Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2017/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 20 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc;

Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Phát triển giáo dục 2011 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 83/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khóa XI, kỳ họp thứ 3 về việc thông qua Đề án tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020;

Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum tại Tờ trình số 05/TTr-SGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2017 về ban hành Đề án tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 01 năm 2017./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Các ban Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Báo Kon Tum;
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hòa

 

ĐỀ ÁN

TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

Phần 1

MỞ ĐẦU

Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, phân bổ dân cư phân tán, người DTTS chiếm tỷ lệ cao, điểm xuất phát về kinh tế - xã hội thấp; trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum tiếp tục phát triển, đạt được những kết quả quan trọng: Mạng lưới trường, lớp và quy mô giáo dục và đào tạo từng bước được mở rộng: chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, nhất là chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS; kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và giáo dục trung học cơ sở được duy trì và nâng cao; đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn và sinh viên DTTS sau khi tốt nghiệp giáo dục chuyên nghiệp có chuyển biến tích cực.

Những thành tựu về giáo dục và đào tạo nêu trên đã góp phần to lớn trong việc nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS vẫn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, mong muốn của nhân dân; còn có khoảng cách đáng kể so với vùng thuận lợi trong tỉnh và cả nước.

Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo vùng DTTS, miền núi, nhất là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; giáo dục và đào tạo vùng DTTS cần có những giải pháp quyết liệt, phù hợp để giải quyết căn bản những hạn chế, yếu kém, nâng cao chất lượng giáo dục một cách bền vững, bắt kịp giáo dục và đào tạo vùng thuận lợi của tỉnh và rút ngắn khoảng cách so với giáo dục và đào tạo của cả nước.

I. NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước và chương trình, kế hoạch của tỉnh

- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc.

- Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020; Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Chiến lược Phát triển giáo dục 2011 - 2020.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 23/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020.

- Chương trình số 67/CTr/TU ngày 29/4/2014 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIV thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH TƯ Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Thực tiễn giáo dục và đào tạo của tỉnh

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum.

- Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

II. GIỚI HẠN, PHẠM VI ĐỀ ÁN

- Đề án thực hiện trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.

- Đề án tập trung đánh giá kết quả thực hiện Đề án nâng cao chất giáo dục đối với học sinh DTTS giai đoạn 2008 - 2015 và xác định mục tiêu, các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông DTTS và học sinh DTTS trong độ tuổi THCS, THPT học hệ bổ túc văn hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

- Phần 1: Mở đầu.

- Phần 2: Đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Đề án nâng cao chất giáo dục đối với học sinh DTTS giai đoạn 2008 - 2015.

- Phần 3: Quan điểm, mục tiêu và các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đối với trẻ em, học sinh DTTS giai đoạn 2016 - 2020.

- Phần 4: Tổ chức thực hiện.

Phần 2

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2008 - 2015

I. QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH

1. Kết quả đạt được

1.1. Hệ thống trường, lớp được mở rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nuôi dưỡng chăm sóc học sinh được quan tâm đầu tư để đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh DTTS.

Đầu năm học 2015 - 2016, toàn tỉnh có 402 trường, 5.573 lớp; tăng 88 trường, 823 lớp so với năm học 2006 - 2007. Cụ thể như sau:

Thời điểm

Mầm non

Tiểu học

THCS

THPT

Số Trường

Số lớp

Số Trường

Số lớp

Số Trường

Số lớp

Số Trường

Số lớp

2006 - 2007

93

1.073

112

2.336

92

1.008

17

333

2015 - 2016

126

1.463

145

2.547

105

1.168

26

395

Tăng(+)/
giảm (-)

(+)
33

(+)
390

(+)
33

(+)
211

(+)
13

(+)
160

(+)
9

(+)
62

Hệ thống trường chuyên biệt dành cho học sinh DTTS phát triển mạnh, đặc biệt là hệ thống trường PTDTBT. Bên cạnh 09 trường PTDTNT được củng cố, giai đoạn 2011 - 2015 toàn tỉnh đã có 54 trường PTDTBT được thành lập (bao gồm 21 trường PTDTBT cấp tiểu học và 33 trường PTDTBT cấp THCS).

1.2. Song song với sự phát triển trường, lớp, quy mô học sinh các bậc, cấp học tăng lên so với năm học 2006 - 2007. Cụ thể đầu năm học 2015 - 2016 toàn tỉnh có 144.258 trẻ mầm non và học sinh phổ thông theo học, tăng 19.807 em; học sinh DTTS là 83.912, tăng 12.074 em. Cụ thể:

Thời điểm

Mầm non

Tiểu học

THCS

THPT

TS

DTTS

TS

DTTS

TS

DTTS

TS

DTTS

2006 - 2007

23.914

14.436

52.257

33.250

35.861

20.212

12.419

3.940

2015 - 2016

36.600

21.212

57.707

35.721

36.765

21.743

13.186

5.236

Tăng (+)/
giảm (-)

(+)
12.686

(+)
6.776

(+)
5.450

(+)
2.471

(+)
904

(+)
1.531

(+)
767

(+)
1.296

Chi tiết cụ thể theo Mục 1, Phụ lục 1 đính kèm.

2. Hạn chế, nguyên nhân

Do địa bàn rộng, dân cư phân bố phân tán, cho nên tại vùng đồng bào DTTS, ở bậc mầm non, cấp tiểu học còn tồn tại nhiều điểm trường lẻ; cấp tiểu học tồn tại lớp ghép 2 trình độ. Cụ thể năm học 2015 - 2016:

- Bậc mầm non có 126 trường với 750 điểm trường.

- Cấp tiểu học:

+ Có 145 trường với 496 điểm trường.

+ Có 34 trường có lớp ghép với 89 lớp ghép 2 trình độ và 914 học sinh học ở các lớp ghép.

Việc tồn tại nhiều điểm trường, lớp ghép gây khó khăn cho công tác đầu tư cơ sở vật chất, quản lý dạy học và chất lượng dạy học thấp.

II. CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QLGD, GIÁO VIÊN

1. Kết quả đạt được

Năm học 2015 - 2016, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn toàn tỉnh có 1004 cán bộ QLGD, 8.763 giáo viên; so với năm học 2006 - 2007 có sự tăng mạnh về số lượng và chất lượng. Cụ thể:

1.1. Đối với cán bộ QLGD

Thời điểm

Tổng số

Đạt chuẩn đào tạo trở lên

Trên chuẩn đào tạo

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

2006 - 2007

694

675

97,3

385

55,5

2015 - 2016

1.004

1.003

99,9

894

89,0

Tăng(+)/giảm(-)

+ 310

+ 328

+ 2,6

+ 509

+ 33,6

Trong số cán bộ QLGD hiện có, có 534 người có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, chiếm tỷ lệ 53,2%; 851 người đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, chiếm tỷ lệ 84,8%.

1.2. Đối với giáo viên

Thời điểm

Tổng số

Đạt chuẩn đào tạo trở lên

Trên chuẩn đào tạo

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

2006 - 2007

7.001

5.515

78,8

1.818

26,0

2015 - 2016

8.763

8.713

99,4

5.709

65,2

Tăng(+)/giảm(-)

+ 1.762

+ 3.198

+ 20,7

+ 3.891

+ 39,2

Trong số giáo viên hiện có, có 2.798 người biết tiếng DTTS tại chỗ, chiếm tỷ lệ 31,9%; có 52 người có năng lực yếu không đáp ứng yêu cầu giảng dạy, chiếm tỷ lệ 0,6%.

Chi tiết cụ thể theo Mục 2, Phụ lục 1 đính kèm.

2. Hạn chế, nguyên nhân

- Các địa phương chưa quan tâm đúng mức đối với việc tổ chức, tạo điều kiện cho cán bộ QLGD học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị nên tỷ lệ cán bộ QLGD có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên còn thấp (toàn tỉnh đạt 52,2%); một số cán bộ QLGD mới được bổ nhiệm chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD (15,6% chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD).

- Tỷ lệ giáo viên biết tiếng DTTS tại chỗ thấp (31,9%); một bộ phận giáo viên mầm non, tiểu học do đào tạo công đoạn, cấp tốc trước đây, mặc dù đạt chuẩn về đào tạo nhưng năng lực giảng dạy thực tế không đáp ứng yêu cầu, nhất là việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo hiện nay (52 người, chiếm tỷ lệ 0,6%).

III. CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Kết quả đạt được

Giai đoạn 2008 - 2015, Ngành giáo dục được tập trung đầu tư xây dựng phòng học, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ việc mở rộng hệ thống trường, lớp, đổi mới chương trình, sách giáo khoa và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và đổi mới phương pháp dạy học; trang bị cơ sở vật chất phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho HSBT các trường PTDTBT; trang bị lưới điện và cung cấp nguồn nước hợp vệ sinh; đặc biệt là việc đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện hoàn thành phổ cập giáo dục đối với trẻ mầm non 5 tuổi.

So với năm học 2006 - 2007, số lượng và chất lượng cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh được cải thiện đáng kể; đặc biệt là hệ thống phòng học, cơ sở vật chất phục vụ ăn, ở cho HSBT các trường PTDTBT và các phương tiện phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và dạy học. Cụ thể:

- Về phòng học

Thời điểm

Tổng số phòng học

Phòng học kiên cố và bán kiên cố

Phòng học tạm, mượn, nhờ

SL

TL%

SL

TL%

Năm học 2006 - 2007

4.343

3.484

80,2

859

19,8

Năm học 2015 - 2016

5.679

5.374

94,6

305

5,4

Tăng(+)/giảm(-)

+ 1.336

+ 1.890

+ 14,4

- 554

- 14,4

- Từ năm 2007 đến nay, các trường PTDTBT trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư xây dựng 191 phòng ở bán trú (143 phòng kiên cố, bán kiên cố và 58 phòng tạm); 1.251 giường nằm; 56 nhà ăn và các trang thiết bị kèm theo (16 nhà kiên cố, bán kiên cố và 40 nhà tạm); 55 nhà bếp và các trang thiết bị kèm theo (12 nhà kiên cố, bán kiên cố và 43 nhà tạm) phục vụ nhu cầu ăn, ở cho HSBT.

- Hiện nay, 100% trường học được trang bị máy vi tính phục vụ công tác quản lý hành chính; 100% trường có nối mạng để khai thác thông tin phục vụ dạy học và thực hiện giao dịch văn bản điện tử; 100% trường THPT - PTDTNT, 66,0% trường THCS, 30,1% trường tiểu học có phòng máy để dạy tin học.

Chi tiết cụ thể theo Mục 3, Phụ lục 1 đính kèm.

2. Hạn chế, nguyên nhân

- Do tình hình kinh tế khó khăn, nguồn đầu tư hạn hẹp, nên hiện các bậc, cấp học vẫn còn phòng học tạm, mượn, nhờ (tổng số 305 phòng, trong đó mầm non 168 phòng, tiểu học 120 phòng, THCS 13 phòng. THPT 4 phòng), chưa đáp ứng nhu cầu dạy học, nhất là việc dạy học 2 buổi/ngày.

- Nhiều trường còn thiếu tường rào, khu hiệu bộ, nhà đa năng, phòng học bộ môn, phòng máy vi tính để dạy và học tin học, phòng học ngoại ngữ để thực hiện Đề án dạy học ngoại ngữ theo Chương trình mới, thư viện, nhà vệ sinh; cơ sở vật chất các trường PTDTBT chưa đáp ứng nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt của HSBT.

- Nhiều trường mầm non thiếu đồ dùng, đồ chơi; thiết bị, đồ dùng dạy học ở các trường phổ thông được trang bị trước đây sau nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, hư hỏng, không được bổ sung đầy đủ, kịp thời nên hiện không đáp ứng cho nhu cầu dạy học.

IV. CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH DTTS

1. Kết quả đạt được

Qua 8 năm thực hiện Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS, chất lượng giáo dục đối với trẻ em, học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực, đặc biệt trong những năm học gần đây. Cụ thể như sau:

- Giáo dục mầm non

Nội dung

2007 - 2008

2013 - 2014

2014 - 2015

Tỷ lệ % huy động trẻ 3-5 tuổi vào học mẫu giáo

80,0

88,6

88,9

Tỷ lệ % trẻ 3-5 tuổi suy dd thể thấp còi

20,0

13,5

12,8

Tỷ lệ % trẻ 3-5 tuổi suy dd thể nhẹ cân

11,7

11,1

Tỷ lệ % trẻ 5 tuổi đạt yêu cầu

88,8

98,9

99,0

- Giáo dục phổ thông

Cấp học

Nội dung

2007 - 2008

2013 - 2014

2014 - 2015

Tiểu học

Xếp loại hạnh kiểm/đánh giá phát triển phẩm chất

XL từ TB trở lên 95,9%

Thực hiện đầy đủ 99,6%

Đạt về PT phẩm chất 99,25%

Xếp loại học lực/đánh giá phát triển năng lực

XLHL từ TB trở lên 82,0%

XLHL từ TB trở lên 95,8%

Đạt về PT năng lực 97,94%

Chất lượng môn Tiếng Việt

XL từ TB trở lên 81,4%

XL từ TB trở lên 96,1%

Đạt 96,59%

Chất lượng môn Toán

XL từ TB trở lên 82,1%

XL từ TB trở lên 96,2%

Đạt 96,69%

THCS

Tỷ lệ % học sinh XLHK từ TB trở lên, trong đó khá, tốt

98,7

89,5

99,6

90,7

99,7

91,8

Tỷ lệ % học sinh XLHL từ TB trở lên, trong đó khá, giỏi

73,5

10,4

89,1

20,6

91,7

22,9

THPT

Tỷ lệ % học sinh XLHK từ TB trở lên, trong đó khá, tốt

96,1

87,5

98,6

90,0

98,8

91,4

Tỷ lệ % học sinh XLHL từ TB trở lên, trong đó khá, giỏi

47,3

9,3

79,9

22 2

80,3

25,4

Tỷ lệ % học sinh tốt nghiệp THPT

59,96

96,97

87,56

Số lượng vào đại học NV1

07

119

179

Chi tiết cụ thể theo Mục 4, Phụ lục 1 đính kèm.

2. Hạn chế, nguyên nhân

2.1. Hạn chế

- Tỷ lệ huy động trẻ DTTS dưới 3 tuổi đến nhà trẻ còn thấp (5%), tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ DTTS 3-5 tuổi còn cao (thể nhẹ cân là 11,1%, thể thấp còi là 12,8%)

- Tỷ lệ học sinh DTTS bỏ học, đi học không chuyên cần còn cao, nhất là cấp THCS. Cụ thể năm học 2014 - 2015, số học sinh bỏ học chung của toàn tỉnh là 361 em (tỷ lệ 0,34%), trong đó học sinh DTTS bỏ học 248 em chiếm tỷ lệ 78,6% so với tổng số học sinh bỏ học; tỷ lệ đi học không chuyên cần qua kiểm tra các trường THCS vùng DTTS bình quân từ 8% đến 10%, đơn lẻ có trường đến 20%.

- Chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh và cả nước, nhất là về mặt học lực, cụ thể năm học 2014 - 2015:

Cấp học

Nội dung

Toàn quốc (%)

Tỉnh Kon Tum (%)

Chung

Riêng hs DTTS

Tiểu học

Hoàn thành về phát triển phẩm chất đạt

100,00

99,52

99,25

Hoàn thành về phát triển năng lực đạt

99,90

98,62

97,94

Hoàn thành môn Tiếng Việt

98,90

97,72

96,59

Hoàn thành môn Toán

99,00

97,78

96,69

THCS

Tỷ lệ học sinh XLHK từ TB trở lên, trong đó khá, tốt

99,85

96,94

99,70

93,97

99,70

91,8

Tỷ lệ học sinh XLHL từ TB trở lên, trong đó khá, giỏi

94,84

59,11

94,08

38,85

91,7

22,9

THPT

Tỷ lệ học sinh XLHK từ TB trở lên, trong đó khá, tốt

99,41

95,18

98,70

92,28

98,8

91,4

Tỷ lệ học sinh XLHL từ TB trở lên, trong đó khá, giỏi

93,18

57,00

86,88

43,03

80,3

25,4

2.2. Nguyên nhân

- Điều kiện kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trong những năm gần đây tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp, đời sống của đa số đồng bào DTTS còn khó khăn nên điều kiện để chăm lo cho việc học tập của con em còn ít.

- Nhận thức của đa số cha mẹ học sinh người DTTS về mục đích, ý nghĩa việc học tập của con em còn thấp do vậy sự khích lệ, động viên, chăm lo đối với việc học tập của con em và sự phối hợp với nhà trường trong giáo dục học sinh còn hạn chế.

- Một số học sinh chưa có ý thức phấn đấu, vươn lên trong học tập; một số học sinh phải tham gia lao động sản xuất phụ giúp gia đình theo mùa vụ nên chất lượng học tập giảm sút, chán học, bỏ học.

- Sự phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại một số địa phương với nhà trường, cha mẹ học sinh trong việc chăm lo học tập của học sinh DTTS chưa hiệu quả, nhất là việc phối hợp để huy động học sinh đi học, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần của học sinh.

- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục, ăn, ở, chăm sóc sức khỏe cho học sinh các trường vùng DTTS chưa đáp ứng yêu cầu: Hiện còn tồn tại nhiều phòng học tạm, mượn, nhờ; thiếu phòng bộ môn, phòng chức năng, công trình vệ sinh, nước sạch; thiếu đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, đồ dùng dạy học; một số trường PTDTNT và đa số các trường PTDTBT thiếu cơ sở vật chất phục vụ ăn, ở, chăm sóc học sinh.

- Một bộ phận giáo viên có năng lực giảng dạy thực tế chưa đáp ứng yêu cầu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục học sinh.

- Công tác quản lý dạy học các trường vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS có lúc thiếu chặt chẽ, không kịp thời, hiệu quả thấp; việc tồn tại nhiều điểm trường lẻ, lớp ghép không những gây khó khăn cho công tác đầu tư cơ sở vật chất mà còn làm cho công tác quản lý gặp khó khăn và chất lượng dạy học thấp.

Phần 3

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. QUAN ĐIỂM

Việc tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS là tiếp tục cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về chính sách dân tộc; thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng; là điều kiện tiên quyết để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS các bậc, cấp học là vấn đề xã hội quan trọng, vừa cấp thiết, vừa lâu dài, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, là trách nhiệm không chỉ của Ngành giáo dục mà là của các tổ chức Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể các cấp và các lực lượng xã hội; do đó cần phải có hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi, có tính kế thừa, tính trọng tâm, trọng điểm có lộ trình phù hợp với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Kế thừa và phát huy kết quả đạt được qua thực hiện Đề án nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2008 - 2015; trên cơ sở tình hình thực tế về giáo dục vùng DTTS của tỉnh, có những giải pháp phù hợp để huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội, tiếp tục thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2020

2.1. Đối với giáo dục mầm non: Huy động trẻ em DTTS dưới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt tỷ lệ từ 10% trở lên1; trẻ DTTS 3-5 tuổi đi học mẫu giáo đạt tỷ lệ 90% trở lên, trong đó tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đạt 99,5%2 trở lên; 100% trẻ DTTS 5-6 tuổi được chuẩn bị điều kiện vào lớp 1.

2.2. Đối với giáo dục phổ thông:

- Huy động 100% trẻ DTTS trong độ tuổi tiểu học vào học tiểu học; 100% học sinh DTTS hoàn thành chương trình tiểu học vào học THCS3; có ít nhất 30% học sinh DTTS sau tốt nghiệp THCS đi học nghề kết hợp với học THPT hệ GDTX4.

- Trên 99,5% học sinh DTTS cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông có hạnh kiểm từ trung bình trở lên; 95% học sinh DTTS cấp trung học cơ sở và 90% học sinh DTTS cấp trung học phổ thông có học lực từ trung bình trở lên5; trên 80% học sinh DTTS tốt nghiệp THPT được học đại học hoặc cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo nghề6.

III. GIẢI PHÁP

1. Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh

- Phát huy vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng, của đảng viên nhất là tổ chức Đảng của các xã, phường, thị trấn và các cơ quan quản lý giáo dục trong việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu, giải pháp cụ thể của Đề án.

- Huy động và phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là các tổ chức chính trị - xã hội trong trường học trong việc phối hợp tham gia công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; lựa chọn nội dung, đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp đối tượng: xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh học tập, rèn luyện và trưởng thành.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân, đặc biệt là của học sinh, cha mẹ học sinh đối với việc nâng cao chất lượng học sinh DTTS

2.1. Chọn lựa nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp

- Tập trung tuyên truyền những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo liên quan vùng DTTS, miền núi, học sinh DTTS và mục đích, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS; nội dung tuyên truyền cần phải chọn lọc, biên tập lại đảm bảo ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ phù hợp với đối tượng, đặc biệt là đối với cộng đồng DTTS và học sinh DTTS.

- Chọn lựa hình thức tuyên truyền phù hợp, có hiệu quả đối với từng đối tượng; trong đó chú trọng đẩy mạnh hình thức tuyên truyền trực tiếp cho cộng đồng DTTS thông qua các cuộc họp, sinh hoạt cộng đồng thôn, làng; cho cha mẹ học sinh thông qua các cuộc họp phụ huynh; cho học sinh qua sinh hoạt lớp và các hình thức phổ biến khác của nhà trường.

2.2. Tăng cường cơ chế phối hợp để nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tại địa phương, cha mẹ học sinh

- Thành lập, củng cố các Hội đồng giáo dục cấp huyện, xã; trong đó đồng chí Chủ tịch huyện, xã làm Chủ tịch Hội đồng; Phó chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch huyện, xã; thành viên là Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với Hội đồng giáo dục cấp huyện) đại diện Mặt trận tổ quốc các cấp và các tổ chức, đoàn thể tại địa phương, đại diện cha mẹ học sinh, hiệu trưởng các trường trên địa bàn.

- Hội đồng giáo dục các cấp có nhiệm vụ xây dựng cơ chế, tổ chức hoạt động phối hợp để huy động các nguồn lực chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS; trong đó đặc biệt chú trọng việc huy động trẻ dưới 3 tuổi, trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi, học sinh tiểu học, học sinh THCS trong độ tuổi ra lớp, đảm bảo việc chuyên cần, hạn chế bỏ học, nghỉ học.

2.3. Làm tốt công tác giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với học sinh

- Các trường thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chương trình giáo dục đạo đức, giáo dục công dân cho học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động chuyên đề, các hoạt động trải nghiệm để nâng cao kỹ năng sống, nâng cao trách nhiệm của học sinh trong việc trau dồi đạo đức, phát triển năng lực cá nhân, chuẩn bị cho việc lập thân, lập nghiệp, góp phần vào sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước và bảo vệ tổ quốc.

3. Sắp xếp lại hệ thống trường, lớp; đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy học, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh DTTS

3.1. Rà soát, sắp xếp lại các điểm trường tại làng/thôn đối với các trường mầm non, tiểu học; các trường PTDTNT, PTDTBT cho phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục

- Đối với trường mầm non, tiểu học: Rà soát, sắp xếp lại theo hướng giảm số điểm trường, giảm số lớp ghép 2 trình độ ở tiểu học và nhóm/lớp 2, 3 độ tuổi ở mầm non nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và nâng cao chất lượng chăm sóc đối với trẻ, dạy học đối với học sinh.

- Đối với hệ thống trường PTDTBT: Những trường đã thành lập nếu không đảm bảo tỷ lệ học sinh bán trú, thì chuyển thành trường tiểu học, THCS công lập bình thường theo quy định7; những trường thành lập mới phải có đầy đủ các điều kiện theo quy định, đặc biệt là cơ sở vật chất, điều kiện ăn, ở, sinh hoạt bán trú và tỷ lệ HSBT để đảm bảo hoạt động lâu dài, có hiệu quả.

- Đối với các trường PTDTNT: Bên cạnh việc củng cố các trường hiện có, giai đoạn 2016 - 2020 thành lập mới 2 trường PTDTNT (PTDTNT Tu Mơ Rông số 2 và PTDTNT IaH’ Drai) để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh DTTS 2 huyện Tu Mơ Rông và laH’ Drai.

3.2. Rà soát, đánh giá lại cơ sở vật chất của từng trường trên cơ sở đó huy động các nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường PTDTNT, các trường vùng DTTS, đặc biệt là phòng học, công trình vệ sinh, hệ thống nước sạch, đồ dùng dạy học, đồ chơi đáp ứng nhu cầu chăm sóc của trẻ và học tập của học sinh; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ ăn, ở, sinh hoạt và các điều kiện hoạt động nội trú để đáp ứng nhu cầu cho học sinh nội trú, bán trú.

3.2.1. Tập trung thực hiện việc đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học theo danh mục đã được UBND tỉnh phê duyệt và kế hoạch đầu tư của UBND các huyện, thành phố. Cụ thể:

Thực hiện đầu tư xây dựng, sửa chữa 447 phòng học, 51 phòng công vụ, 70 nhà hiệu bộ, 152 phòng chức năng, 14 nhà đa năng, 10 thư viện, 7 bộ thiết bị, 22 nhà bếp, nhà ăn, 35 công trình vệ sinh, 151 phòng ở học sinh, 74 các công trình phụ trợ khác.

* Kinh phí thực hiện:

- Số lượng kinh phí: Ước khoảng 629.037 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí:

+ Ngân sách Trung ương: 40.300 triệu đồng.

+ Nguồn xổ số kiến thiết: 110.724 triệu đồng.

+ Ngân sách tỉnh: 127.282 triệu đồng.

+ Ngân sách huyện, thành phố: 350.731 triệu đồng.

Chi tiết theo Mục 1, Phụ lục 02 đính kèm.

3.2.2. Huy động các nguồn lực xã hội hóa để sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất các trường học vùng DTTS (bao gồm trường PTDTNT) và hỗ trợ nhu cầu học tập, ăn, ở, sinh hoạt của học sinh DTTS. Bình quân mỗi trường vùng DTTS mỗi năm được hỗ trợ khoảng 5 triệu đồng; tổng kinh phí huy động được ước tính trong 5 năm là 5.400 triệu đồng8.

4. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS

4.1. Thực hiện việc bố trí cán bộ QLGD, giáo viên cho các trường PTDTNT, các trường vùng DTTS đảm bảo về số lượng, cơ cấu, trình độ và kỹ năng sư phạm; chọn lựa tuyển sinh viên có kết quả học tập khá, giỏi về công tác lâu dài tại các trường học vùng DTTS, trường PTDTNT, đặc biệt là sinh viên người DTTS trên địa bàn; thực hiện việc luân chuyển, điều động một cách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ QLGD, giáo viên yên tâm công tác lâu dài ở vùng DTTS.

4.2. Ưu tiên và tạo điều kiện thuận lại cho cán bộ QLGD, giáo viên các trường PTDTNT, các trường vùng DTTS học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, học tiếng DTTS tại chỗ; đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy Tiếng Anh đáp ứng nhu cầu dạy Tiếng Anh theo Chương trình mới, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng DTTS để đáp ứng nhu cầu dạy tiếng DTTS cho cán bộ, giáo viên, học sinh.

Cụ thể: Bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho 259 cán bộ QLGD; bồi dưỡng lý luận chính trị từ trung cấp trở lên cho 186 cán bộ QLGD; tổ chức học tiếng DTTS tại chỗ cho 3.878 cán bộ QLGD, giáo viên mầm non, tiểu học; bồi dưỡng 50 giáo viên dạy tiếng DTTS.

* Kinh phí thực hiện:

- Số lượng kinh phí: Ước khoảng 2.757,8 triệu đồng

- Nguồn kinh phí:

+ Ngân sách tỉnh:195,0 triệu đồng.

+ Ngân sách các huyện, thành phố: 2.562,8 triệu đồng.

4.3. Tổ chức đánh giá, xếp loại cán bộ QLGD, giáo viên hàng năm chặt chẽ, theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sắp xếp, bố trí công tác khác phù hợp hoặc giải quyết chế độ theo quy định đối với những giáo viên không đáp ứng yêu cầu dạy học.

4.4. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cán bộ QLGD, giáo viên công tác vùng DTTS.

5. Thực hiện tốt công tác quản lý dạy học; tăng thời lượng dạy học; thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.

5.1. Tăng cường công tác quản lý dạy học

- Phát huy vai trò của Hội đồng giáo dục cấp huyện, xã, Hội đồng trường trong việc quản lý học sinh, phối hợp để huy động tối đa trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, học sinh ra lớp, duy trì sĩ số, nâng cao tỷ lệ chuyên cần của học sinh và giám sát các hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Tăng cường công tác quản lý dạy học đối với các trường PTDTNT, các trường vùng DTTS để đảm bảo triển khai đầy đủ nội dung chương trình dạy học, các hoạt động giáo dục theo quy định, trong đó chú trọng triển khai có hiệu quả Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau THCS và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT.

5.2. Tăng thời lượng học tập của học sinh trên lớp, thực hiện dạy học 2 buổi/ngày

5.2.1. Tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung đội ngũ giáo viên để tăng số trường, số lớp thực hiện dạy học 2 buổi/ngày bậc mầm non, tiểu học và các trường PTDTNT, PTDTBT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tăng số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp.

5.2.2. Thực hiện việc dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém để củng cố kiến thức, nâng cao chất lượng học sinh DTTS, cụ thể:

a. Đối tượng: Trẻ mầm non 5 tuổi DTTS học ở các trường mầm non công lập, học sinh DTTS cấp tiểu học, THCS, THPT học ở các trường phổ thông và học sinh DTTS học Chương trình GDTX cấp THCS, THPT trong các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh có năng lực và kết quả học tập yếu, kém các nội dung, môn học.

b. Nội dung, thời lượng thực hiện

Ngoài nội dung, thời lượng dạy học chính khóa và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các bậc học, cấp học; các trường thực hiện dạy phụ đạo cho trẻ em, học sinh DTTS với nội dung và thời lượng cụ thể như sau9:

Bậc, cấp học

Nội dung thực hiện

Thời lượng thực hiện

Tổng số tiết/tuần

Số tuần/năm học

A

Hệ GDPT

-

-

1. Mầm non

Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi.

Tối đa 9 tiết (3 buổi)

33/35 tuần

2. Tiểu học

Tăng cường các môn Tiếng Việt, Toán.

Tối đa 12 tiết (4 buổi)

33/35 tuần

3. THCS

Phụ đạo các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý. Riêng lớp 8, 9 có thêm môn Hóa học.

Tối đa 12 tiết

35/37 tuần

4. THPT

Phụ đạo các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, sinh học.

Tối đa 12 tiết

35/37 tuần

B

Hệ GDTX

-

-

THCS, THPT

Phụ đạo các môn: Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học

Tối đa 8 tiết

30/32 tuần

c. Định mức bồi dưỡng giáo viên thực hiện10

- Đối với bậc mầm non:

+ Nếu nhóm, lớp được bố trí đủ định mức biên chế giáo viên phù hợp với quy mô để thực hiện dạy 2 buổi/ngày theo quy định11: Giáo viên thực hiện không được hưởng tiền bồi dưỡng.

+ Nếu nhóm, lớp không được bố trí đủ định mức biên chế giáo viên phù hợp quy mô để thực hiện dạy 2 buổi/ngày theo quy định: Giáo viên thực hiện được bồi dưỡng với định mức 21.000 đ/tiết12.

- Đối với cấp tiểu học:

+ Nếu lớp học được bố trí đủ định mức biên chế 1,5 giáo viên/lớp (không tính giáo viên Tin học, Ngoại ngữ) để thực hiện dạy 2 buổi/ngày theo quy định13: Giáo viên thực hiện dạy phụ đạo không được hưởng tiền bồi dưỡng.

+ Nếu lớp học bố trí định mức biên chế 1,2 giáo viên/lớp (không tính giáo viên Tin học, Ngoại ngữ) để thực hiện dạy 1 buổi/ngày theo quy định: Giáo viên thực hiện được bồi dưỡng với định mức 32.000 đ/tiết14.

- Đối với cấp THCS, THPT hệ GDPT và GDTX: Nếu số tiết giáo viên thực hiện dạy chính khóa + số tiết giáo viên dạy phụ đạo/tuần vượt số tiết tiêu chuẩn quy định và tổng số tiết giáo viên đã thực hiện dạy chính khóa + tổng số tiết giáo viên dạy phụ đạo/năm vượt số tiết tiêu chuẩn quy định thì số tiết vượt được chi trả tiền bồi dưỡng với định mức như sau:

+ Dạy phụ đạo cấp THCS hệ GDPT và hệ GDTX: 42.000 đ/tiết15.

+ Dạy phụ đạo cấp THPT hệ GDPT và hệ GDTX: 53.000 đ/tiết16.

c. Tổ chức, quản lý

- Căn cứ chất lượng học tập các môn học của học sinh, hiệu trưởng các trường và giám đốc các trung tâm GDTX chịu trách nhiệm xác định, sắp xếp đối tượng học sinh yếu, kém cần phụ đạo: môn phụ đạo, nội dung phụ đạo của các môn học phù hợp với nhu cầu của học sinh; bố trí số tiết dạy phụ đạo/lớp/tuần cho từng môn đảm bảo thời lượng quy định. Trong đó chú trọng ưu tiên các môn công cụ và những nội dung học sinh còn yếu, mất căn bản, hổng kiến thức.

- Hiệu trưởng các trường và giám đốc các trung tâm GDTX có trách nhiệm tổ chức, quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc dạy phụ đạo tại đơn vị; chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện trước cơ quan quản lý cấp trên.

* Kinh phí thực hiện:

+ Số lượng kinh phí: Ước khoảng 18.672,06 triệu đồng/năm học. Giai đoạn 2016 - 2020 ước khoảng 83.688,3 triệu đồng.

+ Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh bổ sung thêm ngoài định mức chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo ổn định hàng năm.

Chi tiết theo Mục 3 của Phụ lục 2 đính kèm.

5.3. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp đối tượng

- Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh DTTS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, phát triển các kỹ năng của người học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tính tự học tạo điều kiện để học sinh tự lĩnh hội tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; đa dạng hóa các hình thức học tập; có các hình thức phù hợp nâng cao năng lực tự học của học sinh DTTS, tổ chức có hiệu quả mô hình hướng dẫn tự học cho học sinh DTTS ở các trường PTDTNT, PTDTBT và mô hình Tiếng kẻng học tập đối với học sinh vùng DTTS.

- Thực hiện nghiêm túc việc đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đảm bảo tính vừa sức, phù hợp đối tượng; trung thực, khách quan, triệt để chống bệnh thành tích trong giáo dục.

5.4. Các cơ quan quản lý giáo dục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục đối với các trường PTDTNT, các trường vùng DTTS; kịp thời chấn chỉnh sai sót và có giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục.

6. Thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với học sinh

- Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng chính sách học bổng cho học sinh các trường PTDTNT; các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với trẻ mầm non, học sinh bán trú, học sinh THPT vùng đặc biệt khó khăn, học sinh con hộ nghèo.

- Nâng cao hiệu quả việc sử dụng các chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với trẻ em, học sinh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phát huy vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, của đại diện cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đoàn thể tại địa phương.

7. Tăng cường nguồn lực Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục

Tăng cường ngân sách Nhà nước chi cho phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS, đặc biệt là hỗ trợ về đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ học tập, ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kinh phí, nguồn kinh phí: (triệu đồng)

STT

Nội dung

Tổng số kinh phí

Nguồn kinh phí

TW

XSKT

Tỉnh

Huyện, TP

XHH

1

Đầu tư CSVC

629.037,0

40.300,0

110.724,0

127.282,0

350.731,0

 

2

Bồi dưỡng cán bộ QLGD, GV

2.757,8

 

 

195,0

2.562,8

 

3

Dạy phụ đạo học sinh yếu kém

83.688,3

 

 

83.688,3

 

 

4

Hỗ trợ học sinh

5.400,0

 

 

 

 

5.400,0

Tổng cộng

720.883,1

40.300,0

110.724,0

211.165,3

353.293,8

5.400,0

2. Phân kỳ thực hiện:

Nguồn

Tổng số

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

TW

40.300,0

 

 

15.000,0

15.000,0

10.000,3

XSKT

110.724,0

22.144,8

22.144,8

22.144,8

22.144,8

22.144,8

NS tỉnh

211.165,3

34495,5

44167,5

44167,5

44167,5

44167,5

NS huyện, TP

353.293,8

70.658,8

70.658,8

70.658,8

70.658,8

70.658,8

XHH

5.400,0

1080,0

1080,0

1080,0

1080,0

1080,0

Cộng

720.883,0

128.379,1

138.051,1

153.051,0

153.051,0

148.351,0

Phần 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức, triển khai thực hiện Đề án; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án để báo cáo UBND tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách liên quan đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS.

- Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý việc dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hoạt động dạy học khác để nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS.

- Trực tiếp chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về hiệu quả thực hiện Đề án đối với trường PTDTNT, THPT thuộc quyền quản lý.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ vốn đầu tư theo quy định để đảm bảo thực hiện nội dung đầu tư cơ sở vật chất của Đề án theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt.

- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố kiểm tra, giám sát, đánh giá việc đầu tư cơ sở vật chất của Đề án theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt, báo cáo UBND tỉnh.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố bố trí ngân sách thực hiện các nội dung Đề án.

- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố kiểm tra, giám sát, đánh giá việc sử dụng kinh phí thực hiện các nội dung của Đề án, báo cáo UBND tỉnh.

4. UBND các huyện, thành phố

- Chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố tham mưu xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án trên phạm vi địa bàn thuộc quyền quản lý.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo các ban ngành, các tổ chức đoàn thể tại địa phương, huy động các nguồn lực triển khai thực hiện Đề án.

- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về hiệu quả thực hiện Đề án đối với các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn thuộc quyền quản lý.

5. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành và nhân dân trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS.

- Vận động các tổ chức, đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội ủng hộ vật chất, tinh thần chăm lo phát triển giáo dục vùng DTTS, góp phần thực hiện Đề án.

 

PHỤ LỤC 01

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2008 - 2015

1. Quy mô trường, lớp, học sinh các bậc, cấp học toàn tỉnh

1.1. Hiện trạng tại thời điểm đầu năm học 2015 - 2016

- Chung các loại hình

Bậc, cấp học

Số trường

Điểm trường

Số lớp

TS học sinh

Học sinh DTTS

Mầm non

126

750

1.463

36.600

21.212

Tiểu học

145

496

2.547

57.707

35.721

THCS

105

0

1.168

36.765

21.743

THPT

26

0

395

13.86

5.236

Tổng cộng

402

1.246

5.573

144.258

83.912

- Riêng loại hình trường PTDTNT, PTDTBT

Loại trường

Số trường

Số lớp

Tổng số học sinh

Học sinh DTTS

Phổ thông dân tộc nội trú

09

115

3.642

3.438

Phổ thông dân tộc bán trú

54

596

11.684

11.213

1.2. So sánh năm học 2007 - 2008 với đầu năm học 2015 - 2016

- Quy mô trường, lớp

Thời điểm

Tổng số

Mầm non

Tiểu học

THCS

THPT

Số Trường

Số lớp

Số Trường

Số lớp

Số Trường

Số lớp

Số Trường

Số lớp

Số Trường

Số lớp

NH 2006 - 2007

314

4.750

93

1.073

112

2.336

92

1.008

17

333

NH 2015 - 2016

402

5.573

126

1.463

145

2.547

105

1.168

26

395

Tăng(+)/giảm (-)

(+)
88

(+)
823

(+)
33

(+)
390

(+)
33

(+)
211

(+)
13

(+)
160

(+)
9

(+)
62

- Quy mô học sinh

Thời điểm

Toàn tỉnh

Mầm non

Tiểu học

THCS

THPT

TS

DTTS

TS

DTTS

TS

DTTS

TS

DTTS

TS

DTTS

2006 - 2007

124.451

71.838

23.914

14.436

52.257

33.250

35.861

20.212

12.419

3.940

2015 - 2016

144.258

83.912

36.600

21.212

57.707

35.721

36.765

21.743

13.186

5.236

Tăng (+)/giảm (-)

(+) 19.807

(+) 12.074

(+) 12.686

(+) 6.776

(+) 5.450

(+) 2.471

(+) 904

(+) 1.531

(+) 767

(+) 1.296

2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên (thời điểm tháng 3 năm 2016)

2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

STT

Bậc, cấp học

Tổng số

Trình độ chuyên môn

Lý luận chính trị

Được bồi dưỡng NVQLGD*

Trên đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Đạt chuẩn trở lên

Trên chuẩn

Trung cấp

Trên trung cấp

TC trở lên

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

 

Toàn tỉnh

1004

56

768

132

47

1003

99,9

894

89,0

509

25

534

53,2

851

84,8

1

Bậc Mầm non

287

0

183

80

24

287

100,0

263

91,6

126

1

127

44,3

247

86,1

2

Cấp tiểu học

376

0

307

45

23

375

99,7

352

93,6

217

2

219

58,2

329

87,5

3

Cấp THCS

236

6

223

7

0

236

100,0

229

97,0

144

3

147

62,3

201

85,2

4

Cấp THPT

87

43

44

0

0

87

100,0

43

49,4

18

14

32

36,8

63

72,4

5

GDTX

18

7

11

0

0

18

100,0

7

38,9

4

5

9

50,0

11

61,1

2.2. Đội ngũ giáo viên

STT

Bậc, cấp học

Tổng số

Trình độ chuyên môn

Biết tiếng DTTS tại chỗ

GV không đáp ứng yêu cầu giảng dạy

Trên đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Đạt chuẩn trở lên

Trên chuẩn

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

 

Toàn tỉnh

8.763

124

5.131

2.229

1.259

8.740

99,7

5711

65,2

2.798

31,9

52

0,6

1

Mầm non

1.502

0

393

490

613

1.496

99,6

883

58,8

949

63,2

6

0,4

2

Tiểu học

3.456

1

1.697

1.098

646

3.442

99,6

2.796

80,9

1.024

29,6

44

1,2

3

THCS

2.553

6

1.909

638

0

2.553

100,0

1.915

75,0

541

21,2

2

0,1

4

THPT

1.052

115

937

0

0

1.052

100,0

115

10,9

250

23,8

0

0,0

5

GDTX

200

2

195

3

0

197

98,5

2

1,0

34

17,0

0

0,0

3. Cơ sở vật chất

3.1. Hiện trạng cơ sở vật chất các trường học năm học 2015 - 2016

- Bậc mầm non

Nội dung

Đơn vị

Tổng số

Chia ra

Kiên cố

Bán kiên cố

Tạm

Tổng số

XD mới

Tổng số

XD mới

1. Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

phòng

1.520

359

24

1.068

40

93

Chia ra: - Nhà trẻ

 

209

48

8

148

5

13

- Mẫu giáo

1311

311

16

920

35

80

2. Phòng phục vụ học tập

41

23

10

18

1

0

- Phòng giáo dục thể chất

7

4

2

3

0

0

- Phòng gd nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng

 

21

10

3

11

1

0

3. Nhà bếp

Nhà

160

23

2

104

4

33

4. Phòng khác

Phòng

158

45

5

107

10

6

- Phòng Y tế

30

9

1

17

1

4

- Khu vệ sinh dành cho giáo viên

Nhà

128

36

4

90

9

2

5. Sân chơi ngoài trời

Sân

156

x

x

x

x

x

Trong tổng số: - Sân chơi có thiết bị đồ chơi

140

x

x

x

x

x

- Sân chơi có 5 loại thiết bị trở lên

128

x

x

x

x

x

6. Phòng học nhờ

Phòng

75

x

x

x

x

x

7. Máy vi tính (tổng số)

Bộ

814

x

x

x

x

x

Trong đó: Phục vụ quản lý, hành chính

411

x

x

x

x

x

8. Trường có điện (điện lưới)

Trường

159

x

x

x

x

x

9. Trường có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh

146

x

x

x

x

x

- Cấp tiểu học

Nội dung

Đơn vị tính

Tổng số

Chia ra

Kiên cố

Bán kiên cố

Tạm

Tổng số

XD mới

Tổng số

XD mới

1. Phòng học

phòng

2.566

1.184

8

1.299

24

83

2. Phòng phục vụ học tập. Trong đó:

 

384

127

10

195

4

62

- Phòng GD rèn luyện thể chất/nhà đa năng

8

4

0

3

1

1

- Phòng giáo dục nghệ thuật

11

5

0

5

0

1

- Phòng tin học

48

23

3

21

0

4

- Phòng ngoại ngữ

26

17

2

6

0

3

- Thư viện

120

30

2

63

1

27

- Phòng thiết bị giáo dục

42

11

1

27

1

4

- Phòng truyền thống

90

29

2

46

1

15

- Phòng âm nhạc/mỹ thuật

8

3

0

5

0

0

3. Phòng khác

 

625

193

17

363

19

69

- Phòng Y tế học đường

64

21

1

30

1

13

- Khu vệ sinh dành cho giáo viên

khu

200

57

5

124

10

19

- Khu vệ sinh dành cho học sinh

khu

363

115

10

209

8

39

4. Phòng học nhờ, mượn

phòng

37

x

x

x

x

x

5. Máy vi tính

Bộ

1.699

x

x

x

x

x

Chia ra: - Phục vụ dạy và học

1.096

x

x

x

x

x

- Phục vụ quản lý, văn phòng

603

x

x

x

x

x

6. Trường có điện (điện lưới)

Trường

137

x

x

x

x

x

7. Trường có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh

123

x

x

x

x

x

- Cấp THCS

Nội dung

Đơn vị

Tổng số

Chia ra

Kiên cố

Bán kiên cố

Tạm

Tổng số

XD mới

Tổng số

XD mới

1. Phòng học và phòng học bộ môn

phòng

1.250

1.051

25

155

0

44

- Phòng học

1.074

926

25

135

0

13

- Phòng học bộ môn

176

125

0

20

0

31

Trong đó: + Tin học

66

51

0

7

0

8

+ Ngoại ngữ

15

13

0

0

0

2

+ Vật lý

34

19

0

8

0

7

+ Hóa học

28

19

0

3

3

6

+ Công nghệ

5

4

1

0

0

1

+ Sinh học

11

8

0

2

0

1

+ Âm nhạc

16

10

1

0

0

6

2. Phòng phục vụ học tập

239

150

5

42

0

47

- Nhà tập đa năng

1

1

0

0

0

0

- Thư viện

92

55

3

15

0

22

- Phòng thiết bị giáo dục

47

32

1

6

0

9

- Phòng hoạt động Đoàn - Đội

73

49

1

11

0

13

- Phòng truyền thống

13

9

0

2

0

2

3. Phòng khác

414

297

8

78

8

39

- Phòng Y tế học đường

42

25

0

6

0

11

- Khu vệ sinh dành cho giáo viên

111

78

2

24

2

9

- Khu vệ sinh dành cho học sinh nam

130

97

3

24

3

9

- Khu vệ sinh dành cho học sinh nữ

131

97

3

24

3

10

4. Máy vi tính

Bộ

2.023

x

x

x

x

x

Chia ra: - Phục vụ dạy và học

1.576

x

x

x

x

x

- Phục vụ quản lý, văn phòng

447

x

x

x

x

x

5. Trường có điện (điện lưới)

Trường

112

x

x

x

x

X

6. Trường có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh

87

x

x

x

x

x

- Cấp THPT

Nội dung

Đơn vị

Tổng số

Chia ra

Kiên cố

Bán kiên cố

Tạm

Tổng số

XD mới

Tổng số

XD mới

1. Khối phòng học và phòng học bộ môn

phòng

514

480

26

23

0

11

- Phòng học

407

388

23

15

0

4

- Phòng học bộ môn

107

92

3

8

0

7

Trong đó: + Tin học

40

32

1

4

0

4

+ Ngoại ngữ

12

11

0

1

0

0

+ Vật lý

17

15

1

1

0

1

+ Hóa học

19

17

1

1

0

1

+ Công nghệ

0

0

0

0

0

0

+ Sinh học

10

9

0

1

0

0

2. Khối phòng phục vụ học tập

83

70

5

4

0

9

- Nhà tập đa năng

5

5

0

0

0

0

- Thư viện

24

18

2

3

0

3

- Phòng thiết bị giáo dục

23

23

1

0

0

0

- Phòng hoạt động Đoàn

18

14

1

1

0

3

- Phòng truyền thống

8

7

1

0

0

1

3. Phòng khác

 

217

193

12

11

0

13

- Phòng y tế học đường

22

14

0

2

26

6

- Khu vệ sinh dành cho giáo viên

54

49

2

2

0

3

- Khu vệ sinh dành cho học sinh nam

71

65

5

4

0

2

- Khu vệ sinh dành cho học sinh nữ

70

65

5

3

0

2

4. Máy vi tính

Bộ

1.419

x

x

x

x

x

Chia ra: - Phục vụ dạy và học

1.166

x

x

x

x

x

- Phục vụ quản lý, văn phòng

253

x

x

x

x

x

5. Trường có điện (điện lưới)

Trường

26

x

x

x

x

x

6. Trường có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh

24

x

x

x

x

x

3.2. Cơ sở vật chất các trường Phổ thông dân tộc bán trú

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Tổng số

Trong đó

Số còn thiếu

Kiên cố và bán kiên cố

Tạm

1

Phòng ở của học sinh bán trú

Phòng

191

143

58

253

2

Giường nằm của học sinh bán trú

Cái

1.251

1.230

21

1.090

3

Nhà ăn và các thiết bị kèm theo phục vụ học sinh bán trú

Nhà

56

16

40

49

4

Nhà bếp và các thiết bị kèm theo phục vụ học sinh bán trú

Nhà

55

12

43

50

5

Nhà vệ sinh cho học sinh bán trú

Nhà

131

55

76

84

6

Công trình nước sạch phục vụ cho học sinh bán trú

C Trình

45

26

18

50

3.3. So sánh số lượng, chất lượng phòng học năm học 2015 - 2016 so với năm học 2006 - 2007

Thời điểm

Mầm non

Tiểu học

THCS

THPT

Tổng số

Kiên cố và bán kiên cố

Tạm, mượn, nhờ

Tổng số

Kiên cố và bán kiên cố

Tạm, mượn, nhờ

Tổng số

Kiên cố và bán kiên cố

Tạm, mượn, nhờ

Tổng số

Kiên cố và bán kiên cố

Tạm, mượn, nhờ

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

2006 - 2007

1.171

823

70,3

348

29,7

1.918

1.639

85,5

279

14,5

958

726

75,8

232

24,2

296

296

100,0

0

-

2015 - 2016

1.595

1.427

89,5

168

10,5

2.603

2.483

95,4

120

4,6

1.074

1061

98,8

13

1,2

407

403

99,0

4

1,0

Tăng+/
giảm -

+
424

+
604

+
19

-
180

-
19

+
685

+
844

+
10

-
159

-
10

+
116

+
335

+
23

-
219

-
23

+
111

+
107

-
1

+
4

+
1,0

4. Chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS qua 8 năm thực hiện Đề án (Từ năm học 2007 - 2008 đến năm học 2014 - 2015)

1. Bậc Mầm non

Nội dung

Kết quả thực hiện qua các năm học

2007 - 2008

2008 - 2009

2009 - 2010

2010 - 2011

2011 - 2012

2012 - 2013

2013 - 2014

2014 - 2015

Trẻ 3-5 tuổi suy dinh dưỡng

20,0

17,8

15,8

14,5

14,3

85,4

88,6

88,9

- Thể thấp còi

 

 

 

 

 

14,0

13,5

12,8

- Thể nhẹ cân

 

 

 

 

 

12,7

11,7

11,1

Trẻ 5 tuổi đạt yêu cầu

92,3

96,7

97,7

97,8

98,9

98,9

98,9

99,0

2. Cấp Tiểu học

Nội dung

Kết quả thực hiện qua các năm học

 

 

2007 - 2008

2008 - 2009

2009 - 2010

2010 - 2011

2011 - 2012

2012 - 2013

2013 - 2014

2014 - 2015

XT hạnh kiểm từ TB trở lên/hoàn thành pt phẩm chất

959

97,5

98,4

99,1

99,1

99,6

99,7

99,25

XL học lực môn Toán

TB trở lên/hoàn thành

82,0

84,1

93,8

94,9

95,7

96,2

96,2

96,7

Khá, giỏi

26,6

30,7

42,7

44,3

45,6

46,6

 

 

XL học lực môn Tiếng Việt

TB trở lên/hoàn thành

81,4

84,3

93,6

94,5

95,7

96,1

96,1

96,6

Khá, giỏi

25,3

27,8

41,3

43,3

45,3

47,1

 

 

3. Cấp THCS

Nội dung

Kết quả thực hiện qua các năm học

2007 - 2008

2008 - 2009

2009 - 2010

2010 - 2011

2011 - 2012

2012 - 2013

2013 - 2014

2014 - 2015

XL hạnh kiểm từ TB trở lên

98,7

99,3

99,6

99,6

99,7

99,7

99,6

99,7

XL học lực

TB trở lên

73,5

76,5

83,7

85,6

87,8

90,3

89,1

91,7

Khá, giỏi

10,4

11,7

15,7

17,1

18,8

20,12

20,6

22,9

4. Cấp THPT

Nội dung

Kết quả thực hiện qua các năm học

2007 - 2008

2008 - 2009

2009 - 2010

2010 - 2011

2011 - 2012

2012 - 2013

2013 - 2014

2014 - 2015

XL hạnh kiểm từ TB trở lên

96,1

97,4

98,6

97,7

98,6

98,9

98,4

98,8

XL học lực

TB trở lên

47,3

51,1

66,0

69,5

69,4

71,91

79,9

80,3

Khá, giỏi

9,3

10,9

18,5

21,4

21,9

18,5

22,16

25,4

5. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT

Nội dung

2007 - 2008

2008 - 2009

2009 - 2010

2010 - 2011

2011 - 2012

2012 - 2013

2013 - 2014

2014 - 2015

Tốt nghiệp THPT

Chung

82,77

85,95

97,17

97,35

98,93

97,92

98,81

93,79

DTTS

59,96

67,63

85,95

93,52

94,41

93,05

96,97

87,56

Tốt nghiệp BT THPT

Chung

39,32

3,99

35,66

63,04

75,07

63,13

78,82

42,22

DTTS

27,73

0,82

25,76

53,19

67,19

54,04

74,27

40,58

 

PHỤ LỤC 02

CHI TIẾT VỀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”

1. Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học theo Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh và kế hoạch đầu tư của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

Bậc, cấp học

Phòng học

Nhà công vụ

Nhà hiệu bộ

Phòng chức năng

Nhà đa năng

Thư viện

Thiết bị

Nhà bếp, nhà ăn

Nhà vệ sinh

Phòng ở học sinh

CT phụ trợ

Kinh phí (Triệu đồng)

TS

Nguồn kinh phí

(Đơn vị tính)

Phòng

Phòng

Nhà

Phòng

Nhà

Nhà

Bộ

Nhà

Nhà

Phòng

Các CT

TS

Nguồn TW

XSKT

NS Tỉnh

NS Huyện

Mầm non

183

2

20

 

4

1

7

13

8

 

31

144.333

500

47.090

8.000

88.743

Tiểu học

235

25

29

78

1

6

 

5

23

19

26

227.827

2.000

18.698

28.214

178.915

THCS

39

14

18

69

8

3

 

2

3

8

16

115.099

 

4.100

27.926

83.073

THPT

20

10

3

5

1

 

 

2

1

124

1

141.778

37.800

40.836

63.142

-

Cộng

477

51

70

152

14

10

7

22

35

151

74

629.037

40.300

110.724

127.282

350.731

2. Kinh phí bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên

STT

Nội dung

Số lượng

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng/người

Thành tiền (triệu đồng)

Nguồn kinh phí

NS tỉnh

NS huyện/thành phố

1

Bồi dưỡng NVQLGD cho cán bộ QLGD

259

0,8

207,2

70,0

137,2

2

Bồi dưỡng LLCT cho cán bộ quản lý GD

186

0,8

148,8

50,0

98,8

3

Bồi dưỡng tiếng DTTS tại chỗ cho GV MN, TH

3.878

0,6

2.326,8

 

2.326,8

4

Bồi dưỡng tiếng giáo viên dạy tiếng DTTS

50

1,5

75,0

75,0

 

Tổng cộng

 

 

2.757,80

195,0

2.562,80

3. Kinh phí dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém/năm học

Bậc, Cấp học

Số lớp thực hiện

Số tiết/tuần

Số tuần thực hiện/năm

Số tiền/tiết (đồng)

Kinh phí (đồng)

Số lượng

NS Tỉnh

Mầm non

240

9

33

21.000

1.496.880.000

1.496.880.000

Tiểu học

750

12

33

32.000

9.504.000.000

9.504.000.000

THCS

310

12

35

42.000

5.468.400.000

5.468.400.000

THPT

83

12

35

53.000

1.847.580.000

1.847.580.000

THCS (GDTX)

10

8

30

42.000

100.800.000

100.800.000

THPT (GDTX)

20

8

30

53.000

254.400.000

254.400.000

Tổng cộng

 

 

 

 

18.672.060.000

18.672.060.000

 



1 Tỷ lệ huy động trẻ em DTTS dưới 3 tuổi đến nhà trẻ tại thời điểm hiện tại theo điều tra thực tế là 5%, theo Kế hoạch số 2288/KH-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh đến năm 2020 chung cho toàn tỉnh là 20%.

2 Năm học 2014 - 2015, tỷ lệ trẻ DTTS 3-5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 88,9%. Theo tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến lớp đạt ít nhất 95%.

3 Thực hiện mục tiêu củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục THCS.

4 Thực hiện mục tiêu của Kế hoạch số 20-KH/TU ngày 10-4-2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05-12-2011 của Bộ Chính trị về “phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn”.

5 Năm học 2014 - 2015 có:

- Tỷ lệ học sinh DTTS cấp tiểu học được đánh giá hoàn thành chương trình lớp học là 96,4%.

- 99,7% học sinh DTTS cấp THCS xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên, trong đó hạnh kiểm tốt, khá từ 91,8% và 98,8% học sinh DTTS cấp THPT xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên, trong đó hạnh kiểm tốt, khá từ 91,4%:

- 91,7% học sinh DTTS cấp THCS có học lực từ trung bình trở lên, trong đó đạt khá, giỏi trên 22,9% và 80,3% học sinh DTTS cấp THPT có học lực từ trung bình trở lên, trong đó đạt khá, giỏi trên 25,4%.

6 Năm 2015 có khoảng 65% học sinh DTTS tốt nghiệp THPT được vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề.

7 Điều 7 và Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 30/2015/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú)

8 216 trường x 5 triệu đồng/năm x 5 năm = 5.400 triệu đồng.

9 Nội dung và số tiết dạy phụ đạo/tuần quy định tại Đề án này như Đề án giai đoạn 2008 - 2015, trong đó có thêm cấp THCS, THPT của hệ GDTX và không quy định riêng cho các trường PTDTNT.

10 Định mức bồi dưỡng giáo viên phụ đạo các bậc học, cấp học của Đề án giai đoạn 2016 - 2020 bằng định mức bồi dưỡng giáo viên phụ đạo các bậc học, cấp học của Đề án giai đoạn 2008 - 2015 nhân với hệ số gia tăng mức lương tối thiểu chung tại thời điểm tháng 7 năm 2016 so với tháng 01 năm 2008 (1.150.000/540.000-2,1296).

11 Thông tư Liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

12 Mức cũ của Đề án giai đoạn 2008 - 2015: 10.000 đồng/tiết.

13 Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ.

14 Mức cũ của Đề án giai đoạn 2008 - 2015: 15.000 đồng/tiết.

15 Mức cũ của Đề án giai đoạn 2008 - 2015: 20.000 đồng/tiết.

16 Mức cũ của Đề án giai đoạn 2008 - 2015: 25.000 đồng/tiết.