BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2005/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 08/2005/QĐ-BYT NGÀY 11 THÁNG 3 NĂM 2005 VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH: TIÊU CHUẨN VỆ SINH ĐỐI VỚI CÁC LOẠI NHÀ TIÊU
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 07/11/1989;
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê Duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Các ông bà Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Trần Chí Liêm (Đã ký) |
TIÊU CHUẨN
VỆ SINH ĐỐI VỚI CÁC LOẠI NHÀ TIÊU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Giải thích từ ngữ.
Nhà tiêu quy định trong tiêu chuẩn này bao gồm: nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu tự hoại dùng cho gia đình. Các loại nhà tiêu này được Bộ Y tế quy định là nhà tiêu hợp vệ sinh về mặt kỹ thuật và đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với người, động vật và côn trùng.
b) Có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong phân (vi rút, vi khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán) và không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
a) Các nội dung trong quy định này quy định tình trạng vệ sinh của các nhà tiêu. Các yêu cầu về thiết kế, vật liệu, kích thước, kỹ thuật xây dựng, độ bền và các khía cạnh khác của nhà tiêu tuân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
b) Quy định này áp dụng để kiểm tra, giám sát, đánh giá và phân loại tình trạng vệ sinh của các loại nhà tiêu có tên trong Quyết định này.
II. NHÀ TIÊU HAI NGĂN Ủ PHÂN TẠI CHỖ
1. Quy định về xây dựng:
a) Tường ngăn chứa phân kín, không bị rò rỉ, thấm nước;
b) Cửa lấy mùn phân được trát kín bằng vật liệu không thấm nước;
c) Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước tiểu;
d) Có nắp đậy hai lỗ tiêu;
đ) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa;
e) Ống thông hơi (đối với nhà tiêu hai ngăn có ống thông hơi) có đường kính ít nhất 9 cm; cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 40cm và có lưới chắn ruồi.
2. Quy định về sử dụng và bảo quản:
a) Sàn nhà tiêu sạch, không có giấy, rác;
b) Giấy bẩn bỏ vào lỗ tiêu hoặc cho vào dụng cụ chứa có nắp đậy;
c) Không có mùi hôi, thối;
d) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu;
đ) Không sử dụng đồng thời hai ngăn;
e) Có đủ chất độn và bỏ chất độn vào lỗ tiêu sau mỗi lần đi tiêu;
g) Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước (nếu có) và dụng cụ chứa nước tiểu;
h) Không lấy phân trong ngăn ủ ra trước 6 tháng;
i) Lỗ tiêu ngăn đang sử dụng luôn được đậy kín, ngăn ủ được trát kín.
III. NHÀ TIÊU CHÌM CÓ ỐNG THÔNG HƠI
1. Quy định về xây dựng:
a) Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng;
b) Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên;
c) Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước tiểu;
d) Miệng hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất 20cm;
đ) Có nắp đậy lỗ tiêu;
e) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa;
g) Ống thông hơi có đường kính ít nhất 9 cm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 40 cm và có lưới chắn ruồi.
2. Quy định về sử dụng và bảo quản:
a) Sàn nhà tiêu sạch, không có giấy, rác;
b) Giấy bẩn bỏ vào lỗ tiêu;
c) Có đủ chất độn và bỏ chất độn vào lỗ tiêu sau mỗi lần đi tiêu;
d) Không có mùi hôi, thối;
đ) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu;
e) Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước tiểu;
g) Lỗ tiêu thường xuyên được đậy kín.
IV.NHÀ TIÊU THẤM DỘI NƯỚC
1. Quy định về xây dựng:
a) Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng;
b) Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên;
c) Bể chứa phân không bị lún, sụt, thành bể cao hơn mặt đất ít nhất 20cm;
d) Nắp bể chứa phân được trát kín, không bị rạn nứt;
đ) Mặt sàn nhà tiêu nhẵn phẳng và không đọng nước;
e) Bệ xí có nút nước;
g) Nước từ bể chứa phân hoặc đường dẫn phân không thấm, tràn ra mặt đất.
2. Quy định về sử dụng và bảo quản:
a) Có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy;
b) Không có mùi hôi, thối;
c) Sàn nhà tiêu sạch, không có rêu trơn, giấy, rác;
d) Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy;
đ) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu;
e) Bệ xí sạch, không dính, đọng phân;
g) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa.
V. NHÀ TIÊU TỰ HOẠI
1. Quy định về xây dựng:
a) Bể xử lý gồm 3 ngăn;
b) Bể chứa phân không bị lún, sụt;
c) Nắp bể chứa phân được trát kín, không bị rạn nứt;
d) Mặt sàn nhà tiêu nhẵn phẳng và không đọng nước;
đ) Bệ xí có nút nước;
e) Có ống thông hơi.
2. Quy định về sử dụng và bảo quản:
a) Có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy;
b) Không có mùi hôi, thối;
c) Nước từ bể xử lý chảy vào cống hoặc hố thấm, không chảy tự do ra xung quanh;
d) Sàn nhà tiêu sạch, không có rêu trơn, giấy, rác;
đ) Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy;
e) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu;
g) Bệ xí sạch, không dính, đọng phân;
h) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa.
- 1 Thông tư 40/2011/TT-BYT bãi bỏ Quyết định 08/2005/QĐ-BYT về Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nhà tiêu do Bộ Y tế ban hành
- 2 Quyết định 3707/QĐ-BYT năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành, phối hợp ban hành đã hết hiệu lực pháp luật tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2012
- 3 Quyết định 3707/QĐ-BYT năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành, phối hợp ban hành đã hết hiệu lực pháp luật tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2012
- 1 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 785:2006 (a) về tiêu chuẩn rau quả - Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở chế biến rau quả
- 2 Nghị định 49/2003/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 3 Quyết định 1329/2002/QÐ-BYT về Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4 Quyết định 104/2000/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 867/1998/QĐ-BYT về Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6 Quyết định 1057-BYT/QĐ năm 1994 ban hành 7 tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế
- 7 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989
- 1 Quyết định 1329/2002/QÐ-BYT về Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2 Quyết định 867/1998/QĐ-BYT về Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3 Quyết định 1057-BYT/QĐ năm 1994 ban hành 7 tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế