ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2015/QĐ-UBND | Đồng Tháp, ngày 08 tháng 01 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT VÀ DI TÍCH QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT , ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý các di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này; theo dõi, hướng dẫn thực hiện Quy chế; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Giám đốc, Trưởng Ban quản lý di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT VÀ DI TÍCH QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Quy chế này quy định việc quản lý di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Phạm vi ranh giới và khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đề án quy hoạch tổng thể được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân Việt Nam; các tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia các hoạt động có liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh.
Trong quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khu vực bảo vệ I: Là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích.
2. Khu vực bảo vệ II: Là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I.
3. Bảo quản di tích: Là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những tác nhân hủy hoại di tích mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích.
4. Bảo tồn di tích: Là những hoạt động nhằm bảo đảm sự tồn tại lâu dài, ổn định của di tích để sử dụng và phát huy giá trị của di tích đó.
5. Tu bổ di tích: Tu bổ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
6. Tôn tạo di tích: Là hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử dụng, khai thác và phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.
7. Phục hồi di tích: Phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.
8. Tu sửa cấp thiết di tích: Là hoạt động chống đỡ, gia cố, gia cường tạm thời hoặc sửa chữa nhỏ để kịp thời ngăn chặn di tích khỏi bị sập đổ, hủy hoại.
9. Di vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
10. Cổ vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
11. Bảo vật quốc gia: Là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Xuất bản tài liệu, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch nội dung, giá trị của di tích.
2. Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với các yếu tố nguyên gốc của di tích. Đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Làm thay đổi môi trường cảnh quan như săn bắn động vật, khai thác khoáng sản, động vật, thực vật tại di tích.
4. Xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích và các hành vi khác gây ảnh hưởng đến di tích.
5. Tự ý đào bới, tìm kiếm, trục vớt di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu di tích.
6. Tự ý dựng tượng thờ khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền.
7. Tiếp nhận tượng, đồ thờ, hiện vật ngoại lai không đúng giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
8. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Mục 1: BẢO TỒN, TU BỔ, PHỤC HỒI, TÔN TẠO DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT VÀ DI TÍCH QUỐC GIA
Điều 5. Quy định về bảo tồn, tu bổ, phục hồi tôn tạo di tích
1. Khu vực I bảo vệ di tích phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định trên bản đồ địa chính, trong biên bản khoanh vùng bảo vệ của hồ sơ di tích và phải được cắm mốc giới trên thực địa. Được bảo vệ nghiêm ngặt, nguyên trạng về mặt bằng và không gian. Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích đó.
2. Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực II bảo vệ di tích phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia hoặc Thủ tướng Chính phủ đối với di tích quốc gia đặc biệt. Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên môi trường - sinh thái và giá trị của di tích.
3. Khu vực phụ cận: Các hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành và không gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường sinh thái và giá trị của di tích.
Điều 6. Nguyên tắc bảo tồn, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích
1. Chỉ tiến hành bảo tồn, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích trong trường hợp cần thiết và phải lập thành dự án. Dự án và thiết kế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích phải được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận.
2. Bảo đảm tính nguyên gốc, tính toàn vẹn và sự bền vững của di tích.
3. Ưu tiên cho các hoạt động bảo quản, gia cố di tích trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật tu bổ và phục hồi khác.
4. Việc thay thế kỹ thuật, chất liệu cũ bằng kỹ thuật, chất liệu mới phải được thí nghiệm trước để bảo đảm kết quả chính xác khi áp dụng vào di tích.
5. Chỉ thay thế một bộ phận cũ bằng một bộ phận mới của di tích khi có đủ những chứng cứ khoa học chuẩn xác.
6. Bảo đảm an toàn cho công trình và khách tham quan.
Điều 7. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục phê duyệt, quy hoạch, dự án bảo quản tu bổ di tích
Nội dung dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải tuân thủ Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính Phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và các quy định hiện hành khác.
Mục 2: PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT VÀ DI TÍCH QUỐC GIA
1. Phải có dự án phù hợp với Quy hoạch tổng thể về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các khu di tích đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuân thủ các quy định quản lý Nhà nước về lĩnh vực di sản và đầu tư xây dựng. Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có ý kiến trước khi trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các công trình xây dựng kiến trúc phải phù hợp với nội dung giá trị lịch sử của di tích; đảm bảo giữ gìn cảnh quan môi trường; đảm bảo các yêu cầu trong lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.
3. Khi xây dựng công trình trong phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích khảo cổ học, chủ đầu tư công trình phải thực hiện công tác thăm dò, thám sát, khai quật tại địa điểm xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành và gửi hồ sơ kết quả thăm dò, thám sát, khai quật đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng. Cơ quan cấp phép xây dựng căn cứ kết quả thăm dò, thám sát, khai quật di chỉ khảo cổ học để cấp phép xây dựng hoặc không cấp phép xây dựng công trình.
4. Các dự án đầu tư phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội ở địa phương liên quan đến di tích hoặc gần di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia trước khi được phê duyệt phải lập thủ tục bảo vệ môi trường theo quy định, đảm bảo phòng chống cháy nổ, đồng thời chủ đầu tư dự án phải thực hiện đúng, đầy đủ nội dung và các cam kết về bảo vệ môi trường theo thủ tục môi trường được phê duyệt.
5. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, khai thác di sản văn hóa trong di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế thông qua khai thác dịch vụ du lịch, đảm bảo khai thác phải đi đôi với nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo di tích, để di tích phát triển bền vững.
Điều 9. Bảo vệ môi trường trong di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia phải thực hiện:
a) Lập các thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành. Bảo đảm thực hiện đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường trong quá trình kinh doanh, dịch vụ;
b) Tổ chức phương tiện, hệ thống thu gom, xử lý rác thải, nước thải đúng quy định;
c) Có biện pháp phòng chống, khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường;
d) Bồi thường thiệt hại khi có hành vi gây tổn hại đến môi trường.
2. Việc khai thác nước ngầm sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh và dịch vụ, phải có thiết kế trong dự án đầu tư được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt; đảm bảo khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước.
1. Đối với nhân dân trên địa bàn và khách thập phương tham quan du lịch:
a) Được chiêm bái, tế lễ, tham quan du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa - danh lam thắng cảnh;
b) Phải chấp hành nội quy, quy định và sự hướng dẫn của cán bộ, nhân viên quản lý di tích, thủ từ và các nhà sư trụ trì tại các điểm di tích.
2. Đối với đơn vị, cơ quan kinh doanh du lịch tại các khu di tích:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch phải xây dựng dự án phù hợp với quy hoạch phát triển của di tích đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với di tích quốc gia đặc biệt hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh đối với di tích quốc gia.
b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho cán bộ nhân viên và khách du lịch nâng cao nhận thức thực hiện tốt Quy chế này và các quy định, nội quy của di tích và pháp luật về di sản văn hóa.
1. Mọi hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội, dịch vụ, vui chơi giải trí phải có nội dung, chương trình, kế hoạch cụ thể và phải được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép mới được thực hiện.
2. Trong quá trình tổ chức các hoạt động nêu trên phải chịu trách nhiệm về nội dung, đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, không gây trở ngại đến các hoạt động chung và không xâm hại đến các giá trị của di tích;
3. Việc quản lý, sử dụng nguồn tiền, vật cúng biếu:
Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia, người phụ trách (Ban Hội hương, Ban tế tự, trụ trì) phải có sổ sách thu, nhận, quản lý và phải được công khai trước các thành viên trong Ban Quản lý di tích và sự kiểm tra, giám sát của cơ quan cấp trên quản lý di tích. Nguồn tiền cúng điếu được sử dụng để phục vụ cho việc quản lý, tu bổ di tích, hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng, đảm bảo đời sống bình thường của chức sắc, nhà tu hành tại di tích đó và làm công tác từ thiện.
1. Khuyến khích đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào các hoạt động sau:
a) Nghiên cứu khoa học về di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
b) Ủng hộ tiền, tài sản, sức lao động, dự án đầu tư xây dựng, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia tỉnh Đồng Tháp;
c) Tuyên truyền, quảng bá cho di tích; giáo dục cộng đồng bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia tỉnh Đồng Tháp;
2. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia.
1. Chấp hành các quy định tại Quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan khác.
2. Các nội dung, chương trình, đề án cụ thể gửi Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia để phối hợp các Sở, ngành liên quan thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt.
3. Phải phối hợp và chịu sự giám sát kiểm tra của Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia tỉnh Đồng Tháp, các cơ quan chức năng liên quan, các địa phương nơi có di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia.
4. Cung cấp kết quả nghiên cứu khoa học cho Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, để phục vụ công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, UBND CẤP HUYỆN VÀ CẤP XÃ
Điều 14. Trách nhiệm của Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia
1. Xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, trùng tu, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia theo từng giai đoạn cụ thể.
2. Quản lý các dự án đầu tư xây dựng bảo tồn, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia theo quy định của pháp luật.
3. Nghiên cứu, sưu tầm có chọn lọc nhằm phục hồi, bảo tồn, phát huy và nâng cao giá trị di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia.
a) Quản lý các hồ sơ, tài liệu khoa học của di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia và hệ thống bảo tàng, nhà trưng bày trong di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia;
b) Nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung tài liệu, tư liệu, hiện vật, lập hồ sơ khoa học và thực hiện các chương trình khảo sát, thám sát khai quật khảo cổ v.v. đề xuất phương hướng tôn tạo, tu bổ, nâng cấp di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia;
c) Tổ chức các hoạt động khoa học nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia.
4. Tổ chức tuyên truyền, quảng bá các giá trị lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh của các di tích đến nhân dân trong nước và khách quốc tế; tuyên truyền, vận động nhân dân và du khách tham gia giữ gìn, bảo vệ di tích.
5. Tổ chức các chương trình hợp tác quốc tế, huy động các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào việc đầu tư, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, khoa học, lịch sử của di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia.
6. Kiểm tra, giám sát, thẩm định hồ sơ các dự án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, các dự án đầu tư trùng tu tôn tạo di tích, các hồ sơ dự án đầu tư kinh doanh - dịch vụ, phát triển kinh tế - xã hội tại di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia theo thẩm quyền được phân cấp.
7. Tổ chức quản lý các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện tại di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, các ngành chức năng có biện pháp quản lý, bảo quản theo quy định tại khoản 20, Điều 1 của Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009.
Điều 15. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành liên quan
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động quản lý, tôn tạo, tu bổ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp theo thẩm quyền được giao;
b) Phối hợp với Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia và Ủy ban nhân dân các địa phương quản lý các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội, cảnh quan thiên nhiên trên địa bàn các khu di tích. Theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy hoạch đảm bảo đúng mục tiêu đề ra;
c) Hướng dẫn trình tự thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia;
d) Phối hợp với Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, bảo tồn, tu bổ, phục hồi phát huy giá trị di tích theo thẩm quyền;
đ) Định hướng phát triển du lịch, truyền thông quảng bá, kết nối di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia với các trung tâm du lịch của tỉnh, các tour, tuyến du lịch quốc gia và quốc tế;
e) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp.
2. Sở Tài Chính
a) Hàng năm, bố trí dự toán ngân sách nhà nước cho sự nghiệp văn hóa bảo đảm cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư phân bổ nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia cho các đề án, dự án triển khai thực hiện tại di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia, được Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tổng thể;
c) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đúng quy định hiện hành.
3. Sở Kế hoạch - Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tổng hợp, cân đối phân bổ vốn đầu tư cho các công trình bảo tồn và phát huy giá trị cho các di tích theo quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ban hành kèm theo Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Phối hợp với Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia triển khai các dự án đầu tư.
4. Sở Xây dựng
a) Quản lý, hướng dẫn về quy hoạch xây dựng và các hoạt động xây dựng trong di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia;
b) Phối hợp với Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia triển khai giám sát chất lượng kỹ thuật các công trình xây dựng.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Phối hợp với Sở Xây dựng, Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia hướng dẫn thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quản lý môi trường trong các khu di tích;
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn các xã triển khai thực hiện công tác đo đạc, chỉnh lý biến động và cấp đổi giấy chứng nhận sử dụng đất trong khu di tích;
c) Phối hợp với Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia; Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch; các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc bảo vệ môi trường tại di tích.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
a) Hướng dẫn việc lập và chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại các khu di tích;
b) Phối hợp với Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia triển khai công tác phòng, chống cháy rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
7. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể khác của tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện quản lý, và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của sở, ngành, đoàn thể mình.
8. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện công tác bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh.
9. Đề nghị các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng và cơ sở thờ tự trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
a) Phối hợp với Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp giao làm chủ đầu tư thực hiện bằng nguồn vốn xã hội hóa (bao gồm tiền cúng biếu);
b) Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền giá trị di tích và các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng tại di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia theo quy định.
Điều 16. Trách nhiệm của UBND cấp huyện có di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia
1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn đối với các hoạt động kinh tế - văn hóa, xã hội có liên quan đến di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia.
2. Phối hợp với Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng dân cư và du khách, tham gia bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia.
3. Quản lý, giám sát việc sử dụng đất nằm trong phạm vi di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia đảm bảo đúng mục đích; phối hợp các ngành liên quan thực hiện phương án đền bù, giải tỏa mặt bằng theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
4. Phối hợp với Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình lập, thực hiện các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật có liên quan đến di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia; chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai và giải quyết theo thẩm quyền những vấn đề liên quan đến việc quản lý bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia.
5. Phối hợp các ngành liên quan bảo vệ và tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống tại các khu di tích.
6. Phối hợp với ngành có liên quan quản lý, tổ chức thực hiện việc thu - chi các loại phí, lệ phí, dịch vụ, tiền công đức và đề xuất cơ chế, chính sách để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết nghị việc thu các loại phí, lệ phí; quản lý sử dụng tiền công đức vào việc quản lý và trùng tu, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã có di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia
1. Quản lý trên địa bàn bảo vệ di tích, bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn xã hội, phối hợp Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường tại di tích.
2. Tiếp nhận những khai báo hiện vật, cổ vật về di sản văn hóa và báo cáo kịp thời với cơ quan văn hóa cấp huyện hoặc cấp tỉnh.
3. Phòng ngừa và ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi xâm hại di tích và những hành vi làm tổn hại đến di tích tại địa bàn quản lý.
4. Ngăn chặn và xử lý các hoạt động được quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
Điều 18. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp
1. Vận động các tổ chức Đoàn thể và nhân dân đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
2. Vận động các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện tốt Pháp lệnh Tôn giáo và tín ngưỡng; Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và thực hiện nếp sống văn minh ở các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo theo Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ.
Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia của tỉnh, được biểu dương, khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Ban quản lý di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình theo ngành, lĩnh vực và địa phương để triển khai thực hiện Quy chế này phù hợp với tình hình thực tế của mỗi sở, ngành, địa phương.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vấn đề chưa phù hợp, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Nghị quyết 161/2015/NQ-HĐND về đầu tư tu bổ di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2 Quyết định 28/2014/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm quản lý, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3 Quyết định 242/2014/QĐ-UBND Quy định về quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 4 Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ ban hành
- 5 Thông tư 17/2013/TT-BVHTTDL hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế-kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6 Thông tư liên tịch 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 7 Quyết định 48/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 8 Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 9 Nghị định 92/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
- 10 Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 11 Quyết định 17/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 12 Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 13 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 15 Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2004
- 16 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 17 Luật di sản văn hóa 2001
- 1 Nghị quyết 161/2015/NQ-HĐND về đầu tư tu bổ di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2 Quyết định 28/2014/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm quản lý, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3 Quyết định 242/2014/QĐ-UBND Quy định về quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 4 Quyết định 48/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 5 Quyết định 17/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành