Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THI
Ê
N HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 1032/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 4 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 53/QĐ-BNV ngày 15 tháng 01 năm 2020 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, thay thế lĩnh vực Chính quyền địa phương thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 367/TTr-SNV ngày 10 tháng 4 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 01 danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Chính quyền địa phương thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (có phụ lục kèm theo).

Điều 2. Sở Nội vụ có trách nhiệm:

1. Cập nhật thủ tục hành chính mới được công bố vào Hệ thống thông tin thủ tục hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định;

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, trình UBND tỉnh phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Sở; hoàn thành việc cấu hình thủ tục hành chính trên phần mềm Hệ thống xử lý một cửa tập trung;

3. Triển khai thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; Chủ tịch UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục KSTTHC - Văn phòng Chính phủ;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, HCC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Thiên Định

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ NỘI VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1032/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Ch tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

PHẦN I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

Mã TTHC

Thời hạn giải quyết

Địa điểm thực hiện

Phí, lệ phí ng)

Tên VBQPPL quy định TTHC

Ghi chú

1

Thủ tục thẩm định thành lập thôn mới, tổ dân phố mới (2.000465)

- Tại UBND cấp xã: 10 ngày làm việc, kể từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã;

- Tại UBND cấp huyện: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Tại Sở Nội vụ: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp pháp;

- Không quy định thời gian thực hiện tại UBND tỉnh.

1. Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã;

2. Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

3. Trung tâm Hành chính công tỉnh.

Không

Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi bổ sung Thông tư số 04/2012 ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.

Thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông từ UBND cấp xã đến UBND cấp huyện và các cơ quan cấp tỉnh.

PHẦN II.

NỘI DUNG CỤ THỂ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tên thủ tục hành chính: Thủ tục thẩm định thành lập thôn mới, tổ dân phố mới

1. Trình tự thực hiện

- Bước 1: Trên cơ sở chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thực tiễn hiệu quả quản lý tại địa phương, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, xây dựng phương án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của các thôn, tổ dân phố hiện tại về Đề án thành lập thôn, tổ dân phố; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án.

- Bước 3: Đề án thành lập thôn, tổ dân phố, nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến) trình Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Bước 4: Trong thời hạn 15 làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện có Tờ trình (kèm hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới của Ủy ban nhân dân cấp xã) gửi Sở Nội vụ để thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Bước 5: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ đầy đủ hợp pháp của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Nội vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, đề án, thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ theo ý kiến góp ý (nếu có)

- Bước 6: Căn cứ hồ sơ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện và kết quả thẩm định của Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét ban hành Nghị quyết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.

2. Cách thức thực hiện

Thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông từ Ủy ban nhân dân cấp xã đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan cấp tỉnh.

Cấp xã: tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã (từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã).

Cấp huyện: nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

Cấp tỉnh: nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (số 01 Lê Lai, thành phố Huế).

3. Thành phần hồ sơ

a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã về thành lập thôn mới, tổ dân phố mới;

b) Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới

Nội dung chủ yếu của Đề án gồm:

- Sự cần thiết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới;

- Tên gọi của thôn mới, tổ dân phố mới;

- Dân số (số hộ gia đình, số nhân khẩu) của thôn mới, tổ dân phố mới;

- Đề xuất, kiến nghị.

c) Tổng hợp kết quả lấy ý kiến và biên bản lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới về Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.

d) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về việc thông qua Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới;

4. Thời hạn giải quyết

Cấp xã: 10 ngày làm việc, kể từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã;

Cấp huyện: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp xã;

Cấp tỉnh:

- Sở Nội vụ: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ đầy đủ hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Không quy định thời gian thực hiện tại Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thôn, tổ dân phố.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã;

Ủy ban nhân dân cấp huyện; Sở Nội vụ (thẩm định) và Ủy ban nhân dân tỉnh.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Nghị quyết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới của Hội đồng nhân dân tỉnh.

8. Mẫu đơn, tờ khai: Không

9. Lệ phí: Không

10. Yêu cầu, điều kiện

Trong trường hợp do khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền địa phương ở cấp xã, tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố yêu cầu phải thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới phải đạt các điều kiện sau:

a. Quy mô số hộ gia đình:

- Thôn ở xã có từ 250 hộ gia đình trở lên;

- Thôn ở xã biên giới có từ 100 hộ gia đình trở lên;

- Tổ dân phố ở phường thị trấn có từ 300 hộ gia đình trở lên;

- Tổ dân phố ở phường, thị trấn biên giới có từ 150 hộ gia đình trở lên.

b. Các điều kiện khác:

Có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;

- Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.

Chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung./.