Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1007/QĐ-UBND

Huế, ngày 28 tháng 5 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH THÚ Y TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, GIAI ĐOẠN 2010-2015.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y sửa đổi năm 2004 và Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều Pháp Lệnh Thú y;

Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;

Căn cứ Quyết định số 904/QĐ-BNN-KH ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề án Tăng cường năng lực hệ thống quản lý Nhà nước chuyên ngành Thú y; Hướng dẫn số 798/TY-KH ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Cục Thú y về việc hướng dẫn thực hiện đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành thú y;

Căn cứ Quyết định 803/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 430/NNPTNT-KH ngày 15 tháng 4 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực Hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2010-2015 với những nội dung chính sau:

1. Tên đề án: Tăng cường năng lực Hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành Thú y Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2010-2015.

2. Phạm vi: Đề án được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh

3. Mục tiêu của đề án:

a) Mục tiêu chung

Xây dựng hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành Thú y thông suốt, hoạt động có hiệu quả từ tỉnh đến thôn, bản đảm bảo số lượng và chất lượng chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, góp phần ổn định, phát triển đời sống xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng đội ngũ thú y cơ sở mỗi xã có từ 5-10 thú y viên. Trong đó Trưởng, Phó Thú y có trình độ chuyên môn trung cấp đạt 50% trở lên.

- Không để các bệnh nguy hiểm xảy ra thành dịch.

- Nâng tỷ lệ tiêm phòng bắt buộc các bệnh đạt trên 80% so tổng đàn; tỷ lệ đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng đạt trên 70%.

- Nâng tỷ lệ gia súc nhập về làm giống được cách ly, theo dõi trước khi nhập đàn đạt trên 90%.

- Nâng tỷ lệ kiểm soát giống thuỷ sản trước khi thả nuôi đạt trên 80%.

- Kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật xuất tại gốc đạt trên 90%.

- Quản lý được 95% gia súc và 60% gia cầm giết mổ tại các lò giết mổ tập trung đảm bảo vệ sinh thú y, không gây ô nhiễm môi trường; từng bước đưa giết mổ thủ công sang công nghiệp, bán công nghiệp.

- Kiểm tra vệ sinh thú y định kỳ được 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và 90% cơ sở lớn về sơ chế, bảo quản, phân phối sản phẩm động vật.

- Kiểm tra và quản lý 100% quầy bán thuốc thú y, thuốc thuỷ sản.

- Quản lý được 100% các trại giống ông bà, bố mẹ về chất lượng giống, vệ sinh thú y và quản lý được chất lượng các nguồn thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

4. Nội dung nhiệm vụ chủ yếu

a) Ổn định hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ

- Bổ sung biên chế công chức, viên chức.

- Củng cố hoạt động của Ban chăn nuôi thú y cấp xã.

- Đào tạo cán bộ chuyên sâu về xét nghiệm, dịch tễ, kiểm dịch, thanh tra pháp chế.

- Đào tạo nâng cao trình độ thú y trưởng, phó từ sơ cấp lên trung cấp; tập huấn thường xuyên cho toàn bộ thú y cơ sở.

b) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước

- Sửa đổi bổ sung, điều chỉnh quy chế hành nghề dịch vụ thú y.

- Ban hành quy chế phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền.

- Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước.

- Tăng cường xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

- Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, thanh tra pháp chế.

- Thực hiện công tác quản lý giống gia súc, gia cầm và thức ăn chăn nuôi.

c) Tăng cường cơ sở vật chất

- Xây mới, nâng cấp Trạm thú y các huyện; sửa chữa phòng xét nghiệm của Trạm xá thú y và 8 trạm thú y huyện.

- Xây dựng chốt kiểm dịch phía Nam và A Lưới.

- Xây dựng các khu cách ly gia súc.

- Đầu tư phương tiện làm việc, trang thiết bị khoa học kỹ thuật.

- Xây dựng 120 mô hình gia trại, trang trại chăn nuôi an toàn sinh học.

5. Giải pháp

a) Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tổ chức quản lý nhà nước

- Chi cục Thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNt gồm các phòng chuyên môn: Hành chính – tổng hợp, Dịch tễ, Kiểm dịch, Thanh tra, Chăn nuôi, 01 Trạm xá Thú y và 8 Trạm Thú y cấp huyện.

- Cấp xã: có Ban chăn nuôi Thú y.

b) Tăng cường biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước

Xem xét bổ sung tăng thêm 13 biên chế để đảm bảo bố trí đủ 4 biên chế cho mỗi Trạm thú y các huyện và Trạm xá Thú y và từ 2 đến 9 người cho mỗi phòng kỹ thuật.

b) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ tỉnh đến cơ sở

- Xây dựng quy hoạch cán bộ, có kế hoạch để bồi dưỡng, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi về các mặt dịch tễ, kiểm dịch, chẩn đoán, thanh tra pháp chế.

- Đào tạo trình độ cho thú y viên cơ sở: hỗ trợ thú y trưởng, phó các xã theo học trung cấp để đến năm 2015 có 50% thú y trưởng, phó thuộc các xã miền núi và bãi ngang có trình độ trung cấp; 60% thú y trưởng, phó vùng đồng bằng có trình độ trung cấp.

+ Phổ biến kiến thức và tuyên truyền giáo dục cho người dân hiểu biết về pháp luật thú y tối thiểu 1 tháng/lần.

+ Mỗi năm tổ chức tập huấn 300 hộ chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản về phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Cấp phát tờ rơi, tài liệu kỹ thuật hướng dẫn phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản 20.000tờ/năm.

- Tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên 1 năm/2 lần cho 550 cán bộ thú y cơ sở.

c) Tăng cường nâng cao năng lực trong chăn nuôi, thú y

+ Xây dựng quy chế về phòng chống dịch bệnh động vật.

+ Xây dựng 01 phần mềm để quản lý dịch bệnh; KD, KSGM; tổng đàn…

+ Xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh, thu nhận, xử lý và truyền thông tin mỗi tuần 01 lần để cập nhật vào bản đồ dịch tễ; tổng hợp, phân tích số liệu, dự báo, cảnh báo dịch bệnh qua mạng Internet để nhận và chia sẻ thông tin.

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch, chiến lược, chương trình quốc gia về phòng chống, khống chế và thanh toán những bệnh nguy hiểm, bệnh lây giữa người và động vật giai đoạn 2010-2015; tăng cường và phân công rõ ràng thông qua quy chế phòng chống dịch bệnh để giám sát cũng như khống chế dịch, không để các bệnh này xảy ra lây lan thành dịch; xây dựng quy chế nuôi và quản lý chó nuôi.

+ Xây dựng Kế hoạch tiêm phòng bắt buộc các loại vaccine.

+ Tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển, thực hiện kiểm dịch đúng quy trình; kiểm tra và nuôi cách ly trước khi nhập đàn giống gia súc, gia cầm vào tỉnh.

+ Nâng cao tỷ lệ kiểm soát giống thuỷ sản trước khi thả nuôi; quản lý chặt các cơ sở sản xuất và cung ứng giống thuỷ sản trong tỉnh; thực hiện ký cam kết của hộ nuôi trồng thuỷ sản khi thả nuôi về nguồn giống; tăng cường phối hợp trong công tác kiểm dịch giống giữa các tỉnh.

+ Xây dựng hệ thống thông tin hàng ngày về quản lý vận chuyển động vật, SPĐV, thuỷ sản từ tỉnh đến cơ sở.

+ Hỗ trợ nâng cấp hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; điều chỉnh bổ sung quy hoạch thêm: 5 lò giết mổ gia súc, 4 lò giết mổ gia cầm 01 chợ bán gia cầm sống ở Hương Chữ (Hương Trà).

+ Thực hiện kiểm tra định kỳ 2 năm một lần về điều kiện vệ sinh thú y tại 40 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở lớn về bảo quản, sơ chế, chế biến động vật và sản phẩm động vật, cơ sở kinh doanh thuốc thú y.

- Thực hiện giám sát định kỳ mỗi quý một lần tại các lò mổ, cơ sở dự trữ, phân phối, sơ chế, bán sản phẩm động vật, thuỷ sản.

- Quản lý vệ sinh môi trường, xử lý chất thải tại các lò mổ, các cơ sở dự trữ phân phối và bảo quản động vật và sản phẩm động vật.

- Xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra hàng năm, kiểm tra đều các hoạt động về chăn nuôi, thú y, thú y thuỷ sản, hoạt động của mạng lưới thú y từ tỉnh đến cơ sở.

- Xây dựng và thực hiện chương trình quản lý thuốc thú y, thuốc thuỷ sản; quản lý được 100% các quầy thuốc.

- Quản lý chất lượng giống gia súc, gia cầm tại 100% các trang trại, gia trại giống ông bà, bố mẹ; quản lý 100% nguồn thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

6. Vốn đầu tư

 

Tổng kinh phí thực hiện

63.696

triệu đồng

1

Trong đó nguồn ngân sách của tỉnh

18.668

triệu đồng

 

Nguồn đầu tư và phát triển

4.200

triệu đồng

 

Sự nghiệp tỉnh

14.468

triệu đồng

2

Sự nghiệp thu tại đơn vị

830

triệu đồng

3

Nguồn Trung ương, dự án

5.394

triệu đồng

4

Nguồn nhân dân đóng góp

35.540

triệu đồng

5

Nguồn ngân sách của huyện

3.264

triệu đồng

7. Thời gian thực hiện: từ tháng 1/2010 đến hết 12/2015.

8. Tổ chức thực hiện:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Xây dựng kế hoạch chi tiết từng nội dung và chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với các ngành, các cấp triển khai thực hiện đề án đúng các nội dung và kế hoạch đã đề ra.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị chức năng của tỉnh, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã và thành phố lập kế hoạch thực hiện đề án để tổ chức triển khai thực hiện theo các nội dung đã được phê duyệt.

- Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện đề án của các đơn vị chức năng, phản ảnh, đề xuất giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Tổ chức họp sơ kết, tổng kết hàng năm để đánh giá, rút kinh nghiệm, chỉ đạo có hiệu quả đề án; báo cáo kết quả về UBND tỉnh.

b) Sở Nội vụ hướng dẫn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch bổ sung biên chế theo đề án đã phê duyệt.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Hướng dẫn các ngành, các cấp triển khai thực hiện đề án; bố trí ngân sách hàng năm, lồng ghép các chương trình dự án để triển khai thực hiện đề án.

d) UBND các huyện, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế: Chỉ đạo việc thực hiện Đề án trên địa phương mình; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện; lập dự toán bố trí ngân sách địa phương thực hiện các hoạt động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản, phòng chống bệnh dại, quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

đ) Chỉ đạo UBND cấp xã, các ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành thú y trong phạm vi địa phương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ; Chi cục Trưởng Chi cục Thú y, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 

DỰ TRÙ PHÂN BỐ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

(Kèm theo Quyết định số 1007/QĐ-UBND ngày 28/5/2010 của UBND tỉnh)

1. Kinh phí tổng quát

TT

Năm

KINH PHÍ ( ĐVT triệu đồng)

Tổng cộng

Ngân sách tỉnh

Sự nghiệp tại đơn vị

TW và dự án

Nhân dân

Huyện

ĐT& PT

SN Tỉnh

1

2010

9.473,00

 

 

 

3.394,00

5.525,00

554,00

2

2011

10.897,83

1.300,00

2.550,83

235,00

400,00

5.858,00

554,00

3

2012

11.281,17

1.200,00

3.025,67

131,00

400,00

5.970,50

554,00

4

2013

11.091,67

1.200,00

2.857,17

170,00

400,00

5.940,50

524,00

5

2014

10.658,67

500,00

2.917,17

127,00

400,00

6.130,50

584,00

6

2015

10.293,67

 

3.117,17

167,00

400,00

6.115,50

494,00

 

TỔNG

63.696,00

4.200,00

14.468,00

830,00

5.394,00

35.540,00

3.264,00

2. Kinh phí chi tiết từng dự án

TT

Năm

KINH PHÍ ( ĐVT triệu đồng)

Tổng cộng

Ngân sách tỉnh

SN tại đơn vị

TW và dự án

Nhân dân

Huyện

Đầu tư và phát triển

Sự nghiệp Tỉnh

A

DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ VÀ TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

1

2010

9.193,00

 

0,00

0,00

3.114,00

5.525,00

554,00

2

2011

9.597,83

 

2.550,83

235,00

400,00

5.858,00

554,00

3

2012

10.081,17

 

3.025,67

131,00

400,00

5.970,50

554,00

4

2013

9.891,67

 

2.857,17

170,00

400,00

5.940,50

524,00

5

2014

10.158,67

 

2.917,17

127,00

400,00

6.130,50

584,00

6

2015

10.293,67

 

3.117,17

167,00

400,00

6.115,50

494,00

 

Cộng

59.216,00

 

14.468,00

830,00

5.114,00

35.540,00

3.264,00

B

DỰ ÁN XÂY MỚI TRẠM THÚ Y HƯƠNG TRÀ

1

2010

60,00

 

 

 

60,00

 

 

2

2011

700,00

700,00

 

 

 

 

 

 

Cộng

760,00

700,00

 

 

60,00

 

 

C

DỰ ÁN XÂY DỰNG PHÒNG XN VÀ KHU CÁCH LY GIA SÚC BỆNH

1

2010

220,00

 

 

 

220,00

 

 

2

2011

600,00

600,00

0,00

 

 

 

 

 

Cộng

820,00

600,00

0,00

 

220,00

 

 

D

DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU CÁCH LY KIỂM DỊCH PHÍA BẮC

1

2012

1.200,00

1.200,00

 

 

 

 

 

 

Cộng

1.200,00

1.200,00

 

 

 

 

 

Đ

DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU CÁCH LY KIỂM DỊCH PHÍA NAM

1

2013

1.200,00

1.200,00

 

 

 

 

 

 

Cộng

1.200,00

1.200,00

 

 

 

 

 

E

DỰ ÁN XÂY DỰNG CHỐT KIỂM DỊCH HỒNG VÂN

1

2014

500,00

500,00

 

 

 

 

 

 

Cộng

500,00

500,00