Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 60/2007/NQ-HĐND

Vĩnh Long, ngày 07 tháng 12 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ MỘT SỐ NỘI DUNG NGHỊ QUYẾT SỐ 47/2007/NQ.HĐND NGÀY 25 THÁNG 01 NĂM 2007 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ MỘT SỐ LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHOÁ VII, KỲ HỌP THỨ 12 (BẤT THƯỜNG)

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân;
Căn cứ văn bản số 10917/BTC-CST ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài chính “Về việc đề nghị rà soát, bãi bỏ các khoản thu phí, lệ phí không đúng quy định”;
Sau khi xem xét Tờ trình số: 63/TTr-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh, và báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và thống nhất,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nay sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung Nghị quyết số 47/2007/NQ-HĐND ngày 25 tháng 01 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số loại phí, lệ phí.

I/ Các loại phí, lệ phí sửa đổi, bổ sung:

a/ Các loại phí

1. Khoản 5 mục I phần I: Phí sử dụng lề đường, bến bãi, mặt nước.

2. Khoản 9 mục I phần I: Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô.

3. Khoản 11 mục I phần I: Học phí.

4. Khoản 12 mục I phần I: Vệ sinh phí.

5. Khoản 13 mục I phần I: Phí đò, phà.

6. Khoản 16 mục I phần I: Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt, xả nước thảy vào nguồn nước, công trình thủy lợi.

7. Khoản 17 mục I phần I: Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất.

8. Khoản 18 mục I phần I: Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.

b/ Các loại lệ phí:

1. Khỏan 1 mục II phần I: Lệ phí hộ tịch.

2. Khỏan 2 mục II phần I: Lệ phí hộ khẩu.

3. Khoản 4 mục II phần I: Lệ phí địa chính.

(Có phụ lục chi tiết kèm theo)

II/ Các loại phí, lệ phí bãi bỏ:

a/ Phí:

Khoản 8 mục I phần I: Phí an ninh trật tự.

b/ Lệ phí:

Khoản 2 mục II phần I: Lệ phí chứng minh nhân dân.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết theo Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long khóa VII, kỳ họp lần thứ 12 (bất thường) thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTVQH, CP, VP Chủ tịch nước, Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- TT.TU, UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh;
- TT.HĐND, UBND huyện, thị xã;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, Ban ngành tỉnh;
- Lưu VT.

CHỦ TỊCH




Phan Đức Hưởng

 

(Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số:60/2007/NQ.HĐND, ngày 07/12/2007 của Hội đồng nhân dân Tỉnh )

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ VÀ MỨC THU CỦA TỪNG LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ

I/. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ

a). Các loại phí:

1. Phí sử dụng lề đường, bến bãi, mặt nước.

2. Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô.

3. Học phí.

4. Vệ sinh phí.

5. Phí đò, phà.

6. Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi.

7. Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất.

8. Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.

b). Các loại lệ phí:

1. Lệ phí hộ tịch

2. Lệ phí hộ khẩu

3. Lệ phí địa chính

II . ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC THU:

a). Các loại phí

1. Phí sử dụng lề đường, bến bãi, mặt nước.

Phí sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước là khoản thu vào các đối tượng được phép sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước (hồ, ao, sông, kênh, rạch...) vào mục đích đi lại, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước.

* Đối tượng nộp phí.

Các tổ chức, cá nhân có các phương tiện vận tải thủy bộ, sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh không phân biệt thành phần kinh tế ở những nơi được nhà nước cho phép như: lề đường, bến xe, bến tàu, xếp dỡ hàng hóa, bãi đậu xe, tàu, lề đường, lòng đường, neo đậu bè cá.

* Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí lề đường, bến bãi, mặt nước theo quy định.

* Mức thu .

a. Mức thu bến bãi:

+ Mức thu từ 6h00 – 18h00 cùng ngày:

* Đối với bến xe hoàn chỉnh: là bến xe có sân bãi được thảm nhựa hoặc tráng xi măng có tường rào bảo vệ xung quanh bến, có nơi bán vé, phòng chờ đợi, nhà vệ sinh, lực lượng bảo vệ bến.

- Xe khách nhỏ hơn 15 chỗ, xe tải có tải trọng dưới 5 tấn: 6.000đ/lượt/xe

- Xe khách từ 15-24 chỗ, xe tải có tải trọng từ 5 – 7 tấn : 12.000 đ/lượt/xe

- Xe khách từ 25-34 chỗ, xe tải có tải trọng trên 7- 10 tấn: 18.000 đ/lượt/xe

- Xe khách từ 35 chỗ, xe tải có tải trọng trên 10 tấn : 21.000 đ/lượt/xe

* Đối với bến xe chưa hoàn chỉnh : là các bến chưa đạt tiêu chuẩn như nêu trên.

- Xe khách nhỏ hơn 15 chỗ, xe tải có tải trọng dưới 5 tấn : 3.000đ/lượt/xe

- Xe khách từ 15-24 chỗ, xe tải có tải trọng từ 5 – 7 tấn : 6.000 đ/lượt/xe

- Xe khách từ 25-34 chỗ, xe tải có tải trọng trên 7- 10 tấn : 9.000 đ/lượt/xe

- Xe khách từ 35 chỗ, xe tải có tải trọng trên 10 tấn :10.500 đ/lượt/xe

+ Mức thu phí xe đỗ qua đêm (từ 18h00 ngày hôm trước đến – 6h00 sáng ngày hôm sau):

* Đối với bến xe hoàn chỉnh

- Xe khách dưới 25 chỗ, xe tải có tải trọng dưới 7 tấn: 6.000đ/xe/đêm

- Xe khách từ 25 chỗ trở lên, xe tải có tải trọng từ 7 tấn trở lên:8.000 đ/xe/đêm

* Đối với bến xe chưa hoàn chỉnh :

- Xe khách dưới 25 chỗ, xe tải có tải trọng dưới 7 tấn: 3.000đ/xe/đêm

- Xe khách từ 25 chỗ trở lên, xe tải có tải trọng từ 7 tấn trở lên:4.000 đ/xe/đêm.

* Đối với tàu khách, ghe tải:

+ Tàu khách có dưới 40 ghế, ghe tải có tải trọng 5 tấn đến 10 tấn thu 5.000đ/lượt.

+ Tàu khách có từ 40 ghế, ghe tải có tải trọng trên 10 tấn trở lên thu 10.000đ/lượt.

b. Mức thu lề đường.

Hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng lề đường mua bán làm dịch vụ thường xuyên hoặc ngày lễ tết với mức thu 1.000 đ đến 5.000 đ/m2/ngày.

c. Mức thu phí sử dụng mặt nước (do nhà nước quản lý): 1.000 đ/m2/tháng tính trên diện tích sử dụng, chưa thu đối với phí sử dụng mặt nước vào sản xuất nông nghiệp, neo đậu bè cá.

d. Đối với trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông không phải là phương tiện giao thông mức thu lưu giữ trong thời gian chờ xử lý 1.000đ/m2/ngày (thời gian lưu giữ theo Quyết định xử phạt).

* Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính :

- Để lại đơn vị thu 90%, nộp NSNN 10%.

- Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.

2. Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô.

Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô là khoản thu vào chủ phương tiện có nhu cầu trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô tại các điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện công cộng phù hợp với quy hoạch và quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị của địa phương.

* Đối tượng nộp phí:

Chủ phương tiện có nhu cầu trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô tại các điểm, bãi trông giữ xe công cộng phù hợp với quy họach và quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị của địa phương.

* Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí theo quy định.

* Mức thu

a. Đối với xe đạp: ban ngày 500 đ/lượt/xe, ban đêm: 1.000 đ/lượt/xe.

b. Đối với xe máy: ban ngày 1.000 đ/lượt/xe, ban đêm: 2.000 đ/lượt/xe.

c. Đối với xe ô tô:

- Xe ô tô dưới 30 ghế ngồi, tải trọng dưới 10 tấn: mức thu 5.000 đ/lượt/xe, nếu có nhu cầu giữ qua đêm mức thu gấp 2 lần.

- Xe ô tô từ 30 ghế ngồi trở lên, xe có tải trọng 10 tấn trở lên: mức thu 10.000 đ/lượt/xe, nếu có nhu cầu giữ qua đêm mức thu gấp 2 lần.

d. Đối với các phương tiện tham gia giao thông, vi phạm luật giao thông đường bộ đã được các cơ quan cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông quyết định giam xe theo quyết định xử phạt, thời gian giam xe được tính mức thu như sau:

Mức thu cả ngày và đêm phù hợp từng loại phương tiện giao thông bị tạm giữ

x

Số ngày quy định tại quyết định xử phạt

đ. Đối với mức thu trông giữ xe đạp, xe máy ở các điểm giữ xe tại bệnh viện, trường học mức thu như sau:

- Tại Bệnh viện:

+ Xe đạp: 500 đ/lượt/ xe.

+ Xe máy: 1.000 đ/lượt/xe.

Mức thu ban đêm bằng mức thu ban ngày.

- Tại Trường học:

+ Xe đạp: 200 đ/lượt/ xe.

+ Xe máy: 500 đ/lượt/xe.

Mức thu đêm được tính tăng 200% so với mức thu ngày.

* Trường hợp trông giữ xe cả ngày và đêm thì mức thu phí tối đa bằng mức thu phí ban ngày cộng với mức thu phí ban đêm.

* Các đơn vị cơ sở như trường học, bệnh viện thực hiện theo lọai hình dịch vụ nộp thuế phải đảm bảo mức thu theo quy định hiện hành.

* Ghi chú:

- Thời gian được xác định để tính mức thu ngày: từ 6h00 đến 20h00 cùng ngày.

- Thời gian được xác định để tính mức thu đêm: từ 20h00 ngày hôm trước đến 6h00 ngày hôm sau.

- Thời gian được xác định để tính mức thu cả ngày đêm: từ 6h00 ngày hôm trước đến 6h00 ngày hôm sau.

* Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính :

- Đối với đơn vị thu phí thuộc ngân sách nhà nước:

Sau khi sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ chi phục vụ thu phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí, phần còn lại nộp vào NSNN (kể cả các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính).

- Đối với các tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trông giữ xe: phải đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế với cơ quan có thẩm quyền và có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

3. Học phí.

Học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là khoản đóng góp của gia đình hoặc bản thân học sinh, sinh viên để cùng với Nhà nước bảo đảm các hoạt động giáo dục - đào tạo.

* Đối tượng nộp phí

Các học sinh, sinh viên thuộc các hình thức giáo dục đào tạo, kể cả các hình thức giáo dục thường xuyên, học nghề tại các trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp dạy nghề và các hình thức giáo dục - đào tạo khác ở từng địa bàn, từng vùng trong tỉnh.

* Đối tượng miễn thu: học sinh tiểu học hệ công lập học 01 buổi ngày; học sinh là con liệt sĩ, thương binh hạng I,II, con bệnh binh hạng I, con anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động; học sinh tật nguyền; học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; học sinh thuộc hộ được cấp sổ hộ nghèo và cận nghèo (02 năm kể từ khi rút sổ hộ nghèo); học sinh Khmer; học sinh thuộc gia đình gặp thiên tai hỏa hoạn.

* Đối tượng giảm thu: học sinh là con thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21% đến 61%; học sinh là con cán bộ công nhân viên chức nhà nước mà cha mẹ bị tai nạn lao động có xếp hạng; học sinh thuộc hộ gia đình gặp tai nạn bất ngờ (có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền).

* Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí theo quy định.

* Mức thu

ĐVT: đồng/học sinh/tháng

Loại trường

Mức thu

Công lập

Bán công

A. Mầm non

 

 

* Khu vực thị xã

15.000

lớp thường

30.000

Bán trú

* Các vùng còn lại

10.000

20.000

Bán trú

B. Tiểu học ( học 02 buổi/ngày)

20.000

 

C. Trung học cơ sở

 

 

1- Khu vực thị xã

 

 

           * Lớp 6, 7

6.000

6.000

           * Lớp 8

7.000

7.000

           * Lớp 9 (kể cả cấp bằng)

9.000

9.000

2- Các vùng còn lại

 

 

            * Lớp 6, 7

3.000

3.000

           * Lớp 8

4.000

4.000

           * Lớp 9 (kể cả cấp bằng)

6.000

6.000

D. Trung học phổ thông

 

 

1- Khu vực thị xã

 

 

            * Lớp 10

10.000

35.000

            * Lớp 11

11.000

35.000

            * Lớp 12 (kể cả cấp bằng)

14.000

35.000

2- Vùng còn lại

 

 

            * Lớp 10

7.000

35.000

            * Lớp 11

8.000

35.000

            * Lớp 12 (kể cả cấp bằng)

12.000

35.000

3- Trung tâm KTTH hướng nghiệp dạy nghề

 

 

* Trung học cơ sở / khoá

 

30.000

* Trung học phổ thông/khoá

 

40.000

* Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính :

- Để lại đơn vị 100% (sau khi trích 40% tham gia nguồn làm lương).

- Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.

4. Vệ sinh phí.

Phí vệ sinh là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn địa phương như: chi phí cho tổ chức hoạt động của đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải theo quy trình kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền quy định (chưa bao gồm chi phí xử lý rác đảm bảo tiêu chuẩn môi trường)...

* Đối tượng nộp phí: hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, các thành phần kinh tế.

* Đơn vị thu phí: Công ty Công trình Công cộng được uỷ nhiệm cho UBND xã, phường, thị trấn để thực hiện thu phí vệ sinh, tỷ lệ uỷ nhiệm thu với mức 20%. Riêng đối với Ban Quản lý Chợ được ủy nhiệm thu trong khu vực chợ, tỷ lệ ủy nhiệm thu với mức 20%.

* Mức thu:

TT

Đối tượng áp dụng mức thu

ĐVT

Mức thu

1

Hộ gia đình

đ/hộ/tháng

10.000

2

Cơ quan HCSN, trụ sở DN

 

 

 

 - Cấp Tỉnh

đ/đơn vị/tháng

60.000

 

 - Cấp Huyện

đ/đơn vị/tháng

40.000

3

Trường học PT, nhà trẻ, mẩu giáo

 

 

 

Số lượng dưới 500 học sinh

đ/đơn vị/tháng

50.000

 

Số lượng từ 500 đến 700 HS (NQ39: từ 500 đến 1.000 HS)

đ/đơn vị/tháng

70.000

 

Số lượng từ trên 700 học sinh (NQ 39: trên 1.000 HS)

đ/đơn vị/tháng

100.000

4

Trường chuyên nghiệp, dạy nghề

 

 

 

Trường dạy nghề

đ/m3

112.000

 

Trường ĐH, cao đẳng, trung học

đ/m3

112.000

 

Trung tâm đào tạo, dạy nghề

đ/m3

112.000

5

Chợ, bệnh viện, TT thương mại

đ/m3

112.000

6

Các hộ kinh doanh

 

 

 

 - Môn bài từ bậc 1 đến bậc 2

 

 

 

Khu vực nội ô

đ/hộ/tháng

40.000

 

Khu vực ngoại ô

đ/hộ/tháng

30.000

 

- Môn bài từ bậc 3 đến bậc 4

 

 

 

Khu vực nội ô

đ/hộ/tháng

30.000

 

Khu vực ngoại ô

đ/hộ/tháng

20.000

 

 - Môn bài bậc 5, bậc 6

 

 

 

Khu vực nội ô

đ/hộ/tháng

20.000

 

Khu vực ngoại ô

đ/hộ/tháng

15.000

7

Khách sạn, nhà trọ, nhà cho thuê

 

 

 

Qui mô dưới 5 phòng

đ/cơ sở/tháng

50.000

 

Qui mô từ 5 đến 10 phòng

đ/cơ sở/tháng

70.000

 

Qui mô từ 11 đến 20 phòng

đ/cơ sở/tháng

100.000

 

Qui mô từ 21 phòng trở lên

đ/cơ sở/tháng

200.000

 

Trường hợp không áp dụng qui mô,

đ/m3

112.000

 

tính theo khối lượng rác thải

 

 

8

Nhà hàng, quán ăn

 

 

 

Qui mô dưới 5 bàn ăn

đ/cơ sở/tháng

80.000

 

Qui mô từ 5 đến 10 bàn ăn

đ/cơ sở/tháng

100.000

 

Qui mô từ 11 đến 20 bàn ăn

đ/cơ sở/tháng

150.000

 

Qui mô từ 21 bàn trở lên

đ/cơ sở/tháng

200.000

 

Trường hợp không áp dụng qui mô, tính theo khối lượng rác thải

đ/m3

112.000

9

Các cơ sở DV, khu vui chơi giải trí

đ/cơ sở/tháng

20.000

10

Các cơ sở SX, chế biến, gia công

đ/m3

112.000

11

Lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

 

 

 

 - Lò giết mổ gia súc

 

 

 

Qui mô nhỏ (giết mổ dưới 30 con/ngàyđêm)

đ/cơ sở/tháng

100.000

 

Qui mô vừa (giết mổ từ 30 đến 60 con/ngàyđêm)

đ/cơ sở/tháng

150.000

 

Qui mô lớn (giết mổ từ 61 con trở lên/ngàyđêm)

đ/cơ sở/tháng

200.000

 

 - Lò giết mổ gia cầm

 

 

 

Qui mô nhỏ (giết mổ dưới 200 con/ngàyđêm)

đ/cơ sở/tháng

50.000

 

Qui mô vừa (giết mổ từ 200 con đến 500 con/ngàyđêm)

đ/cơ sở/tháng

70.000

 

Qui mô lớn (giết mổ 501con trở lên/ngày đêm)

đ/cơ sở/tháng

100.000

12

Các loại hình khác

đ/m3

112.000

* Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính :

- Để lại đơn vị 100%.

- Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.

5. Phí đò, phà:

Phí đò, phà là khoản thu của chủ đò hoặc bến khách (nơi đầu tư xây dựng bến khách, có người quản lý) đối với người sử dụng đò, phà để chở khách, hàng hoá ngang qua sông, kênh hoặc đi dọc sông, kênh, hồ hoặc cập vào tàu khách để đón, trả hành khách trong khi tàu khách đang hành trình. Khoản phí này dùng để bù đắp chi phí để chạy đò và chi phí quản lý của bến khách (nếu có).

* Đối tượng nộp phí: các cá nhân, tổ chức có nhu cầu qua đò, phà.

* Đối tượng được miễn giảm:

- Miễn 100% đối với giá vé hành khách và xe đạp, xe máy cho các đối tượng là giáo viên,học sinh, sinh viên trong kỳ học chính khóa và các đối tượng là thương binh.

- Giảm 50% đối với giá vé hành khách và xe đạp, xe máy cho các đối tượng là giáo viên, học sinh, sinh viên trong kỳ học ngoại khóa.

- Giảm 50% giá vé hành khách và xe đạp, xe máy đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang có nhà nằm ở một bến đò phải qua lại thường xuyên để đến nơi làm việc (Không áp dụng cho cán bộ công chức, viên chức nhà nước đi công tác, ngoại trừ giáo viên).

* Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí theo quy định.

* Mức thu:

* Khách qua phà:

- Khách bộ hành: 500 đồng/người

- Đi xe đạp: 1.000 đồng/người

- Đi xe máy: 2.000 đồng/người

* Xe khác: 3.000 đồng/xe

* Xe du lịch: 10.000 đồng/xe

* Xe khách dưới 15 ghế:

- Khách : 500 đồng/người

- Xe : 5.000 đồng/người

* Xe khách từ 15 ghế trở lên:

- Khách : 500 đồng/người

- Xe : 20.000 đồng/người

* Xe tải:

- Dưới 5 tấn : 10.000 đồng/xe

- 5 tấn trở lên : 15.000 đồng/xe

a. Giá cước đò ngang bằng phương tiện cơ giới:

* Cự ly vận chuyển 500m trở xuống:

- Giá vé hành khách: 500 đồng/người

- Giá vé xe đạp: 1.000 đồng/xe

- Giá vé xe máy: 2.000 đồng/xe

* Cự ly vận chuyển 500m đến 1000m :

- Giá vé hành khách : 500 đồng/người đến 800 đồng/người

- Giá vé xe đạp : 1.000 đồng/xe đến 1.500 đồng/xe

- Giá vé xe máy : 3.000 đồng/xe đến 3.500 đồng/xe

b. Giá cước xe Honda 2 bánh chở khách :

- Dưới 01 km đầu tiên là : 1.000 đồng/km

- Trên 01 km là : 500 đồng/km cho mỗi km tiếp theo.

Mức cước trên là mức cước được tính cho những con đường đã được trải nhựa hoặc đường rải đá cấp phối, riêng những con đường chưa được cải tạo thì được phép nhân thêm hệ số 1,2 trên giá cước.

c. Phí qua phà Mang thít :

- Xe tải dưới 2,5 tấn : 10.000 đồng/xe.

- Xe tải từ 2,5 tấn đến 5 tấn : 15.000 đồng/xe.

- Xe tải trên 5 tấn : 20.000 đồng/xe

- Xe khác : 5.000 đồng/xe

* Cơ chế thu nộp, quản lý, sử sụng về tài chính đối với bến khách, bến phà hình thành từ ngân sách:

- Đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được cấp thẩm quyền quyết định giao, tổ chức thu được để lại 100% nhằm thực hiện các nhiệm vụ chi phục vụ thu phí theo nội dung hướng dẫn tại thông tư số 45/2006/TT-BTC , ngày 25/5/2006, về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC , ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.

- Đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền quyết định giao quản lý, khai thác mà tổ chức đấu thầu thì giá trúng thầu nộp ngân sách cấp quản lý 100%.

6. Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi

Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi và thu phí.

* Đối tượng nộp phí: các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi.

* Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi theo quy định.

* Mức thu

STT

CÔNG VIỆC THỰC HIỆN

Đơn vị tính

Mức thu cho mỗi loại phí

a

Thẩm định đề án thăm dò nước dưới dất

 

 

 

- Đề án thăm dò có lưu lượng dưới 200m3 / ngày đêm

đồng

200.000

 

- Đề án thăm dò có lưu lượng từ 200m3 / ngày đêm đến dưới 500m3 / ngày đêm

đồng

450.000

 

- Đề án thăm dò có lưu lượng từ 500m3 / ngày đêm đến dưới 1.000m3 / ngày đêm

đồng

1.000.000

 

- Đề án thăm dò có lưu lượng từ 1.000m3 / ngày đêm đến dưới 3.000m3 / ngày đêm

đồng

2.000.000

b

Thẩm định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước dưới dất

 

 

 

- Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng dưới 200m3 / ngày đêm

đồng

200.000

 

- Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng từ 200m3 / ngày đêm đến dưới 500m3 / ngày đêm

đồng

500.000

 

- Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng từ 500m3 / ngày đêm đến dưới 1.000m3 / ngày đêm

đồng

1.200.000

 

- Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng từ 1.000m3 / ngày đêm đến dưới 3.000m3 / ngày đêm

đồng

2.400.000

c

Thẩm định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt

 

 

 

- Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,1m3 / giây, cho phát điện dưới 50 kw hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500m3 / ngày đêm

đồng

300.000

 

- Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1m3 / giây đến dưới 0,5m3 / giây, cho phát điện từ 50 kw đến dưới 200 kw hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500m3 / ngày đêm đến dưới 3.000m3 / ngày đêm

đồng

900.000

 

- Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5m3 / giây đến dưới 1 m3 / giây, cho phát điện từ 200 kw đến dưới 1.000 kw hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000m3 / ngày đêm đến dưới 20.000m3 / ngày đêm

đồng

2.200.000

 

- Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1 m3 / giây đến dưới 2 m3 / giây, cho phát điện từ 1.000 kw đến dưới 2.000 kw hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000m3 / ngày đêm đến dưới 50.000m3 / ngày đêm

đồng

4.200.000

d

Thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

 

 

 

- Đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả dưới 100m3 / ngày đêm

đồng

300.000

 

- Đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả từ 100m3 / ngày đêm đến dưới 500m3 / ngày đêm

đồng

900.000

 

- Đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả từ 500m3 / ngày đêm đến dưới 2.000m3 / ngày đêm

đồng

2.000.000

 

- Đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả từ 2.000m3 / ngày đêm đến dưới 5.000m3 / ngày đêm

đồng

4.000.000

- Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung áp dụng mức thu bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức quy định tại các mục nêu trên.

* Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính :

- Để lại đơn vị 90%, nộp NSNN 10%

- Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.

7. Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất.

Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất và thu phí.

* Đối tượng nộp phí: các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất.

* Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất theo quy định.

* Mức thu

Số thứ tự

CÔNG VIỆC THỰC HIỆN

Đơn vị tính

Mức thu cho mỗi loại phí

 

Thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới dất

 

 

1

- Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng dưới 200m3 / ngày đêm

đồng

200.000

2

- Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 200m3 / ngày đêm đến dưới 500m3 / ngày đêm

đồng

650.000

3

- Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 500m3 / ngày đêm đến dưới 1.000m3 / ngày đêm

đồng

1.500.000

4

- Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 1.000m3 / ngày đêm đến dưới 3.000m3 / ngày đêm

đồng

2.500.000

- Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung áp dụng mức thu bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức quy định tại các mục nêu trên.

* Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính :

- Để lại đơn vị 90%, nộp NSNN 10%

- Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.

8. Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.

Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất và thu phí.

* Đối tượng nộp phí: các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thẩm định hồ sơ điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.

* Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí thẩm định hồ sơ điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.

* Mức thu

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề có phạm vi hoạt động trong tỉnh: 650.000 đồng/hồ sơ.

- Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung áp dụng mức thu bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức quy định tại các mục nêu trên.

* Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính :

- Để lại đơn vị 90%, nộp NSNN 10%

- Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.

b). Các loại lệ phí:

1. Lệ phí hộ tịch

Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật.

* Đối tượng nộp lệ phí hộ tịch: tất cả các cá nhân có nhu cầu đăng ký hộ tịch.

* Mức thu

Số thứ tự

CÔNG VIỆC THỰC HIỆN

Đơn vị tính

Mức thu cho mỗi trường hợp

A

MỨC THU ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆC ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI UBND CẤP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

 

 

1

Nuôi con nuôi

 

 

 

- Đăng ký việc nuôi con nuôi

đồng

20.000

 

- Đăng ký lại việc nuôi con nuôi

đồng

20.000

2

Nhận cha, mẹ, con

 

 

 

 Đăng ký nhận cha, mẹ, con

đồng

10.000

3

Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người đủ 14 tuổi trở lên, điều chỉnh hộ tịch.

đồng

10.000

4

Các việc đăng ký hộ tịch khác

 

 

 

- Các bản sao hộ tịch từ sổ gốc

đồng/bản sao

2.000

 

- Xác nhận các giấy tờ hộ tịch

đồng

3.000

 

- Ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, huỷ hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và những sự kiện khác do pháp luật quy định.

đồng

5.000

 

- Ghi vào sổ các việc hộ tịch đã đăng ký tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

đồng

5.000

B

MỨC THU ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆC ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI UBND CẤP HUYỆN, THỊ XÃ

 

 

1

- Cấp lại bản chính giấy khai sinh

đồng

10.000

2

- Cấp lại bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch

đồng/bản sao

3.000

3

- Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người đủ 14 tuổi trở lên, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, điều chỉnh hộ tịch.

đồng

25.000

C

MỨC THU ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆC ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI SỞ TƯ PHÁP VÀ UBND CẤP TỈNH

 

 

1

Khai sinh

 

 

 

 Đăng ký lại việc khai sinh

đồng

50.000

2

Kết hôn

 

 

 

 Đăng ký lại việc kết hôn

đồng

1.000.000

3

Nuôi con nuôi

 

 

 

- Đăng ký việc nuôi con nuôi

đồng

2.000.000

 

- Đăng ký lại việc nuôi con nuôi

đồng

2.000.000

4

Nhận cha, mẹ, con

 

 

 

- Đăng ký nhận cha, mẹ, con

đồng

1.000.000

5

Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, điều chỉnh hộ tịch

đồng

25.000

6

Các việc đăng ký hộ tịch khác

 

 

 

- Các bản sao hộ tịch từ sổ gốc

đồng/bản sao

5.000

 

- Xác nhận các giấy tờ hộ tịch

đồng

10.000

 

- Ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, huỷ hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và những sự kiện khác do pháp luật quy định.

đồng

50.000

 

- Ghi vào sổ các việc hộ tịch đã đăng ký tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

đồng

50.000

* Đơn vị thu lệ phí: Các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu lệ phí hộ tịch theo quy định.

* Miễn thu lệ phí:

- Miễn lệ phí hộ tịch khi đăng ký nuôi con nuôi, cho người thuộc các dân tộc ở vùng sâu vùng xa.

- Miễn lệ phí hộ tịch khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với:

+ Khai sinh;

+ Kết hôn;

+ Khai tử;

+ Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi, bổ sung hộ tịch.

 * Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính :

- Đơn vị thu lệ phí được giữ lại 30%, nộp ngân sách nhà nước 70%.

- Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.     

2. Lệ phí hộ khẩu:

Lệ phí hộ khẩu là khoản thu đối với người thực hiện đăng ký và quản lý hộ khẩu với cơ quan công an theo quy định của Pháp luật.

* Đối tượng nộp lệ phí: tất cả các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu cấp sổ hộ khẩu.

* Mức thu:

STT

Công việc thực hiện

ĐVT

Mức thu

a

Đăng ký chuyển đến cả hộ hoặc một nhân khẩu nhưng không cấp sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể

đồng/lần/đăng ký

5.000

b

Cấp đổi, cấp lại sổ hộ khẩu cho hộ gia đình hoặc cá nhân.

đồng/lần

7.500

c

Cấp đổi, cấp lại sổ tạm trú gia đình hoặc cá nhân.

đồng/lần

5.000

d

Gia hạn tạm trú có thời hạn

đồng/lần

1.500

e

Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chí do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà); xoá tên trong hộ khẩu

đồng/lần

2.500

* Đơn vị thu lệ phí: Các cơ quan công an đăng ký thường trú.

* Đối tượng miễn nộp lệ phí: miễn lệ phí hộ khẩu khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với:

- Cấp sổ hộ khẩu gia đình;

- Cấp Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể;

- Cấp Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn;

* Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính :

- Đơn vị thu lệ phí được giữ lại 70%, nộp ngân sách nhà nước 30%.

- Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí.

3. Lệ phí địa chính

Lệ phí địa chính là khoản thu vào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được uỷ quyền giải quyết các công việc về địa chính.

* Đối tượng nộp lệ phí: cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu giải quyết các công việc về địa chính.

* Mức thu

a. Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc các phường của Thị xã Vĩnh Long:

- Cấp mới giấy chứng nhận QSDĐ: 25.000đ/giấy;

- Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: 15.000đ/lần;

- Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính :10.000đ/lần;

- Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ, xác nhận tính pháp lý của các giấy tờ nhà đất :20.000đ/lần.

b. Khu vực nông thôn: tối đa không quá 50% mức thu khu vực đô thị.

- Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai : 15.000đ/lần;

- Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính :10.000đ/lần;

- Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ, xác nhận tính pháp lý của các giấy tờ nhà đất :20.000đ/lần.

c. Đối với tổ chức (không phân biệt khu vực nông thôn hay thành thị):

- Cấp mới giấy chứng nhận QSDĐ: 100.000đ/giấy;

- Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: 20.000đ/lần;

- Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: 20.000đ/lần;

- Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ, xác nhận tính pháp lý của các giấy tờ nhà đất : 20.000đ/lần.

* Đơn vị thu phí: Các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ giải quyết các công việc về địa chính.

* Đối tượng miễn nộp lệ phí: miễn lệ phí địa chính khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn (hoặc sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp), trừ hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và các phường nội thành thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh.

* Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính :

- Đơn vị thu lệ phí được giữ lại 10%, nộp ngân sách nhà nước 90%.

- Nguồn thu được để lại nhằm: sử dụng trang trải chi phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí./.