Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 31/NQ-HĐND

Tiền Giang, ngày 10 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ 14

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020 - 2022; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021 - 2025;

Xét Tờ trình số 292/TTr-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về Kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo Thẩm tra số 106/BC-HĐND ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế và cơ chế tài chính địa phương; huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang; từng bước cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước; cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, đầu tư hợp lý cho con người và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính đi đôi với đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, giám sát tài chính.

Điều 2. Mục tiêu cụ thể

1. Trong giai đoạn 2021 - 2025, địa phương phấn đấu đạt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể:

a) Tăng trưởng kinh tế (GRDP - Giá so sánh năm 2010) bình quân 7,0 - 7,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 91,5 - 93,5 triệu đồng;

b) Cơ cấu kinh tế đến năm 2025: Khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 29,7%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,6% và khu vực dịch vụ chiếm 34,7%;

c) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 246.600 tỷ đồng, chiếm 35,5%/GRDP (năm 2025 đạt 59.120 tỷ đồng);

d) Thu ngân sách nhà nước 05 năm là 77.000 tỷ đồng;

đ) Kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 4,5 tỷ USD;

e) Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2021 - 2025 còn dưới 1% vào năm 2025;

g) Giải quyết việc làm bình quân 16.000 lao động/năm;

h) Có 100% xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

2. Cơ cấu thu, chi ngân sách địa phương 05 năm giai đoạn 2021 - 2025

a) Thu ngân sách nhà nước

Dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 là 77.000 tỷ đồng, tăng 68,13% so với ước thực hiện 05 năm 2016 - 2020, tốc độ tăng thu bình quân đạt 9,91%/năm, cụ thể:

- Dự toán thu nội địa là 75.300 tỷ đồng, tăng 70,57% so với ước thực hiện 05 năm giai đoạn 2016 - 2020;

- Dự toán từ hoạt động xuất nhập khẩu là 1.700 tỷ đồng, tăng 2,97% so với ước thực hiện 05 năm giai đoạn 2016 - 2020.

b) Chi ngân sách nhà nước

- Chi đầu tư phát triển:

Việc xây dựng kế hoạch chi đầu tư phát triển 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến chi phù hợp với định hướng tiếp tục cơ cấu lại ngân sách và nợ công giai đoạn 2021 - 2030 quy định tại Nghị quyết số 07- NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Phân bổ kế hoạch vốn đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công của địa phương, dự kiến nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, dự toán nguồn thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết và kế hoạch giải ngân các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại; đồng thời, phải tuân thủ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công;

Tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, dự án quốc gia và dự án, chương trình trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hoàn trả các khoản vốn ứng từ ngân sách nhà nước trước kế hoạch; ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các dự án, chương trình sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 là 25.714 tỷ đồng, cụ thể:

. Chi đầu tư xây dựng cơ bản vốn trong nước là 5.387 tỷ đồng, xác định trên cơ sở ổn định chi các năm trong giai đoạn bằng dự toán năm 2020;

. Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất là 3.050 tỷ đồng, xác định trên cơ sở dự toán thu tiền sử dụng đất trong giai đoạn 05 năm giai đoạn 2021 - 2025;

. Chi từ nguồn xổ số kiến thiết là 8.730 tỷ đồng, xác định trên cơ sở dự toán thu tiền xổ số kiến thiết trong giai đoạn 05 năm giai đoạn 2021 - 2025;

. Chi từ nguồn Trung ương bổ sung có mục tiêu để đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ là 8.547 tỷ đồng.

- Chi thường xuyên:

Xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực, đảm bảo ưu tiên bố trí chi trả đầy đủ các chế độ, chính sách cho con người theo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và các tiêu chuẩn, định mức, chế độ khác đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Đối với chi thường xuyên các năm trong giai đoạn 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 bằng với dự toán năm 2020 và khả năng tăng thu cân đối ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp tại Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020 - 2022; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021 - 2025;

Dự toán chi thường xuyên được xây dựng theo hướng triệt để tiết kiệm, cắt giảm những nhiệm vụ chi không thực sự cần thiết, gắn với kế hoạch tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, bám sát khung cân đối chi thường xuyên 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 được Bộ Tài chính thông báo;

Dự kiến bố trí kế hoạch chi thường xuyên giai đoạn 2021 - 2025 là 44.190 tỷ đồng, tăng 29,16% so với ước thực hiện giai đoạn 05 năm 2016 - 2020.

Điều 3. Các giải pháp tổ chức thực hiện Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025

Căn cứ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và những thách thức được dự báo cho 05 năm giai đoạn 2021 - 2025, để hoàn thành kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương, bên cạnh việc nghiêm túc thực hiện các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Trung ương thì cần tập trung vào các giải pháp sau:

1. Thu ngân sách nhà nước:

a) Tăng cường công tác phân tích, dự báo, rà soát, xác định và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; triển khai thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ về những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô; kịp thời có những giải pháp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. Phấn đấu thực hiện hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;

b) Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực thông qua việc đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền; chú trọng đến hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ để phục vụ người nộp thuế một cách tốt nhất; tổ chức đối thoại thường xuyên với người nộp thuế theo quy chế đã ban hành; tuyên dương kịp thời thành tích của tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp số thu lớn cho ngân sách nhà nước; đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động hỗ trợ người nộp thuế, đẩy mạnh việc phát triển hệ thống đại lý thuế;

c) Triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, trong đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn lậu thuế và đẩy mạnh công tác quản lý nợ đọng thuế. Đồng thời, ngành Thuế phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức kiểm tra chống thất thu theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa phương thức khai, nộp, hoàn thuế... nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu Nghị quyết số 35/NQ- CP và Nghị quyết số 36a/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Đẩy mạnh thực hiện Chính phủ điện tử, hiện đại hóa phương thức quản lý thu nộp ngân sách nhà nước, nâng cấp cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu đối với quản lý thu hiện đại ở tất cả các khâu trong quản lý thuế;

đ) Thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ về những giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025, đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hóa công tác thuế theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức triển khai kịp thời thủ tục hành chính thuế, quy trình nghiệp vụ do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;

e) Tăng cường kỷ cương, kỷ luật nội ngành, đổi mới phương pháp làm việc, củng cố, nâng cao tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ công chức trong thực thi công vụ; tiếp tục thực hiện tốt chương trình phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Chi ngân sách địa phương:

a) Tập trung cơ cấu lại ngân sách nhà nước; tăng cường quản lý nợ công, đảm bảo an toàn và bền vững; thực hiện nghiêm nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng để chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên;

b) Từng bước cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ và tinh giản bộ máy, biên chế theo Đề án được phê duyệt;

c) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách, từng bước triển khai quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;

d) Bảo đảm tính công khai, minh bạch và công bằng trong việc lập kế hoạch chi đầu tư phát triển hàng năm; quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, công trình; đối với những dự án, công trình chậm tiến độ phải kịp thời điều chuyển vốn;

đ) Đẩy mạnh tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, kiểm soát chặt chẽ dự toán chi thường xuyên, nhất là kinh phí họp, hội nghị, hội thảo, tiếp khách, đi công tác trong nước và ngoài nước; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước;

e) Thực hiện nghiêm lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ; đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, giảm mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập;

g) Tiếp tục bố trí nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất như lương); 70% tăng thu thực hiện so với dự toán của ngân sách địa phương (không kể tăng thu xổ số kiến thiết và tiền sử dụng đất) để bổ sung nguồn thực hiện cải cách tiền lương.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang Khóa IX, Kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Danh

 

Biểu số 01

DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2021 – 2025

(Kèm theo Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020

Thực hiện giai đoạn trước

Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025

Tổng giai đoạn 2016 - 2020

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

Tổng sản phẩm trong nước (GRDP) theo giá hiện hành

Triệu đồng

466,456,000

441,507,000

72,707,000

80,674,000

88,780,000

97,618,000

101,728,000

694,674,000

2

Tốc độ tăng trưởng GRDP

%

8,5-9,5

7.3

8.5

7.7

7.1

6.6

6.5

7,0-7,5

3

Cơ cấu kinh tế

 

 

100

100

100

100

100

100

100

-

Nông, lâm, ngư nghiệp

%

31,3-32,7

37.1

44.3

41.2

39.4

39.0

37.1

29.7

-

Công nghiệp, xây dựng

%

32,3-33,6

27.8

21.5

24.4

26.2

26.8

27.8

35.6

-

Dịch vụ

%

34,9-35,1

35.1

34.2

34.4

34.4

34.2

35.1

34.7

4

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

%

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn

Triệu đồng

169,790,000

157,682,000

26,919,000

29,139,000

31,893,000

32,991,000

36,740,000

246,600,000

 

Tỷ lệ so với GRDP

%

36.4

35.7

37

36.1

35.9

33.8

36.1

35.5

-

Vốn ngân sách nhà nước

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Vốn tín dụng

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Vốn doanh nghiệp và dân cư

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

13,710

13,310

2,100

2,470

2,690

3,050

3,000

22,500

 

Tốc độ tăng

%

 

 

 

17.62

8.91

13.38

-1.64

 

7

Kim ngạch nhập khẩu

Triệu USD

10,000

7,400

1,130

1,070

1,410

1,990

1,800

12,500

 

Tốc độ tăng

%

 

 

 

-5.31

31.78

41.13

-9.55

 

8

Dân số

1.000 người

 

8,789

1,740

1,752

1,764

1,766

1,767

9,175

9

Thu nhập bình quân đầu người

Triệu đồng

66,3-69,3

57.4

41.8

46.1

50.5

55.3

57.4

91,5-93,5

10

Giải quyết việc làm mới

1.000 lao động

100,000

100,041

20,173

21,670

20,908

20,190

17,100

80,000

11

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

51.0

51.00

46.40

47.00

48.00

49.50

51.00

57.0

12

Tỷ lệ hộ nghèo

%

<3

1.99

5.02

4.19

3.41

2.51

1.99

<1,0

13

Tỷ lệ giảm hộ nghèo

%/năm

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới

%

50

83.2

16.7

27.8

41.7

63.9

83.2

100

15

Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (lũy kế)

119

 

24

40

60

90

119

143

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: cột 09 không chi tiết từng năm.

 

Biểu số 02

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 05 NĂM 2021 – 2025

(Kèm theo Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang)

Đơn vị: triệu đồng

STT

Nội dung

Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020

Thực hiện giai đoạn 2016 - 2020

Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025

Tổng giai đoạn

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

A

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GRDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH

466,456,000

441,507,000

72,707,000

80,674,000

88,780,000

97,618,000

101,728,000

694,674,000

B

TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN

36,875,000

45,799,246

6,687,259

7,361,803

8,825,184

11,260,000

11,665,000

77,000,000

 

Tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

15.9

 

10.09

19.88

27.59

3.60

9.91

 

Tỷ lệ thu NSNN so với GRDP (%)

7.91

10.37

9.20

9.13

9.94

11.53

11.47

11.08

 

Tỷ lệ thu từ thuế, phí so với GRDP (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Thu nội địa

33,924,000

44,147,889

6,354,884

7,058,696

8,464,309

10,920,000

11,350,000

75,300,000

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

17.82

 

11.08

19.91

29.01

3.94

10.08

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

92.00

96.39

95.03

95.88

95.91

96.98

97.30

97.79

 

Trong đó: Thu tiền sử dụng đất

1,270,000

2,911,463

295,749

327,893

387,821

1,200,000

700,000

3,050,000

 

Thu xổ số kiến thiết

6,750,000

7,697,256

1,320,000

1,474,690

1,602,566

1,650,000

1,650,000

8,730,000

II

Thu từ dầu thô (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu (nếu có)

2,951,000

1,651,357

332,375

303,107

360,875

340,000

315,000

1,700,000

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

-11.44

 

-8.81

19.06

-5.78

-7.35

2.71

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

8.00

3.61

4.97

4.12

4.09

3.02

2.70

2.21

IV

Thu viện trợ (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

C

TỔNG THU NSĐP

 

57,637,743

8,706,673

9,728,800

11,265,335

13,677,392

14,259,543

82,707,294

 

Tốc độ tăng thu NSĐP (%)

 

 

 

11.74

15.79

21.41

0.04

 

 

Tỷ lệ thu NSĐP so với GRDP (%)

 

13.05

11.98

12.06

12.69

14.01

14.02

11.91

I

Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp

 

41,166,320

6,123,797

6,534,762

7,878,999

10,122,812

10,505,950

68,881,900

 

Tốc độ tăng (%)

 

 

 

6.71

20.57

28.48

3.78

 

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%)

 

71.42

70.33

67.17

69.94

74.01

73.68

83.28

II

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

 

16,471,423

2,582,876

3,194,038

3,386,336

3,554,580

3,753,593

13,825,394

 

Tốc độ tăng (%)

 

 

 

23.66

6.02

4.97

5.60

 

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%)

 

28.58

29.67

32.83

30.06

25.99

26.32

16.72

-

Thu bổ sung cân đối ngân sách

 

8,844,436

1,112,488

1,904,237

1,904,237

1,942,237

1,981,237

4,077,436

-

Thu bổ sung có mục tiêu

 

7,626,987

1,470,388

1,289,801

1,482,099

1,612,343

1,772,356

9,747,958

D

TỔNG CHI NSĐP

 

64,982,919

10,540,228

11,280,762

12,892,040

16,508,246

13,761,643

82,707,294

 

Tốc độ tăng chi NSĐP (%)

 

 

 

7.03

14.28

28.05

-16.64

 

 

Tỷ lệ chi NSĐP so với GRDP (%)

 

14.72

14.50

13.98

14.52

16.91

13.53

11.91

I

Chi đầu tư phát triển (1)

 

20,452,765

2,648,682

3,055,955

3,228,659

7,014,356

4,505,113

17,166,991

 

Tốc độ tăng (%)

 

 

 

15.38

5.65

117.25

-35.77

 

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

 

31.47

25.13

27.09

25.04

42.49

32.74

20.76

II

Chi thường xuyên

 

34,211,777

5,579,615

6,398,479

6,810,689

7,674,228

7,748,766

44,189,953

 

Tốc độ tăng (%)

 

 

 

14.68

6.44

12.68

0.97

 

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

 

52.65

52.94

56.72

52.83

46.49

56.31

53.43

III

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

 

1,719

1,085

260

145

29

200

4,200

 

Tốc độ tăng (%)

 

 

 

 

 

-80.00

589.66

 

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

 

0.00

0.01

0.00

0.00

0.00

0.00

0.01

IV

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

 

2,443,193

 

 

 

1,415,994

1,027,199

9,827,185

E

BỘI CHI/BỘI THU NSĐP

 

 

 

 

 

 

 

 

G

TỔNG MỨC VAY, TRẢ NỢ CỦA NSĐP

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Hạn mức dư nợ vay tối đa của NSĐP

 

 

1,837,139

1,960,429

2,363,700

3,036,844

3,151,785

20,664,570

II

Mức dư nợ đầu kỳ (năm)

 

923,925

481,933

241,847

124,401

56,614

19,130

 

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ (năm) so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%)

 

 

26.23

12.34

5.26

1.86

0.61

 

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ (năm) so với GRDP (%)

 

 

0.66

0.30

0.14

0.06

0.02

 

III

Trả nợ gốc vay trong kỳ (năm)

 

518,523

284,606

117,446

67,787

45,484

3,200

 

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

 

11,200

 

 

 

8,000

3,200

 

-

Từ nguồn bội thu NSĐP; tăng thu, tiết kiệm chi; kết dư ngân sách cấp tỉnh

 

507,323

284,606

117,446

67,787

37,484

0

 

IV

Tổng mức vay trong kỳ (năm)

 

57,820

44,520

 

 

8,000

5,300

 

-

Vay để bù đắp bội chi

 

46,620

44,520

 

 

0

2,100

 

-

Vay để trả nợ gốc

 

11,200

 

 

 

8,000

3,200

 

V

Mức dư nợ cuối kỳ (năm)

 

463,222

241,847

124,401

56,614

19,130

21,230

 

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ (năm) so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%)

 

 

13.16

6.35

2.40

0.63

0.67

 

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ (năm) so với GRDP (%)

 

 

0.33

0.15

0.06

0.02

0.02