chứng minh nhân dân, thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi cấp tỉnh... 

đồng/lần

3.000

c). Đơn vị thu lệ phí: Các cơ quan công an cấp chứng minh nhân dân.

d). Đối tượng miễn nộp lệ phí:

- Không thu lệ phí chứng minh nhân dân đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh.

- Miễn lệ phí cấp chứng minh nhân dân khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

e). Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính :

- Đơn vị thu lệ phí được giữ lại 70%, nộp ngân sách nhà nước 30%.

- Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.

4. Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại VN

Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là khoản thu mà người sử dụng lao động phải nộp khi làm thủ tục để được cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mình hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

a). Đối tượng nộp lệ phí: tất cả các cá nhân có nhu cầu xin cấp giấy phép lao động.

b). Đơn vị thu lệ phí: Các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu lệ phí theo quy định.

c). Mức thu

Cấp mới: 400.000đ/giấy phép

Cấp lại: 300.000đ/giấy phép

d). Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính:

Đơn vị thu lệ phí được giữ lại 25%, nộp ngân sách nhà nước 75%.

Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.

5. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng

Lệ phí cấp giấy phép xây dựng là khoản thu vào người xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

a). Đối tượng nộp lệ phí: cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu xin cấp phép xây dựng.

b). Đơn vị thu phí: Các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cấp giấy phép xây dựng.

c). Mức thu:

- Cấp phép xây dựng đối với:

Nhà riêng lẻ của nhân dân: 50.000đ/giấy phép.

Công trình khác: 100.000đ/giấy phép.

- Gia hạn giấy phép xây dựng: 10.000đ/giấy phép.

d). Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính :

Đơn vị thu lệ phí được giữ lại 10%, nộp ngân sách nhà nước 90%.

Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.

6. Lệ phí cấp biển số nhà

Lệ phí cấp biển số nhà là khoản thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp biển số nhà (bao gồm: nhà mặt đường, phố; nhà trong ngõ, nhà trong ngách; căn hộ của nhà chung cư). Chủ sở hữu nhà hoặc người đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm nộp lệ phí cấp biển số nhà. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu thì người đang sử dụng có trách nhiệm nộp lệ phí cấp biển số nhà.

a). Đối tượng nộp lệ phí: cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu xin cấp biển số nhà.

b). Đơn vị thu phí: Các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cấp giấy biển số nhà.

c). Mức thu:

- Cấp mới: 20.000đ/biển số nhà;

- Cấp lại: 15.000đ/biển số nhà.  

d). Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính:

Đơn vị thu lệ phí được giữ lại 90%, nộp ngân sách nhà nước 10%.

Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.

7. Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh.

 Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là khoản thu đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công; cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở văn hóa thông tin khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

a). Đối tượng nộp lệ phí: cá nhân, tổ chức có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh.

b). Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu lệ phí theo quy định.

c). Mức thu

- Hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công, cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở văn hoá thông tin do UBND huyện, thị xã, thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 100.000đ/lần cấp.

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công, cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở văn hoá thông tin do UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 200.000đ/lần cấp;

- Chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh: 20.000đ/lần (chứng nhận hoặc thay đổi).

- Cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung đăng ký kinh doanh: 3.000 đồng/1 bản.

- Mức thu lệ phí cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh: 15.000 đồng/1 lần cung cấp. Không thu lệ phí cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh cho các cơ quan quản lý nhà nước

d). Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính:

Đơn vị thu lệ phí được giữ lại 25%, nộp ngân sách nhà nước 75%.

Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí./.