ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2016/QĐ-UBND | Bà Rịa, ngày 01 tháng 02 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị; Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ - CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị; Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị; Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt chương trình phát triển đô thị;
Căn cứ Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn năm 2006 - 2015, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn năm 2012 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 10/2015/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa V, kỳ họp thứ 10 về việc thông qua Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn năm 2015 - 2025;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 324/TTr-SXD ngày 17 tháng 12 năm 2015 về việc đề nghị phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn năm 2015 đến năm 2025,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn năm 2015 đến năm 2025 với những nội dung chính như sau:
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị
a) Quan điểm
Chương trình phát triển đô thị xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu trở thành tỉnh công nghiệp, cảng biển theo hướng hiện đại. Hệ thống đô thị với chức năng cảng biển, trung tâm Logistics, công nghiệp chuyên sâu, dịch vụ, du lịch, thương mại, giáo dục, đào tạo nghề,... song song với đầu tư phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn. Cung ứng nguồn lực, quỹ nhà ở và dịch vụ với các chỉ tiêu đô thị gắn với yêu cầu phát triển bền vững. Nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống và làm việc của nhân dân, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội nhằm phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành tỉnh mạnh về công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng và du lịch.
Chú trọng đầu tư khung hạ tầng kết nối vùng kinh tế trọng điểm; không ngừng phát triển các đô thị như Vũng Tàu, Bà Rịa, Phú Mỹ, Long Điền - Long Hải và hình thành mới các đô thị chuyên ngành làm động lực phát triển trục hành lang kinh tế công nghiệp, cảng biển và hành lang kinh tế dịch vụ, du lịch nhằm khai thác thế mạnh tổng hợp kinh tế biển. Góp phần hình thành cực có vai trò đối trọng để cùng phát triển vùng Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ.
Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo, xây dựng hệ thống đô thị với phát triển nông thôn mới; giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ; ứng phó thích nghi với biến đổi khí hậu và phát triển theo hướng sinh thái. Tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo đảm chính trị - xã hội ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
b) Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020: Phấn đấu toàn tỉnh có 12 đô thị, trong đó 01 đô thị loại I (Tp. Vũng Tàu), 01 đô thị loại II (Tp. Bà Rịa), 02 đô thị loại III (Phú Mỹ và Côn Đảo), 03 đô thị loại IV (Long Điền + Long Hải, Ngãi Giao, Phước Bửu) và 05 đô thị loại V (Đất Đỏ, Phước Hải, Kim Long, Bình Châu, Lộc An). Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh dự kiến khoảng 60%.
Đến năm 2025: Phấn đấu toàn tỉnh có 14 đô thị, trong đó 02 đô thị loại I gồm thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa; 03 đô thị loại III gồm Long Điền - Long Hải, Phú Mỹ, Côn Đảo; 02 đô thị loại IV gồm Ngãi Giao và Phước Bửu. 07 đô thị loại V gồm các thị trấn hiện hữu Đất Đỏ, Phước Hải; các thị trấn thành lập mới gồm Kim Long, Bình Châu, Lộc An, Hòa Bình và Hồ Tràm. Tỷ lệ đô thị hóa dự kiến khoảng 70%.
2. Các chỉ tiêu chính để đạt mục tiêu chất lượng đô thị
a) Đến năm 2020:
- Diện tích sàn nhà ở bình quân toàn tỉnh phấn đấu đạt khoảng 24,6 m2: sàn/người, trong đó đô thị khoảng 26,1 m2 sàn/người, nông thôn khoảng 21,5 m2 sàn/người. Tỉ lệ nhà kiên cố phấn đấu đạt khoảng 80%.
- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị đạt 25%.
- Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng các đô thị từ loại IV trở lên đạt 25%, các đô thị loại V đạt 5%.
- Tỷ lệ dân được cấp nước sạch tại các đô thị đạt 100%. Tiêu chuẩn cấp nước cho đô thị từ loại IV trở lên đạt 160 lít/người/ngày đêm, đô thị loại V đạt 120 lít/người/ngày đêm. Dân số vãng lai đạt 80 lít/người/ngày đêm.
- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 90% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị, tỷ lệ nước thải sinh hoạt tập trung được thu gom và xử lý đạt 60%. 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động phải có hệ thống xử lý nước tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam theo quy định. 100% các dự án đầu tư mới và cơ sở sản xuất xây dựng mới phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam theo quy định. Trên 95% các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được xử lý. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch dưới 18% đối với các đô thị từ loại I đến loại IV; dưới 20% đối với các đô thị loại V.
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý đạt 95%; 100% rác thải y tế, chất thải rắn công nghiệp (thông thường, nguy hại) được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Tỷ lệ chiều dài các tuyến đường chính và khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng tại các đô thị loại I, loại II đạt tỷ lệ 100%. Đối với đô thị loại III, loại IV, loại V đạt 90% chiều dài các tuyến đường chính và đạt 85% chiều dài đường khu nhà ở, ngõ xóm.
- Đất cây xanh đô thị, đối với đô thị loại I, loại II đạt 10 m2/người, đô thị loại III, loại IV đạt 7 m2/người, đô thị loại V đạt 4 m2/người. Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị của các loại đô thị từ loại I đến loại V đạt 6 m2/người.
b) Đến năm 2025:
- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt khoảng 28 m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố đạt 85%.
- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị đạt tối thiểu 25%.
- Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng các đô thị từ loại IV trở lên đạt 30%, các đô thị loại V đạt 8%.
- Tỷ lệ dân được cấp nước sạch tại các đô thị đạt 100%. Tiêu chuẩn cấp nước cho đô thị từ loại IV trở lên đạt 180 lít/người/ngày đêm, đô thị loại V đạt 150 lít/người/ngày đêm. Dân số vãng lai đạt 80 lít/người/ngày đêm.
- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 95% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị, tỷ lệ nước thải sinh hoạt tập trung trong đô thị được thu gom và xử lý đạt 75 - 85%. 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động phải có hệ thống xử lý nước tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam theo quy định. 100% các dự án đầu tư mới và cơ sở sản xuất xây dựng mới phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam theo quy định. 100% các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch dưới 15% đối với các đô thị từ loại I đến loại IV; dưới 18% đối với các đô thị loại V.
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý đạt 100%; 100% rác thải y tế, chất thải công nghiệp (không nguy hại và nguy hại) phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
- Tỷ lệ chiều dài các tuyến đường chính và khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng tại các đô thị loại I, loại II đạt tỷ lệ 100%. Đối với đô thị loại IV, loại V đạt 95% chiều dài các tuyến đường chính và đạt 90% chiều dài đường khu nhà ở, ngõ xóm.
- Đất cây xanh đô thị: Đối với đô thị loại I, loại II đạt từ 12 m2/người, đô thị loại III, loại IV đạt 8 m2/người, đô thị loại V đạt 6 m2/người. Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đô thị các loại từ đô thị loại I đến đô thị loại V đạt 6 m2/người.
3. Danh mục, lộ trình và kế hoạch nâng loại đô thị
Stt | Tên đô thị (Tên gọi tại thời điểm năm 2014) | Loại đô thị | |||||
Năm 2014 | Năm 2015 | Giai đoạn 2016-2020 | Giai đoạn 2021-2025 | ||||
I | Các đô thị hiện hữu dự kiến nâng loại | ||||||
1 | Thành phố Vũng Tàu | I | I | I | I | ||
2 | Thành phố Bà Rịa | II | II | II | I | ||
3 | Thị trấn Long Điền, huyện Long Điền | V | V | IV | IV | III | |
Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền | V | V | IV |
|
| ||
4 | Đô thị mới Phú Mỹ | IV | IV | III | III | ||
5 | Thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức | V | V | IV | IV | ||
6 | Thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc | V | V | IV | IV | ||
7 | Thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ | V | V | V | V | ||
8 | Thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ | V | V | V | V | ||
II | Các đô thị dự kiến hình thành mới |
| |||||
9 | Côn Đảo |
|
| IV | III | III | |
10 | Thị trấn Kim Long, huyện Châu Đức |
|
| V | V | ||
11 | Thị trấn Bình Châu, huyện Xuyên Mộc |
|
| V | V | ||
12 | Thị trấn Lộc An, huyện Đất Đỏ |
|
| V | V | ||
13 | Thị trấn Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc |
|
|
| V | ||
14 | Thị trấn Hồ Tràm, huyện Xuyên Mộc |
|
|
| V | ||
|
|
|
|
|
|
|
|
a) Danh mục dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư
- Giai đoạn năm 2015 - 2020:
+ Giao thông đường bộ: Ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng các tuyến đường kết nối các vùng tỉnh và các đô thị động lực của tỉnh thuộc các hành lang kinh tế. Trong đó dự kiến một số dự án trọng điểm như: Tuyến đường sắt và đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn Biên Hòa - Phú Mỹ), Cầu Phước An, đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải, đường Phước Hòa - Cái Mép, đường 991B, Quốc lộ 55 - tuyến tránh thị trấn Long Điền và Đất Đỏ. Nâng cấp mở rộng đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao - Hòa Bình, Tỉnh lộ 328, đường và cầu từ Gò Găng sang Long Sơn (giai đoạn 2), đường Long Sơn - Cái Mép.
+ Công trình đầu mối:
Cảng: Ưu tiên phát triển hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải thành hệ thống cảng trung chuyển quốc tế. Thu hút đầu tư, đưa vào hoạt động Trung tâm dịch vụ hậu cần cảng Cái Mép Hạ (Logistics) và một số dự án Chính phủ đưa vào danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài.
Sân bay: Lập kế hoạch di dời sân bay Vũng Tàu sang đảo Gò Găng song song với đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Gò Găng. Khảo sát, nâng cấp mở rộng cảng Hàng không Côn Sơn đạt cấp 3C và sân bay quân sự cấp II phục vụ quốc phòng và an ninh. Giai đoạn đến năm 2025, mở rộng sân đỗ và nâng cấp mở rộng nhà ga cảng hàng không Côn Sơn.
+ Hạ tầng cấp nước và xử lý nước thải:
Tiếp tục nâng công suất một số nhà máy nước bao gồm Nhà máy nước Đá Bàn - Sông Hỏa công suất 5.400 m3/ngày đêm, Nhà máy nước hồ Đá Đen giai đoạn 2 công suất 50.000 m3/ngày đêm, Nhà máy nước Phú Mỹ giai đoạn 2 công suất 50.000 m3/ngày đêm, Nhà máy nước Sông Ray khoảng 10.000 m3/ngày đêm.
Đối với dự án xử lý nước thải: Xây dựng nhà máy xử lý nước thải Bà Rịa công suất 12.000 m3/ngày đêm, Nhà máy xử lý nước thải Rạch Bà giai đoạn 2 tại thành phố Vũng Tàu công suất 46.000 m3/ngày đêm. Thu gom, xử lý nước thải khu vực Long Sơn, Gò Găng - thành phố Vũng Tàu, Long Điền và Côn Đảo. Thu gom và xử lý thoát nước Khu đô thị mới Phú Mỹ công suất 29.700 m3/ngày đêm.
- Giai đoạn năm 2021 - 2025:
+ Giao thông đường bộ: Ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn Phú Mỹ - Vũng Tàu), QL51 tránh Khu đô thị mới Phú Mỹ. Tiếp tục đầu tư xây dựng bổ sung hoặc nâng cấp một số tuyến đường trục chính trong các đô thị, các tuyến đường nối các đô thị theo quy hoạch được duyệt.
+ Cảng biển: Tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư các dự án cảng biển theo quy hoạch được duyệt.
+ Hạ tầng cấp nước và xử lý nước thải: Tiếp tục đầu xây dựng hoàn chỉnh nhà máy nước và hệ thống thu gom và xử lý nước thải theo quy hoạch ngành được duyệt.
b) Nguồn lực thực hiện:
Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo nguồn vốn. Kết hợp vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ phát triển chính thức ODA, mô hình hợp tác công - tư PPP (BOT, BTO, BT...), vốn vay và vốn của các thành phần kinh tế khác. Căn cứ danh mục chi tiết dự án đầu tư, kế hoạch phân bổ nguồn vốn các giai đoạn 5 năm và hàng năm theo nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nghị quyết phê duyệt kế hoạch đầu tư công của tỉnh để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
1. Sở Xây dựng:
a) Chủ trì công bố Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh. Phối hợp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và các nhiệm vụ theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn năm 2012 - 2020.
b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương rà soát điều chỉnh định kỳ hoặc lập mới quy hoạch xây dựng đối với quy hoạch vùng, quy hoạch chung, quy hoạch các khu chức năng đặc thù, nhất là quy hoạch chung xây dựng cho các đô thị hình thành mới trong tương lai làm cơ sở đầu tư phát triển và để thực hiện đúng lộ trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn năm 2015 - 2025.
c) Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương lập Chương trình phát triển đô thị cho từng đô thị; hướng dẫn về chuyên môn để Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị triển khai lập hồ sơ khu vực phát triển đô thị và quản lý phát triển đô thị theo quy định của pháp luật.
d) Phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương lồng ghép nội dung của Chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt vào quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của địa phương.
e) Phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chỉ đạo tổ chức tạo quỹ đất cho các dự án đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị đã được công bố.
g) Phối hợp với các Sở ban ngành rà soát quy hoạch các ngành, lĩnh vực để xác định các dự án trọng điểm, xây dựng kế hoạch và cùng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ vốn đầu tư gắn với lộ trình, kế hoạch phát triển đô thị; đảm bảo xây dựng đồng bộ về cơ sở hạ tầng khung toàn tỉnh.
h) Tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại đô thị hàng năm theo các tiêu chí đã được Chính phủ quy định và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện lập đề án phân loại đô thị và công nhận loại đô thị. Kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình phát triển đô thị hàng năm để tổng kết báo cáo Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị với các Bộ, Ngành Trung ương, các cơ quan liên quan huy động và tổng hợp nguồn lực thực hiện mục tiêu Chương trình. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn ngân sách và huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhằm đạt mục tiêu Chương trình đã đề ra.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển đô thị. Rà soát, cân đối khả năng phân bổ, bố trí các nguồn vốn thực hiện kế hoạch hàng năm cho từng giai đoạn phát triển các đô thị.
c) Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển đô thị; tổ chức vận động, khai thác, điều phối các nguồn lực trong và ngoài nước cho việc đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp kinh phí hàng năm từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư cho phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua dự toán chi hàng năm và hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng và địa phương rà soát, đối chiếu các số liệu kiểm kê đất đai các đô thị, kế hoạch sử dụng đất theo lộ trình phát triển đô thị cho từng giai đoạn.
b) Chủ trì nghiên cứu và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hướng dẫn thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án trên địa bàn tỉnh.
c) Phối hợp với Sở Xây dựng, các cơ quan chức năng và địa phương tổ chức phương án tạo quỹ đất cho các dự án đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị đã được công bố. Thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai cho các dự án đầu tư phát triển đô thị.
5. Sở Nội vụ: Hướng dẫn, lập, thẩm định phương án kiện toàn tổ chức bộ máy của Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị, đảm bảo đủ điều kiện và năng lực để triển khai công tác quản lý và phát triển đô thị của tỉnh để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Phối hợp với các sở, ban ngành trong việc thực hiện chính sách phát triển đô thị.
6. Các Sở, Ban, ngành liên quan: Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, các Sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực của tùng Sở, ban, ngành quản lý; tham gia huy động nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng rà soát điều chỉnh định kỳ hoặc lập mới quy hoạch xây dựng đối với quy hoạch vùng, quy hoạch chung, quy hoạch các khu chức năng đặc thù, quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị,... làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển theo đúng lộ trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2015- 2025.
b) Chủ trì tổ chức hoặc phối hợp với các quan chức năng triển khai các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị. Có trách nhiệm trong việc tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư phát triển các đô thị của địa phương. Xây dựng các dự án ưu tiên có khả năng thu hút các nguồn lực đầu tư xã hội hóa; đề xuất tháo gỡ các khó khăn của nhà đầu tư. Phối hợp với các Sở, ngành liên quan để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, khắc phục những chỉ tiêu còn thiếu hoặc điểm thấp để triển khai đề án nâng loại đô thị hoặc công nhận đô thị hình thành mới theo đúng lộ trình được duyệt.
c) Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng lập Chương trình phát triển từng đô thị, lập hồ sơ khu vực phát triển đô thị trên địa bàn theo lộ trình. Lồng ghép các nội dung của Chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm trên địa bàn.
d) Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển đô thị hàng năm. Lập đề án nâng loại đô thị hoặc công nhận đô thị hình thành mới từng giai đoạn theo Chương trình phát triển đô thị được duyệt. Giám sát việc thực hiện Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn. Bố trí cán bộ có năng lực trong tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện để hoàn thành tốt công tác quản lý và phát triển đô thị tại địa phương.
(Kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn năm 2015 năm đến 2025).
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2116/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập mạng lưới Truyền thông và Phát triển cộng đồng cho dự án “Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên hệ với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh”
- 2 Quyết định 1363/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 3 Quyết định 2017/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam
- 4 Quyết định 1252/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2030
- 5 Quyết định 2945/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt dự toán chi phí lập chương trình phát triển đô thị cho thị xã Đồng Xoài và Bình Long, tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 6 Nghị quyết 10/2015/NQ-HĐND thông qua Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2015-2025
- 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8 Quyết định 246/QĐ-UBND về phê duyệt dự toán kinh phí duy tu, duy trì và vận hành hệ thống thoát nước trên các đô thị thuộc tỉnh năm 2015 do Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 9 Thông tư 12/2014/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 10 Quyết định 29/2014/QĐ-UBND về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU về xây dựng và phát triển đô thị mới Phú Mỹ do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 11 Luật Xây dựng 2014
- 12 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BXD-BNV hướng dẫn Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ ban hành
- 13 Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
- 14 Quyết định 1659/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Thông tư 34/2009/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 16 Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 17 Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị
- 18 Chỉ thị 02/2008/CT-UBND về quản lý quy hoạch và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại thành phố, thị xã, thị trấn và khu đô thị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 19 Quyết định 15/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 1 Quyết định 2116/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập mạng lưới Truyền thông và Phát triển cộng đồng cho dự án “Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên hệ với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh”
- 2 Quyết định 1363/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 3 Quyết định 2017/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam
- 4 Quyết định 1252/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2030
- 5 Quyết định 2945/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt dự toán chi phí lập chương trình phát triển đô thị cho thị xã Đồng Xoài và Bình Long, tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 6 Quyết định 246/QĐ-UBND về phê duyệt dự toán kinh phí duy tu, duy trì và vận hành hệ thống thoát nước trên các đô thị thuộc tỉnh năm 2015 do Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 7 Quyết định 29/2014/QĐ-UBND về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU về xây dựng và phát triển đô thị mới Phú Mỹ do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 8 Chỉ thị 02/2008/CT-UBND về quản lý quy hoạch và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại thành phố, thị xã, thị trấn và khu đô thị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu