Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2010/NQ-HĐND

Quy Nhơn, ngày 09 tháng 12 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG CÁC KHU DÂN CƯ MỚI QUY HOẠCH CỦA THÀNH PHỐ QUY NHƠN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 18

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng và Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND;

Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 110/TTr-UBND ngày 30/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xin ý kiến thông qua Đề án đặt tên đường các Khu dân cư mới quy hoạch của thành phố Quy Nhơn; Báo cáo thẩm tra số 30/BCTT-VHXH ngày 03/12/2010 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án đặt tên đường các Khu dân cư mới quy hoạch của thành phố Quy Nhơn (có Danh mục tên đường kèm theo).

Điều 2. UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Khóa X, kỳ họp thứ 18 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Vũ Hoàng Hà

 

ĐỀ ÁN

ĐẶT TÊN ĐƯỜNG KHU DÂN CƯ MỚI QUY HOẠCH CỦA THÀNH PHỐ QUY NHƠN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của HĐND tỉnh Bình Định )

Quy Nhơn là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Bình Định, từ sau ngày giải phóng đến nay UBND tỉnh đã có 2 lần ban hành Quyết định điều chỉnh, đặt tên đường trên địa bàn thành phố, với tổng số 270 tuyến đường đã có tên.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định và sự phối hợp giúp đỡ của các ngành, các cấp, thành phố Quy Nhơn đã tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị. Quá trình đô thị hóa gắn liền nhiều tuyến đường bộ tại một số khu đô thị, khu dân cư tập trung được hình thành, với nhiều tuyến đường chưa được đặt tên đã làm ảnh hưởng đến công tác quản lý hành chính của thành phố, đồng thời gây bất tiện trong giao dịch đối với các tổ chức, cá nhân,…Do vậy, việc đặt tên cho các tuyến đường mới hình thành là một yêu cầu bức thiết hiện nay.

I. Sự cần thiết đặt tên đường

Trong tình hình đô thị hóa ngày càng phát triển, nhu cầu giao dịch của các tổ chức, cá nhân ngày càng lớn, việc đặt tên đường, phố, công trình công cộng nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý hành chính trên địa bàn thành phố; thể hiện nếp sống văn minh của đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội thông qua các địa chỉ số nhà, tên đường cụ thể đối với cơ quan, công sở, nhà dân,…; đồng thời nếu đường phố có tên sẽ có ý nghĩa góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế của đô thị cần thiết phải đặt tên đường, UBND thành phố Quy Nhơn căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật để lập Đề án đặt tên đường các khu dân cư mới quy hoạch của TP Quy Nhơn (trước mắt đề nghị đặt tên cho 27 tuyến đường gồm các khu dân cư: Bông Hồng, 10 tuyến đường; Đông Võ Thị Sáu, 03 tuyến đường; Đông bến xe, 02 tuyến đường; ven Hồ sinh thái Đống Đa, 12 tuyến đường) trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

II. Căn cứ pháp lý

- Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng (ban hành kèm theo Nghị định số: 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính Phủ);

- Thông tư số: 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch) về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng theo Nghị định số: 91/2005/NĐ-CP của Chính Phủ;

- Quyết định số 343/QĐ-UBND ngày 18/6/2007 của UBND tỉnh Bình Định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng của tỉnh.

III. Nguyên tắc đặt tên đường

Đề án đặt tên đường (bổ sung) trên địa bàn thành phố Quy Nhơn tuân theo những nguyên tắc quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nói trên, cụ thể như sau:

- Tất cả các tuyến đường xây dựng theo quy hoạch đô thị, sử dụng ổn định trên địa bàn thành phố đều được xem xét đặt tên.

- Căn cứ lý trình, vị trí, cấp độ, quy mô của đường để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân.

- Không đặt tên đường bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng địa bàn.

- Việc lựa chọn tên đặt cho từng tuyến đường phải bảo đảm các yêu cầu:

+ Tên các nhân vật lịch sử qua các thời đại (anh hùng dân tộc, người có công với đất nước, danh nhân văn hóa) phải bảo đảm tính khoa học, lịch sử và tính pháp lý; đánh giá đúng vai trò, vị trí, công đức của các nhân vật đối với dân tộc, với lịch sử, đặc biệt là đối với quê hương Bình Định, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.

+ Tên các địa danh, các mốc sự kiện lịch sử, các di tích lịch sử - văn hóa phải có giá trị tiêu biểu đối với đất nước, địa phương.

+ Tên các lãnh tụ, các nhà lãnh đạo, các anh hùng liệt sĩ trong thời đại Hồ Chí Minh phải hết sức tiêu biểu, ưu tiên các nhân vật có mối quan hệ trực tiếp với Bình Định và thành phố Quy Nhơn.

Ngoài ra, việc đặt tên đường Đề án cũng rất quan tâm đến các yếu tố tâm lý, tình cảm của nhân dân, nhất là tên phải dễ nhớ, dễ thuộc, dễ gọi, quen gọi.

IV. Căn cứ tài liệu

- Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam – NXB Khoa học xã hội - 1991.

- Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam – NXB Quân đội Nhân dân

- Từ điển đường phố Hà Nội/Giang Quân- NXB Hà Nội

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – NXB Quân đội nhân dân.

- Lưu Hữu Phước - Sự nghiệp âm nhạc – TP HCM – NXB Trẻ.

- Những đoàn viên ưu tú lớp trước – NXB Thanh niên.

- Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh – NXB Quân đội.

- Tô Ngọc Vân – Cuộc đời và sự nghiệp - NXB Mỹ thuật.

- Từ điển Bách khoa Việt Nam – NXB Từ điển Bách khoa.

- Các công trình toán học tiêu biểu/ Lê Văn Thiêm – NXB Giáo dục.

- Phó Giáo sư Tôn Thất Bách – Cuộc đời và sự nghiệp – NXB Y học – 2008

- Từ điển Tác gia văn học Việt Nam thế kỷ XX – NXB Hội Nhà văn

- Nhật ký Đặng Thùy Trâm – Hội Nhà văn

- Nhà Tây Sơn.

Ngoài ra còn căn cứ danh sách tên đường đã đặt tại các thành phố trong cả nước như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang, Tuy Hòa, Quảng Ngãi, Pleiku...

V. Dự kiến đặt tên đường (có danh sách kèm theo).

 

DANH SÁCH

ĐẶT TÊN ĐƯỜNG CÁC KHU DÂN CƯ MỚI QUY HOẠCH CỦA THÀNH PHỐ QUY NHƠN

I. Khu quy hoạch dân cư Bông Hồng

TT

Tuyến đường quy hoạch

Lý trình

Lộ giới

(m)

Lòng đường

(m)

Vỉa hè 2 bên

(m)

Chiều dài

(m)

Đặt tên đường

1

2

3

4

5

6

7

8

01

Đường số 2

Từ đường số 1 – đường số 9

15

7

4 x 2

281,5

Đặng Thùy Trâm

(1942 – 1970)

Hà Nội

02

Đường số 3

Từ đường số 2 – đường số 10

12

6

3 x 2

174,1

Tô Ngọc Vân

(1906 – 0954)

Hưng yên

03

Đường số 3A + đường số 12

Từ đường số 2 – đường số 12

8

14

5

6

1,5 x 2

3 + 5

123

52

175

Lê Văn Tú

(1951 – 1971)

Hoài Nhơn – Bình Định

04

Đường số 5

Từ đường số 2 – đường số 10

12

6

3 x 2

174,6

Nguyễn Thị Yến

(1958 – 1970)

Hoài Nhơn – Bình Định

05

Đường số 6

Từ đường số 1 – đường số 11

10

6

2 x 2

338

Nam Cao

(Trần Hữu Trí )

1917 – 1951

Hà Nam

06

Đường số 7

Từ đường Lê Công Miễn – đường số 10

15

7

4 x 2

263,2

Trần Thị Lý

(1933-1992)

Điện Bàn – Quảng Nam

07

Đường số 8

Từ đường số 3 – đường số 5

12

6

3 x 2

104,5

Ngô Lê Tân

(1933-1969)

Phù Cát – Bình Định

08

Đường số 10 + Đường số 13

Từ đường số 1 – đường số 6

15

11

7

5

4 x 2

3 x 2

251

 81

332

Phạm Thị Đào

(1954 – 1970)

Hoài Nhơn – Bình Định

09

Đường số 11

Từ đường số 6 – đường số 11

8

4

2 x 2

127

Bùi Điền

( ? – 1887)

Phù Mỹ - Bình Định

10

Đường số 9

Từ đường Lê Công Miễn -đường số 10

10

6

2x2

191

La Văn Tiến

II. Khu quy hoạch dân cư Đông Võ Thị Sáu

TT

Tuyến đường QH

Lý trình

Lộ giới

(m)

Lòng đường

(m)

Vỉa hè 2 bên

(m)

Chiều dài (m)

Đặt tên đường

1

2

3

4

5

6

7

8

01

Đường số 7

Từ đường số 8 - đường số 1

12

6

3 x 2

94

Nguyễn Cư Trinh

(1716 -1767)

Thiên lộc – Nghệ An

02

Đường số 11

Từ đường số 10 – đường Phan Bá Vành

18

10

4 x 2

103

Lê Văn Thiêm

(1918 – 1991)

Đức Thọ - Hà Tĩnh

03

Đường số 13

Từ đường số 14 – đường số 11

12

6

3 x 2

92

Bùi Thị Nhạn

III. Khu quy hoạch dân cư Đông Bến xe Trung tâm

TT

Tuyến đường QH

Lý trình

Lộ giới

(m)

Lòng đường

(m)

Vỉa hè 2 bên (m)

Chiều dài (m)

Đặt tên đường

1

2

3

4

5

6

7

8

01

Đường số 2

Từ đường Võ Liệu – đường Mai Hắc Đế

18

8

5 x 2

310

Đặng Thai Mai

(1902 – 1984)

Nghệ An

02

Đường số 4

Từ đường Nguyễn Văn – đường số 5

12

6

2 x 3

270

Tôn Thất Bách

(1946 – 2004)

Hương Trà – Thừa Thiên Huế

IV. Khu quy hoạch dân cư ven Hồ Sinh thái Đống Đa

TT

Tuyến đường quy hoạch

Lý trình

Lộ giới

(m)

Lòng đường

(m)

Vỉa hè 2 bên

(m)

Chiều dài (m)

Đặt tên đường

1

2

3

4

5

6

7

8

01

Đường Hoàng Quốc Việt nối dài

Từ đường Phan Đình Phùng – đường số 8

 26

14

6 x 2

1.022

Lê Đức Thọ

(Phan Đình Khải)

(1911 – 1990)

Nam Trực – Nam Định

02

Đường Đào Duy Từ nối dài

Từ đường Bạch Đằng – Hoàng Quốc Việt nối dài

15

7

4 x 2

126

Đào Duy Từ

03

Trần Cao Vân nối dài

Từ đường Bạch Đằng – đường Hoàng Quốc Việt nối dài

22

12

5 x 2

135

Trần Cao Vân

04

Đường Lê Lợi nối dài

Từ đường Bạch Đằng – đường Đống Đa

32

20

6 x 2

595

Lê Lợi

05

Đường 31/3

Nối dài - đường Đống Đa

Từ đường Lê Văn Hưu – đường Lê Lợi

22

10

6 x 2

505

Đặng Văn Ngữ

(1910 – 1967)

Hương Thủy – Thừa Thiên Huế

06

Đường số 10 nối với Bà Huyện Thanh Quan

Từ đường Lê Lợi nối dài – đường số 8

15

7

4 x 2

168

Bà Huyện Thanh Quan

07

Đường số 5

Từ Lê Lợi nối dài – đường Phan Châu Trinh

15

9

3 x 2

521

Lưu Hữu Phước

(1921 - 1989)

Ô Môn – Cần Thơ

08

Đường số 4

Từ đường Đặng Văn Ngữ – đường số 8

15

7

4 x 2

239

Nguyễn Thái Bình

(1948 – 1972)

Cần Giuộc – Long An

09

Đường số 6

Từ đường số 5 – đường số 10

15

7

4 x 2

130

Ngô Trọng Thiên

(1951 – 1975)

Hoài Nhơn – Bình Định

10

Đường số 7

Từ đường Lê Đức Thọ – đường số 10

15

7

4 x 2

219

Nguyễn Thi

(Nguyễn Ngọc Tấn)

(1928 – 1968)

11

Đường số 12

Từ đường Hoàng Quốc Việt nối dài – đường Hoàng Quốc Việt nối dài

11

6

2,5 x 2

172

Nguyễn Hồng Đạo

( Trần Quang Giáo)

(1929 – 1967)

Phù Cát – Bình Định

12

Đường số 8

Từ đường Bà Huyện Thanh Quan - đường Hoàng Quốc Việt nối dài

15

9

3x2

219

Ngô Gia Khảm

(1921 – 1990)

Từ sơn – Bắc Ninh