Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 21 tháng 7 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA KẾT QUẢ RÀ SOÁT; ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH THỦY LỢI TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét Tờ trình số 101/TTr-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc thông qua kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Báo cáo thẩm tra số 05/BC-KTNS ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua kết quả rà soát; điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Có Phụ lục 1,2 về kết quả rà soát và điều chỉnh Quy hoạch kèm theo Nghị quyết này).

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2016.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII - Kỳ họp thứ Hai thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Thào Hồng Sơn

 

PHỤ LỤC SỐ 01

KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH THỦY LỢI TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

1. Hiện trạng công trình tưới trên địa bàn tỉnh:

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3.620 công trình thủy lợi phục vụ cấp nước tưới, gồm 48 hồ chứa và 3.572 công trình thủy lợi khác. Trong đó có 1.653 công trình nhỏ, công trình tạm có diện tích tưới ≤ 5 ha, chiếm 45,66% số công trình, nhưng chỉ tưới cho 4.637 ha, bằng 13,59% diện tích được tưới. Số công trình có diện tích tưới > 5 ha có 1.967 công trình bằng 54,34% số công trình, tưới cho 29.478 ha lúa bằng 86,41% diện tích được tưới.

- Số công trình đang hoạt động tương đối tốt: 2.860 công trình.

- Số công trình hư hỏng, xuống cấp 30% - 70%: 650 công trình.

- Số công trình hư hỏng nặng ≥ 70%: 110 công trình.

Hiện có 3.794,5 km kênh mương, trong đó đã kiên cố hóa được 2.177,85 km chiếm 57,4%, còn lại 1.616,65 km kênh đất chiếm 42,6% chưa được kiên cố.

Các công trình thủy lợi hiện tại chủ yếu là tưới cho lúa với tổng diện tích 34.115 ha trong đó diện tích lúa vụ đông xuân hiện đảm bảo tưới chủ động được 9.804 ha, còn lại diện tích tưới bấp bênh là 78,4 ha. Diện tích lúa vụ mùa hiện tưới chủ động 24.311 ha, còn lại diện tích tưới bấp bênh là 2.852 ha. Kết hợp tưới ẩm cho màu, cây ăn quả, cây công nghiệp với diện tích 11.210 ha (chi tiết được thể hiện tại bảng 1).

Hiện trạng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh

TT

Tên công trình

Số công trình

Diện tích tưới (ha)

Diện tích tưới (ha)

Vụ xuân

Vụ mùa

 

Toàn tỉnh

3.620

34.115

9.804

24.311

I

Vùng cao núi đá

362

4.162

543

3.619

1

Đồng Văn

49

707

0

707

2

Quản Bạ

61

1.340

0

1.340

3

Yên Minh

98

1.094

414

680

4

Mèo Vạc

154

1.021

129

892

II

Vùng cao núi đất

1.422

7.480

1.211

6.268

1

Hoàng Su Phì

381

3.737

259

3.478

2

Xín Mần

1.041

3.743

952

2.790

III

Vùng núi thấp

1.836

22.474

8.050

14.424

1

TP Hà Giang

45

545

220

326

2

Quang Bình

494

4.970

2.092

2.877

3

Bắc Quang

546

7.852

2.954

4.899

4

Vị Xuyên

587

6.342

1.914

4.428

5

Bắc Mê

164

2.765

871

1.894

2. Hiện trạng công trình tiêu nước và phòng chống lũ:

Các nguồn tiêu nước chính của tỉnh là hệ thống sông Lô, sông Gâm và sông Chảy. Đối với sản xuất nông nghiệp, đất canh tác không tập trung và hầu hết trên đất dốc, ruộng bậc thang, việc tiêu nước hoàn toàn tự chảy theo địa hình tự nhiên.

Các công trình phòng chống lũ chủ yếu là hệ thống kè bảo vệ bờ các sông, suối nơi dễ xảy ra sạt lở do lũ quét và kè bờ sông, suối dọc biên giới bao gồm: Kè bảo vệ bờ và bãi các sông, suối như: Sông Nho Quế, suối Đỏ, suối Nậm La, sông Lô... không bị sạt lở mất đất canh tác và các cơ sở hạ tầng ven các sông, suối. Nhược điểm lớn nhất của hệ thống kè là bắt buộc phải xây dựng trên địa hình xung yếu; chịu tác động mạnh của dòng chảy lũ, có đoạn trên nền không ổn định nên dễ xảy ra sự cố. Một số đoạn kè được xây dựng đã lâu nay đã bị vỡ và xuống cấp.

3. Hiện trạng công trình nước sinh hoạt nông thôn:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có các hình thức cấp nước như: Giếng đào, giếng khoan, cấp nước tập trung (hệ tự chảy và hồ treo), nước mó, nước khe, máng lần, lu, bể chứa nước mưa hoặc dùng trực tiếp từ nước sông, suối. Chi tiết các loại hình cấp nước của khu vực nông thôn như sau:

- Số lượng giếng đào: 35.417 cái;

- Số lượng giếng khoan: 428 cái;

- Số lượng lu, bể chứa nước mưa: 20.153 cái;

- Số lượng công trình cấp nước tập trung (tự chảy và hồ treo): 194 công trình.

Toàn tỉnh có 445,34 nghìn người sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trên tổng số 792,47 nghìn người, đạt khoảng 68,7% tổng số dân vùng nông thôn.

Phần lớn các công trình nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh là sử dụng nước tự nhiên, không qua xử lý. Nhiều công trình đã bị xuống cấp, hư hỏng.

 

PHỤ LỤC 02

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH THỦY LỢI TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

1. Quan điểm:

a) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi phù hợp với Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh đã được phê duyệt;

b) Nâng cao hiệu quả phòng chống thiên tai, áp dụng công nghệ tiên tiến kết hợp với nâng cao năng lực phòng chống thiên tai của cộng đồng, đẩy mạnh biện pháp phi công trình. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

c) Phát huy nội lực và nâng cao vai trò chủ thể của người dân trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế trong đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác các công trình thủy lợi. Thực hiện phân cấp mạnh mẽ việc đầu tư, quản lý và khai thác các công trình thủy lợi cho các địa phương.

2. Mục tiêu:

 a) Về kinh tế:

Điều chỉnh các dự án đầu tư đang thực hiện theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng để áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến; ưu tiên các dự án an toàn đập và quản lý rủi ro do lũ, các công trình trọng điểm đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt, phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu... phục vụ sản xuất công nghiệp và dân sinh.

Đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình cấp nước cho nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến 2030; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế.

Đảm bảo tưới chủ động cho diện tích lúa 2 vụ góp phần đưa sản lượng lương thực có hạt đến năm 2020 đạt 457,4 nghìn tấn, giá trị sản lượng bình quân đạt trên 2.500 tỷ đồng/năm. Bình quân lương thực đầu người đạt 480kg/người/năm, trong đó riêng thóc đạt 258kg/người/năm.

b) Về môi trường và xã hội:

Nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường sinh thái thông qua việc xây dựng thêm các hồ chứa vừa và nhỏ, vừa có tác dụng trữ nước, cắt lũ, vừa làm cho độ ẩm của đất tăng; khí hậu trong lưu vực gần hồ trở nên ôn hòa hơn, độ ẩm không khí tăng, tạo nhiều cảnh quan thu hút khách du lịch đối với khu vực Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.

Tăng diện tích đất nông nghiệp được tưới chủ động, tạo điều kiện thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, sản lượng lương thực tăng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được tăng lên, góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đến năm 2030 đảm bảo cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 95% số dân nông thôn, trong đó 70% số dân sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia, 100% số dân ở các đô thị được sử dụng nước sạch. Đầu tư hệ thống kè chống sạt lở vùng biên giới góp phần bảo vệ an ninh biên giới và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

3. Nhiệm vụ cụ thể:

a) Cấp nước tưới: 

- Đến năm 2020: Đảm bảo tưới chủ động 11.291 ha lúa vụ đông xuân; 27.354 ha lúa vụ mùa; 1.340 ha cây lâu năm, tạo nguồn tưới giữ ẩm cho 12.500 ha màu. Định hướng đến năm 2030: Đảm bảo tưới chủ động 12.000 ha lúa đông xuân (đạt 100% so với yêu cầu); tưới 28.760 ha lúa vụ mùa (đạt 100% so với nhu cầu tưới). Tưới 1.940 ha cây công nghiệp, tạo nguồn tưới giữ ẩm cho 14.000 ha màu.

- Đến năm 2020, số kênh mương được kiên cố đạt trên 60,7% tổng chiều dài kênh mương; đến năm 2030 đạt trên 70,26% tổng chiều dài kênh mương;

b) Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản: Năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản được cung cấp nguồn nước ngọt khoảng 1.900 ha. Đến năm 2030 khoảng 2.000 ha;

c) Cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp và du lịch, dịch vụ:

- Đến năm 2020: Đảm bảo cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 86% số dân nông thôn, trong đó có trên 50% số dân được sử dụng nước đạt quy chuẩn nước sạch của Bộ Y tế; tất cả các nhà trẻ, trường học, trạm y tế xã, chợ, trụ sở xã, các khu dịch vụ du lịch có đủ nước sạch.

- Đến năm 2030: Đảm bảo cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho trên 95% số dân nông thôn, trong đó 70% số dân sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia (QCVN 02: 2009/BYT).

- Đảm bảo đủ nguồn nước cho các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ... theo nhu cầu và kế hoạch phát triển của mỗi ngành theo từng giai đoạn.

d) Tiêu úng, phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai:

- Về tiêu úng, giải quyết được tiêu nước cho các khu đô thị;

- Về phòng chống lũ, bảo vệ bờ, bãi các sông suối như sông Nho Quế, Sông Gâm, suối Ngòi Sảo, sông Lô, tránh không bị sạt lở mất đất canh tác và các cơ sở hạ tầng ven các sông, suối;

- Xem xét những vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét để có phương án và giải pháp cảnh báo để di dân đến vùng an toàn.

4. Nội dung điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030:

4.1. Quy hoạch cấp nước tưới cho nông nghiệp:

a) Quy hoạch tưới cho nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020:

Nhu cầu nâng cấp, sửa chữa cũng như làm mới các công trình thủy lợi của từng xã, huyện giai đoạn này là rất lớn, tuy nhiên căn cứ vào khả năng nguồn lực đầu tư trong giai đoạn đầu để xác định sửa chữa, nâng cấp, xây dựng lại và xây mới công trình cho phù hợp. Dự kiến trong giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

- Dự kiến giữ nguyên 2.860 công trình hiện đang hoạt động tốt và 152 công trình hư hỏng nhẹ để tưới cho 7.532 ha lúa vụ đông xuân và 18.050 ha lúa vụ mùa.

- Cải tạo nâng cấp, sửa chữa 135 công trình và cụm công trình để tưới cho 2.269ha lúa vụ đông xuân, 4.741 ha lúa vụ mùa.

- Làm mới, xây dựng lại 89 công trình và cụm công trình để tưới cho 1.490 ha lúa vụ đông xuân, 4.563 ha lúa vụ Mùa và 1.340 ha cây trồng cạn khác.

Đến năm 2020 sau khi cải tạo các công trình thủy lợi hiện có và xây dựng mới các công trình, toàn tỉnh Hà Giang có (3.236 công trình và cụm công trình) gồm 3.638 công trình thủy lợi lớn nhỏ, tăng so với hiện trạng 18 công trình tổng diện tích được tưới là:

- Diện tích lúa đông xuân tưới chủ động 11.291 ha (tăng 1.487ha).

- Diện tích lúa vụ mùa tưới chủ động là 27.354 ha (tăng 3.043ha)

- Diện tích màu, cây công nghiệp 1.340 ha và tạo nguồn nước tưới giữ ẩm cho 12.500 ha màu.

Diện tích trồng màu và cây công nghiệp lâu năm chỉ kết hợp tưới được một phần, còn lại không được tưới bằng công trình do phần diện tích này nằm phân tán, trong thôn bản, trên các sườn đồi cao, nơi xa nguồn nước và nơi không có khả năng xây dựng công trình, phần diện tích này chủ yếu nhờ vào nước mưa để tưới.

b) Quy hoạch định hướng tưới cho nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030:

Trong quá trình vận hành 5 năm (từ 2016 - 2020), tình trạng các công trình luôn biến động, theo thực tế, trong giai đoạn này dự báo sẽ có khoảng 70 công trình bị xuống cấp. Như vậy số công trình còn hoạt động tốt thời điểm năm 2021 khoảng 3.014 công trình. Định hướng trong giai đoạn 2021 - 2030 là:

- Giữ nguyên 3.014 công trình hiện đang hoạt động để tưới cho 9.060 ha lúa vụ đông xuân và 21.183 ha lúa vụ Mma, 1.340 ha cây lâu năm.

- Cải tạo nâng cấp, sửa chữa 147 công trình và cụm công trình để tưới cho 1.544 ha lúa vụ đông xuân, 4.224 ha lúa vụ mùa.

- Làm mới, xây dựng lại 78 công trình và cụm công trình để tưới cho 1.396 ha lúa vụ đông xuân, 3.353 ha lúa vụ mùa và 607 ha cây trồng cạn.

Đến năm 2030, sau khi cải tạo các công trình thủy lợi hiện có và xây dựng mới các công trình, toàn tỉnh có (3.239 công trình và cụm công trình) gồm: 3.646 công trình thủy lợi lớn nhỏ tăng 26 công trình so với hiện trạng tổng diện tích được tưới là:

- Diện tích lúa vụ đông xuân chủ động tưới là 12.000 ha (tăng 1.406 ha so với năm 2020 và tăng 2.196 ha so với hiện trạng 2015), đạt 100% so với yêu cầu tưới.

- Diện tích lúa vụ mùa chủ động tưới 28.760 ha (tăng 1.406 ha so với năm 2020 và tăng 4.449 ha so với hiện trạng 2015), đạt 100% so với nhu cầu tưới của tỉnh.

- Diện tích màu, cây công nghiệp 1.940ha (tăng 607 ha so với năm 2020) và tạo nguồn nước tưới giữ ẩm cho 14.000 ha màu.

c) Kiên cố kênh mương:

Tổng chiều dài kênh mương cần kiên cố và xây dựng mới là 858 km, trong đó:

- Kiên cố hóa kênh đất các loại hiện có là 766 km.

- Xây dựng mới 92 km kênh ở các hệ thống công trình làm mới.

4.2. Quy hoạch cấp nước sinh hoạt:

Dựa vào thống kê phân bố dân cư của các vùng, các huyện, khả năng nguồn nước, dự kiến đến năm 2020 có thể phân bổ dân cư sử dụng nguồn nước từ các loại hình cấp nước sinh hoạt như sau:

- Cấp nước tự chảy (sửa chữa): 290 công trình phục vụ cho 68.971 người;

- Cấp nước tự chảy (làm mới): 236 công trình phục vụ cho 128.815 người;

- Hồ chứa đa mục tiêu (hồ treo) xây dựng mới: 289 công trình, trong đó 4 huyện vùng cao 282 công trình phục vụ cho 112.607 người;

 - Xây mới giếng khoan/giếng đào: 10.967 công trình phục vụ cho 54.830 người.

4.3. Quy hoạch phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai:

- Xây dựng 28 công trình kè bảo vệ bờ sông suối, khu dân cư;

- Trồng rừng và bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ được coi là biện pháp hàng đầu làm chậm dòng chảy lũ, hạn chế lũ ống, lũ quét;

- Xác định các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống và sạt lở đất để lập dự án riêng về di dân tái định cư phòng chống thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh;

- Hàng năm, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu đối với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể để giảm thiểu mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra.

5. Nhu cầu vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư khái toán từ nay đến năm 2030 là 4.127,44 tỷ đồng, (cụ thể theo Bảng 1, Bảng 2), trong đó:

- Giai đoạn 2016 - 2020: 2.845 tỷ đồng, chiếm 68,96%;

- Giai đoạn 2021 - 2030: 1.282 tỷ đồng, chiếm 31,04%.

Bảng 1. Nguồn vốn đầu tư các công trình thủy lợi theo 2 giai đoạn

TT

Tên công trình

Tổng số
(tỷ đồng)

Giai đoạn 2016 - 2020

Giai đoạn 2021 - 2030

 

Tổng số

4.127,44

2.845,63

1.281,81

1

Cấp nước tưới

2.507,86

1.915,68

592,18

-

Công trình nâng cấp, tu sửa

930,92

641,53

289.39

-

Công trình xây mới

1.576,94

1.274,15

302,79

2

Công trình kè chống lũ

1.619,58

929,95

689,63

Bảng 2. Dự kiến phân bổ nguồn vốn

TT

Nguồn vốn đầu tư

Dự kiến phân bổ vốn (tỷ đồng)

Tổng

Giai đoạn 2016 - 2020

Giai đoạn 2021 - 2030

1

Trái phiếu Chính phủ (35%)

1.445

996

449

2

Vốn ODA + vốn vay (20%)

825

569

256

3

Vốn ngân sách Trung ương gồm: An toàn hồ chứa, tín dụng ưu đãi, hỗ trợ có mục tiêu (25%)

1.032

711

320

4

Vốn ngân sách địa phương (14%)

578

398

179

5

Vốn xã hội hóa khác (6%)

248

171

77

 

Tổng cộng

4.127

2.846

1.282

6. Danh mục công trình ưu tiên đầu tư giai đoạn 2016 - 2020

6.1.Vùng cao núi đá:

TT

Tên công trình

Địa điểm xây dựng

Diện tích tưới (ha)

Dự kiến vốn (Tr.đồng)

 

Tổng số

 

705

437.452

I

Công trình nâng cấp, tu sửa

 

45

8.262

1

Thủy lợi thôn Nà Vìn

Xã Quản Bạ - Huyện Quản Bạ

45

8.262

II

Công trình xây dựng mới

 

660

429.190

1

Hồ điều tiết thủy lợi Lùng Khúy kết hợp cấp nước sinh hoạt cho 3 xã Cán Tỷ, Đông Hà, Lùng Tám

Huyện Quản Bạ

380

371.535

2

Cụm thủy nông Lũng Cú

Xã Lũng Cú - Huyện Đồng Văn

150

29.367

3

Thủy nông Nà Tằm - xóm Nà Nông

Xã Nậm Ban - Huyện Mèo Vạc

75

13.584

4

Thủy nông Chôm Siêu

Xã Niêm Sơn - Huyện Mèo Vạc

55

14.704

6.2. Vùng núi đất:

TT

Tên công trình

Địa điểm xây dựng

DT tưới (ha)

Dự kiến vốn (Tr.đồng)

 

Tổng số

 

706

195.093

I

Công trình nâng cấp, tu sửa

 

70

3.950

1

Công trình thủy lợi Hố Sán - Đông Chứ (tưới 4 thôn)

Xã Ngán Chiên - Huyện Xín Mần

70

3.950

II

Công trình xây dựng mới

 

636

191.143

1

Thủy nông Nậm Ai

Xã Nam Sơn - Huyện Hoàng Su Phì

75

4.461

2

Cụm thủy Nông Nậm Ty

Xã Nậm Ty - Huyện Hoàng Su Phì

426

53.565

3

Cụm thủy lợi Đông Nam

Xã Nấm Dẩn - Huyện Xín Mần

70

116.117

4

Thủy lợi Ma Di Vảng - Xà Chải

Xã Nàn Ma - Huyện Xín Mần

65

17.000

6.3. Vùng thấp (vùng động lực):

TT

Tên công trình

Địa điểm xây dựng

DT tưới (ha)

Dự kiến vốn (Tr.đồng)

 

Tổng số

 

2.240

561.559

I

Công trình nâng cấp, tu sửa

 

1.140

303.432

1

Cải tạo nâng cấp 4 hồ chứa nước Linh Hồ, Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Kim Thạch

Huyện Vị Xuyên

550

203.040

2

Cụm công trình thủy nông Thanh Sơn, Cốc Nghè

Xã Thanh Thủy - Huyện Vị Xuyên

115

30.326

3

Công trình thủy lợi Cốc Nghè thôn Cao Bành

Xã Phương Thiện - TP Hà Giang

45

4.069

4

Sửa thủy lợi kênh thôn Lái và thôn Đoàn Kết

Xã Bằng Hành - Huyện Bắc Quang

90

11.204

5

Hồ thủy lợi thôn Bản Chùng

Xã Vĩnh Phúc - Huyện Bắc Quang

115

22.000

6

Công trình thủy nông Hồ Thôn Nái

Xã Quang Minh - Huyện Bắc Quang

155

23.000

7

Công trình thủy lợi, Nước sinh hoạt thôn Cao Sơn, Na Lang, Tùng Hản

Xã Yên Cường -Huyện Bắc Mê

70

9.793

II

Công trình xây mới và xây lại

 

600

258.127

1

Thủy lợi kết hợp cấp nước sinh hoạt xã Yên Thành

Xã Yên Thành - Huyện Quang Bình

105

6.268

2

Thủy lợi thôn Vĩnh Trà, Vĩnh Tâm

Xã Vĩnh Phúc - Huyện Bắc Quang

55

17.059

3

Hồ thủy lợi xã Quang Minh, tuyến kênh cấp I

Xã Quang Minh - Huyện Bắc Quang

390

230.500

4

Xây dựng hệ thống tưới vùng cam tập trung

Xã Vĩnh Hảo -  Huyện Bắc Quang

50

4.300

7. Tổ chức thực hiện:

- UBND tỉnh rà soát và trình HĐND tỉnh xem xét, điều chỉnh các chỉ tiêu của Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và các quy hoạch khác cho phù hợp.

- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, cụ thể hóa thành các kế hoạch hoạt động hàng năm.

- Đánh giá và báo cáo định kỳ 5 năm một lần vào thời điểm cuối kỳ kế hoạch về kết quả thực hiện Quy hoạch và kế hoạch 5 năm về thủy lợi, nước sinh hoạt./.