Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1133 TCT/QĐ-HTQT

Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN TRONG NGÀNH THUẾ

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ

Căn cứ Nghị định số 281/HĐBT ngày 7 tháng 8 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập hệ thống nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính; Thông tư số 38 TC/TCCB ngày 25 tháng 8 năm 1990 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 281/HĐBT;

Căn cứ Thông tư số 52 TC/TCT ngày 16 tháng 8 năm 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước và Thông tư số 95/1997/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn và giải thích nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam;

Sau khi tổng kết, đánh giá việc thực hiện Quy chế tạm thời về tổ chức quản lý và thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong ngành thuế ban hành kèm theo Quyết định số 192 TCT/QĐ/HTQT ngày 2 tháng 4 năm 1998 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế;

Theo đề nghị của Trưởng phòng Hợp tác Quốc Tế và Trưởng phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo - Tổng Cục thuế;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế về tổ chức quản lý và thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong ngành thuế”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 192 TCT/HTQT ngày 2 tháng 4 năm 1998 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế về việc ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức quản lý và thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong ngành thuế.

Điều 3. Các ông (bà) Cục Trưởng Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trưởng phòng các phòng thuộc văn phòng Tổng Cục thuế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT/TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ




Nguyễn Văn Ninh

 

QUY CHẾ

VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN TRONG NGÀNH THUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1133 TCT/QĐ/HTQT ngày 13 tháng 7 năm 2001)

I- QUY ĐỊNH CHUNG:

Điều 1. Nguyên tắc quản lý thực hiện Hiệp định

1- Đảm bảo thực hiện Hiệp định thống nhất, tập trung qua các đầu mốc: tại Tổng Cục thuế là phòng Hợp tác Qớôc Tế và tại Cục thuế là tổ chuyên trách Hiệp định.

2- Bảo mật thông tin, tránh tiết lộ thông tin gây thiệt hại cho đối tượng nộp thuế, ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và các nước. Mọi thông tin giao dịch với cơ quan thuế nước ngoài đều được thực hiện tập trung, thống nhất qua Tổng Cục thuế;

Điều 2. Yêu cầu quản lý thực hiện Hiệp định

1- Tuân thủ đúng các quy định tại Hiệp định và các văn bản hướng dẫn thực hiện Hiệp định của Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế, đảm bảo cho đối tượng nộp thuế được hưởng đúng các quy định về thuế trong khuôn khổ các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần;

2- Lưu giữ khoa học, đầy đủ hồ sơ của các trường hợp áp dụng Hiệp định để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại theo các quy định của pháp luật;

3- Việc áp dụng Hiệp định được thực hiện theo cơ chế đối tượng nộp thuế có đơn yêu cầu áp dụng điều khoản Hiệp định, cơ quan thuế xem xét và ra quyết định cho phép áp dụng điều khoản Hiệp định có liên quan;

II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

Điều 3. Tổ chức thực hiện Hiệp định tại Tổng Cục thuế

Phòng Hợp tác Quốc tế có chức năng, nhiệm vụ là đầu mối giúp Tổng Cục thuế các công việc sau:

1. Nghiên cứu soạn thảo các văn bản hướng dẫn và giải thích việc thực hiện đối với từng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã có hiệu lực thi hành đề trình Bộ ban hành theo thẩm quyền;

2. Xây dựng các quá trình nghiệp vụ về quản lý Hiệp định;

3. Hướng dẫn các Cục thuế trong việc thực hiện các Điều khoản của Hiệp định và các quy định tại bản Quy chế này;

4. Nghiên cứu và tham gia đàm phán với cơ quan thuế nước ngoài để giải quyết tranh chấp, khiếu nại xảy ra trong quá trình thực hiện Hiệp định đòi hỏi phải giải quyết bằng thủ tục thoả thuận song phương giữa cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế nước ngoài;

5. Thực hiện và hướng dẫn chỉ đạo các Cục thuế trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài và khai thác sử dụng thông tin được trao đổi theo quy định của Hiệp định;

6. Giải thích, hướng dẫn cho các đối tượng nộp thuế về các quy định tại Hiệp định theo yêu cầu của đối tượng nộp thuế;

7. Giải quyết các khiếu nại của đối tượng nộp thuế liên quan đến việc áp dụng các điều khoản Hiệp định và các Thông tư hướng dẫn về Hiệp định của Bộ Tài chính;

8. Chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ được phân công quản lý theo đối tượng:

8.1. Giải quyết các hồ sơ xin thoái trả tiền thuế theo Hiệp định trực tiếp từ ngân sách;

8.2. Giải quyết việc cho khấu trừ thuế nộp tại nước ngoài vào thuế nộp tại Việt Nam với tổng số tiền thuế được khấu trừ của một đối tượng nộp thuế cho năm tính thuế có liên quan trên năm trăm triệu đồng Việt Nam;

8.3. Giải quyết cho đối tượng cư trú tại nước ký Hiệp định với Việt Nam được hưởng quy định không phải nộp thuế tại Việt Nam hoặc nộp thuế với thuế suất thấp hơn mức thuế quy định tại luật thuế cuả Việt Nam theo quy định tại Hiệp định với tổng số tiền thuế được áp dụng cho một đối tượng nộp thuế cho năm tính thuế có liên quan trên năm trăm triệu đồng Việt Nam;

8.4. Giải quyết cho đối tượng cư trú tại nước ký Hiệp định với Việt Nam được hưởng quy định không phải nộp thuế tại Việt Nam hoặc nộp thuế với thuế suất thấp hơn mức thuế quy định tại luật thuế của Việt Nam theo quy định tại Hiệp định đối với các đối tượng nộp thuế được cơ quan thuế tỉnh thành phố xác định có địa điểm kinh doanh tại nhiều tỉnh, thành phố, hoặc các đối tượng nộp thuế được Cục thuế xác định có các giao dịch, hợp đồng nội bộ không theo nguyên tắc giá thị trường giữa các chủ thể kinh doanh độc lập.

9. Cấp giấy xác nhận các khoản thuế đã nộp tại Việt Nam theo Hiệp định cho đối tượng cư trú của nước ngoài trong trường hợp các khoản thuế đó được miễn hoặc giảm theo quy định ưu đãi đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Tổng Cục thuế;

10. Chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ được phân công quản lý đối tượng kiểm tra các Cục thuế trong việc thực hiện các Điều khoản Hiệp định và các quy định tại bản Quy chế này.

11. Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo và các phòng liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các chương trình tập huấn cho cán bộ ngành thuế về Hiệp định;

Điều 4. Tổ chức thực hiện Hiệp định tại Cục thuế các tỉnh, thành phố:

1. Mỗi Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập một tổ chuyên trách Hiệp định gồm từ 1 đến 3 cán bộ chuyên trách thuộc phòng Đầu tư nước ngoài (đối với các Cục thuế đã thành lập phòng Đầu tư nước ngoài) hoặc thuộc một phòng thu thuế đối với các xí nghiệp quốc doanh (đối với những Cục thuế chưa được thành lập phòng Đầu tư nước ngoài) để giúp Cục thuế thực hiện các công việc sau:

1.1. Nghiên cứu nắm được nội dung và thực hiện đúng các quy định của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam đã ký với các nước và văn bản hướng dẫn thực hiện Hiệp định của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế;

1.2. Quản lý theo dõi các đối tượng phạm vi áp dụng của các Hiệp định trên địa bàn để thực hiện các chức năng theo quy định tại phần V Thông tư số 95/1997/TT/BTC ngày 29 tháng 12 năm 1997 của Bộ Tài chính, cụ thể:

(a) giải quyết việc cho phép khấu trừ thuế nộp tại nước ngoài vào thuế nộp tại Việt Nam với tổng số tiền thuế được khấu trừ cho năm tính thuế có liên quan không vượt quá năm trăm triệu đồng Việt Nam đối với các đối tượng nộp thuế được cơ quan tỉnh thành phố xác định có địa điểm kinh doanh tại nhiều tỉnh, thành phố hoặc các đối tượng nộp thuế được Cục thuế xác định có các giao dịch, hợp đồng nội bộ không theo nguyên tắc giá thị trường giữa các chủ thể kinh doanh độc lập, hồ sơ được chuyển về Tổng Cục thuế;

(b) giải quyết cho đối tượng cư trú tại nước ký Hiệp định với Việt Nam được hưởng quy định không phải nộp thuế tại Việt Nam hoặc nộp thuế với thuế suất thấp hơn mức thuế quy định tại luật thuế của Việt Nam theo quy định tại Hiệp định với tổng số tiền thuế được áp dụng cho năm tính thuế có liên quan không vượt quá năm trăm triệu đồng Việt Nam;

(c) kiểm tra xác nhận hồ sơ trong trường hợp phải thoái trả tiền thuê trực tiếp từ ngân sách theo yêu cầu của Tổng cục thuế;

(d) cấp giấy xác nhận các khoản thuế đã nộp thuế đã nộp tại Việt Nam theo Hiệp định cho đối tượng cư trú của nước ngoài trừ trường hợp xác nhận các khoản thuế được miễn hoặc giảm theo quy định ưu đãi đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tổng Cục thuế;

(e) cấp giấy xác nhận đối tượng cư trú của Việt Nam theo quy định của Hiệp định.

1.3. Giải thích Hiệp định cho các đối tượng nộp thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố;

1.4. Thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin để phục vụ việc trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài và khai thác sử dụng thông tin được trao đổi theo yêu cầu, hướng dẫn của Tổng Cục thuế;

2. Mọi vấn đề liên quan đến giải thích, áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước thuộc địa bàn của Cục thuế tỉnh, thành phố có liên quan đều phải được thực hiện thống nhất qua tổ chuyên trách Hiệp định tại Cục Thuế. Chỉ Cục trưởng Cục thuế hoặc Phó Cục trưởng Cục thuế được Cục trưởng uỷ quyền có quyền ký giải quyết các trường hợp áp dụng quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước.

Điều 5. Theo dõi và báo cáo định kỳ việc triển khai thực hiện Hiệp định

1. Cục thuế các tỉnh, thành phố thực hiện việc lập sổ theo dõi các trường hợp cho áp dụng quy định không phải nộp thuế tại Việt Nam theo Hiệp định hoặc nộp thuế với mức thuế quy định trong luật, hoặc cho áp dụng quy định về khấu trừ thuế đã nộp tại nước ngoài vào thuế phải nộp tại Việt Nam và định kỳ Cục thuế có báo cáo gửi Tổng Cục thuế về tình hình giải quyết theo các Hiệp định theo chế độ báo cáo kế toán - thống kê trong nội bộ ngành thuế, cụ thể như sau:

1.1. Định kỳ hàng quý, Cục thuế có trách nhiệm lập báo cáo gửi về Tổng cục thuế. Báo cáo sẽ do bộ phận chuyên trách Hiệp định tại Cục thuế, căn cứ sổ sách theo dõi, tổng hợp trình lãnh đạo Cục để gửi Tổng cục thuế. Thời gian gửi báo cáo là vào hoặc trước ngày thứ 15 của tháng tiếp theo của quý báo cáo.

1.2. Mẫu sổ và báo cáo tình hình quản lý thực hiện Hiệp định được thực hiện theo mẫu biểu quy định tại Mẫu số đính kèm theo trong phần Phụ lục.

Các chỉ tiêu theo dõi và báo cáo gồm:

(I) Tên đối tượng nộp thuế;

(II) Mã xác định đối tượng nộp thuế, có thể bao gồm;

Mã đối tượng nộp thuế tại nước cư trú hoặc tại Việt Nam (nếu có)

Số hộ chiếu trong trường hợp là cá nhân nước ngoài

Số giấy phép thành lập tổ chức hoặc giấy phép kinh doanh.

(III) Địa chỉ tại nước cư trú và địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

(IV) Niên độ tính thuế;

(V) Thu nhập chịu thuế: loại thu nhập, tổng số;

(VI) Số thuế phải nộp: thuế suất, số thuế;

(VII) Số thuế được miễn giảm, khấu trừ theo Hiệp định;

(VIII) Hình thức miễn, giảm: trực tiếp, bù trừ, thoái thu;

(IX) Căn cứ miễn, giảm, điều khoản Hiệp định;

(X) Công văn xử lý: số, ngày;

(XI) Ghi chú các hồ sơ kèm theo làm căn cứ giải quyết

Nội dung báo cáo gồm cả việc phân tích đánh giá việc sử dụng thông tin của cơ quan thuế nước ngoài (nếu có) và nội dung các kiến nghị những vấn đề vướng mắc, những điểm cần bổ sung, sửa đổi vào chế độ hiện hành.

2. Phòng Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thuế) tổng hợp báo cáo của các Cục Thuế định kỳ (quý, 6 tháng, năm) báo cáo Tổng cục về tình hình thực hiện Hiệp định trong ngành thuế./.

 

TỔNG CỤC THUẾ
  CỤC THUẾ.....

PHỤ LỤC

Ban hành kèm theo QĐ 1133 (Sổ) Báo cáo tình hình quản lý thực hiện hiệp định tránh đánh thuế hai lần

(Từ tháng ..... đến tháng .......năm ..........)

STT

Tên đối tượng nộp thuế

Mã số đối tượng nộp thuế

Số hộ chiếu hoặc số giấy phép kinh doanh

Địa chỉ thưởng trú

Niên độ tính thuế

Loại thu nhập *

Thu nhậo chịu thuế

Thuế suất

Xác định nghĩa vụ thuế

Công văn xử lý miễn giảm thuế

Ghi chú

Tại Việt Nam

Tại nước ngoài

Tại Việt Nam

Tại nước ngoài

Số thuế phải nộp

Số thuế được miễn, giảm

Số hiệu, ngày, tháng

Hình thức miễn giảm **

Điều khoản

Hiệp định***

(1)

(2)

(3a)

(3b)

(4)

(5a)

(5b)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10a)

(10b)

(11a)

(11b)

(11c1)

(11c2)

(12)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

(*): Các loại thu nhập được mã hoá như sau:

1. B11: thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài;

2. B13: thuế thu nhập doanh nghiệp trong cước phí vận tải biển;

3. D: Tiền từ cổ phần;

4. I: Lãi từ tiền cho vay;

5.R: Tiền bản quyền (kể cả thu nhập từ việc cho thuê thiết bị);

6. PI: Thu nhập cá nhân thường xuyên;

7. CI: Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản;

8. OI: Thu nhập khác.

(**): Các hình thức miễn, giảm được mã hoá như sau:

1. M1: Miễn thuế theo hình thức thoái thu;

2. M2: Miễn thuế theo hình thức bù trừ (vào số thuế kỳ sau);

3. M3: Miễn thuế theo trực tiếp;

4. G1: Miễn thuế theo hình thức thoái thu;

5. G2: Miễn thuế theo hình thức bù trừ (vào số thuế kỳ sau);

6. G3: Miễn thuế trực tiếp.

(***): Các Hiệp định được viết tắt bằng tên nước ký kết HĐ với Việt Nam

Ví dụ: HĐ giữa Việt Nam và Thái lan thì ghi tắt là Thái Lan.