- 1 Luật giá 2012
- 2 Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5 Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 về Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 6 Nghị định 149/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá
- 7 Thông tư 44/2017/TT-BTC quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8 Luật Lâm nghiệp 2017
- 9 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 10 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 11 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định về phương pháp định giá rừng; khung giá rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 14 Thông tư 05/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 44/2017/TT-BTC quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 15 Quyết định 08/2019/QĐ-UBND quy định về giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 16 Quyết định 22/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 08/2019/QĐ-UBND quy định về giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2021/QĐ-UBND | Đắk Nông, ngày 09 tháng 7 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban Thương vụ Quốc hội ban hành biểu mức thuế suất tài nguyên;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất vật lý, hóa giống nhau;
Căn cứ Thông tư số 05/2020/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất vật lý, hóa giống nhau;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng;
Căn cứ Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 91/TTr-SNN ngày 30 tháng 4 năm 2021 và Báo cáo giải trình số 319/BC-SNN ngày 04 tháng 6 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2021; thay thế Quyết định số 1578/QĐ-UBND ngày 04/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc ban hành quy định chi tiết giá rừng bình quân của các loại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)
Quy định này quy định khung giá các loại rừng thuộc sở hữu toàn dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và phương pháp xác định giá của lô rừng cụ thể:
1. Khung giá rừng tự nhiên quy định giá tối thiểu và giá tối đa cho các trạng thái rừng đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
2. Khung giá rừng trồng quy định giá tối thiểu và giá tối đa cho rừng trồng đối với một số loài cây trồng rừng chính theo mật độ trồng và cấp tuổi rừng trồng.
3. Phương pháp xác định giá của lô rừng cụ thể đối với rừng tự nhiên, rừng trồng thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
Áp dụng đối với các cơ quan Nhà nước, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan việc quản lý, xác định và áp dụng khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 3. Phân loại rừng để định giá
1. Phân theo mục đích sử dụng: Theo quy định tại Điều 5 Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14.
2. Phân theo nguồn gốc hình thành: Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
3. Phân theo loài cây: Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
4. Phân chia rừng tự nhiên theo trữ lượng gỗ: Theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
Điều 4. Các loại rừng được định giá
1. Đối với rừng tự nhiên:
a) Đối tượng là rừng đặc dụng: Có 24 trạng thái rừng phân bố tại các huyện: Cư Jút, Đắk Glong, Krông Nô, Đắk Song, đưa vào định giá theo các mức trữ lượng như sau:
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (M > 200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (M: 101-200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo (M: 51-100 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (M: 11-50 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh chưa có trữ lượng (M < 10 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim giàu (M > 200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim trung bình (M: 101-200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo (M: 51-100 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim trung bình (M: 101-200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim nghèo (M: 51-100 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá giàu (M > 200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá trung bình (M: 101-200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo (M: 51-100 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo kiệt (M: 11-50 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá chưa có trữ lượng (M < 10 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá giàu (M > 200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá trung bình (M: 101-200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá nghèo (M: 51-100 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá nghèo kiệt (M: 11-50 m3/ha).
- Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất (M: ≥ 10 m3/ha).
- Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất (M: ≥ 10 m3/ha).
- Rừng lồ ô tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha).
- Rừng nứa tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha).
- Rừng tre nứa khác tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha);
b) Đối tượng là rừng phòng hộ: Có 25 trạng thái rừng phân bố tại 7 huyện: Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Glong, Tuy Đức, Krông Nô, Đắk R'lấp, Đắk Song và thành phố Gia Nghĩa, đưa vào định giá theo các mức trữ lượng như sau:
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (M > 200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (M: 101-200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo (M: 51-100 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (M: 11-50 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh chưa có trữ lượng (M < 10 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim giàu (M > 200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim trung bình (M: 101-200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo (M: 51-100 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo kiệt (M: 11-50 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim trung bình (M: 101-200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim nghèo (M: 51-100 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim nghèo kiệt (M: 11-50 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá giàu (M > 200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá trung bình (M: 101-200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo (M: 51-100 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo kiệt (M: 11-50 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá chưa có trữ lượng (M < 10 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá giàu (M > 200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá trung bình (M: 101-200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá nghèo (M: 51-100 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá nghèo kiệt (M: 11-50 m3/ha).
- Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha).
- Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha).
- Rừng lồ ô tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha).
- Rừng tre nứa khác tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha).
c) Đối tượng là rừng sản xuất: Có 21 trạng thái rừng phân bố tại 7 huyện: Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Glong, Tuy Đức, Krông Nô, Đắk R'lấp, Đắk Song và thành phố Gia Nghĩa, đưa vào định giá theo các mức trữ lượng như sau:
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (M > 200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (M: 101-200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo (M: 51-100 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (M: 11-50 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh chưa có trữ lượng (M < 10 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo (M: 51-100 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo kiệt (M: 11-50 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá giàu (M > 200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá trung bình (M: 101-200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo (M: 51-100 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo kiệt (M: 11-50 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá chưa có trữ lượng (M < 10 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá giàu (M > 200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá trung bình (M: 101-200 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá nghèo (M: 51-100 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá nghèo kiệt (M: 11-50 m3/ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá chưa có trữ lượng (M < 10 m3/ha).
- Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha).
- Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha).
- Rừng lồ ô tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha).
- Rừng tre nứa khác tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha).
Định giá các trạng thái rừng tự nhiên sẽ được thực hiện theo từng loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) và theo từng đơn vị hành chính cấp huyện.
2. Đối với rừng trồng:
Tiến hành định giá rừng trồng theo loài cây trồng phổ biến, mật độ cây trồng và cấp tuổi rừng trồng.
a) Các loài Keo, mật độ trồng: 2.200 cây/ha; 2.000 cây/ha; 1.660 cây/ha; cấp tuổi I (trồng và chăm sóc trong 3 năm), cấp tuổi II (từ năm thứ 4 đến năm thứ 6; 10-200m3).
b) Các loài Thông, mật độ trồng: 2.500 cây/ha; 2.000 cây/ha; 1.660 cây/ha; cấp tuổi I (trồng và chăm sóc trong 5 năm), cấp tuổi II (từ năm thứ 6 đến năm thứ 10; 10-200m3).
c) Các loài Dầu, mật độ trồng: 550 cây/ha; 475 cây/ha; cấp tuổi I (trồng và chăm sóc trong 5 năm), cấp tuổi II (năm thứ 6 đến năm thứ 10; 10-200m3).
d) Các loài Sao, mật độ trồng: 556 cây/ha; 415 cây/ha; cấp tuổi I (trồng và chăm sóc trong 5 năm), cấp tuổi II (từ năm thứ 6 đến năm thứ 10; 10-200m3).
e) Gáo vàng, mật độ trồng: 1.110 cây/ha; cấp tuổi I (trồng và chăm sóc trong 4 năm, cấp tuổi II (từ năm thứ 5 đến năm thứ 8; 10-200m3).
g) Hỗn giao Keo Dầu, mật độ trồng: 2.610 (tỷ lệ hỗn giao: 6 Keo : 1 Dầu); cấp tuổi I (trồng và chăm sóc trong 5 năm), cấp tuổi II (từ năm thứ 6 đến năm thứ 10; 10-200m3).
Điều 5. Xác định khung giá các loại rừng
Khung giá các loại rừng được xác định bằng phương pháp định giá chung đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân thông qua việc điều tra, đánh giá hiện trạng rừng, thu thập số liệu tại thực tế trên địa bàn tỉnh và theo quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 6. Quy định khung giá các loại rừng và điều kiện áp dụng
1. Khung giá các loại rừng
a) Khung giá rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh (kèm theo phụ lục 01).
b) Khung giá rừng trồng trên địa bàn tỉnh (kèm theo phụ lục 02).
2. Điều kiện áp dụng
a) Đối với rừng tự nhiên: Trong quá trình áp dụng nếu có sự thay đổi về các trạng thái rừng và loại rừng dẫn đến có loại rừng tại các địa phương chưa được quy định tại Phụ lục 01 - Khung giá đối với rừng tự nhiên, vận dụng đối với trạng thái rừng và loại rừng ở khu rừng liền kề hoặc ở địa phương liền kề để xác định;
b) Đối với rừng trồng: Trong quá trình áp dụng nếu có trường hợp các loài cây rừng trồng chưa được quy định tại Phụ lục 02 - Khung giá đối với rừng trồng, vận dụng đối với các loài cây cùng nhóm gỗ để xác định;
c) Đối với trường hợp cây lâm nghiệp trồng phân tán, áp dụng theo Quyết định số 08/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 quy định giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 22/2020/QĐ-UBND ngày 27/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông hoặc các quy định điều chỉnh, bổ sung, thay thế các quyết định này (nếu có).
Điều 7. Phương pháp xác định giá lô rừng cụ thể
Tùy theo đối tượng rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) và yêu cầu thực tế để áp dụng các loại giá rừng, cụ thể:
Giá rừng của một lô rừng tại một thời điểm cụ thể trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, được xác định theo công thức (1) như sau:
GR = S x G | (1) |
Trong đó:
GR: Giá rừng của lô rừng (triệu đồng)
S: Diện tích của lô rừng (ha)
G: Giá rừng bình quân (triệu đồng/ha).
Tùy theo trạng thái rừng mà áp dụng 1 trong 2 trường hợp sau để xác định giá rừng bình quân (G).
- Trường hợp 1: Đối với rừng tự nhiên (ngoại trừ rừng lồ ô, tre nứa tự nhiên núi đất), rừng trồng chỉ cần điều tra xác định trữ lượng gỗ bình quân (m3/ha) của lô rừng đó. Từ trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng và căn cứ Phụ lục 01 - Khung giá đối với rừng tự nhiên và Phụ lục 02 - Khung giá đối với rừng trồng để tính toán giá rừng bình quân của lô rừng này theo công thức (2).
G = Ga x (M-Ma) | (2) |
Trong đó:
G: Giá rừng bình quân (triệu đồng/ha);
Ga: Giá trị tối thiểu của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (triệu đồng/ha);
Gb: Giá trị tối đa của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (triệu đồng/ha);
Ma: Trữ lượng gỗ cận dưới tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (m3/ha);
Mb: Trữ lượng gỗ cận trên tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (m3/ha);
M: Trữ lượng gỗ của lô rừng cần xác định (m3/ha).
- Trường hợp 2: Đối với rừng tre nứa tự nhiên núi đất chỉ cần điều tra xác định trữ lượng tre nứa bình quân (cây/ha) của lô rừng đó. Từ trữ lượng tre nứa bình quân của lô rừng và căn cứ Phụ lục 01 - Khung giá rừng tự nhiên để tính toán giá rừng bình quân của lô rừng này theo công thức (3).
G = Ga x (N-Na) | (3) |
Trong đó:
G: Giá rừng bình quân (triệu đồng/ha);
Ga: Giá trị tối thiểu của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (triệu đồng/ha);
Gb: Giá trị tối đa của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (triệu đồng/ha);
Na: Trữ lượng tre nứa cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (cây/ha);
Nb: Trữ lượng tre nứa cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (cây/ha);
N: Trữ lượng tre nứa bình quân của lô rừng cần xác định (cây/ha).
Điều 8. Điều chỉnh khung giá các loại rừng
Khung giá các loại rừng được xem xét điều chỉnh trong trường hợp có biến động tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian sáu (06) tháng trở lên. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm rà soát, xây dựng và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông điều chỉnh khung giá các loại rừng khi có biến động.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn các địa phương áp dụng khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông phê duyệt giá rừng đối với từng chương trình, dự án cụ thể, trên cơ sở khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
- Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân về trình tự thủ tục, hồ sơ thực hiện giao, cho thuê rừng đối với rừng tự nhiên là rừng sản xuất, thu hồi rừng. Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện theo quy định.
- Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định.
2. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông giá rừng đối với từng chương trình, dự án cụ thể, trên cơ sở khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
- Hướng dẫn việc thu và quản lý sử dụng nguồn thu từ việc giao rừng, cho thuê rừng tự nhiên là rừng sản xuất, bồi thường rừng, thu hồi rừng theo các quy định hiện hành.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có quản lý rừng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp và một số nội dung có liên quan đến lĩnh vực tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất, cho thuê đất trên diện tích giao rừng, cho thuê rừng; việc thu hồi chuyển mục đích đất rừng để thực hiện các dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Cục Thuế tỉnh:
- Tiếp nhận, xác định nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ đề nghị cho thuê rừng của tổ chức do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi đến.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các Chi Cục thuế xác định nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ đề nghị cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân do các cơ quan chức năng liên quan gửi đến.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa:
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân đúng trình tự, thủ tục; triển khai thực hiện các quyết định giao rừng, cho thuê rừng, nghĩa vụ tài chính của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện thẩm quyền về giao rừng, cho thuê rừng; quyết định giá cho thuê rừng và ký hợp đồng thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở Quy định khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh đã được ban hành; thu hồi quyết định cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức triển khai quyết định giao rừng, cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với tổ chức trên địa bàn; phối hợp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, nội dung, tiến độ dự án đầu tư có liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng của tổ chức đã được cấp có thẩm quyền thẩm định, chấp thuận.
- Chỉ đạo việc lưu trữ, theo dõi hồ sơ cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân; báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung trên toàn tỉnh.
6. Chủ rừng:
Các ban quản lý rừng, các công ty lâm nghiệp và các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được giao rừng, cho thuê rừng thực hiện những nội dung có liên quan theo quy định./.
KHUNG GIÁ RỪNG TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND ngày 09/7/2021 của UBND tỉnh Đắk Nông)
Đơn vị tính: triệu đồng/ha
TT | Loại rừng | Mã | Khung giá rừng tự nhiên | |||||
Rừng Đặc dụng | Rừng Phòng hộ | Rừng Sản xuất | ||||||
Tối thiểu | Tối đa | Tối thiểu | Tối đa | Tối thiểu | Tối đa | |||
I | Huyện Cư Jút |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (M > 200 m3/ha) | TXG | 865,563 | 1.433,020 |
|
| 582,507 | 1.004,609 |
2 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (M: 101-200 m3/ha) | TXB | 374,153 | 666,290 |
|
| 283,833 | 494,028 |
3 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo (M: 51-100 m3/ha) | TXN | 164,291 | 303,410 |
|
| 142,265 | 262,694 |
4 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (M: 10-50 m3/ha) | TXK | 86,318 | 154,806 |
|
| 76,419 | 140,630 |
5 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh chưa có trữ lượng (M <10 m3/ha) | TXP | 16,242 | 29,720 |
|
| 13,626 | 25,060 |
6 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá giàu (M > 200 m3/ha) | RLG | 876,128 | 1.446,763 | 721,015 | 1.173,927 | 586,239 | 1.083,790 |
7 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá trung bình (M: 101-200 m3/ha) | RLB | 440,308 | 722,733 | 347,255 | 586,422 | 296,753 | 548,234 |
8 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo (M: 51-100 m3/ha) | RLN | 192,516 | 311,410 | 171,002 | 297,534 | 152,365 | 276,908 |
9 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo kiệt (M: 10-50 m3/ha) | RLK | 103,584 | 188,625 | 91,156 | 170,070 | 78,126 | 144,940 |
10 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá chưa có trữ lượng (M < 10 m3/ha) | RLP | 24,923 | 39,919 | 19,345 | 31,571 | 16,503 | 30,987 |
11 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá giàu (M > 200 m3/ha) | NRLG | 859,867 | 1.445,707 | 709,539 | 1.171,117 | 587,445 | 996,164 |
12 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá trung bình (M: 101-200 m3/ha) | NRLB | 389,219 | 697,581 | 334,629 | 595,420 | 283,595 | 505,957 |
13 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo (M: 51-100 m3/ha) | NRLN | 166,914 | 307,246 | 147,310 | 271,256 | 142,535 | 257,685 |
14 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo kiệt (M: 10-50 m3/ha) | NRLK |
|
|
|
| 77,048 | 141,972 |
15 | Rừng hỗn giao gỗ -tre nứa tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha) | HG1 | 384,344 | 665,293 |
|
| 335,079 | 634,048 |
16 | Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha) | HG2 | 228,305 | 416,552 |
|
| 97,916 | 193,382 |
17 | Rừng lồ ô tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha) | LOO | 10,195 | 65,193 |
|
| 3,653 | 23,305 |
18 | Rừng tre nứa khác tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha) | TNK | 3,785 | 30,350 |
|
|
|
|
II | Huyện Đắk Mil |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (M > 200 m3/ha) | TXG |
|
| 634,006 | 1.106,322 | 564,855 | 1.017,301 |
2 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (M: 101-200 m3/ha) | TXB |
|
| 300,924 | 544,501 | 265,999 | 487,066 |
3 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo (M: 51-100 m3/ha) | TXN |
|
| 126,710 | 233,435 | 114,775 | 210,805 |
4 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (M: 10-50 m3/ha) | TXK |
|
| 47,646 | 89,952 | 46,109 | 84,323 |
5 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh chưa có trữ lượng (M <10 m3/ha) | TXP |
|
| 15,844 | 29,632 | 11,734 | 21,932 |
6 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá giàu (M > 200 m3/ha) | RLG |
|
| 718,184 | 1.180,566 | 559,063 | 983,766 |
7 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá trung bình (M: 101-200 m3/ha) | RLB |
|
| 299,170 | 550,472 | 266,337 | 490,500 |
8 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo (M: 51-100 m3/ha) | RLN |
|
| 151,398 | 283,512 | 142,050 | 264,557 |
9 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo kiệt (M: 10-50 m3/ha) | RLK |
|
| 76,107 | 135,767 | 60,560 | 111,533 |
10 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá chưa có trữ lượng (M < 10 m3/ha) | RLP |
|
| 18,939 | 35,508 | 17,178 | 32,257 |
11 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá giàu (M > 200 m3/ha) | NRLG |
|
| 699,574 | 1.177,487 | 568,540 | 965,773 |
12 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất rộng nửa rụng lá trung bình (M: 101-200 m3/ha) | NRLB |
|
| 297,610 | 530,857 | 265,347 | 472,711 |
13 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất rộng nửa rụng lá nghèo (M: 51-100 m3/ha) | NRLN |
|
| 142,825 | 261,156 | 131,886 | 242,881 |
14 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất rộng nửa rụng lá nghèo kiệt (M: 10-50 m3/ha) | NRLK |
|
| 65,850 | 122,550 | 50,358 | 92,241 |
15 | Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha) | HG1 |
|
| 235,771 | 436,583 | 221,484 | 421,349 |
16 | Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha) | HG2 |
|
| 99,084 | 202,708 | 94,351 | 180,737 |
17 | Rừng lồ ô tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha) | LOO |
|
| 8,017 | 51,470 | 3,547 | 22,620 |
III | Huyện Đắk Glong |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (M > 200 m3/ha) | TXG | 695,241 | 1.246,661 | 557,557 | 976,841 | 491,949 | 867,389 |
2 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (M: 101-200 m3/ha) | TXB | 280,241 | 499,111 | 250,199 | 466,300 | 220,453 | 405,905 |
3 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo (M: 51-100 m3/ha) | TXN | 121,808 | 225,594 | 115,958 | 213,553 | 107,225 | 198,150 |
4 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (M: 10-50 m3/ha) | TXK | 46,624 | 86,639 | 43,222 | 79,567 | 39,828 | 74,075 |
5 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh chưa có trữ lượng (M <10 m3/ha) | TXP | 16,411 | 30,341 | 15,647 | 29,034 | 14,919 | 27,714 |
6 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim giàu (M > 200 m3/ha) | LKG | 754,299 | 1.419,998 | 670,504 | 1.262,317 |
|
|
7 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim trung bình (M: 101-200 m3/ha) | LKB | 433,721 | 816,368 | 417,570 | 786,057 |
|
|
8 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo (M: 51-100 m3/ha) | LKN | 200,940 | 378,054 | 189,717 | 357,021 | 170,515 | 320,899 |
9 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo kiệt (M: 10-50 m3/ha) | LKK |
|
| 98,735 | 185,708 | 74,696 | 140,478 |
10 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim trung bình (M: 101-200 m3/ha) | RKB | 295,581 | 557,989 | 285,353 | 522,039 |
|
|
11 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim nghèo (M: 51-100 m3/ha) | RKN |
|
| 148,615 | 279,381 |
|
|
12 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim nghèo kiệt (M: 10-50 m3/ha) | RKK |
|
| 44,443 | 83,401 |
|
|
13 | Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha) | HG1 | 273,932 | 489,636 | 229,851 | 421,305 | 204,656 | 374,797 |
14 | Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha) | HG2 | 126,021 | 223,674 | 100,203 | 210,108 | 73,388 | 147,536 |
15 | Rừng lồ ô tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha) | LOO | 12,211 | 76,174 | 10,686 | 67,477 | 9,580 | 60,455 |
16 | Rừng tre nứa khác tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha) | TNK | 5,130 | 38,745 | 4,576 | 35,766 | 4,180 | 32,657 |
IV | Thành phố Gia Nghĩa |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (M > 200 m3/ha) | TXG |
|
| 447,367 | 797,820 | 367,780 | 686,078 |
2 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (M: 101-200 m3/ha) | TXB |
|
| 234,577 | 439,512 | 191,206 | 349,508 |
3 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo (M: 51-100 m3/ha) | TXN |
|
| 108,085 | 200,675 | 100,589 | 187,066 |
4 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (M: 10-50 m3/ha) | TXK |
|
| 41,655 | 78,061 | 37,088 | 68,526 |
5 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh chưa có trữ lượng (M <10 m3/ha) | TXP |
|
| 15,244 | 27,655 | 10,885 | 20,034 |
6 | Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha) | HG1 |
|
| 152,918 | 288,244 | 143,975 | 276,640 |
7 | Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha) | HG2 |
|
| 93,607 | 183,803 | 73,232 | 144,685 |
8 | Rừng lồ ô tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha) | LOO |
|
|
|
| 7,769 | 47,503 |
9 | Rừng tre nứa khác tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha) | TNK |
|
|
|
| 4,340 | 32,410 |
V | Huyện Tuy Đức |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (M > 200 m3/ha) | TXG |
|
| 526,237 | 980,159 | 478,720 | 876,155 |
2 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (M: 101-200 m3/ha) | TXB |
|
| 272,851 | 502,170 | 256,988 | 476,915 |
3 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo (M: 51-100 m3/ha) | TXN |
|
| 149,851 | 272,967 | 132,949 | 244,907 |
4 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (M: 10-50 m3/ha) | TXK |
|
| 75,255 | 141,124 | 65,369 | 121,704 |
5 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh chưa có trữ lượng (M <10 m3/ha) | TXP |
|
| 15,292 | 27,724 | 12,320 | 22,682 |
6 | Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha) | HG1 |
|
| 188,826 | 352,706 | 176,515 | 338,611 |
7 | Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha) | HG2 |
|
| 94,257 | 188,839 | 77,112 | 154,765 |
8 | Rừng lồ ô tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha) | LOO |
|
| 6,464 | 48,642 | 1,996 | 12,527 |
VI | Huyện Đắk R'lấp |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (M > 200 m3/ha) | TXG |
|
| 479,136 | 898,907 | 462,319 | 864,397 |
2 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (M: 101-200 m3/ha) | TXB |
|
| 256,135 | 475,427 | 234,099 | 434,714 |
3 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo (M: 51-100 m3/ha) | TXN |
|
| 138,327 | 250,169 | 125,734 | 232,132 |
4 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (M: 10-50 m3/ha) | TXK |
|
| 65,477 | 121,421 | 54,331 | 101,007 |
5 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh chưa có trữ lượng (M <10 m3/ha) | TXP |
|
| 15,261 | 27,679 | 12,394 | 22,787 |
6 | Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha) | HG1 |
|
| 165,420 | 316,636 | 151,151 | 292,334 |
7 | Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha) | HG2 |
|
| 88,423 | 177,612 | 74,542 | 151,040 |
8 | Rừng lồ ô tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha) | LOO |
|
| 6,856 | 41,272 | 6,625 | 40,176 |
9 | Rừng tre nứa khác tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha) | TNK |
|
| 5,345 | 40,499 | 4,827 | 36,683 |
VII | Huyện Krông Nô |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (M > 200 m3/ha) | TXG | 685,161 | 1.245,221 | 595,535 | 1.011,333 | 502,114 | 906,595 |
2 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (M: 101-200 m3/ha) | TXB | 319,665 | 562,608 | 309,268 | 531,262 | 225,169 | 415,601 |
3 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo (M: 51-100 m3/ha) | TXN | 190,255 | 315,200 | 162,044 | 292,058 | 105,092 | 178,120 |
4 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (M: 10-50 m3/ha) | TXK | 67,592 | 124,727 | 59,968 | 110,420 | 43,017 | 77,525 |
5 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh chưa có trữ lượng (M <10 m3/ha) | TXP | 13,318 | 23,945 | 12,087 | 21,790 | 10,938 | 20,183 |
6 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá giàu (M > 200 m3/ha) | NRLG | 705,028 | 1.259,855 |
|
|
|
|
7 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá trung bình (M: 101-200 m3/ha) | NRLB | 338,363 | 621,598 | 297,312 | 545,205 | 253,192 | 464,369 |
8 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá nghèo (M: 51-100 m3/ha) | NRLN | 156,753 | 290,490 | 149,458 | 276,801 | 120,302 | 221,119 |
9 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá nghèo kiệt (M: 10-50 m3/ha) | NRLK | 71,244 | 131,802 | 58,525 | 108,464 | 43,776 | 80,150 |
10 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá chưa có trữ lượng (M <10 m3/ha) | NRLP |
|
|
|
| 11,117 | 20,368 |
11 | Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha) | HG1 | 224,369 | 431,502 |
|
| 183,294 | 349,036 |
12 | Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha) | HG2 | 153,419 | 299,363 | 114,027 | 222,353 | 72,843 | 149,947 |
13 | Rừng lồ ô tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha) | LOO |
|
|
|
| 6,317 | 39,322 |
14 | Rừng nứa tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha) | NUA | 7,834 | 62,425 |
|
|
|
|
15 | Rừng tre nứa khác tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha) | TNK | 4,698 | 35,947 | 4,234 | 32,860 | 4,024 | 31,491 |
VIII | Huyện Đắk Song |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (M > 200 m3/ha) | TXG | 563,675 | 1.037,815 | 496,151 | 914,259 | 474,958 | 880,139 |
2 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (M: 101-200 m3/ha) | TXB | 275,469 | 513,273 | 254,315 | 463,067 | 233,060 | 431,239 |
3 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo (M: 51-100 m3/ha) | TXN | 140,409 | 263,063 | 136,066 | 253,863 | 125,315 | 232,472 |
4 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (M: 10-50 m3/ha) | TXK | 58,300 | 108,636 | 54,541 | 100,923 | 47,994 | 88,598 |
5 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh chưa có trữ lượng (M <10 m3/ha) | TXP | 14,107 | 25,160 | 12,330 | 22,781 | 10,416 | 19,075 |
6 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim trung bình (M: 101-200 m3/ha) | RKB |
|
|
|
| 309,067 | 572,869 |
7 | Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha) | HG1 |
|
|
|
| 192,370 | 375,596 |
8 | Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất (M ≥ 10 m3/ha) | HG2 |
|
|
|
| 88,175 | 195,790 |
9 | Rừng tre nứa khác tự nhiên núi đất (N ≥ 500 cây/ha) | TNK |
|
|
|
| 5,656 | 44,343 |
KHUNG GIÁ RỪNG TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND ngày 09/7/2021 của UBND tỉnh Đắk Nông)
Đơn vị tính: triệu đồng/ha
STT | Loại rừng trồng | Khung giá rừng | |
Tối thiểu | Tối đa | ||
I | Các loài Keo |
|
|
1 | Mật độ: 1660 cây/ha |
|
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 3 năm) |
|
|
| Năm thứ nhất (năm trồng) | 25,126 | 35,894 |
| Năm thứ hai | 38,048 | 54,355 |
| Năm thứ ba | 42,640 | 60,915 |
1.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 4 đến năm thứ 6) (M: 10 ‑ 200m3) | 108,371 | 135,644 |
2 | Mật độ: 2000 cây/ha |
|
|
2.1 | Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 3 năm) |
|
|
| Năm thứ nhất (năm trồng) | 30,272 | 43,246 |
| Năm thứ hai | 45,841 | 65,488 |
| Năm thứ ba | 51,374 | 73,391 |
2.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 4 đến năm thứ 6) (M: 10 ‑ 200m3) | 124,222 | 155,238 |
3 | Mật độ: 2.200 cây/ha |
|
|
3.1 | Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 3 năm) |
|
|
| Năm thứ nhất (năm trồng) | 31,713 | 45,305 |
| Năm thứ hai | 48,024 | 68,606 |
| Năm thứ ba | 53,820 | 76,886 |
3.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 4 đến năm thứ 6) (M: 10 ‑ 200m3) | 126,668 | 158,733 |
II | Các loài Thông |
|
|
1 | Mật độ: 1.660 cây/ha |
|
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 5 năm) |
|
|
| Năm thứ nhất (năm trồng) | 26,942 | 38,489 |
| Năm thứ hai | 38,565 | 55,092 |
| Năm thứ ba | 48,129 | 68,756 |
| Năm thứ tư | 54,204 | 77,434 |
| Năm thứ năm | 58,384 | 83,406 |
1.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 6 đến năm thứ 10) (M: 10 ‑ 200m3) | 128,880 | 163,256 |
2 | Mật độ: 2000 cây/ha |
|
|
2.1 | Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 5 năm) |
|
|
| Năm thứ nhất (năm trồng) | 30,838 | 44,054 |
| Năm thứ hai | 44,140 | 63,058 |
| Năm thứ ba | 55,088 | 78,697 |
| Năm thứ tư | 62,040 | 88,629 |
| Năm thứ năm | 66,825 | 95,464 |
2.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 6 đến năm thứ 10) (M: 10 ‑ 200m3) | 137,575 | 175,569 |
3 | Mật độ: 2500 cây/ha |
|
|
3.1 | Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 5 năm) |
|
|
| Năm thứ nhất (năm trồng) | 32,257 | 46,082 |
| Năm thứ hai | 46,172 | 65,960 |
| Năm thứ ba | 57,623 | 82,319 |
| Năm thứ tư | 64,896 | 92,708 |
| Năm thứ năm | 69,901 | 99,858 |
3.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 6 đến năm thứ 10) (M: 10 ‑ 200m3) | 140,650 | 179,963 |
III | Các loài Dầu |
|
|
1 | Mật độ: 475 cây/ha |
|
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 5 năm) |
|
|
| Năm thứ nhất (năm trồng) | 25,767 | 36,811 |
| Năm thứ hai | 35,047 | 50,067 |
| Năm thứ ba | 43,321 | 61,888 |
| Năm thứ tư | 49,649 | 70,927 |
| Năm thứ năm | 50,424 | 72,034 |
1.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 6 đến năm thứ 10) (M: 10 ‑ 200m3) | 116,646 | 147,611 |
2 | Mật độ: 550 cây/ha |
|
|
2.1 | Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 5 năm) |
|
|
| Năm thứ nhất (năm trồng) | 29,836 | 42,623 |
| Năm thứ hai | 40,580 | 57,972 |
| Năm thứ ba | 50,162 | 71,659 |
| Năm thứ tư | 57,488 | 82,126 |
| Năm thứ năm | 58,385 | 83,407 |
2.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 6 đến năm thứ 10) (M: 10 ‑ 200m3) | 121,122 | 155,499 |
IV | Các loài Sao |
|
|
1 | Mật độ: 415 cây/ha |
|
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 5 năm) |
|
|
| Năm thứ nhất (năm trồng) | 22,678 | 32,396 |
| Năm thứ hai | 30,888 | 44,126 |
| Năm thứ ba | 37,742 | 53,917 |
| Năm thứ tư | 42,819 | 61,171 |
| Năm thứ năm | 43,489 | 62,127 |
1.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 6 đến năm thứ 10) (M: 10 ‑ 200m3) | 113,505 | 141,498 |
2 | Mật độ: 556 cây/ha |
|
|
2.1 | Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 5 năm) |
|
|
| Năm thứ nhất (năm trồng) | 30,382 | 43,403 |
| Năm thứ hai | 41,383 | 59,118 |
| Năm thứ ba | 50,565 | 72,235 |
| Năm thứ tư | 57,368 | 81,954 |
| Năm thứ năm | 58,265 | 83,236 |
2.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 6 đến năm thứ 10) (M: 10 ‑ 200m3) | 126,805 | 161,130 |
V | Keo Dầu (tỷ lệ 6 Keo : 1 Dầu) |
|
|
| Mật độ: 2610 cây/ha |
|
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 5 năm) |
|
|
| Năm thứ nhất (năm trồng) | 33,661 | 48,087 |
| Năm thứ hai | 47,134 | 67,334 |
| Năm thứ ba | 57,035 | 81,478 |
| Năm thứ tư | 59,726 | 85,323 |
| Năm thứ năm | 60,997 | 87,139 |
1.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 6 đến năm thứ 10) (M: 10 ‑ 200m3) | 177,046 | 212,542 |
VI | Gáo vàng |
|
|
| Mật độ:1.110 cây/ha |
|
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 4 năm) |
|
|
| Năm thứ nhất (năm trồng) | 52,877 | 75,539 |
| Năm thứ hai | 62,172 | 88,817 |
| Năm thứ ba | 70,076 | 100,109 |
| Năm thứ tư | 76,954 | 109,935 |
1.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 5 đến năm thứ 8) (M: 10 ‑ 200m3) | 154,641 | 196,669 |
- 1 Quyết định 1578/QĐ-UBND năm 2013 về giá rừng bình quân của các loại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 2 Quyết định 09/2021/QĐ-UBND ban hành khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3 Quyết định 19/2021/QĐ-UBND về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4 Quyết định 3015/QĐ-UBND năm 2021 quy định về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5 Quyết định 32/2021/QĐ-UBND quy định về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6 Quyết định 56/2021/QĐ-UBND quy định về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 7 Quyết định 21/2021/QĐ-UBND quy định về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau