ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2014/QĐ-UBND | Bạc Liêu, ngày 25 tháng 7 năm 2014 |
QUY ĐỊNH VỀ MỨC THU, QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh phí và Lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và Lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu quy định mức thu phí chợ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu;
Theo Tờ trình số 535/TTr-STC ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quyết định này quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
2. Nội dung của phí chợ: Phí chợ là khoản thu về sử dụng diện tích bán hàng đối với những người buôn bán trong chợ nhằm bù đắp chi phí đầu tư, quản lý chợ của tổ chức quản lý kinh doanh chợ.
3. Đối tượng nộp phí chợ là tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh, dịch vụ thường xuyên và không thường xuyên (sau đây gọi chung là người kinh doanh) tại các chợ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
4. Tổ chức thu phí chợ là ban quản lý, tổ quản lý, hợp tác xã quản lý; các tổ chức, cá nhân trúng thầu quản lý; doanh nghiệp kinh doanh chợ (gọi chung là tổ chức thu phí chợ).
Điều 2. Quy định về mức thu, phương thức thu và quản lý phí chợ
1. Các chợ do nhà nước đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc từ nguồn tài trợ không hoàn lại:
a) Đối với người kinh doanh thường xuyên, cố định trong phạm vi chợ: Mức thu tối đa tùy theo vị trí bố trí sạp và hạng chợ như sau:
Đơn vị tính: Đồng/m2/tháng
STT | Phân nhóm vị trí quầy sạp kinh doanh | Chợ loại 1 | Chợ loại 2 | Chợ loại 3 |
1 | Vị trí đặc biệt thuận lợi cho kinh doanh như: Sạp có từ 3 mặt tiền trở lên tiếp giáp đường đi | 200.000 | 150.000 | 100.000 |
2 | Vị trí thuận lợi cho kinh doanh như: Sạp có 2 mặt tiếp giáp đường đi lại hoặc gần cửa chính ra vào chợ | 160.000 | 120.000 | 80.000 |
3 | Vị trí sạp tương đối thuận lợi cho kinh doanh như có mặt tiếp giáp đường đi chính hoặc gần cửa phụ ra vào chợ | 130.000 | 100.000 | 70.000 |
4 | Các vị trí còn lại kinh doanh trong chợ | 100.000 | 80.000 | 60.000 |
Tùy theo tình hình bố trí cá biệt các điểm (hoặc quầy, sạp) kinh doanh của từng chợ cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết thêm các vị trí khác trong từng nhóm vị trí nêu trên hoặc quy định cho từng nhóm, ngành hàng kinh doanh tại chợ cho phù hợp.
b) Đối với người kinh doanh không thường xuyên, không cố định trong phạm vi chợ (kể cả hộ nhà vườn có sản phẩm, hàng hóa đem ra bán tại chợ):
- Chợ loại 1: Mức thu không quá 8.000 đồng/người/ngày.
- Chợ loại 2: Mức thu không quá 4.000 đồng/người/ngày.
- Chợ loại 3: Mức thu không quá 2.000 đồng/người/ngày.
Diện tích cụ thể cho từng quầy hàng của các đối tượng này do đơn vị quản lý chợ quy định.
c) Việc phân loại chợ thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Các chợ được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước: Mức thu có thể cao hơn nhưng tối đa không quá 02 (hai) lần mức thu theo quy định tại Khoản 1, Điều này.
3. Phương thức thu phí chợ:
a) Đối với sạp kinh doanh cố định, thường xuyên tại chợ:
- Việc thu phí được tính theo tháng.
- Trường hợp thu một lần cho nhiều tháng hoặc thu cho cả vòng đời dự án thì phương thức thu phải dựa nguyên tắc thỏa thuận thống nhất giữa tổ chức thu phí chợ với người kinh doanh; đồng thời phải được thể hiện trong Đề án thu phí chợ được duyệt và phải thông báo công khai đến người kinh doanh trong chợ biết để thực hiện.
b) Đối với người kinh doanh không thường xuyên, không cố định trong phạm vi chợ: Việc thu phí chợ có thể thu theo ngày, theo tuần, nửa tháng, hàng tháng hoặc theo chu kỳ dài hơn tùy theo thỏa thuận thống nhất giữa tổ chức quản lý chợ với người kinh doanh.
4. Lập, thẩm định, phê duyệt Đề án thu phí chợ
a) Tổ chức thu phí chợ chịu trách nhiệm lập Đề án thu phí chợ, trong đó thể hiện đầy đủ các nội dung về: Chi phí đầu tư, chi phí quản lý và các khoản chi phí hợp pháp khác; mức thu, phương thức thu cụ thể cho từng nhóm đối tượng kinh doanh trong chợ.
b) Thẩm định Đề án thu phí chợ, phê duyệt phí chợ:
- Chợ loại 1 và loại 2: Giao Sở Tài chính là cơ quan đầu mối thẩm định Đề án thu phí chợ, có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan liên quan, trong trường hợp cần thiết có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ Đề án, sau đó tổng hợp, thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Chợ loại 3: Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố là cơ quan đầu mối thẩm định Đề án thu phí chợ, có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan liên quan, trong trường hợp cần thiết có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ Đề án, sau đó tổng hợp, thẩm định, thông qua Sở Tài chính báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến, làm cơ sở để Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt.
5. Quy định về quản lý và sử dụng phí chợ
a) Việc thu phí chợ phải có biên lai, hóa đơn thu phí theo quy định; việc thu phí đối với sạp kinh doanh cố định, thường xuyên tại chợ phải có hợp đồng giữa tổ chức thu phí chợ với người kinh doanh.
b) Tổ chức, đơn vị thu phí chợ phải mở sổ sách kế toán để theo dõi, phản ánh việc thu, nộp và quản lý sử dụng phí chợ theo quy định.
c) Đối với chợ do nhà nước đầu tư xây dựng hoặc tiếp nhận quản lý: Phí chợ là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước; việc quản lý sử dụng áp dụng theo quy định hiện hành.
d) Đối với các chợ đầu tư xây dựng từ nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước: Phí chợ là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh chợ có quyền quản lý, sử dụng số tiền phí thu được sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật.
1. Ban quản lý chợ hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh chợ phải niêm yết các quy định về phương thức thu phí chợ, mức thu phí chợ, chứng từ thu phí chợ ở nơi thuận tiện nhất tại chợ; đồng thời, thông báo công khai các văn bản quy định về phí chợ để người kinh doanh biết, thực hiện.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu hướng dẫn các đối tượng thực hiện và kiểm tra xử lý vi phạm việc thu, quản lý, sử dụng phí chợ đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Tài chính để phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan tổng hợp, đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký; bãi bỏ quy định về thu phí chợ (hoa chi chợ) tại Quyết định số 28/2003/QĐ-UB ngày 10/9/2003 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc ban hành danh mục phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu./.
| TM. UBND TỈNH |
- 1 Quyết định 28/2003/QĐ-UB về danh mục phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 2 Quyết định 19/2018/QĐ-UBND quy định về giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 3 Quyết định 281/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của tỉnh Bạc Liêu đến hết ngày 31/12/2018
- 4 Quyết định 348/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu kỳ 2014-2018
- 5 Quyết định 164/QĐ-UBND năm 2017 về danh mục, mức thu, miễn, giảm, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 6 Quyết định 164/QĐ-UBND năm 2017 về danh mục, mức thu, miễn, giảm, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 1 Quyết định 79/2015/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 2 Quyết định 43/2015/QĐ-UBND về quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3 Quyết định 71/2014/QĐ-UBND Quy định về mức thu, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4 Quyết định 52/2014/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí chợ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 5 Quyết định 33/2014/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 6 Quyết định 17/2014/QĐ-UBND về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 7 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐND về quy định mức thu phí chợ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 8 Quyết định 08/2014/QĐ-UBND về Quy định phân cấp thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 9 Thông tư 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10 Quyết định 69/2013/QĐ-UBND quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng Phí chợ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 11 Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 12 Hướng dẫn 1322/HD-STC năm 2007 về chế độ thu, quản lý, sử dụng Phí chợ do tỉnh Yên Bái ban hành
- 13 Nghị định 24/2006/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phí và Lệ phí
- 14 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 15 Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 16 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 17 Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 18 Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001
- 1 Quyết định 69/2013/QĐ-UBND quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng Phí chợ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Quyết định 08/2014/QĐ-UBND về Quy định phân cấp thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3 Quyết định 17/2014/QĐ-UBND về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4 Quyết định 52/2014/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí chợ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 5 Quyết định 33/2014/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 6 Quyết định 71/2014/QĐ-UBND Quy định về mức thu, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 7 Hướng dẫn 1322/HD-STC năm 2007 về chế độ thu, quản lý, sử dụng Phí chợ do tỉnh Yên Bái ban hành
- 8 Quyết định 43/2015/QĐ-UBND về quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 9 Quyết định 79/2015/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 10 Quyết định 19/2018/QĐ-UBND quy định về giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 11 Quyết định 281/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của tỉnh Bạc Liêu đến hết ngày 31/12/2018
- 12 Quyết định 348/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu kỳ 2014-2018
- 13 Quyết định 164/QĐ-UBND năm 2017 về danh mục, mức thu, miễn, giảm, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu